Nguyễn Vĩnh Long Hồ
Theo tạp chí Globalfire Power đã công bố bảng xếp hạng 3 siêu cường đứng đầu “top 10” của năm 2011 gồm có: Hoa Kỳ – Nga – Trung Cộng là ba quốc gia có sức mạnh quân sự hùng mạnh nhất thế giới hiện nay. Tham vọng của Trung Cộng là từ đây đến năm 2025, hải quân Trung Cộng chỉ có thể làm bá chủ Châu Á – TBD với điều kiện duy nhất là phải quét sạch hải quân Hoa Kỳ ra khỏi Thái Bình Dương. Nhưng, những đồng minh của Mỹ như Nhật, Ấn, Hàn, Úc, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai… không phải dễ dàng khuất phục đừng nói chi tới Hải quân Hoa Kỳ.Giáo sư JAMES HOLMES – Trường Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ – cho rằng thắng lợi sẽ thuộc về Tokyo nếu có trận hải chiến giữa Nhật – Trung xảy ra. Theo tạp chí Foreign Policy, ông Holmes nhận định về số lượng tàu chiến của Nhật không bằng Trung Cộng. Nhưng, phẩm chất số tàu chiến thuộc Lực lượng Phòng Vệ Nhật (JMSDF) vượt hẳn đối thủ:
• Chẳng hạn tàu khu trục của Nhật đều được trang bị hệ thống tên lửa tối tân Aegis cùng hệ thống radar như các tàu chiến hàng đầu của hải quân Hoa Kỳ.• JMSDF là lực lượng tích lũy nhiều kinh nghiệm tác chiến từ Thế chiến II và liên tiếp tập trận liên tục với Hải quân Mỹ.• Theo tiến sĩ SUBHASH KAPILA cho rằng chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân Nhật rất cao. Ông đánh giá JMSDF là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất Á Châu.• Theo tạp chí LE NOUVEL OBSEVATEUR viết: “Mặc dù Trung Cộng là cường quốc quân sự thứ 2 trên thế giới; song QĐND Trung Quốc ô hợp, tham nhũng nhất, vô kỷ luật nhất và thiếu kinh nghiệm tác nhất,” tờ Le Nouvel Obsevateur trích lời của một quan chức ngoại giao TC, nói. “Chưa có một quân đội nào trên Thế giới sở hữu nhiều xe hơi hạng sang như thế từ Porsche, siêu xe V8…đều sử dụng cho các mục đích riêng tư.” • Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định rằng: nạn mua quan, bán chức trong QĐNDTQ rất phổ biến có thể leo lên đến cấp SƯ ĐOÀN và các loại quân hàm được ngã giá mua bán lên cả tới CẤP TƯỚNG. Chính điều nầy đã làm QĐNDTQ kém phẩm chất và gây bất mãn làm suy yếu tinh thần đồng đội…”
Bọn Bắc Kinh thừa biết rằng, gây chiến tranh với Nhật chưa chắc đã tranh thắng thì bao giờ mới đủ khả năng quét sạch Hải quân Hoa Kỳ ra khỏi Châu Á – TBD? Vì vậy, bằng mọi giá Bắc Kinh phải lôi kéo Nga vào trong quỷ đạo của mình để tìm cách đối trọng sức mạnh của Hoa Kỳ và những đồng minh truyền thống tại Châu Á-TBD.
Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Nga SERGEI LAVROV vừa thực hiện chuyến công du đến các quốc gia thuộc Châu Á – Thái Bình Dương trong 6 ngày trong tháng 2/ 2012 qua Nhật, Brunei, New Zealand, Autralia và Cộng hào Fiji. Trong dịp nầy, ông Sergei Lavrov đã trả lời báo Izvestia biết trọng tâm của chuyến đi nầy là củng cố vai trò của Nga là yếu tố ổn định ở Châu Á – TBD trong cuộc xung đột tranh giành quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Nga muốn giữ vị thế của mình là yếu tố ổn định trong khu vực để thành lập thế chân vạc tại Châu Á – Thái Bình Dương. Cả Hoa Kỳ và Trung Cộng đều muốn lôi kéo Nga vào trong quỹ đạo của mình thì cán cân quyền lực tại Châu Á-TBD sẽ thay đổi.
I. PHÂN TÁCH LIÊN MINH NGA – TRUNG CỘNG BỀN VỮNG HAY RẠN NỨT?
Trong mối quan hệ giữa Nga – Trung là đồng minh hay kẻ thù tiềm năng? Mối quan hệ Nga – Trung Cộng có một lịch sử khá lâu dài với rất nhiều những thăng trầm. Trung Cộng từng là đồng minh gắn bó của Đệ Tam QTCS do Liên Xô lãnh đạo trước đây, rồi lại xung đột võ trang ở vùng biên giới Trung – Xô có chung chiều dài khoảng 4.300 km vào năm 1969, khi Hồng quân Trung Cộng xua quân chiếm vùng sông AMUR của Liên Xô mà Trung Cộng cho là vùng đất nầy thuộc chủ quyền của họ. Quân đội Xô Viết phải dùng đến hỏa tiễn, phi pháo để đẩy lui Hồng Quân Trung Cộng về phía bên kia biên giới.
1/. ĐỒNG MINH TRONG NHIỀU VẤN ĐỀ:
Đối với các vấn đề quốc tế gần đây, Nga & Trung Cộng đều có chung một hướng nhìn. Đơn cử như vấn đề xung đột tại Libya, Syria. Vì lợi ích chung, cả Nga và Trung Cộng đều có chung một tiếng nói. Hợp tác trong lãnh vực kinh tế, quân sự giữa hai bên đang diễn ra khá tốt đẹp. Hai bên cùng cảm thấy cùng có chung một mối đe dọa đến từ lá chắn tên lửa của Mỹ đã diễn ra tại Đông Âu và đang thành hình tại Châu Á đe dọa an ninh trực tiếp đến Trung Cộng.
Lá chắn tên lửa này là một mối đe dọa đối với các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga và Trung Cộng. Mối quan tâm đến một cuộc chiến tranh chớp nhoáng toàn cầu, đến từ các hệ thống vũ khí chiến lược phi hạt nhân được Mỹ triển khai trong không gian.
Nga – Trung có chung suy nghĩ về vấn đề Afghanistan, mối lo ngại tình trạng bất ổn ngày một lan rộng trong khu vực và chống lại những áp lực ngày càng gia tăng của phương Tây lên Iran. Tuy nhiên, mối quan hệ nầy tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến công nghệ quốc phòng, đặc biệt là vấn đề di dân và lấn chiếm biên giới phía Đông của Trung Cộng.
2/. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC?
Sau khi Đế quốc Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới bị đảo lộn hoàn toàn, Hoa Kỳ và phương Tây gần như thống trị thế giới và có khả năng tiến hành các cuộc chiến tranh ở bất cứ nơi nào họ thấy cần thiết. Nền kinh tế Nga chìm sâu trong khủng khoảng và suy thoái trầm trọng. Nga mất dần ảnh hưởng của mình trên thế giới. Trong khi đó, Trung Cộng đã phất lên thần kỳ về kinh tế cho phép Bắc Kinh đầu tư mạnh mẽ vào quốc phòng và trở thành một thế lực mới trên thế giới.
Tuy nhiên, Trung Cộng tỏ ra quá yếu và đơn độc trong cuộc chiến chống lại sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ và phương Tây. Nếu Trung Cộng liên minh chặt chẽ với Nga có thể tạo ra một trung tâm quyền lực mới cân bằng với Hoa Kỳ và phương Tây, đưa trật tự thế giới trở lại thời kỳ có sự hiện diện của Đế quốc Liên Xô trước đây.
Nga đã từng là một nửa thế giới, dù có những suy thoái về kinh tế do sự sụp đổ của Đế quốc Liên Xô, song Nga vẫn còn là một cường quốc quân sự thuộc loại hàng đầu chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Trong khi đó, Trung Cộng là một “ĐẾ QUỐC DẬY NON” với quá nhiều tham vọng, nếu liên minh được với Nga, Bắc Kinh có thể định hình trật tự thế giới mới nói chung và Châu Á – TBD nói riêng. Hoa Kỳ và phương Tây sẽ không còn giữ vai trò chủ động trong các vấn đề quốc tế, trang phân tích tiếng Nga “Top War” bình luận.
3/. HIỂM HỌA TIỀM TÀNG ĐẾN VỚI NGA TỪ TRUNG CỘNG:
Nếu nhìn góc độ như vậy, có thể đánh giá Nga – Trung sẽ là đồng minh bền vững trong tương lai. Nhưng, sự lớn mạnh của Trung Cộng lại đang trở thành một mối đe dọa lớn cho nước Nga. Trong mối quan hệ Nga – Trung hay Liên Xô trước đây được ví như đàn anh, hướng dẫn nền công nghiệp quốc phòng Trung Cộng phát triển. Song, Trung Cộng vẫn sẵn sàng sử dụng vũ lực chống lại Nga trong vấn đề di dân và tranh chấp lãnh thổ vùng biên giới Nga – Trung. Bản chất lừa thầy phản bạn và ăn cháo đá bát là bản chất trước sau không thay đổi của bọn Bắc Kinh.
Đến thời gian gần đây, hợp tác quân sự Nga – Trung như đối tác chiến lược nhằm xây dựng một liên minh sẵn sàng chia sẻ các công nghệ quốc phòng tối tân cho Bắc Kinh như cấp giấy phép sản xuất tiêm kích SU-27 cho Trung Cộng. Tuy nhiên, sau khi học hỏi được các kinh nghiệm, Trung Cộng sao chép thành sản phẩm nội địa J-11B, sự kiện nầy gây cho Nga tổn thất rất nhiều về kinh tế và công nghệ. Chưa dừng lại đó, Trung Cộng sao chép tất cả các hệ thống vũ khí của Nga, bất chấp Nga có đồng ý hay không. Giới quân sự Nga báo động việc bán các kỹ thuật công nghệ quốc phòng cao cấp cho Trung Cộng. Các nhà sản xuất phi cơ chiến đấu của Nga đã từng cảnh báo về hiểm họa bán động cơ phản lực cho Trung Cộng.
Trung Cộng đã và đang xây dựng được một hệ thống quân sự hùng mạnh, có thể vượt trên cả Nga trong một thập niên nữa. Đến bây giờ, Trung Cộng gần như chủ động được việc chế tạo tất cả vũ khí, hỏa tiễn… ngoại trừ động cơ phản lực; vì vậy, Trung Cộng đang còn cần duy trì quan hệ tốt đẹp với Nga trong thời gian nầy.
Nhiều nhận xét về mối quan hệ Nga – Trung hiện nay là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Nga cần tiền từ việc bán vũ khí cho Trung Cộng để tái thiết đất nước, bất chấp những hiểm họa có thể xảy ra do việc rò rỉ công nghệ quốc phòng. Bắc Kinh cần kỹ thuật công nghệ quốc phòng từ Nga để phát triển và hoàn chỉnh công nghệ quốc phòng nội địa.
Nền kinh tế Trung Cộng ngày càng tăng trưởng cùng lúc với áp lực về dân số, năng lượng, an sinh xã hội, ngày càng đè nặng lên quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Khu vực biên giới giữa Nga và Trung tại vùng Viễn Đông đang chịu sức ép khủng khiếp về số người Hoa di dân. Dọc theo đường biên giới Nga – Trung có hơn 200 triệu người Hoa sinh sống. Trong khi đó, số người Nga đang sinh sống tại vùng Viễn Đông bao la chỉ có 5 triệu người. Vùng nầy có rất nhiều tài nguyên là miền đất hứa đối với người Hoa. Một số nhà phân tích Nga cảnh báo, Trung Cộng đang theo đuổi kế hoạch nuốt chửng toàn bộ vùng Viễn Đông của Nga.
Giới phân tích chánh trị Nga nhận định, mối hiểm họa DIỆT CHỦNG & ĐỒNG HÓA đến từ chính sách di dân của Trung Cộng đang nỗ lực thực hiện tại Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông nguy hiểm hơn cách đàn áp bằng bạo lực. Nhưng, chánh quyền Nga vẫn chưa có một chánh sách nào rõ rệt đối với vùng đất rộng lớn và thưa dân nầy; nếu như, chính quyền Nga quan tâm đến việc điều chỉnh dân số tại đây, mối đe dọa nầy chỉ giảm đi phần nào mà thôi.
Tham vọng của Trung Cộng đối với vùng lãnh thổ trên sườn phía Bắc nước Tàu, Mao đã từng thố lộ điều nầy vào năm 1964: “Khu vực phía Đông của hồ BAIKAL là của chúng ta, nó đã trở thành lãnh thổ của Nga khoảng một thế kỷ trước đây, kể từ đó vùng đất VLADIVOSTOK, KHABAROVSK, KAMCHATKA và một số khu vực khác thuộc về lãnh thổ của Liên Xô.”
Đến năm 1973, Mao kéo dài danh sách các vùng lãnh thổ của Trung Hoa bị Moscow cưỡng chiếm. Mao có lần than phiền với Henry Kissinger: “Liên bang Xô Viết đã xẻo bớt của Trung Cộng 1.500.000 km2.” Trong năm 1960 và 1970, Đảng CSTQ đã tuyên bố nhiều phần đất của KAZAKHSTAN, TAJIKISTAN và KYRGYZSTAN ngày nay là những bộ phận thuộc về lãnh thổ của Trung Cộng. Tham vọng của Bắc Kinh, nếu Nga tiếp tục kiểm soát lỏng lẻo vùng Viễn Đông để người Hoa tự do qua lại biên giới buôn bán và sinh sống. Bắc Kinh có thể đưa ra chứng cứ ngụy tạo về chủ quyền đối với một phần lãnh thổ của SIBERIA & Viễn Đông như chúng đã làm tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đặng Tiểu Bình cũng khẳng định rằng, vùng đất Vladivostok và Khabarovsk vẫn là của Trung Cộng. Hơn thế nữa, họ ngụy tao nhiều bằng cớ “Nhân chủng Học” để chứng minh rằng những bộ lạc Trung Hoa có mặt rất lâu trước khi người Nga tới vùng nầy. Sự di dân của người Hoa qua đường biên giới vẫn là nỗi ám ảnh của người dân Nga bản địa.
Kremlin vẫn muốn tìm kiếm sự liên minh bền vững với Bắc kinh để đối trọng lại với Washington và phương Tây. Tuy nhiên, Bắc Kinh nói một đường làm một nẻo, nghĩ và hành động không giống như Nga; vì vậy, ranh giới đồng minh hay kẻ thù trong mối quan hệ Nga – Trung Cộng xem ra khá mong manh. Nga sẽ ngã về Hoa Kỳ và phương Tây nếu cảm thấy mối đe dọa từ Trung Cộng quá lớn.
Giới chuyên gia Nga đặc biệt quan tâm tới tham vọng của Trung Cộng đối với miền Viễn Đông của Nga là VLADIVOSTOK & KHABAROVSK, một nơi đất rộng người thưa, nhưng có nhiều tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, quặng mỏ…
Trung tâm nghiên cứu Carnegie ở Moscow cho biết: vào năm 1997 chỉ có khoảng 250.000 người Hoa tại vùng Viễn Đông. Hiện nay đã lên tới 5 triệu người. Do chính quyền Nga không làm thống kê nên khó biết con số chính xác. Theo dự đoán, mỗi năm có khoảng 200.000 đến 300.000 người Hoa vượt biên giới sang bám trụ sinh sống. Toàn miền Viễn Đông chỉ có 7,4 triệu dân Nga, còn miền Đông Bắc Hoa Lục lại có hơn 70 triệu người Hoa, việc nầy đã gây căm phẫn cho dân Nga bản địa.
