Ngoại trưởng Indonésia trong chuyến công du tại Hà Nội, ngày 18/07/2012. REUTERS/Kham
Nếu các nước có tuyên bố chủ
quyền chồng chéo trên Biển Đông không sớm tìm ra giải pháp chung để tiếp
cận vấn đề, thì quan hệ giữa các quốc gia có liên can có « nguy cơ căng
thẳng hơn nữa ». Đây là lời cảnh báo vừa được Ngoại trưởng Indonesia
đưa ra vào hôm nay 08/08/2012 tại Jakarta, bên lề lễ kỷ niệm 45 năm
thành lập Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN.
Về cuộc tranh chấp Biển Đông, phát
biểu với các phóng viên, ông Marty Natalegawa xác định rằng là : « Đây
là một vấn đề đòi hỏi ASEAN và Trung Quốc môt cách tiếp cận và hành động
chung, nếu không thì nguy cơ căng thẳng hơn nữa sẽ chờ đợi chúng ta ở
phía trước. Trong trường hợp không có quy tắc ứng xử, chúng ta có thể
gặp nhiều sự cố hơn nữa trong tương lai ».
Khái niệm « chung » đã được Ngoại
trưởng Indonesia nêu bật sau vụ các thành viên của Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á đã bộc lộ công khai tình trạng chia rẽ trong quan điểm về
tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị cấp Ngoại trưởng thường niên tại Phnom
Penh của khối vào tháng Bảy vừa qua. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm
của ASEAN, hiệp hội đã không ra được một thông cáo chung đúc kết hội
nghị.
Sau sự cố đó, Ngoại trưởng Natalegawa đã cấp tốc ghé thăm nhiều nước ASEAN để thúc đẩy các nước tiến bước trong việc thông qua một bộ quy tắc ứng xử, mà mục tiêu nhằm giảm các căng thẳng liên quan đến các vấn đề đánh cá, vận chuyển hàng hải và thăm dò dầu khí trong vùng Biển Đông.
Kể từ ngày mai, 09/08/2012, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ ghé thăm Indonesia, Brunei và Malaysia. Nhân dịp đó, ông Natalegawa cho biết là ông hy vọng là có thể đối chiếu quan điểm với Bắc Kinh về hiện trạng Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển dồi dào tài nguyên, đồng thời là nơi có nhiều tuyến đường biển quan trọng. Tuy nhiên, đòi hỏi của Bắc Kinh đã chồng lấn với các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Hiện nay, quan hệ giữa Philippines và Việt Nam với Trung Quốc rất căng thẳng trên vấn đề Biển Đông sau một loạt các hành vi lấn lướt của Trung Quốc.
Chức Tổng thư ký ASEAN sẽ chuyển qua tay Việt Nam từ năm 2013
Kể từ đầu năm tới, chức Tổng thư ký ASEAN sẽ đến tay Việt Nam sau khi đương kim Tổng thư ký Surin Pitsuwan, người Thái Lan, hết nhiệm kỳ năm năm. Theo quy định của ASEAN, các nước sẽ luân phiên giữ chức vụ Tổng thư ký theo thứ tự chữ cái của tên nước.
Việc Việt Nam nắm quyền Tổng thư ký ASEAN được cho là sẽ góp phần giúp Việt Nam có thêm tiếng nói trên hồ sơ Biển Đông, tương tự như vào năm 2010, khi Việt Nam nắm quyền chủ tịch luân phiên của ASEAN
Sau sự cố đó, Ngoại trưởng Natalegawa đã cấp tốc ghé thăm nhiều nước ASEAN để thúc đẩy các nước tiến bước trong việc thông qua một bộ quy tắc ứng xử, mà mục tiêu nhằm giảm các căng thẳng liên quan đến các vấn đề đánh cá, vận chuyển hàng hải và thăm dò dầu khí trong vùng Biển Đông.
Kể từ ngày mai, 09/08/2012, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ ghé thăm Indonesia, Brunei và Malaysia. Nhân dịp đó, ông Natalegawa cho biết là ông hy vọng là có thể đối chiếu quan điểm với Bắc Kinh về hiện trạng Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển dồi dào tài nguyên, đồng thời là nơi có nhiều tuyến đường biển quan trọng. Tuy nhiên, đòi hỏi của Bắc Kinh đã chồng lấn với các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Hiện nay, quan hệ giữa Philippines và Việt Nam với Trung Quốc rất căng thẳng trên vấn đề Biển Đông sau một loạt các hành vi lấn lướt của Trung Quốc.
Chức Tổng thư ký ASEAN sẽ chuyển qua tay Việt Nam từ năm 2013
Kể từ đầu năm tới, chức Tổng thư ký ASEAN sẽ đến tay Việt Nam sau khi đương kim Tổng thư ký Surin Pitsuwan, người Thái Lan, hết nhiệm kỳ năm năm. Theo quy định của ASEAN, các nước sẽ luân phiên giữ chức vụ Tổng thư ký theo thứ tự chữ cái của tên nước.
Việc Việt Nam nắm quyền Tổng thư ký ASEAN được cho là sẽ góp phần giúp Việt Nam có thêm tiếng nói trên hồ sơ Biển Đông, tương tự như vào năm 2010, khi Việt Nam nắm quyền chủ tịch luân phiên của ASEAN
Tên
tuổi tân Tổng thư ký ASEAN chưa được biết, nhưng theo báo Jakarta Post
ngày hôm qua, rất có thể là Việt Nam sẽ bổ nhiệm đương kim thứ trưởng
ngoại giao Lê Lương Minh vào chức vụ này. Theo tờ báo Indonesia, kinh
nghiệm của ông Minh trong thời gian làm việc tại Liên Hiệp Quốc trước
đây sẽ là một điều hay cho toàn khối ASEAN.
0 comments:
Post a Comment