Ông Sergei Pushkarev – Phụ trách cơ quan di trú của tỉnh Primorye (giáp ranh với Khabarovsk) – cay đắng nói. “Nếu người Hoa muốn chiếm Primorye, họ đủ khả năng tràn sang định cư trong vòng 2 giờ đồng hồ mà chúng ta không thể quay lại thời của bức màn sắt.”
4/. Ý ĐỒ CỦA BẮC KINH ĐẰNG SAU NHỮNG HỢP ĐỒNG BÉO BỞ VỚI NGA:
Bọn lãnh đạo Bắc Kinh nắm được nhược điểm của Nga trên đà suy tàn thời hậu Đế quốc Liên Xô, đang rất cần tiền để tái thiết đất nước. Nhưng, sức mạnh quân sự của Nga chỉ đứng sau Hoa Kỳ; vì vậy, Trung Cộng đang tranh thủ đưa ra những hợp đồng béo bở để khai thác kỹ nghệ quốc phòng của Nga rồi sẵn sàng trở mặt với Nga như:
• Sau khi sao chép khá thành công tiêm kích SU-27 của Nga thành J-11B, Trung Cộng đang nỗ lực sao chép động cơ AL-31 của Nga thành loại động cơ bản địa. Tuy nhiên, công việc sao chép và sản xuất một mẫu động cơ phản lực nội địa đang gặp nhiều khó khăn.
• Các mẫu động cơ nội địa như WS-10, WS-10A và gần đây nhất là WS-10G không đạt được tiêu chuẩn an toàn về lực đẩy, độ an toàn, độ bền giữa hai lần bảo dưỡng như động cơ của Nga. Một số động cơ WS-10 đã được lắp trên tiêm kích J-10 không đáng tin cậy. Việc sử động cơ nầy gây nguy hiểm trong điều kiện không chiến ở tốc độ cao. Còn mẫu động cơ WS-10A do Trung Cộng sản xuất hoàn toàn chưa đủ tiêu chuẩn để thay thế động cơ nhập cảng từ Nga.
• Hiện tại NPO Saturn là nhà thầu cung cấp động cơ phản lực lớn nhất cho Trung Cộng. Việc sản xuất các tiêm kích J-10 hay J-11B đều phải hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn động cơ của Nga. Từ năm 2003 đến nay, Trung Cộng đã ký hợp đồng mua đến 399 động cơ AL-31FN từ Nga nâng tổng số trị giá 1,62 tỷ USD.
• Trước đây, Trung Cộng từng sao chép MIG-23 và F-111 để tạo ra sản phẩm riêng mang tên Q-6, nhưng do trình độ kỹ thuật sao chép quá kém khiến dự án thất bại, nó chỉ sản xuất được “hàng mã”, đó là những nguyên nhân đã bức tử Q-6. Các loại máy bay tiêm kích đánh chặn J-5 (sao chép MIG-17), J-6 (sao chép MIG-19), J-17 (sao chép MIG-21) và J-8 thiếu khả năng cường kích. Máy bay ném bom H-5 (sao chép II-28) và H-6 (sao chép Tu-16) có tốc độ thấp, không đủ khả năng phòng vệ.
• Đường ống dẫn dầu đầu tiên liên kết nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới của nước Nga và với nhà tiêu thụ lớn nhất thế giới là Trung Cộng đã bắt đầu hoạt động vào tháng 1/ 2011. Đường ống dẫn dầu chạy giữa phía Tây SIBERIA và thành phố miền Trung Cộng là Đại Khánh. Nga dự kiến mỗi năm sẽ xuất cảng 15 triệu tấn dầu với công xuất 300.000 thùng/ngày, dự án trị giá 25 tỉ USD.
• Giai đoạn II: việc xây dựng đường ống dẫn dầu sẽ dự kiến hoàn tất vào năm 2014. Khi đó, tổng số chiều dài của đường ống dẫn dầu sẽ vươn ra dài 4.700 km. Như vậy, Nga đã vượt qua Ả Rập Saudi là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới trong năm 2009.
• Đang hoàn thành hệ thống ống dẫn dầu từ thị trấn SKOVORODINO ở phía Đông SIBERIA tới DAQING ở phía Đông Bắc tỉnh Heilongjiang của Trung Cộng. Nga cùng với Arab Saudi và Angola trở thành 3 nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của Trung Cộng.
• Theo sự thỏa thuận khổng lồ về khí đốt, Trung Cộng sẽ mua khoảng 1.000 tỷ USD khí đốt từ Siberia của Nga trong vòng 30 năm, bắt đầu vào năm 2015. Số lượng khí đốt nầy tương đương với gần một nửa số khí đốt hàng năm mà Nga bán cho châu Âu và mức tiêu thụ nầy có thể ngang ngửa với mức tiêu thụ của toàn châu Âu vào năm 2035.
Nhưng, thực tế không phải như vậy; mặc dù, chia sẻ đường biên giới dài trên 4. 000 km với Nga, Trung Cộng lại ngày càng nhập cảng dầu khí của Nga ít đi. Theo báo cáo cho biết: nhà thầu cung cấp dầu khí lớn nhất cho họ là Arab Saudi, Angola, Oman và đặc biệt là Iran được tăng cường quan hệ không chỉ có nhu cầu năng lượng mà mang ý nghĩa chánh trị.
Sự kiện vừa mới xảy ra, chuyên gia quân sự tên Xiaozhuo Zhao thuộc Học viện Khoa Học Quân Sự Trung Cộng lên tiếng tuyên bố: “Trung Cộng không cần đến máy bay phản lực Su-35 vì không đáp ứng được các điều kiện mà Trung Cộng đưa ra; bởi lẽ, 90% thiết bị của Su-35 Trung Cộng đã phát triển được và hủy bỏ thương vụ mua 48 Su-35 trị giá 4 tỷ USD.”
Trong quan hệ với Nga, Bắc Kinh chỉ muốn Nga bảo đảm sự ổn định vùng biên giới phía Đông và giúp hiện đại hóa quân đội Trung Cộng. Bắc Kinh không bao giờ muốn NGA CAN DỰ VÀO BIỂN ĐÔNG và lại càng không muốn Nga trở nên hùng mạnh như thời Đế quốc Liên Xô sẽ gây khó khăn và trở ngại cho chiến lược “Đông – Tiến” của Bắc Kinh trong tương lai.
5/. TRUNG CỘNG BÀNH TRƯỚNG VÀO SÂN SAU CỦA NGA:
Trong lúc Nga choáng ngộp về những hợp đồng thương mại béo bở từ Trung Cộng và xem Trung Cộng trở thành đối tác thương mại chiến lược của Nga. Bắc Kinh không dấu diếm tham vọng bành trương thế lực vào những vùng đất thuộc Liên Xô cũ và công khai cạnh tranh với Nga trong tư cách là một nước đầu tư lớn nhất và bạn hàng buôn bán nhiều nhất ở các quốc gia từng là những nước cộng hòa trong Liên Bang Xô Viết cũ:
BELARUS: Đang kiệt quệ về tài chánh, không trả được hóa đơn tiền điện, Moscow không cung cấp điện cho họ nữa. Chiến lược của Moscow đang tạo áp lực để cho Minsk phải bán các công ty quốc doanh cho Nga với giá rẻ mạt. Công ty trong tầm ngắm là Belaruskali, một công ty của thế giới sản xuất potass. Nếu Nga mua được công ty nầy, Nga sẽ kiểm soát được một nửa sản lượng loại phân bón nầy, một sản phẩm có tính cách sinh tử vào một thời điểm mà nạn thiếu lương thực đang đe dọa toàn thế giới. Nhưng, bất ngờ lại có kẻ khác chen vào. Hiện giờ, Minsk đang thương thảo để bán một phần công ty Belaruskali cho các công ty quốc doanh Trung Cộng. Trong năm 2010, Trung Cộng đã mở rộng tiền tài trợ tín dụng tới 1 tỷ USD cho một loạt các dự án tại Belarus.
Ông Konstamtin von Eggert – Chính trị gia của Nga – nói rằng: “Người Nga không mấy hài lòng về sự kiện đó, nhưng họ phải im miệng, vì họ chẳng làm gì được. Nước Nga đang mất dần thế đứng tại những nước cộng hòa thuộc Liên Bang Xô Viết cũ thời hậu Xô Viết.” Belarus chỉ là biên giới mới nhất của những đầu tư Trung Cộng trong 14 nước Cộng Hòa Xô Viết cũ một thời là những thuộc địa kinh tế của Xô Viết. Đối với Trung Cộng, Trung Á là một vùng đất lý tưởng gần với Hoa Lục để Trung Cộng để xây dựng một nước Tàu ngoài nước Tàu nhằm giải quyết nạn nhân mãn.
UKRAINA: Trong tháng 6/ 2011, Hồ Cẩm Đào thăm Ukraina, một nước láng giềng mà từ lâu được dân Nga gọi là Malaya Rossiya (Tiểu Nga). Tại Kyiv, Hồ Cẩm Đào và ông Viktor Yanukovych, người lãnh đạo Ukraina, chứng kiến việc ký kết những thỏa ước doanh thương trị giá 3,5 tỷ USD.
KAZAKHSTAN: Trong chuyến đi nầy, Hồ Cẩm Đào đã ghé lại Kazakhstan. Chỉ mới 20 năm trước đây, ông Nursultan Nazarbayev, người đứng đầu nước CHXHCN Xô Viết đã tranh đấu để giữ Kazakhstan trong Liên Bang Xô Viết. Giờ thì tình thế đã đổi khác, ông Nazarbayev, hiện là Tổng thống Kazakhstan độc lập, đã cùng ký với Hồ Cẩm Đào một Hiệp định “Đối Tác Chiến Lược”. Hồ Cẩm Đào hứa tăng gấp đôi mậu dịch hai chiều trong vòng 4 năm tới và họ ký thỏa ước mới nhất để Trung Cộng đầu tư hàng tỷ USD vào Kazakhstan lần nầy để khai thác đồng.
KURKMENNISTAN: Nước láng giềng sát bên cạnh, Trung Cộng vừa mới mở rộng tín dụng trị giá 4 tỷ USD để tăng gấp đôi lượng khí đốt xuất cảng sang Hoa Lục. Như vậy, số lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ sẽ được chuyển về Hoa Lục, Trung Cộng đã đánh bạt Nga trong tư thế một nguồn mậu dịch và đầu tư lớn nhất tại 4 nước Cộng Hòa Xô Viết cũ vùng Trung Á. Việc trở cờ quay sang Trung Cộng quá nhanh khiến các nhà lãnh đạo Trung Á lo ngại về một phản ứng ngược. Mới đây, một tòa án Kzakhstan đã kết án tù dài hạn hai nhà địa chất về tội bán những bí mật về khoáng sản cho một điệp viên Trung Cộng.
Phản ứng của Nga là đang chuẩn bị Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Vladivostok sẽ diễn ra từ ngày 8 & 9/9/ 2012 để giải quyết nhiệm vụ phát triển nền kinh tế dựa trên nền công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu phục hồi nền kinh tế, nâng cao đời sống xã hội đặc biệt các nước láng giềng Kazakhstan & Belarus và vùng viễn đông Vladivostok & Khabarovsk.
II. PHÂN TÁCH MỐI QUAN HỆ NGA – MỸ:
Qua những dẫn chứng kể trên, Mạc Tư Khoa thấy rõ ý đồ của Bắc Kinh khó đoán trước và lo ngại về sự phát triển công nghệ quốc phòng của Bắc Kinh, gia tăng sức mạnh quân sự để bành trướng lãnh thổ, lấn chiếm vùng SIBERIA & VIỄN ĐÔNG chính điều nầy khiến dân Nga phẫn nộ và đang gây áp lực lớn lên chánh sách ngoại giao của những người lãnh đạo điện Kremlin.
Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự đối với Nga về khả năng tiềm tàng của Trung Cộng là mở rộng kho vũ khí hạt nhân nhằm cạnh tranh trực tiếp với Moscow, đây chính là yếu tố chi phối chánh sách ngoại giao của Nga. Trung Cộng đã tạo cơ hội cho Nga và Mỹ xích lại gần nhau để thành hình một liên minh Nga – Mỹ chống ảnh hưởng của Trung Cộng.
Sự xích lại gần nhau giữa Moscow và Washington cũng là sự mong muốn của khối ASEAN nhằm giải tỏa áp lực và ảnh hưởng của Trung Cộng tại Châu Á – TBD. Qua việc mở rộng Hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á trước đây, Ngoại trưởng Indonesia là Marty Natalegawa đã xác nhận mong muốn tăng cường quan hệ giữa Washington và Moscow trong bối cảnh ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Cộng ngày càng gia tăng trong khu vực; vì vậy, các nước Đông Nam Á cần phải tìm cách cân bằng thế lực đó, nếu không thì Trung Cộng sẽ giữ vai trò thống trị, tha hồ thao túng.
Tổng thống Dmitry Medvedev và Tổng thống Barack Obama đã mở đường cho sự phục hồi quan hệ song phương. Trong chuyến thăm viếng đầu tiên của TT Medvedev tới Hoa Kỳ, lên tiếng trong buổi hội đàm tại tòa Bạch Ốc vào ngày 24/6/ 2010, Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi đã thành công trong việc tái khởi động mối quan hệ!”:
• Cả hai lãnh tụ Mỹ – Nga nhấn mạnh đến việc hợp tác chống khủng bố và cam kết Mỹ sẽ phê chuẩn Hiệp ước mới về cắt giảm Vũ Khí Chiến Lược với Nga, gọi tắt là START.
• Hoa Kỳ nay ủng hộ Nga vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới – WTO.
• Moscow sẽ cho phép Hoa Kỳ xuất cảng thịt gà trở lại.
• Trước bất ổn sắc tộc tại Kyrgyzstan, Nga – Mỹ đã đồng ý viện trợ nhân đạo cho nước Cộng hòa vùng Trung Á nầy.
TT Obama nhận định: “Đất nước chúng ta sẽ ổn định hơn, thế giới an toàn hơn khi Hoa Kỳ và Nga tâm đầu ý hợp!”. Chuyến Mỹ du đầu tiên của TT Medvedev, chặng đầu tiên là thăm viếng siêu kỹ thuật Silicon Valley. Báo Russia Now đã tường thuật khi ông Medvedev đến San Francico để gặp các đại doanh gia kỹ nghệ Hoa Kỳ (with leading American entrepreneurs).
Trong bài tường trình từ Washington, thông tín viên dài VOA tên Andre de Nesnera đánh giá sự kiện nổi bật nhất trong năm 2010 là Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn Hiệp Ước mới về cắt giảm Vũ Khí Chiến Lược với Nga gọi là Hiệp Ước START Mới.
Theo ông Robert Legvold – Đại học Columbia – nói: “Yếu tố quan trọng nhất là Nga hậu thuẫn quá trình vận chuyển thiết bị tới Afghanistan. Trong quá khứ, Hoa Kỳ lệ thuộc hơn 2/3 vào các đường tiếp tế băng qua biên giới phía Tây của Pakistan và phải vượt đèo Khyber; như vậy, dễ bị tổn hại do các phần tử nổi dậy trong khu vực tấn công và cả chánh phủ Pakistan. Hậu thuẫn của Nga đã tạo điều kiện tốt cho quá trình chuyển vận các loại vũ khí cả trên không lẫn đường bộ là yếu tố quan trọng giúp giữ vững các nổ lực quân sự của Mỹ và Nato tại chiến trường Afghanistan.”
Các nhà lãnh đạo điện Kremlin không muốn Hoa Kỳ và các đồng minh Nato thất bại ở Afghanistan, do đó Nga giúp Hoa Kỳ là vì lợi ích của chính người Nga. Trước hết, Nga muốn Mỹ hủy bỏ chương trình phòng thủ tên lửa ở Trung Âu.
Một nhà phân tích tại Nga nói: “Kremlin muốn Washington thừa nhận rằng khu vực “hậu Soviet” đó là vùng Ukraina, vùng Caucasus và các nước Trung Á là khu vực sân sau của Nga, Hoa Kỳ phải hiểu rằng, họ là khách trong các khu vực nầy và người Nga là chủ nhà.” Nhưng, từ khi Trung Cộng bành trướng thế lực của họ vào sân sau của Nga đã làm cho cho các nhà lãnh đạo Nga thức tỉnh trước hiểm họa tiềm tàng đến với Nga từ Trung Cộng, chớ không phải Hoa Kỳ. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo điện Kremlin tin tưởng liên minh Nga – Mỹ hơn là liên minh với Trung Cộng, tên thực dân mới nham hiểm. Dù sao, chủng tộc Da Trắng La Mã, Hồng Mao Bắc Âu, Slav Nga La Tư, chủng tộc Aryans Đức đều phải đoàn kết lại với Uncle Sam để chống lại HIỂM HỌA DA VÀNG của nhân loại trong thế kỷ XXI. Điển hình là các cuộc tập trận quy mô giữa Nga – Mỹ và các đồng minh da trắng.
• Nhiều cuộc tập trận quy mô mang tên “Đại Bàng Cảnh Giác” với sự phối hợp giữa quân đội Hoa Kỳ tại căn cứ Không quân Elmendorf, tiểu bang Alaska và các căn cứ của Nga ở thành phố Khabarovsk ở Viễn Đông. Các cuộc tập trận nầy nằm trong một kế hoạch hành động nhằm cải thiện quan hệ hợp tác giữa các lực lượng Nga và Mỹ.
• Nga và Mỹ sẽ diễn tập an ninh hạt nhân mang tên Crimson Rider tại căn cứ Cam Guemsey, tiểu bang Wyoming của Mỹ nhằm vào hoạt động chống khổng bố và diễn tập các phương tiện vận chuyển đầu đạn hạt nhân.
• Đầu tháng 8/2011 tại vùng Viễn Đông, Nga đã diễn ra cuộc tập trận chung của Không quân ba nước Nga, Hoa Kỳ và Canada mang tên “Vigilant Eagle – 2011” nhằm phối hợp hành động chống lại các hành động khủng bố.
• Không quân Nga – Mỹ sẽ tập trận chung vào năm 2013, tướng Tư lệnh Không Quân Nga Aleksandre Zelin cho biết các phi công máy bay chiến đấu Nga lần đầu tiên sẽ bay đến Hoa Kỳ để tham gia tập trận chung với Không Quân Hoa Kỳ. Thời gian chính xác và số lượng phi cơ Nga tham dự chưa được tướng Zelin tiết lộ.
• Ngoài ra, Nga còn điều động khu trục hạm tập trận với NATO
• Đầu tháng 9/2011, Thủ tướng Vladimir Putin vui mừng thông báo về thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Exxon Mobil của Hoa Kỳ và Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Rosneft của Nga. Với sự thỏa thuận nầy, Exxon Mobil sẽ thăm dò nguồn dầu mỏ và khí đốt của Nga tại Bắc Cực và Biển Đen. Trong khi Rosneft có thể tham gia vào ít nhất 6 dự án thăm dò và khai thác của hảng Exxon Mobil tại Bắc Mỹ, trong số đó có các mỏ dầu ở vùng nước sâu trên vịnh Mexico, cũng như một số dự án đối tác của Mỹ tại một số nước khác. Thủ tướng Putin nhấn mạnh: “Tổng số tiền đầu tư của Nga và Mỹ có thể lên đến 500 tỷ USD.” Tổng thống Obama nhấn mạnh trong một buổi phỏng vấn với hảng tin Itar-Tass hồi đầu tháng 8/2011: “Chúng ta đạt được những bước ngoặc quan trọng trong nỗ lực tái khởi động quan hệ. Giờ là lúc chúng ta tiến lại gần nhau hơn nhờ hợp tác kinh tế.”
III. ĐẠI KẾ SÁCH Á CHÂU – TBD CỦA TỔNG THỐNG PUTIN:
Trước đây, điện Kremlin không quan tâm nhiều đến sự hội nhập với khu vực Đông Nam Á đầy năng động về mặt kinh tế mà chỉ chú trọng trong việc xung đột với Nhật và mâu thuẩn với Hoa Kỳ. Sự trỗi dậy của Trung Cộng làm Tổng thống Putin lo ngại, tìm sách lược hạn chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
Sau khi tuyên bố ra tranh cử Tổng thống lần thứ ba, ông Putin đã chọn Trung Cộng là điểm đến trong chuyến công du cuối cùng vào tháng 9/ 2011 vừa qua, “sự cố” nầy đã dấy lên sự hiểu lầm là Nga sẽ thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh. Nhưng trên thực tế, ông Putin không hề theo đuổi chính sách dựa dẫm vào Bắc Kinh để tồn tại trong suốt 2 nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Đằng sau những lời tuyên bố hoa mỹ mang tính cách ngoại giao, hoan nghinh sự trỗi dậy của Hoa Lục không phải là một sự đe dọa.
Tuy nhiên, theo Diplomat, những người lãnh đạo điện Kremlin đều rất lo ngại bị Trung Cộng trên bỏ rơi trên vũ đài chính trị thế giới; vì rằng, mọi xu hướng phát triển kinh tế, quân sự, chính trị… Bắc Kinh vì đều lợi ích của họ, chớ không đếm xỉa gì đến lợi ích của nước Nga. Trước đây, Trung Cộng từng là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, nhưng kể từ năm 2010, Bắc Kinh không còn cần hầu hết các sản phẩm công nghiệp và công nghệ cao của Nga nữa.
Quan trọng nhất là dân số Nga ngày càng giảm, trong khi dân số Hoa Lục ngày càng gia tăng. Dân Nga đang hết sức lo sợ miền Viễn Đông và Siberia của Nga sẽ bị người Hoa tràn ngập một ngày gần đây.
Theo nhận định của ông DMITRIY MOSYAKOV – Viện Nghiên Cứu Phương Đông của Nga – Kremlin hiện phải đối mặt với một sự lựa chọn và cái giá của sự lựa chọn đó có thể rất cao: “Nếu Nga lựa chọn từ bỏ lợi ích ở Biển Đông để đổi lấy sự quan hệ với Trung Cộng thì nước Nga không chỉ tự làm mình mất mặt ở Châu Á – Thái Bình Dương và làm ảnh hưởng đến hình ảnh của nước Nga; đồng thời cũng làm mất luôn một loạt những hợp đồng dầu khí béo bở trị trá hàng tỷ USD.”
Chính mối lo chủ nghĩa bành trướng, thái độ côn đồ, ngang ngược, bắt nạt các quốc gia láng giềng với Trung Cộng nhằm độc chiếm Tây – TBD và biển Đông. Đại kế sách Châu Á – TBD của TT Putin có chiều hướng nghiêng về các đồng minh của Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo điện Kremlin dự kiến đến năm 2015, Trung Cộng sẽ vượt qua mặt Hoa Kỳ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nếu Trung Cộng thực hiện được tham vọng đó, Châu Á – TBD sẽ chia đôi: Trung Cộng sẽ chiếm Tây – TBD và Hoa Kỳ sẽ chiếm Đông – TBD để cân bắng cán cân quyền lực và đương nhiên nước Nga sẽ bị loại ra khỏi vũ đài chính trị thế giới.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 2/2012 vừa qua, Tập Cận Bình đã loại bỏ yếu tố NGA ra khỏi sân chơi quyền lực tại Châu Á – TBD. Họ Tập ngạo mạn tuyên bố: “Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ” và đây không phải chỉ là lối nói ngoại giao. Chắc chắn, lời tuyên bố kiêu căng nầy đã gây bất mãn cho giới lãnh đạo điện Kremlin. Vì thế, Kremlin phải tìm thế đối trọng với Trung Cộng:
1/. TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ VỚI NHẬT, HỢP TÁC KINH TẾ SONG PHƯƠNG:
Để chống lại chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Cộng, điện Kremlin và Tokyo đã nhanh chóng tăng cường quan hệ song phương, hợp tác chặt chẽ về Quân sự, Kinh tế và đặc biệt về vấn đề năng lượng.
Sự kiện gần đây nhất là ngày 27/6/2012, người đứng đầu Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản (JSDF) là SHIGERU ISAWAKI đã đến Moscow để hội đàm với Tổng Tham Mưu Trưởng các Lực Lượng Vũ Trang Nga là NICOLAI MAKAROV. Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên trong vòng 4 năm của vị Tổng TMT / JSDF.
Kể từ khi thảm họa động đất và sóng thần vào tháng 3/2011 tàn phá Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima buộc Nhật phải đóng cửa nhiều nhà máy điện hạt nhân và cần nhiều hơn về các nhà máy nhiệt điện; vì vậy, nhu cầu nhập cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nhật lớn nhất thế giới với con số 80 triệu tấn/ năm. Nga đã nhanh chóng cung cấp cho Nhật khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) để giảm bớt tình trạng căng thẳng năng lượng của Nhật.
Trong cuộc gặp mặt đầu tiên với nhà lãnh đạo Nga, diễn ra bên lề hội nghị Thượng Đỉnh G-20 ở Mexico vào ngày 18/5/2012, Thủ Tướng Noda nói rằng: “Cuộc gặp gở nầy là khởi dầu cho các cuộc họp cấp bộ trưởng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.” Trong khi đó, Nhật cũng đã từ bỏ chính sách truyền thống gắn liền các vấn đề chính trị với kinh tế để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga rất phức tạp và kéo dài thời gian. Chánh sách của Tokyo hiện đang ngả theo chính sách thực dụng để hợp tác kinh tế với điện Kremlin. Kim ngạch thương mại song phương Nga – Nhật đã tăng lên mức 30 tỷ USD trong năm 2011.
Đối với Nga, do nền kinh tế Châu Âu suy thoái nên điện Kremlin càng tìm cách tăng cường nhanh chóng các biện pháp liên kết kinh tế với các quốc gia Châu Á – TBD, vì đó là một thị trường có một nền kinh tế tiềm năng rất lớn; đặc biệt là vùng Đông Nam Á, đồng thời ngăn chận ảnh hưởng của Trung Cộng với mưu đồ làm bá chủ Châu Á – TBD.
2/. TĂNG CƯỜNG VÀ CŨNG CỐ QUAN HỆ VỚI ẤN ĐỘ:
Nga và Ấn Độ vừa ký Hiệp định Quốc Phòng vào tháng 8/2012 về phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm có tổng số trị giá 35 tỷ USD trong vòng 20 năm tới. Trong hợp đồng R&D này, Ấn Độ yêu cầu sản xuất 200 máy bay tiềm kích tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 tới năm 2022. Nguồn tin BQP Ấn Độ cho biết: “Cho đến nay, ba mẫu nghiên cứu Sukhoi T-50 đã đạt 180 lần bay thử. Hiện nay, một nhóm kỷ sư cao cấp của hảng Hindustan Aeronautics (HAL) và các chuyên gia của Không Quân Ấn Độ sẽ sang thăm Nga trong vòng hai tuần tới để bảo đảm hợp đồng thiết kế đầu tiên được xuất xưởng đúng thời gian ấn định.
Hiện nay, Ấn Độ là khách hàng lớn nhất mua sắm các trang thiết bị quân sự của Nga để tăng cường tiềm lực quốc phòng. Tướng Gurmeet Kanwal – Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Tranh của Ấn – cho biết: “Đến năm 2020, New Dehli sẽ chi tối thiểu 100 tỷ USD để tăng cường khả năng quốc phòng để đối phó với tham vọng bành trường lãnh thổ phía Tây của Trung Cộng.”
Theo tờ The HINDU, New Dehli đang lên kế hoạch tăng thêm 100.000 quân trong vòng 5 năm tới với sự trợ giúp của Nga. Mới đây, Ấn Độ cũng tiếp nhận thêm một tàu ngầm nguyên tử thuê của Nga.
Theo nhận định của ông JAMES CLAPPER – Giám đốc Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ – cảnh báo: “Quân đội Ấn Độ đang nỗ lực củng cố sức mạnh quốc phòng để sẵn sàng cho một cuộc xung đột vũ trang với Trung Cộng.”
Tướng Gurmeet Kanwal của Ấn còn cáo buộc Trung Cộng còn đang cưỡng chiếm giữ 38.000 km2 vùng LADAKH và tuyên bố chủ quyền 96.000 km2 vùng ARUNACHAL PRADESH của Ấn Độ. Vì thế Ấn Độ phải nâng cấp chiến lược nhằm ngăn chận chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng. Trong tiến trình hiện đại hóa quân đội, Ấn Độ tập trung vào nổ lực tăng cường sức mạnh cho binh chủng hải quân, không quân và thiết giáp.
3/. QUAN HỆ NGA & MỸ TAN BĂNG VÌ QUYỀN LỢI Ở BIỂN ĐÔNG:
Bất chấp Trung Cộng ngang ngược mời gọi thầu 9 LÔ DẦU KHÍ nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là trái với Công ước của LHQ về Luật Biển. Vì vậy, đối tác Nga – Mỹ- Ấn tiếp tục bênh vực và làm việc với Tập đoàn Dầu Việt Nam (PVN).
Theo PVN, VN hiện đang có 4 hợp đồng dầu khí đang được khai triển tại vùng nầy như sau:
• Hợp đồng 1 với GazProm của Nga tại lô 129-132.
• Hợp đồng 2 tại lô 128 với công ty dầu khí Ấn Độ.
• Hợp đồng 3 với Exxonmobil của Mỹ tại lô 156-159 mà đây chính là vùng Trung Cộng dự định mời thầu.
• Hợp đồng 4, PVN ký hợp đồng với tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam.
• Hiện nay, có khoảng 60 đối tác nước ngoài chờ ký hợp đồng, hợp tác với VN.
Bắc Kinh bất lực nhìn siêu cường Hoa Kỳ và các cường quốc khác can thiệp những vùng đang tranh chấp trên biển Đông ngày càng tăng nhiệt, bất chấp sự phản đối của Trung Cộng. Sự can thiệp nầy trở nên nóng bỏng từ sau vụ đối đầu giữa hải quân Philippine và Trung Cộng vào ngày 8/4/2012 tại bãi cạn Scarborough khiến Hoa Kỳ can dự trực tiếp vào cuộc tranh chấp nầy. Không chỉ Mỹ mà Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc cũng nhập cuộc vì lợi ích sống còn trong việc duy trì giao thương trên biển Đông.
Trung tướng DUANE THIESSEN – Tư lệnh lực lượng TQLC Mỹ tại TBD – tuyên bố cứng rắn: “Mỹ và Philippine đã ký một Hiệp ước Quốc phòng chung. Theo Hiệp ước nầy, chúng tôi sẽ tham gia vào các hoạt động bảo vệ lẫn nhau.” Ngoài ra, Mỹ còn cam kết tăng gần gấp 3 viện trợ quân sự cho Philippine trong năm nay.
Đầu tháng 7/2012, thông qua sự thỏa thuận của Mỹ, Nhật Bản âm thầm can thiệp vào biển Đông. Mỹ và Nhật đã ký một thỏa thuận mới về việc đôi bên sử dụng chung các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ ở khu vực Châu Á – TBD. Theo nguồn tin báo chí cho biết: Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản sẽ đóng quân cùng với lực lượng TQLC của Mỹ ở Philippine. Một kế hoạch được Manila thông qua: Mỹ , Nhật Bản và Philippine sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung với nhau tại các căn cứ của Philippine.
4/. TRUNG CỘNG ĐE DỌA VÙNG VIỄN ĐÔNG CỦA NGA:
Ngày 09/8/2012, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra cảnh báo về sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Cộng tại vùng Viễn Đông giàu tài nguyên. Nga cần bảo vệ khu vực nầy ngăn chận SỰ MỞ RỘNG QUÁ ĐÁNG CỦA QUỐC GIA LÁNG GIỀNG. Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh: “Thật không may là không nhiều người Nga sống tại đó và nhiệm vụ bảo vệ các vùng lãnh thổ Viễn Đông của chúng ta khỏi sự mở rộng quá đáng của quốc gia láng giềng vẫn còn đó.”
Những lời cảnh báo của Thủ tướng Medvedev được cho là cứng rắn nhất về vấn đề nầy từ trước đến nay, đã cho thấy sự lo ngại của điện Kremlin rằng sự gia tăng mạnh mẽ dòng người nhập cư từ Hoa Lục tới vùng SIBERIA & VIỄN ĐÔNG gây ra mối đe dọa với các vùng lãnh thổ xa xôi và thưa thớt dân cư nầy của Nga.
Nước Nga là một quốc gia lớn nhất thế giới về diện tích nhưng chỉ có dân số 143 triệu người, nhưng dân số nước nầy đã giảm trong những năm gần đây. Ngược lại, dân số Hoa Lục với dân số 1,3 tỷ người và con số nầy không ngừng gia tăng. Kremlin đang tìm thế đối phó ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Cộng tại vùng Viễn Đông. Sự hiện diện đông đảo người Hoa liệu Bắc Kinh có đòi lại vùng lãnh thổ gần biên giới chung hay không? Những vùng bị Nga chiếm mất theo thỏa ước AIGUN năm 1858 và Bắc Kinh năm 1860 và mặc dù hai nước đã ký Hiệp định về biên giới năm 1999, nhưng chưa bao giờ Bắc Kinh thừa nhận hai thỏa thuận nói trên.
Các nhà lãnh đạo điện Kremlin chắc đã giật mình, thức tỉnh khi Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền đảo OKINAWA của Nhật. BQP Nhật Bản đã cho phổ biến Bạch Thư ngày 31/7/2012 lên tiếng công khai và trực tiếp tố cáo Bắc Kinh gây hấn và uy hiếp thế giới bằng lời lẽ rất cứng rắn, tố cáo âm mưu phá hoại hòa bình và ổn định không riêng tại Châu Á- TBD mà cả thế giới. Một nhà báo Anh ở Singapore đã mỉa mai rằng: “Rồi đây, Trung Cộng sẽ đòi cả chủ quyền trên…mặt trăng.”
Trong Đại Kế Sách của Tổng thống Putin là tạm gác việc tranh chấp vài hòn đảo xa xôi với Nhật mà đặt trọng tâm vào việc bảo vệ lãnh thổ vùng Viễn Đông và Siberia bao la mà thưa dân. Liên minh với Nhật để đối phó với thách thức từ Trung Cộng tại miền Viễn Đông và cũng cố quan hệ với Ấn Độ để gây sức ép bên sườn phía Tây của Trung Cộng là sự lựa chọn khôn ngoan trong lúc nầy.
IV. NGA HIỆN ĐẠI HÓA HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG:
Căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương hiện đặt tại Vladivostok. Trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng đầy tham vọng với tổng số ngân sách 678 tỷ USD đã được Kremlin công bố vào tháng 3/2011. Riêng Hạm đội Thái Bình Dương ngốn tới ¼ ngân sách để hiện đại hóa khả năng chiến đấu của quân đội Nga trong cuộc chiến tranh quy ước với quyết tâm bảo vệ vùng Viễn Đông.
Một lý do khác, điện Kremlin bỏ tiền hiện đại hóa Hạm dội Thái Bình Dương, theo phân tích gia, Kremlin muốn cho Bắc Kinh thấy rằng Nga vẫn có quyền lợi ở các vùng địa chiến lược thuộc Châu Á-TBD. Chương trình mua sắm vũ khí của Nga sẽ có nhiều dự án mua vũ khí từ nước ngoài. Bộ trưởng QP Nga Antony Serdyukov cho biết, sẽ không loại khả năng mua vũ khí từ Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương.
1/. NHIỆM VỤ CỦA HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG:
Chủ yếu bảo vệ vùng lãnh hải chiến lược Châu Á – TBD; ngoài ra, còn có nhiệm vụ được xác định rõ ràng trên phạm toàn cầu:
• Duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược sẵn sàng cho hành động răn đe.
• Bảo vệ các vùng kinh tế, trung tâm công nghiệp, chặn đứng các hành động trái phép.
• Bảo đảm an toàn giao thông hàng hải.
• Triển khai các hoạt động mang tính đối ngoại của chánh phủ trên các vùng biển thế giới: tham gia tập trận chung quốc tế và gìn giữ hòa bình.
LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN:
Tính đến tháng 5/2010, hạm đội nầy đã được tái phối trí các hạm đội hiện đại và hùng mạnh nhất của Hải quân Nga:
• 3 tàu ngầm nguyên tử tuần dương mang tên lửa chiến lược.
• 5 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình.
• Tàu ngầm tuần dương mang tên lửa chiến lược Petropavlovlovk là tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 2, thuộc dự án 667BDR Kalmar. Tàu được trang bị 16 quả ngư lôi, 16 tên lửa đạn đạo R-29P (PCM-50) và 2 tổ hợp tên lửa phòng không Strela-2M. Tàu có thể hoạt động liên tục trong 90 ngày, dưới độ sâu 560 thước.
• 8 tàu ngầm thông thường (trong đó có 6 tàu ngầm lớp kilo thuộc dự án 636), có nhiệm vụ chống tàu chiến và chống tàu ngầm ở vùng biển nước nông (loại Hải quân VNCS đặt mua)
• 1 tàu tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag là chiến hạm mạnh nhất, nó được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh như: tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt có tầm bắn lên đến 550 km và 64 tên lửa đối không tầm xa hiện đại S-300F có khả năng bắn hạ máy bay ở cự ly 200 km. Ngoài ra, còn một số tên lửa đối không phản ứng nhanh, pháo hạm đa năng và hệ thống radar hiện đại khác.
• 2 tàu tuần dương, 8 tàu khu trục lớn, 7 tàu tên lửa nhỏ và 32 tàu chiến hoạt động gần bờ
• Năm 2013, một tuần dương hạm mang tên lửa hành trình Ustinov có thể được chuyển đến Hạm đội Thái Bình Dương để tăng cường sức mạnh cho hạm đội nầy.
• Hiện BQP Nga có kế hoạch tăng cường tàu ngầm đầu tiên thuộc dự án 955 “Yuri Dolgoruky” cho Hạm đội Thái Bình Dương mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện đại nhất BULAVA (sau lần phóng thử thành công thứ 15, Bulava đã được sản xuất hàng loạt).
LỰC LƯỢNG KHÔNG QUÂN:
• Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M, Tu 142 Bear F, tiềm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-31.
• Các loại máy bay chống tàu ngầm như Ka-27 Helix D, Ka-31 và IL-38. Phòng không hiện đại trên bờ là những tên lửa S-300.
• Theo Tư lệnh Không quân Nga là tướng Viktor Bondarev cho biết: Nga sẽ hoàn tất triển khai 3 tiểu đoàn S-400 được đánh giá là hệ thống tên lửa tối tân nhất trên thế giới hiện nay, nhằm phục vụ cho lực lượng quốc phòng trong năm 2012. Riêng Tiểu đoàn thứ nhất được triển khai tại khu vực Nakhodka thuộc vùng Viễn Đông của Nga. Tên lửa S-400 có tầm xa tối đa là 400 km, tầm cao 30 km. Nga dự kiến S-400 sẽ nền móng cho hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Nga cho tới năm 2020.
• Nga điều động máy bay trực thăng Ka-52 “Alligator” đến tăng cường căn cứ không quân ở Chernigovka ở Viễn Đông. Ka-52 “Alligator” là trực thăng chiến đấu đa năng, tối đa là 350 km/giờ, tầm hoạt động 1.200 km, trần bay 5.500 m, tốc độ bay lên cao 10m/giây.
Điện Kremlin cũng không giấu tham vọng đặt một căn cứ hải quân ở biển Đông, để hải quân Nga có thể vươn ra biển TBD, thường xuyên hiện diện tại vùng nầy nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của Nga tại phía Tây – TBD mà cảng Cam Ranh nằm trong tầm ngắm chiến lược của Tổng thống Putin.
Phó Đô đốc Hải quân Viktor Chirkov nói với hãng RIA Novosti rằng: “Nga đang tìm cách thiết lập căn cứ hải quân ở nước ngoài và Nga đang thảo luận các khả năng thiết lập các trung tâm dịch vụ hậu cần và kỷ thuật của hải quân Nga trên lãnh thổ Cuba, Seychelles và Việt Nam”.
2/. NGA QUYẾT TÂM BẢO VỆ BỜ BIỂN VÙNG VIỄN ĐÔNG:
Do nguồn hải sản gần bờ biển Hoa Lục cạn kiệt, tàu cá Trung Cộng ngày càng xâm lấn vùng biển xa từ Nga vượt qua Thái Bình Dương đến tận Sri Lanka ở Ấn Độ Dương. Các tàu đánh cá Hoa Lục thường xuyên đánh bắt mực trái phép trên vùng biển Nhật Bản thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nga (nằm giữa Nga, Nhật và Triều Tiên).
Theo hảng tin RIA Novosti, dẫn lời cơ quan biên phòng địa phương ngày 17/7/2012: Lực lượng bảo vệ bờ biển vùng Viễn Đông Nga đã buộc phải nổ súng để ngăn chận một tàu đánh cá của Trung Cộng trên biển Nhật Bản. Sau 3 giờ rượt đuổi, tàu Dzerzhinsky đã bắn vài phát cảnh cáo, nhưng chiếc tàu săn trộm cá tiếp tục các hành động gây nguy hiểm, khi con tàu cá nầy quay mũi lại định đâm thẳng vào tàu tuần duyên Nga. Lực lượng biên phòng Nga đã tìm thấy khoảng 40 tấn mực trên chiếc tàu đánh cá thứ nhứt và khoảng 22,5 tấn trên chiếc thứ hai (2 chiếc nầy trong số 40 tàu cá đánh bắt trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Nga).
V. THẾ CHÂN VẠC TẠI CHÂU Á – TBD: MỸ – NGA – HOA.
Đọc “Tam Quốc Chí”, trận Xích Bích là then chốt cho sự hình thành thế chân vạc đã phá tan kế hoạch thống nhất Trung Hoa của Tào Tháo, đó là nguyên tắc: “muốn đấu tranh là phải tìm sự cộng tác chặt chẽ với đồng minh” (La lutte est une perpétuelle collaboration) đó là chuyện ngày xưa và hiện nay tại Châu Á – TBD một thế chân vạc đang thành hình giữa Hoa Kỳ – Nga – Trung Cộng.
Do chánh sách bất nhất của Trung Cộng để thỏa mãn cơn khát đất, khát dầu, khát nước, khát quyền lực với tham vọng thống trị thế giới, Trung Cộng đã thúc đẩy Nga phải lựa chọn Hoa Kỳ là đồng minh chiến lược về nhiều lãnh vực khác nhau, trong đó có cả lãnh vực không gian (Russia Now số ra ngày 3/24/2010: Russia makes space for US). Liên minh với Mỹ, giới lãnh đạo điện Kremlin sẽ cảm thấy an toàn và ngày càng bền vững hơn, vì Hoa kỳ không có tham vọng chiếm lãnh thổ của bất cứ một quốc nào trên thế giới và đặc biệt là Nga giống như Trung Cộng.
Ngoài ra, Ấn Độ vừa là liên minh với Hoa Kỳ và đồng minh khắng khít với Nga. Theo nhận định của báo Anh nói: Ấn Độ đang lo ngại chiến lược tranh giành ảnh hưởng của Trung Cộng và một nhà phân tích có uy tín tại Delhi tiên đoán: Bắc Kinh sẽ tấn công Ấn Độ trước 2012. Vì thế, Ấn Độ đang lên kế hoạch “Hướng Đông” để chuẩn bị đối phó với Trung Cộng và Bộ Tư Lệnh Hải Quân phía Đông đặt trụ sở tại VISAKHAPATNAM, ANDHRAPRADESH. Đây cũng là căn cứ của lực lượng tàu ngầm của Ấn Độ được xây dựng vào năm 2001 tại Port Blair, đảo Andaman và Nicobar.
Ngoại trưởng Hillary Clinton đã phát biểu trong chuyến thăm viếng thành phố cảng CHENNAI của Ấn Độ vào 20/7/ 2011: “Ấn Độ có tiềm năng để định hình tương lai của Châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi rất khuyến khích và rất hoan nghinh Ấn Độ nên tiếp tục tiến về phía Đông tham gia và giải quyết các vấn đề ở phía Đông. Đây là thời điểm để Ấn Độ nắm bắt cơ hội trở thành nhà lãnh đạo Châu Á trong tương lai,” Bà Clinton nhấn mạnh. “Ấn độ nên đóng vai trò như là một đồng minh của Mỹ trong các diễn đàn khu vực như Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN, Hiệp Hội Thượng Đỉnh Đông Á.”
Ngoài những đồng minh trong khu vực Đông Nam Á là ASEAN và Bắc Á Châu gồm Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan. Hoa Kỳ muốn tăng cường quan hệ quân sự với Ấn Độ nhằm tạo thêm áp lực từ phía Tây và phía Nam của Trung Cộng.
VI. THẾ ĐỨNG CỦA VN TRONG THẾ CHÂN VẠC MỸ- NGA – HOA:
Mới đây nhất, Tướng Nguyễn Chí Vịnh trong chuyến thăm viếng Bắc Kinh tuyên bố: “Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển.” Nguyễn Chí Vịnh nghĩ sao về hành động côn đồ của Trung Cộng:
• Bọn côn đồ Bắc Kinh đã nhiều lần đem tàu chiến đụng chìm tàu đánh cá của ngư phủ VN hoặc bắt tàu và ngư dân đòi tiền chuộc như bọn hải tặc Somalia. Họ giành quyền khai thác tất cả tài nguyên vùng biển nầy và gây áp lực buộc các công ty khai thác dầu hợp tác với VN trên biển Đông phải rút lui. Theo thống kê chính xác từ năm 2009 đến 2010, Trung Cộng đã bắt giữ 36 tàu đánh cá và 473 ngư phủ VN, tịch thu hết tàu, ngư cụ và hải sản mà còn bắt ngư dân đòi tiền chuộc.
• Hàng năm, Trung Cộng đã ngang nhiên ra lệnh cấm ngư dân VN đánh cá ngay trên cả vùng biển thuộc chủ quyền của VN trên biển Đông trên một khu vưc rộng tới 128.000 km2. “Sự cố” mới nhất, Trung Cộng ra lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực nầy có hiệu lực từ ngày 16/5/ 2012 đến ngày 1/8/ 2012. Vì vậy, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lương Thanh Nghị khẳng định việc Trung Cộng ngang ngược đơn phương ra lệnh cấm bắt cá hải sản ở biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam…
• Hành động ngang ngược, côn đồ, ức hiếp Việt Nam được Nhật Bản đánh giá là Trung Cộng đi quá đà ở Biển Đông khi Trung Cộng ngang nhiên mời thầu 9 LÔ DẦU KHÍ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Cộng lại đưa tin nầy ngay trước ngày lễ Khai mạc HỘI NGHỊ KHU VỰC ASEAN.
Theo Hiến Pháp, Hoa Kỳ không được phép liên minh với những nước theo chủ nghĩa Cộng Sản độc tài, đảng trị, không có Tự Do – Dân Chủ, không tôn trọng Nhân Quyền, đàn áp đối lập, đàn áp tôn giáo, tù đày giới trí thức yêu nước… Vì vậy, Hoa Kỳ nhường sân chơi Việt Nam cho con gấu Nga và con voi Ấn Độ trực tiếp giúp Việt Nam để giải tỏa áp lực của Trung Cộng ở biển Đông và Hải quân Hoa Kỳ chỉ xuất hiện trong trường hợp cần thiết, điển hình vừa mới xảy ra tại Biển Đông:
Giữa tháng 8/2011, hầu hết báo chí của người Việt hải ngoại loan tin: Trung Cộng đang áp sát biên giới Việt – Trung dự tính tấn công Việt Nam. Kế hoạch khởi đầu Không quân Trung Cộng sẽ dội bom liên tục 72 giờ tại Hà Nội, Sài Gòn và một số thành phố lớn và sau đó Trung Cộng sẽ mở mặt trận tấn công quy mô với ít nhất 5 quân đoàn 13, 14, 20, 41, 54 phối hợp với 01 quân đoàn xe tăng và quân đoàn Nhảy dù sẽ chiếm Trung Bộ Việt Nam, cắt đôi Việt Nam. Đồng thời Hải quân thuộc Hạm đội Biển Đông và sư đoàn tăng lội nước thuộc Quân khu Nam Kinh đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ, phối hợp với bộ binh bao vây Thủ đô Hà Nội. Và nếu không có sự xuất hiện cùng một lúc của 02 hàng không mẫu hạm USS George Washington và USS Ronald Reagan tại Biển Đông đã khiến cho kế hoạch tấn công Việt Nam của Trung Cộng phải bị trì hoãn?
Theo cách nhìn của tôi đây, chỉ là MẶT TRẬN GIẢ nhằm gây sức ép lên bọn lãnh đạo CS Hà Nội để dập tắt các cuộc biểu tình tự phát của người Việt yêu nước chống bọn cướp nước Trung Cộng. Bọn Trung Nam Hải sẽ không dùng chiêu “NÉM CHUỘT SẼ VỠ ĐỒ”, làm sứt mẻ thêm sách lược liên minh giai đoạn với Nga tại Châu Á – Thái Bình Dương. Bản chất tráo trở, lật lọng của bọn Bắc Kinh, những suy nghĩ và hành động của họ không bao giờ đi đôi với nhau, đã làm cho giới lãnh đạo điện Kremlin thức tỉnh, khi Trung Cộng đang lừng lững tiến vào sau sân của mình.
Những dữ kiện gần đây đáng chú ý là công ty Zvezdochka, Nga vừa hội đàm với phía Việt Nam về việc xây dựng lại nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh vào tháng 4/2011. Tổng giám đốc công ty nầy là Vladimir Nikitin và phía Việt Nam đã ký kết bản dự thảo về việc chuyển giao các phụ tùng thay thế cho tàu chiến của Hải quân VN. Công ty Zvezdochka là công ty chuyên về đóng tàu mới, sửa chữa tàu biển và nâng cấp tàu ngầm nguyên tử có trụ sở tại vùng Arkhangelsk thuộc Liên bang Nga. Trong thương vụ mua sắm vũ khí Nga của Việt Nam gồm có: 6 tàu ngầm diesel – điện lớp kilo, 20 tiềm kích SU-30MK2 và các tàu tuần tra lớp Projekt 10412 Svetlyak phải cần đến cảng Cam Ranh để huấn luyện và bảo trì.
Ngày 26/7/2011, ông Alexander Formin – Phó trưởng ban về Hợp tác Quốc Phòng Nga – khẳng định, Nga sẽ không điều chỉnh kế hoạch hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam trong năm 2011 và Việt Nam sẽ là đối tác kỹ thuật – quân sự chính của Nga.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Putin tại khu tại khu nghĩ mát Sochi, trên bờ Hắc Hải ngày thứ sáu 27/ 7/2012, chủ tịch nước Trương Tấn Sang hứa: “Việt Nam dành cho Nga những ưu tiên cần thiết nhất định trong việc hưởng các dịch vụ hậu cần tại cảng Cam Ranh.” Nhưng, ông Trương Tấn Sang không nói rõ các ưu tiên này là gì. Vậy hãy chờ xem các “đỉnh cao trí tuệ” của quí vị lãnh đạo Hà Nội “động não” vấn đề nầy tới đâu?
VII. KẾT LUẬN:
Việt Nam nên học bài học Liên minh của Ấn Độ để chống Trung Cộng. Hù dọa Việt Nam là sách lược sở trường của Trung Cộng và đây không phải là lần đầu tiên. Lần nầy, bọn Bắc Kinh lập MẶT TRẬN GIẢ để hù dọa và gây áp lực lên bọn Lãnh đạo CS Hà Nội nhằm dập tắt các cuộc biểu tình chống Trung Cộng tự phát của người Việt Nam yêu nước. Hãy nhìn thái độ hung hăng của tên trung úy CA Nguyễn Mạnh Tường khi lao vào đánh dập anh Vũ Quốc Ngữ về tội dám đi biểu tình chống Trung Quốc. Hắn tát liên tiếp lên hai mang tai nạn nhân và mắng: “Chúng mầy biểu tình gây rối, kích động Trung Quốc đánh Việt Nam, làm hại đến gia đình tao, vợ con tao.” Nói rồi hắn lại đấm, lại tát nạn nhân một cách dã man. Tên trung úy CA Nguyễn Mạnh Tường là phản ảnh TINH THẦN CHỦ BẠI của bọn cộng sản Hà Nội.
Cả Hoa Kỳ và Nga đều tuyên bố: “KHÔNG ĐỨNG VỀ PHE NÀO Ở BIỂN ĐÔNG”. Những lời tiên bố nầy, theo cách suy nghĩ của tôi: “ Chiến tranh giữa Trung Cộng – Hoa kỳ & Đồng minh Ấn, Nhật, Úc, Nam Hàn và các quốc gia vùng Đông Nam Á khó có thể xảy, một khi THẾ CHÂN VẠC tại CHÂU Á – TBD : Hoa Kỳ – Nga – Hoa được thành hình tại khu vực địa chiến lược nầy.
Ấn Độ đã nắm vững nguyên tắc của luật chơi quyền lực nầy. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn AK Antony phát biểu: “Tàu chiến Ấn Độ sẽ tiếp tục hoạt động tại biển Đông và bảo vệ các lợi ích của Ấn Độ tại đây, bất chấp việc Trung Cộng tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực trong đó có Việt Nam.”
Ấn Độ đã xác định rõ ràng quan điểm: lô dầu khí 128 nằm trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam và Việt Nam có đủ chủ quyền sở hữu, ký khế ước trao việc khai thác dầu cho Ấn Độ và dàn khoan của Ấn Độ sẽ được bảo vệ trước bất kỳ sự gây hấn nào. Thái độ nhập cuộc của Ấn Độ đầy thách thức với Trung Cộng, cho biết Ấn Độ sẵn sàng chấp nhận một cuộc chạm trán võ trang với Trung Cộng trên biển lẫn trên bộ.
Theo tờ Indian Express cho biết: quân đội Ấn Độ đã bố trí 3 trung đoàn tên lửa hành trình siêu âm Brahmos dọc biên giới Ấn – Trung và vừa mới tăng cường thêm một trung đoàn tên lửa Brahmos ở bang Arunachal Pradesh nhằm răn đe Trung Cộng, làm cái đường LƯỠI BÒ tham vọng của bọn côn đồ Bắc Kinh thun lại bằng cái LƯỠI THỎ…
Ngoài hậu thuẫn công khai của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ và Nhật Bản còn có những quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ ở vùng biển Đông như Phi Luật Tân, Nam Dương, Thái Lan, Mã Lai, Úc… Bắc Kinh không còn cách chi đuổi hảng ONGC ra khỏi giếng dầu128 và nó sẽ tạo tiền lệ cho các công ty dầu hỏa khác lần lượt trở lại biển Đông, ký khế ước với Việt Nam để khai thác dầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hà Nội phải nhanh chóng chụp lấy cơ hội nầy, noi gương của Miến Điện đẩy mạnh tiến trình DÂN CHỦ HÓA đã trả tự do cho hàng ngàn tù nhân lương tâm và cho phép bà Aung San Suu Kyi, một chánh trị gia đối lập nổi tiếng, ra ứng cử để cùng nhau xây dựng đất nước Miến Điện trở nên giàu mạnh. Đó là con đường duy nhất mà VNCS phải đi theo; ngoài ra, không còn con đường nào khác và đó cũng là điều kiện ắt có và đủ để Việt Nam có thể liên minh với Hoa Kỳ, tranh thủ viện trợ và mua vũ khí tối tân để canh tân quân đội, sát cánh cùng quốc gia vùng Đông Nam Á Châu chống lại CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CÔN ĐỒ của bọn RỢ ĐẠI HÁN.
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
Theo tạp chí Globalfire Power đã công bố bảng xếp hạng 3 siêu cường đứng đầu “top 10” của năm 2011 gồm có: Hoa Kỳ – Nga – Trung Cộng là ba quốc gia có sức mạnh quân sự hùng mạnh nhất thế giới hiện nay. Tham vọng của Trung Cộng là từ đây đến năm 2025, hải quân Trung Cộng chỉ có thể làm bá chủ Châu Á – TBD với điều kiện duy nhất là phải quét sạch hải quân Hoa Kỳ ra khỏi Thái Bình Dương. Nhưng, những đồng minh của Mỹ như Nhật, Ấn, Hàn, Úc, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai… không phải dễ dàng khuất phục đừng nói chi tới Hải quân Hoa Kỳ.Giáo sư JAMES HOLMES – Trường Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ – cho rằng thắng lợi sẽ thuộc về Tokyo nếu có trận hải chiến giữa Nhật – Trung xảy ra. Theo tạp chí Foreign Policy, ông Holmes nhận định về số lượng tàu chiến của Nhật không bằng Trung Cộng. Nhưng, phẩm chất số tàu chiến thuộc Lực lượng Phòng Vệ Nhật (JMSDF) vượt hẳn đối thủ:
• Chẳng hạn tàu khu trục của Nhật đều được trang bị hệ thống tên lửa tối tân Aegis cùng hệ thống radar như các tàu chiến hàng đầu của hải quân Hoa Kỳ.• JMSDF là lực lượng tích lũy nhiều kinh nghiệm tác chiến từ Thế chiến II và liên tiếp tập trận liên tục với Hải quân Mỹ.• Theo tiến sĩ SUBHASH KAPILA cho rằng chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân Nhật rất cao. Ông đánh giá JMSDF là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất Á Châu.• Theo tạp chí LE NOUVEL OBSEVATEUR viết: “Mặc dù Trung Cộng là cường quốc quân sự thứ 2 trên thế giới; song QĐND Trung Quốc ô hợp, tham nhũng nhất, vô kỷ luật nhất và thiếu kinh nghiệm tác nhất,” tờ Le Nouvel Obsevateur trích lời của một quan chức ngoại giao TC, nói. “Chưa có một quân đội nào trên Thế giới sở hữu nhiều xe hơi hạng sang như thế từ Porsche, siêu xe V8…đều sử dụng cho các mục đích riêng tư.” • Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định rằng: nạn mua quan, bán chức trong QĐNDTQ rất phổ biến có thể leo lên đến cấp SƯ ĐOÀN và các loại quân hàm được ngã giá mua bán lên cả tới CẤP TƯỚNG. Chính điều nầy đã làm QĐNDTQ kém phẩm chất và gây bất mãn làm suy yếu tinh thần đồng đội…”
Bọn Bắc Kinh thừa biết rằng, gây chiến tranh với Nhật chưa chắc đã tranh thắng thì bao giờ mới đủ khả năng quét sạch Hải quân Hoa Kỳ ra khỏi Châu Á – TBD? Vì vậy, bằng mọi giá Bắc Kinh phải lôi kéo Nga vào trong quỷ đạo của mình để tìm cách đối trọng sức mạnh của Hoa Kỳ và những đồng minh truyền thống tại Châu Á-TBD.
Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Nga SERGEI LAVROV vừa thực hiện chuyến công du đến các quốc gia thuộc Châu Á – Thái Bình Dương trong 6 ngày trong tháng 2/ 2012 qua Nhật, Brunei, New Zealand, Autralia và Cộng hào Fiji. Trong dịp nầy, ông Sergei Lavrov đã trả lời báo Izvestia biết trọng tâm của chuyến đi nầy là củng cố vai trò của Nga là yếu tố ổn định ở Châu Á – TBD trong cuộc xung đột tranh giành quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Nga muốn giữ vị thế của mình là yếu tố ổn định trong khu vực để thành lập thế chân vạc tại Châu Á – Thái Bình Dương. Cả Hoa Kỳ và Trung Cộng đều muốn lôi kéo Nga vào trong quỹ đạo của mình thì cán cân quyền lực tại Châu Á-TBD sẽ thay đổi.
I. PHÂN TÁCH LIÊN MINH NGA – TRUNG CỘNG BỀN VỮNG HAY RẠN NỨT?
Trong mối quan hệ giữa Nga – Trung là đồng minh hay kẻ thù tiềm năng? Mối quan hệ Nga – Trung Cộng có một lịch sử khá lâu dài với rất nhiều những thăng trầm. Trung Cộng từng là đồng minh gắn bó của Đệ Tam QTCS do Liên Xô lãnh đạo trước đây, rồi lại xung đột võ trang ở vùng biên giới Trung – Xô có chung chiều dài khoảng 4.300 km vào năm 1969, khi Hồng quân Trung Cộng xua quân chiếm vùng sông AMUR của Liên Xô mà Trung Cộng cho là vùng đất nầy thuộc chủ quyền của họ. Quân đội Xô Viết phải dùng đến hỏa tiễn, phi pháo để đẩy lui Hồng Quân Trung Cộng về phía bên kia biên giới.
1/. ĐỒNG MINH TRONG NHIỀU VẤN ĐỀ:
Đối với các vấn đề quốc tế gần đây, Nga & Trung Cộng đều có chung một hướng nhìn. Đơn cử như vấn đề xung đột tại Libya, Syria. Vì lợi ích chung, cả Nga và Trung Cộng đều có chung một tiếng nói. Hợp tác trong lãnh vực kinh tế, quân sự giữa hai bên đang diễn ra khá tốt đẹp. Hai bên cùng cảm thấy cùng có chung một mối đe dọa đến từ lá chắn tên lửa của Mỹ đã diễn ra tại Đông Âu và đang thành hình tại Châu Á đe dọa an ninh trực tiếp đến Trung Cộng.
Lá chắn tên lửa này là một mối đe dọa đối với các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga và Trung Cộng. Mối quan tâm đến một cuộc chiến tranh chớp nhoáng toàn cầu, đến từ các hệ thống vũ khí chiến lược phi hạt nhân được Mỹ triển khai trong không gian.
Nga – Trung có chung suy nghĩ về vấn đề Afghanistan, mối lo ngại tình trạng bất ổn ngày một lan rộng trong khu vực và chống lại những áp lực ngày càng gia tăng của phương Tây lên Iran. Tuy nhiên, mối quan hệ nầy tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến công nghệ quốc phòng, đặc biệt là vấn đề di dân và lấn chiếm biên giới phía Đông của Trung Cộng.
2/. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC?
Sau khi Đế quốc Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới bị đảo lộn hoàn toàn, Hoa Kỳ và phương Tây gần như thống trị thế giới và có khả năng tiến hành các cuộc chiến tranh ở bất cứ nơi nào họ thấy cần thiết. Nền kinh tế Nga chìm sâu trong khủng khoảng và suy thoái trầm trọng. Nga mất dần ảnh hưởng của mình trên thế giới. Trong khi đó, Trung Cộng đã phất lên thần kỳ về kinh tế cho phép Bắc Kinh đầu tư mạnh mẽ vào quốc phòng và trở thành một thế lực mới trên thế giới.
Tuy nhiên, Trung Cộng tỏ ra quá yếu và đơn độc trong cuộc chiến chống lại sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ và phương Tây. Nếu Trung Cộng liên minh chặt chẽ với Nga có thể tạo ra một trung tâm quyền lực mới cân bằng với Hoa Kỳ và phương Tây, đưa trật tự thế giới trở lại thời kỳ có sự hiện diện của Đế quốc Liên Xô trước đây.
Nga đã từng là một nửa thế giới, dù có những suy thoái về kinh tế do sự sụp đổ của Đế quốc Liên Xô, song Nga vẫn còn là một cường quốc quân sự thuộc loại hàng đầu chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Trong khi đó, Trung Cộng là một “ĐẾ QUỐC DẬY NON” với quá nhiều tham vọng, nếu liên minh được với Nga, Bắc Kinh có thể định hình trật tự thế giới mới nói chung và Châu Á – TBD nói riêng. Hoa Kỳ và phương Tây sẽ không còn giữ vai trò chủ động trong các vấn đề quốc tế, trang phân tích tiếng Nga “Top War” bình luận.
3/. HIỂM HỌA TIỀM TÀNG ĐẾN VỚI NGA TỪ TRUNG CỘNG:
Nếu nhìn góc độ như vậy, có thể đánh giá Nga – Trung sẽ là đồng minh bền vững trong tương lai. Nhưng, sự lớn mạnh của Trung Cộng lại đang trở thành một mối đe dọa lớn cho nước Nga. Trong mối quan hệ Nga – Trung hay Liên Xô trước đây được ví như đàn anh, hướng dẫn nền công nghiệp quốc phòng Trung Cộng phát triển. Song, Trung Cộng vẫn sẵn sàng sử dụng vũ lực chống lại Nga trong vấn đề di dân và tranh chấp lãnh thổ vùng biên giới Nga – Trung. Bản chất lừa thầy phản bạn và ăn cháo đá bát là bản chất trước sau không thay đổi của bọn Bắc Kinh.
Đến thời gian gần đây, hợp tác quân sự Nga – Trung như đối tác chiến lược nhằm xây dựng một liên minh sẵn sàng chia sẻ các công nghệ quốc phòng tối tân cho Bắc Kinh như cấp giấy phép sản xuất tiêm kích SU-27 cho Trung Cộng. Tuy nhiên, sau khi học hỏi được các kinh nghiệm, Trung Cộng sao chép thành sản phẩm nội địa J-11B, sự kiện nầy gây cho Nga tổn thất rất nhiều về kinh tế và công nghệ. Chưa dừng lại đó, Trung Cộng sao chép tất cả các hệ thống vũ khí của Nga, bất chấp Nga có đồng ý hay không. Giới quân sự Nga báo động việc bán các kỹ thuật công nghệ quốc phòng cao cấp cho Trung Cộng. Các nhà sản xuất phi cơ chiến đấu của Nga đã từng cảnh báo về hiểm họa bán động cơ phản lực cho Trung Cộng.
Trung Cộng đã và đang xây dựng được một hệ thống quân sự hùng mạnh, có thể vượt trên cả Nga trong một thập niên nữa. Đến bây giờ, Trung Cộng gần như chủ động được việc chế tạo tất cả vũ khí, hỏa tiễn… ngoại trừ động cơ phản lực; vì vậy, Trung Cộng đang còn cần duy trì quan hệ tốt đẹp với Nga trong thời gian nầy.
Nhiều nhận xét về mối quan hệ Nga – Trung hiện nay là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Nga cần tiền từ việc bán vũ khí cho Trung Cộng để tái thiết đất nước, bất chấp những hiểm họa có thể xảy ra do việc rò rỉ công nghệ quốc phòng. Bắc Kinh cần kỹ thuật công nghệ quốc phòng từ Nga để phát triển và hoàn chỉnh công nghệ quốc phòng nội địa.
Nền kinh tế Trung Cộng ngày càng tăng trưởng cùng lúc với áp lực về dân số, năng lượng, an sinh xã hội, ngày càng đè nặng lên quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Khu vực biên giới giữa Nga và Trung tại vùng Viễn Đông đang chịu sức ép khủng khiếp về số người Hoa di dân. Dọc theo đường biên giới Nga – Trung có hơn 200 triệu người Hoa sinh sống. Trong khi đó, số người Nga đang sinh sống tại vùng Viễn Đông bao la chỉ có 5 triệu người. Vùng nầy có rất nhiều tài nguyên là miền đất hứa đối với người Hoa. Một số nhà phân tích Nga cảnh báo, Trung Cộng đang theo đuổi kế hoạch nuốt chửng toàn bộ vùng Viễn Đông của Nga.
Giới phân tích chánh trị Nga nhận định, mối hiểm họa DIỆT CHỦNG & ĐỒNG HÓA đến từ chính sách di dân của Trung Cộng đang nỗ lực thực hiện tại Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông nguy hiểm hơn cách đàn áp bằng bạo lực. Nhưng, chánh quyền Nga vẫn chưa có một chánh sách nào rõ rệt đối với vùng đất rộng lớn và thưa dân nầy; nếu như, chính quyền Nga quan tâm đến việc điều chỉnh dân số tại đây, mối đe dọa nầy chỉ giảm đi phần nào mà thôi.
Tham vọng của Trung Cộng đối với vùng lãnh thổ trên sườn phía Bắc nước Tàu, Mao đã từng thố lộ điều nầy vào năm 1964: “Khu vực phía Đông của hồ BAIKAL là của chúng ta, nó đã trở thành lãnh thổ của Nga khoảng một thế kỷ trước đây, kể từ đó vùng đất VLADIVOSTOK, KHABAROVSK, KAMCHATKA và một số khu vực khác thuộc về lãnh thổ của Liên Xô.”
Đến năm 1973, Mao kéo dài danh sách các vùng lãnh thổ của Trung Hoa bị Moscow cưỡng chiếm. Mao có lần than phiền với Henry Kissinger: “Liên bang Xô Viết đã xẻo bớt của Trung Cộng 1.500.000 km2.” Trong năm 1960 và 1970, Đảng CSTQ đã tuyên bố nhiều phần đất của KAZAKHSTAN, TAJIKISTAN và KYRGYZSTAN ngày nay là những bộ phận thuộc về lãnh thổ của Trung Cộng. Tham vọng của Bắc Kinh, nếu Nga tiếp tục kiểm soát lỏng lẻo vùng Viễn Đông để người Hoa tự do qua lại biên giới buôn bán và sinh sống. Bắc Kinh có thể đưa ra chứng cứ ngụy tạo về chủ quyền đối với một phần lãnh thổ của SIBERIA & Viễn Đông như chúng đã làm tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đặng Tiểu Bình cũng khẳng định rằng, vùng đất Vladivostok và Khabarovsk vẫn là của Trung Cộng. Hơn thế nữa, họ ngụy tao nhiều bằng cớ “Nhân chủng Học” để chứng minh rằng những bộ lạc Trung Hoa có mặt rất lâu trước khi người Nga tới vùng nầy. Sự di dân của người Hoa qua đường biên giới vẫn là nỗi ám ảnh của người dân Nga bản địa.
Kremlin vẫn muốn tìm kiếm sự liên minh bền vững với Bắc kinh để đối trọng lại với Washington và phương Tây. Tuy nhiên, Bắc Kinh nói một đường làm một nẻo, nghĩ và hành động không giống như Nga; vì vậy, ranh giới đồng minh hay kẻ thù trong mối quan hệ Nga – Trung Cộng xem ra khá mong manh. Nga sẽ ngã về Hoa Kỳ và phương Tây nếu cảm thấy mối đe dọa từ Trung Cộng quá lớn.
Giới chuyên gia Nga đặc biệt quan tâm tới tham vọng của Trung Cộng đối với miền Viễn Đông của Nga là VLADIVOSTOK & KHABAROVSK, một nơi đất rộng người thưa, nhưng có nhiều tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, quặng mỏ…
Trung tâm nghiên cứu Carnegie ở Moscow cho biết: vào năm 1997 chỉ có khoảng 250.000 người Hoa tại vùng Viễn Đông. Hiện nay đã lên tới 5 triệu người. Do chính quyền Nga không làm thống kê nên khó biết con số chính xác. Theo dự đoán, mỗi năm có khoảng 200.000 đến 300.000 người Hoa vượt biên giới sang bám trụ sinh sống. Toàn miền Viễn Đông chỉ có 7,4 triệu dân Nga, còn miền Đông Bắc Hoa Lục lại có hơn 70 triệu người Hoa, việc nầy đã gây căm phẫn cho dân Nga bản địa.
Ông Sergei Pushkarev – Phụ trách cơ quan di trú của tỉnh Primorye (giáp ranh với Khabarovsk) – cay đắng nói. “Nếu người Hoa muốn chiếm Primorye, họ đủ khả năng tràn sang định cư trong vòng 2 giờ đồng hồ mà chúng ta không thể quay lại thời của bức màn sắt.”
4/. Ý ĐỒ CỦA BẮC KINH ĐẰNG SAU NHỮNG HỢP ĐỒNG BÉO BỞ VỚI NGA:
Bọn lãnh đạo Bắc Kinh nắm được nhược điểm của Nga trên đà suy tàn thời hậu Đế quốc Liên Xô, đang rất cần tiền để tái thiết đất nước. Nhưng, sức mạnh quân sự của Nga chỉ đứng sau Hoa Kỳ; vì vậy, Trung Cộng đang tranh thủ đưa ra những hợp đồng béo bở để khai thác kỹ nghệ quốc phòng của Nga rồi sẵn sàng trở mặt với Nga như:
• Sau khi sao chép khá thành công tiêm kích SU-27 của Nga thành J-11B, Trung Cộng đang nỗ lực sao chép động cơ AL-31 của Nga thành loại động cơ bản địa. Tuy nhiên, công việc sao chép và sản xuất một mẫu động cơ phản lực nội địa đang gặp nhiều khó khăn.
• Các mẫu động cơ nội địa như WS-10, WS-10A và gần đây nhất là WS-10G không đạt được tiêu chuẩn an toàn về lực đẩy, độ an toàn, độ bền giữa hai lần bảo dưỡng như động cơ của Nga. Một số động cơ WS-10 đã được lắp trên tiêm kích J-10 không đáng tin cậy. Việc sử động cơ nầy gây nguy hiểm trong điều kiện không chiến ở tốc độ cao. Còn mẫu động cơ WS-10A do Trung Cộng sản xuất hoàn toàn chưa đủ tiêu chuẩn để thay thế động cơ nhập cảng từ Nga.
• Hiện tại NPO Saturn là nhà thầu cung cấp động cơ phản lực lớn nhất cho Trung Cộng. Việc sản xuất các tiêm kích J-10 hay J-11B đều phải hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn động cơ của Nga. Từ năm 2003 đến nay, Trung Cộng đã ký hợp đồng mua đến 399 động cơ AL-31FN từ Nga nâng tổng số trị giá 1,62 tỷ USD.
• Trước đây, Trung Cộng từng sao chép MIG-23 và F-111 để tạo ra sản phẩm riêng mang tên Q-6, nhưng do trình độ kỹ thuật sao chép quá kém khiến dự án thất bại, nó chỉ sản xuất được “hàng mã”, đó là những nguyên nhân đã bức tử Q-6. Các loại máy bay tiêm kích đánh chặn J-5 (sao chép MIG-17), J-6 (sao chép MIG-19), J-17 (sao chép MIG-21) và J-8 thiếu khả năng cường kích. Máy bay ném bom H-5 (sao chép II-28) và H-6 (sao chép Tu-16) có tốc độ thấp, không đủ khả năng phòng vệ.
• Đường ống dẫn dầu đầu tiên liên kết nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới của nước Nga và với nhà tiêu thụ lớn nhất thế giới là Trung Cộng đã bắt đầu hoạt động vào tháng 1/ 2011. Đường ống dẫn dầu chạy giữa phía Tây SIBERIA và thành phố miền Trung Cộng là Đại Khánh. Nga dự kiến mỗi năm sẽ xuất cảng 15 triệu tấn dầu với công xuất 300.000 thùng/ngày, dự án trị giá 25 tỉ USD.
• Giai đoạn II: việc xây dựng đường ống dẫn dầu sẽ dự kiến hoàn tất vào năm 2014. Khi đó, tổng số chiều dài của đường ống dẫn dầu sẽ vươn ra dài 4.700 km. Như vậy, Nga đã vượt qua Ả Rập Saudi là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới trong năm 2009.
• Đang hoàn thành hệ thống ống dẫn dầu từ thị trấn SKOVORODINO ở phía Đông SIBERIA tới DAQING ở phía Đông Bắc tỉnh Heilongjiang của Trung Cộng. Nga cùng với Arab Saudi và Angola trở thành 3 nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của Trung Cộng.
• Theo sự thỏa thuận khổng lồ về khí đốt, Trung Cộng sẽ mua khoảng 1.000 tỷ USD khí đốt từ Siberia của Nga trong vòng 30 năm, bắt đầu vào năm 2015. Số lượng khí đốt nầy tương đương với gần một nửa số khí đốt hàng năm mà Nga bán cho châu Âu và mức tiêu thụ nầy có thể ngang ngửa với mức tiêu thụ của toàn châu Âu vào năm 2035.
Nhưng, thực tế không phải như vậy; mặc dù, chia sẻ đường biên giới dài trên 4. 000 km với Nga, Trung Cộng lại ngày càng nhập cảng dầu khí của Nga ít đi. Theo báo cáo cho biết: nhà thầu cung cấp dầu khí lớn nhất cho họ là Arab Saudi, Angola, Oman và đặc biệt là Iran được tăng cường quan hệ không chỉ có nhu cầu năng lượng mà mang ý nghĩa chánh trị.
Sự kiện vừa mới xảy ra, chuyên gia quân sự tên Xiaozhuo Zhao thuộc Học viện Khoa Học Quân Sự Trung Cộng lên tiếng tuyên bố: “Trung Cộng không cần đến máy bay phản lực Su-35 vì không đáp ứng được các điều kiện mà Trung Cộng đưa ra; bởi lẽ, 90% thiết bị của Su-35 Trung Cộng đã phát triển được và hủy bỏ thương vụ mua 48 Su-35 trị giá 4 tỷ USD.”
Trong quan hệ với Nga, Bắc Kinh chỉ muốn Nga bảo đảm sự ổn định vùng biên giới phía Đông và giúp hiện đại hóa quân đội Trung Cộng. Bắc Kinh không bao giờ muốn NGA CAN DỰ VÀO BIỂN ĐÔNG và lại càng không muốn Nga trở nên hùng mạnh như thời Đế quốc Liên Xô sẽ gây khó khăn và trở ngại cho chiến lược “Đông – Tiến” của Bắc Kinh trong tương lai.
5/. TRUNG CỘNG BÀNH TRƯỚNG VÀO SÂN SAU CỦA NGA:
Trong lúc Nga choáng ngộp về những hợp đồng thương mại béo bở từ Trung Cộng và xem Trung Cộng trở thành đối tác thương mại chiến lược của Nga. Bắc Kinh không dấu diếm tham vọng bành trương thế lực vào những vùng đất thuộc Liên Xô cũ và công khai cạnh tranh với Nga trong tư cách là một nước đầu tư lớn nhất và bạn hàng buôn bán nhiều nhất ở các quốc gia từng là những nước cộng hòa trong Liên Bang Xô Viết cũ:
BELARUS: Đang kiệt quệ về tài chánh, không trả được hóa đơn tiền điện, Moscow không cung cấp điện cho họ nữa. Chiến lược của Moscow đang tạo áp lực để cho Minsk phải bán các công ty quốc doanh cho Nga với giá rẻ mạt. Công ty trong tầm ngắm là Belaruskali, một công ty của thế giới sản xuất potass. Nếu Nga mua được công ty nầy, Nga sẽ kiểm soát được một nửa sản lượng loại phân bón nầy, một sản phẩm có tính cách sinh tử vào một thời điểm mà nạn thiếu lương thực đang đe dọa toàn thế giới. Nhưng, bất ngờ lại có kẻ khác chen vào. Hiện giờ, Minsk đang thương thảo để bán một phần công ty Belaruskali cho các công ty quốc doanh Trung Cộng. Trong năm 2010, Trung Cộng đã mở rộng tiền tài trợ tín dụng tới 1 tỷ USD cho một loạt các dự án tại Belarus.
Ông Konstamtin von Eggert – Chính trị gia của Nga – nói rằng: “Người Nga không mấy hài lòng về sự kiện đó, nhưng họ phải im miệng, vì họ chẳng làm gì được. Nước Nga đang mất dần thế đứng tại những nước cộng hòa thuộc Liên Bang Xô Viết cũ thời hậu Xô Viết.” Belarus chỉ là biên giới mới nhất của những đầu tư Trung Cộng trong 14 nước Cộng Hòa Xô Viết cũ một thời là những thuộc địa kinh tế của Xô Viết. Đối với Trung Cộng, Trung Á là một vùng đất lý tưởng gần với Hoa Lục để Trung Cộng để xây dựng một nước Tàu ngoài nước Tàu nhằm giải quyết nạn nhân mãn.
UKRAINA: Trong tháng 6/ 2011, Hồ Cẩm Đào thăm Ukraina, một nước láng giềng mà từ lâu được dân Nga gọi là Malaya Rossiya (Tiểu Nga). Tại Kyiv, Hồ Cẩm Đào và ông Viktor Yanukovych, người lãnh đạo Ukraina, chứng kiến việc ký kết những thỏa ước doanh thương trị giá 3,5 tỷ USD.
KAZAKHSTAN: Trong chuyến đi nầy, Hồ Cẩm Đào đã ghé lại Kazakhstan. Chỉ mới 20 năm trước đây, ông Nursultan Nazarbayev, người đứng đầu nước CHXHCN Xô Viết đã tranh đấu để giữ Kazakhstan trong Liên Bang Xô Viết. Giờ thì tình thế đã đổi khác, ông Nazarbayev, hiện là Tổng thống Kazakhstan độc lập, đã cùng ký với Hồ Cẩm Đào một Hiệp định “Đối Tác Chiến Lược”. Hồ Cẩm Đào hứa tăng gấp đôi mậu dịch hai chiều trong vòng 4 năm tới và họ ký thỏa ước mới nhất để Trung Cộng đầu tư hàng tỷ USD vào Kazakhstan lần nầy để khai thác đồng.
KURKMENNISTAN: Nước láng giềng sát bên cạnh, Trung Cộng vừa mới mở rộng tín dụng trị giá 4 tỷ USD để tăng gấp đôi lượng khí đốt xuất cảng sang Hoa Lục. Như vậy, số lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ sẽ được chuyển về Hoa Lục, Trung Cộng đã đánh bạt Nga trong tư thế một nguồn mậu dịch và đầu tư lớn nhất tại 4 nước Cộng Hòa Xô Viết cũ vùng Trung Á. Việc trở cờ quay sang Trung Cộng quá nhanh khiến các nhà lãnh đạo Trung Á lo ngại về một phản ứng ngược. Mới đây, một tòa án Kzakhstan đã kết án tù dài hạn hai nhà địa chất về tội bán những bí mật về khoáng sản cho một điệp viên Trung Cộng.
Phản ứng của Nga là đang chuẩn bị Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Vladivostok sẽ diễn ra từ ngày 8 & 9/9/ 2012 để giải quyết nhiệm vụ phát triển nền kinh tế dựa trên nền công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu phục hồi nền kinh tế, nâng cao đời sống xã hội đặc biệt các nước láng giềng Kazakhstan & Belarus và vùng viễn đông Vladivostok & Khabarovsk.
II. PHÂN TÁCH MỐI QUAN HỆ NGA – MỸ:
Qua những dẫn chứng kể trên, Mạc Tư Khoa thấy rõ ý đồ của Bắc Kinh khó đoán trước và lo ngại về sự phát triển công nghệ quốc phòng của Bắc Kinh, gia tăng sức mạnh quân sự để bành trướng lãnh thổ, lấn chiếm vùng SIBERIA & VIỄN ĐÔNG chính điều nầy khiến dân Nga phẫn nộ và đang gây áp lực lớn lên chánh sách ngoại giao của những người lãnh đạo điện Kremlin.
Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự đối với Nga về khả năng tiềm tàng của Trung Cộng là mở rộng kho vũ khí hạt nhân nhằm cạnh tranh trực tiếp với Moscow, đây chính là yếu tố chi phối chánh sách ngoại giao của Nga. Trung Cộng đã tạo cơ hội cho Nga và Mỹ xích lại gần nhau để thành hình một liên minh Nga – Mỹ chống ảnh hưởng của Trung Cộng.
Sự xích lại gần nhau giữa Moscow và Washington cũng là sự mong muốn của khối ASEAN nhằm giải tỏa áp lực và ảnh hưởng của Trung Cộng tại Châu Á – TBD. Qua việc mở rộng Hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á trước đây, Ngoại trưởng Indonesia là Marty Natalegawa đã xác nhận mong muốn tăng cường quan hệ giữa Washington và Moscow trong bối cảnh ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Cộng ngày càng gia tăng trong khu vực; vì vậy, các nước Đông Nam Á cần phải tìm cách cân bằng thế lực đó, nếu không thì Trung Cộng sẽ giữ vai trò thống trị, tha hồ thao túng.
Tổng thống Dmitry Medvedev và Tổng thống Barack Obama đã mở đường cho sự phục hồi quan hệ song phương. Trong chuyến thăm viếng đầu tiên của TT Medvedev tới Hoa Kỳ, lên tiếng trong buổi hội đàm tại tòa Bạch Ốc vào ngày 24/6/ 2010, Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi đã thành công trong việc tái khởi động mối quan hệ!”:
• Cả hai lãnh tụ Mỹ – Nga nhấn mạnh đến việc hợp tác chống khủng bố và cam kết Mỹ sẽ phê chuẩn Hiệp ước mới về cắt giảm Vũ Khí Chiến Lược với Nga, gọi tắt là START.
• Hoa Kỳ nay ủng hộ Nga vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới – WTO.
• Moscow sẽ cho phép Hoa Kỳ xuất cảng thịt gà trở lại.
• Trước bất ổn sắc tộc tại Kyrgyzstan, Nga – Mỹ đã đồng ý viện trợ nhân đạo cho nước Cộng hòa vùng Trung Á nầy.
TT Obama nhận định: “Đất nước chúng ta sẽ ổn định hơn, thế giới an toàn hơn khi Hoa Kỳ và Nga tâm đầu ý hợp!”. Chuyến Mỹ du đầu tiên của TT Medvedev, chặng đầu tiên là thăm viếng siêu kỹ thuật Silicon Valley. Báo Russia Now đã tường thuật khi ông Medvedev đến San Francico để gặp các đại doanh gia kỹ nghệ Hoa Kỳ (with leading American entrepreneurs).
Trong bài tường trình từ Washington, thông tín viên dài VOA tên Andre de Nesnera đánh giá sự kiện nổi bật nhất trong năm 2010 là Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn Hiệp Ước mới về cắt giảm Vũ Khí Chiến Lược với Nga gọi là Hiệp Ước START Mới.
Theo ông Robert Legvold – Đại học Columbia – nói: “Yếu tố quan trọng nhất là Nga hậu thuẫn quá trình vận chuyển thiết bị tới Afghanistan. Trong quá khứ, Hoa Kỳ lệ thuộc hơn 2/3 vào các đường tiếp tế băng qua biên giới phía Tây của Pakistan và phải vượt đèo Khyber; như vậy, dễ bị tổn hại do các phần tử nổi dậy trong khu vực tấn công và cả chánh phủ Pakistan. Hậu thuẫn của Nga đã tạo điều kiện tốt cho quá trình chuyển vận các loại vũ khí cả trên không lẫn đường bộ là yếu tố quan trọng giúp giữ vững các nổ lực quân sự của Mỹ và Nato tại chiến trường Afghanistan.”
Các nhà lãnh đạo điện Kremlin không muốn Hoa Kỳ và các đồng minh Nato thất bại ở Afghanistan, do đó Nga giúp Hoa Kỳ là vì lợi ích của chính người Nga. Trước hết, Nga muốn Mỹ hủy bỏ chương trình phòng thủ tên lửa ở Trung Âu.
Một nhà phân tích tại Nga nói: “Kremlin muốn Washington thừa nhận rằng khu vực “hậu Soviet” đó là vùng Ukraina, vùng Caucasus và các nước Trung Á là khu vực sân sau của Nga, Hoa Kỳ phải hiểu rằng, họ là khách trong các khu vực nầy và người Nga là chủ nhà.” Nhưng, từ khi Trung Cộng bành trướng thế lực của họ vào sân sau của Nga đã làm cho cho các nhà lãnh đạo Nga thức tỉnh trước hiểm họa tiềm tàng đến với Nga từ Trung Cộng, chớ không phải Hoa Kỳ. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo điện Kremlin tin tưởng liên minh Nga – Mỹ hơn là liên minh với Trung Cộng, tên thực dân mới nham hiểm. Dù sao, chủng tộc Da Trắng La Mã, Hồng Mao Bắc Âu, Slav Nga La Tư, chủng tộc Aryans Đức đều phải đoàn kết lại với Uncle Sam để chống lại HIỂM HỌA DA VÀNG của nhân loại trong thế kỷ XXI. Điển hình là các cuộc tập trận quy mô giữa Nga – Mỹ và các đồng minh da trắng.
• Nhiều cuộc tập trận quy mô mang tên “Đại Bàng Cảnh Giác” với sự phối hợp giữa quân đội Hoa Kỳ tại căn cứ Không quân Elmendorf, tiểu bang Alaska và các căn cứ của Nga ở thành phố Khabarovsk ở Viễn Đông. Các cuộc tập trận nầy nằm trong một kế hoạch hành động nhằm cải thiện quan hệ hợp tác giữa các lực lượng Nga và Mỹ.
• Nga và Mỹ sẽ diễn tập an ninh hạt nhân mang tên Crimson Rider tại căn cứ Cam Guemsey, tiểu bang Wyoming của Mỹ nhằm vào hoạt động chống khổng bố và diễn tập các phương tiện vận chuyển đầu đạn hạt nhân.
• Đầu tháng 8/2011 tại vùng Viễn Đông, Nga đã diễn ra cuộc tập trận chung của Không quân ba nước Nga, Hoa Kỳ và Canada mang tên “Vigilant Eagle – 2011” nhằm phối hợp hành động chống lại các hành động khủng bố.
• Không quân Nga – Mỹ sẽ tập trận chung vào năm 2013, tướng Tư lệnh Không Quân Nga Aleksandre Zelin cho biết các phi công máy bay chiến đấu Nga lần đầu tiên sẽ bay đến Hoa Kỳ để tham gia tập trận chung với Không Quân Hoa Kỳ. Thời gian chính xác và số lượng phi cơ Nga tham dự chưa được tướng Zelin tiết lộ.
• Ngoài ra, Nga còn điều động khu trục hạm tập trận với NATO
• Đầu tháng 9/2011, Thủ tướng Vladimir Putin vui mừng thông báo về thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Exxon Mobil của Hoa Kỳ và Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Rosneft của Nga. Với sự thỏa thuận nầy, Exxon Mobil sẽ thăm dò nguồn dầu mỏ và khí đốt của Nga tại Bắc Cực và Biển Đen. Trong khi Rosneft có thể tham gia vào ít nhất 6 dự án thăm dò và khai thác của hảng Exxon Mobil tại Bắc Mỹ, trong số đó có các mỏ dầu ở vùng nước sâu trên vịnh Mexico, cũng như một số dự án đối tác của Mỹ tại một số nước khác. Thủ tướng Putin nhấn mạnh: “Tổng số tiền đầu tư của Nga và Mỹ có thể lên đến 500 tỷ USD.” Tổng thống Obama nhấn mạnh trong một buổi phỏng vấn với hảng tin Itar-Tass hồi đầu tháng 8/2011: “Chúng ta đạt được những bước ngoặc quan trọng trong nỗ lực tái khởi động quan hệ. Giờ là lúc chúng ta tiến lại gần nhau hơn nhờ hợp tác kinh tế.”
III. ĐẠI KẾ SÁCH Á CHÂU – TBD CỦA TỔNG THỐNG PUTIN:
Trước đây, điện Kremlin không quan tâm nhiều đến sự hội nhập với khu vực Đông Nam Á đầy năng động về mặt kinh tế mà chỉ chú trọng trong việc xung đột với Nhật và mâu thuẩn với Hoa Kỳ. Sự trỗi dậy của Trung Cộng làm Tổng thống Putin lo ngại, tìm sách lược hạn chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
Sau khi tuyên bố ra tranh cử Tổng thống lần thứ ba, ông Putin đã chọn Trung Cộng là điểm đến trong chuyến công du cuối cùng vào tháng 9/ 2011 vừa qua, “sự cố” nầy đã dấy lên sự hiểu lầm là Nga sẽ thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh. Nhưng trên thực tế, ông Putin không hề theo đuổi chính sách dựa dẫm vào Bắc Kinh để tồn tại trong suốt 2 nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Đằng sau những lời tuyên bố hoa mỹ mang tính cách ngoại giao, hoan nghinh sự trỗi dậy của Hoa Lục không phải là một sự đe dọa.
Tuy nhiên, theo Diplomat, những người lãnh đạo điện Kremlin đều rất lo ngại bị Trung Cộng trên bỏ rơi trên vũ đài chính trị thế giới; vì rằng, mọi xu hướng phát triển kinh tế, quân sự, chính trị… Bắc Kinh vì đều lợi ích của họ, chớ không đếm xỉa gì đến lợi ích của nước Nga. Trước đây, Trung Cộng từng là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, nhưng kể từ năm 2010, Bắc Kinh không còn cần hầu hết các sản phẩm công nghiệp và công nghệ cao của Nga nữa.
Quan trọng nhất là dân số Nga ngày càng giảm, trong khi dân số Hoa Lục ngày càng gia tăng. Dân Nga đang hết sức lo sợ miền Viễn Đông và Siberia của Nga sẽ bị người Hoa tràn ngập một ngày gần đây.
Theo nhận định của ông DMITRIY MOSYAKOV – Viện Nghiên Cứu Phương Đông của Nga – Kremlin hiện phải đối mặt với một sự lựa chọn và cái giá của sự lựa chọn đó có thể rất cao: “Nếu Nga lựa chọn từ bỏ lợi ích ở Biển Đông để đổi lấy sự quan hệ với Trung Cộng thì nước Nga không chỉ tự làm mình mất mặt ở Châu Á – Thái Bình Dương và làm ảnh hưởng đến hình ảnh của nước Nga; đồng thời cũng làm mất luôn một loạt những hợp đồng dầu khí béo bở trị trá hàng tỷ USD.”
Chính mối lo chủ nghĩa bành trướng, thái độ côn đồ, ngang ngược, bắt nạt các quốc gia láng giềng với Trung Cộng nhằm độc chiếm Tây – TBD và biển Đông. Đại kế sách Châu Á – TBD của TT Putin có chiều hướng nghiêng về các đồng minh của Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo điện Kremlin dự kiến đến năm 2015, Trung Cộng sẽ vượt qua mặt Hoa Kỳ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nếu Trung Cộng thực hiện được tham vọng đó, Châu Á – TBD sẽ chia đôi: Trung Cộng sẽ chiếm Tây – TBD và Hoa Kỳ sẽ chiếm Đông – TBD để cân bắng cán cân quyền lực và đương nhiên nước Nga sẽ bị loại ra khỏi vũ đài chính trị thế giới.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 2/2012 vừa qua, Tập Cận Bình đã loại bỏ yếu tố NGA ra khỏi sân chơi quyền lực tại Châu Á – TBD. Họ Tập ngạo mạn tuyên bố: “Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ” và đây không phải chỉ là lối nói ngoại giao. Chắc chắn, lời tuyên bố kiêu căng nầy đã gây bất mãn cho giới lãnh đạo điện Kremlin. Vì thế, Kremlin phải tìm thế đối trọng với Trung Cộng:
1/. TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ VỚI NHẬT, HỢP TÁC KINH TẾ SONG PHƯƠNG:
Để chống lại chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Cộng, điện Kremlin và Tokyo đã nhanh chóng tăng cường quan hệ song phương, hợp tác chặt chẽ về Quân sự, Kinh tế và đặc biệt về vấn đề năng lượng.
Sự kiện gần đây nhất là ngày 27/6/2012, người đứng đầu Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản (JSDF) là SHIGERU ISAWAKI đã đến Moscow để hội đàm với Tổng Tham Mưu Trưởng các Lực Lượng Vũ Trang Nga là NICOLAI MAKAROV. Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên trong vòng 4 năm của vị Tổng TMT / JSDF.
Kể từ khi thảm họa động đất và sóng thần vào tháng 3/2011 tàn phá Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima buộc Nhật phải đóng cửa nhiều nhà máy điện hạt nhân và cần nhiều hơn về các nhà máy nhiệt điện; vì vậy, nhu cầu nhập cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nhật lớn nhất thế giới với con số 80 triệu tấn/ năm. Nga đã nhanh chóng cung cấp cho Nhật khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) để giảm bớt tình trạng căng thẳng năng lượng của Nhật.
Trong cuộc gặp mặt đầu tiên với nhà lãnh đạo Nga, diễn ra bên lề hội nghị Thượng Đỉnh G-20 ở Mexico vào ngày 18/5/2012, Thủ Tướng Noda nói rằng: “Cuộc gặp gở nầy là khởi dầu cho các cuộc họp cấp bộ trưởng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.” Trong khi đó, Nhật cũng đã từ bỏ chính sách truyền thống gắn liền các vấn đề chính trị với kinh tế để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga rất phức tạp và kéo dài thời gian. Chánh sách của Tokyo hiện đang ngả theo chính sách thực dụng để hợp tác kinh tế với điện Kremlin. Kim ngạch thương mại song phương Nga – Nhật đã tăng lên mức 30 tỷ USD trong năm 2011.
Đối với Nga, do nền kinh tế Châu Âu suy thoái nên điện Kremlin càng tìm cách tăng cường nhanh chóng các biện pháp liên kết kinh tế với các quốc gia Châu Á – TBD, vì đó là một thị trường có một nền kinh tế tiềm năng rất lớn; đặc biệt là vùng Đông Nam Á, đồng thời ngăn chận ảnh hưởng của Trung Cộng với mưu đồ làm bá chủ Châu Á – TBD.
2/. TĂNG CƯỜNG VÀ CŨNG CỐ QUAN HỆ VỚI ẤN ĐỘ:
Nga và Ấn Độ vừa ký Hiệp định Quốc Phòng vào tháng 8/2012 về phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm có tổng số trị giá 35 tỷ USD trong vòng 20 năm tới. Trong hợp đồng R&D này, Ấn Độ yêu cầu sản xuất 200 máy bay tiềm kích tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 tới năm 2022. Nguồn tin BQP Ấn Độ cho biết: “Cho đến nay, ba mẫu nghiên cứu Sukhoi T-50 đã đạt 180 lần bay thử. Hiện nay, một nhóm kỷ sư cao cấp của hảng Hindustan Aeronautics (HAL) và các chuyên gia của Không Quân Ấn Độ sẽ sang thăm Nga trong vòng hai tuần tới để bảo đảm hợp đồng thiết kế đầu tiên được xuất xưởng đúng thời gian ấn định.
Hiện nay, Ấn Độ là khách hàng lớn nhất mua sắm các trang thiết bị quân sự của Nga để tăng cường tiềm lực quốc phòng. Tướng Gurmeet Kanwal – Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Tranh của Ấn – cho biết: “Đến năm 2020, New Dehli sẽ chi tối thiểu 100 tỷ USD để tăng cường khả năng quốc phòng để đối phó với tham vọng bành trường lãnh thổ phía Tây của Trung Cộng.”
Theo tờ The HINDU, New Dehli đang lên kế hoạch tăng thêm 100.000 quân trong vòng 5 năm tới với sự trợ giúp của Nga. Mới đây, Ấn Độ cũng tiếp nhận thêm một tàu ngầm nguyên tử thuê của Nga.
Theo nhận định của ông JAMES CLAPPER – Giám đốc Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ – cảnh báo: “Quân đội Ấn Độ đang nỗ lực củng cố sức mạnh quốc phòng để sẵn sàng cho một cuộc xung đột vũ trang với Trung Cộng.”
Tướng Gurmeet Kanwal của Ấn còn cáo buộc Trung Cộng còn đang cưỡng chiếm giữ 38.000 km2 vùng LADAKH và tuyên bố chủ quyền 96.000 km2 vùng ARUNACHAL PRADESH của Ấn Độ. Vì thế Ấn Độ phải nâng cấp chiến lược nhằm ngăn chận chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng. Trong tiến trình hiện đại hóa quân đội, Ấn Độ tập trung vào nổ lực tăng cường sức mạnh cho binh chủng hải quân, không quân và thiết giáp.
3/. QUAN HỆ NGA & MỸ TAN BĂNG VÌ QUYỀN LỢI Ở BIỂN ĐÔNG:
Bất chấp Trung Cộng ngang ngược mời gọi thầu 9 LÔ DẦU KHÍ nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là trái với Công ước của LHQ về Luật Biển. Vì vậy, đối tác Nga – Mỹ- Ấn tiếp tục bênh vực và làm việc với Tập đoàn Dầu Việt Nam (PVN).
Theo PVN, VN hiện đang có 4 hợp đồng dầu khí đang được khai triển tại vùng nầy như sau:
• Hợp đồng 1 với GazProm của Nga tại lô 129-132.
• Hợp đồng 2 tại lô 128 với công ty dầu khí Ấn Độ.
• Hợp đồng 3 với Exxonmobil của Mỹ tại lô 156-159 mà đây chính là vùng Trung Cộng dự định mời thầu.
• Hợp đồng 4, PVN ký hợp đồng với tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam.
• Hiện nay, có khoảng 60 đối tác nước ngoài chờ ký hợp đồng, hợp tác với VN.
Bắc Kinh bất lực nhìn siêu cường Hoa Kỳ và các cường quốc khác can thiệp những vùng đang tranh chấp trên biển Đông ngày càng tăng nhiệt, bất chấp sự phản đối của Trung Cộng. Sự can thiệp nầy trở nên nóng bỏng từ sau vụ đối đầu giữa hải quân Philippine và Trung Cộng vào ngày 8/4/2012 tại bãi cạn Scarborough khiến Hoa Kỳ can dự trực tiếp vào cuộc tranh chấp nầy. Không chỉ Mỹ mà Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc cũng nhập cuộc vì lợi ích sống còn trong việc duy trì giao thương trên biển Đông.
Trung tướng DUANE THIESSEN – Tư lệnh lực lượng TQLC Mỹ tại TBD – tuyên bố cứng rắn: “Mỹ và Philippine đã ký một Hiệp ước Quốc phòng chung. Theo Hiệp ước nầy, chúng tôi sẽ tham gia vào các hoạt động bảo vệ lẫn nhau.” Ngoài ra, Mỹ còn cam kết tăng gần gấp 3 viện trợ quân sự cho Philippine trong năm nay.
Đầu tháng 7/2012, thông qua sự thỏa thuận của Mỹ, Nhật Bản âm thầm can thiệp vào biển Đông. Mỹ và Nhật đã ký một thỏa thuận mới về việc đôi bên sử dụng chung các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ ở khu vực Châu Á – TBD. Theo nguồn tin báo chí cho biết: Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản sẽ đóng quân cùng với lực lượng TQLC của Mỹ ở Philippine. Một kế hoạch được Manila thông qua: Mỹ , Nhật Bản và Philippine sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung với nhau tại các căn cứ của Philippine.
4/. TRUNG CỘNG ĐE DỌA VÙNG VIỄN ĐÔNG CỦA NGA:
Ngày 09/8/2012, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra cảnh báo về sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Cộng tại vùng Viễn Đông giàu tài nguyên. Nga cần bảo vệ khu vực nầy ngăn chận SỰ MỞ RỘNG QUÁ ĐÁNG CỦA QUỐC GIA LÁNG GIỀNG. Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh: “Thật không may là không nhiều người Nga sống tại đó và nhiệm vụ bảo vệ các vùng lãnh thổ Viễn Đông của chúng ta khỏi sự mở rộng quá đáng của quốc gia láng giềng vẫn còn đó.”
Những lời cảnh báo của Thủ tướng Medvedev được cho là cứng rắn nhất về vấn đề nầy từ trước đến nay, đã cho thấy sự lo ngại của điện Kremlin rằng sự gia tăng mạnh mẽ dòng người nhập cư từ Hoa Lục tới vùng SIBERIA & VIỄN ĐÔNG gây ra mối đe dọa với các vùng lãnh thổ xa xôi và thưa thớt dân cư nầy của Nga.
Nước Nga là một quốc gia lớn nhất thế giới về diện tích nhưng chỉ có dân số 143 triệu người, nhưng dân số nước nầy đã giảm trong những năm gần đây. Ngược lại, dân số Hoa Lục với dân số 1,3 tỷ người và con số nầy không ngừng gia tăng. Kremlin đang tìm thế đối phó ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Cộng tại vùng Viễn Đông. Sự hiện diện đông đảo người Hoa liệu Bắc Kinh có đòi lại vùng lãnh thổ gần biên giới chung hay không? Những vùng bị Nga chiếm mất theo thỏa ước AIGUN năm 1858 và Bắc Kinh năm 1860 và mặc dù hai nước đã ký Hiệp định về biên giới năm 1999, nhưng chưa bao giờ Bắc Kinh thừa nhận hai thỏa thuận nói trên.
Các nhà lãnh đạo điện Kremlin chắc đã giật mình, thức tỉnh khi Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền đảo OKINAWA của Nhật. BQP Nhật Bản đã cho phổ biến Bạch Thư ngày 31/7/2012 lên tiếng công khai và trực tiếp tố cáo Bắc Kinh gây hấn và uy hiếp thế giới bằng lời lẽ rất cứng rắn, tố cáo âm mưu phá hoại hòa bình và ổn định không riêng tại Châu Á- TBD mà cả thế giới. Một nhà báo Anh ở Singapore đã mỉa mai rằng: “Rồi đây, Trung Cộng sẽ đòi cả chủ quyền trên…mặt trăng.”
Trong Đại Kế Sách của Tổng thống Putin là tạm gác việc tranh chấp vài hòn đảo xa xôi với Nhật mà đặt trọng tâm vào việc bảo vệ lãnh thổ vùng Viễn Đông và Siberia bao la mà thưa dân. Liên minh với Nhật để đối phó với thách thức từ Trung Cộng tại miền Viễn Đông và cũng cố quan hệ với Ấn Độ để gây sức ép bên sườn phía Tây của Trung Cộng là sự lựa chọn khôn ngoan trong lúc nầy.
IV. NGA HIỆN ĐẠI HÓA HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG:
Căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương hiện đặt tại Vladivostok. Trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng đầy tham vọng với tổng số ngân sách 678 tỷ USD đã được Kremlin công bố vào tháng 3/2011. Riêng Hạm đội Thái Bình Dương ngốn tới ¼ ngân sách để hiện đại hóa khả năng chiến đấu của quân đội Nga trong cuộc chiến tranh quy ước với quyết tâm bảo vệ vùng Viễn Đông.
Một lý do khác, điện Kremlin bỏ tiền hiện đại hóa Hạm dội Thái Bình Dương, theo phân tích gia, Kremlin muốn cho Bắc Kinh thấy rằng Nga vẫn có quyền lợi ở các vùng địa chiến lược thuộc Châu Á-TBD. Chương trình mua sắm vũ khí của Nga sẽ có nhiều dự án mua vũ khí từ nước ngoài. Bộ trưởng QP Nga Antony Serdyukov cho biết, sẽ không loại khả năng mua vũ khí từ Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương.
1/. NHIỆM VỤ CỦA HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG:
Chủ yếu bảo vệ vùng lãnh hải chiến lược Châu Á – TBD; ngoài ra, còn có nhiệm vụ được xác định rõ ràng trên phạm toàn cầu:
• Duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược sẵn sàng cho hành động răn đe.
• Bảo vệ các vùng kinh tế, trung tâm công nghiệp, chặn đứng các hành động trái phép.
• Bảo đảm an toàn giao thông hàng hải.
• Triển khai các hoạt động mang tính đối ngoại của chánh phủ trên các vùng biển thế giới: tham gia tập trận chung quốc tế và gìn giữ hòa bình.
LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN:
Tính đến tháng 5/2010, hạm đội nầy đã được tái phối trí các hạm đội hiện đại và hùng mạnh nhất của Hải quân Nga:
• 3 tàu ngầm nguyên tử tuần dương mang tên lửa chiến lược.
• 5 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình.
• Tàu ngầm tuần dương mang tên lửa chiến lược Petropavlovlovk là tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 2, thuộc dự án 667BDR Kalmar. Tàu được trang bị 16 quả ngư lôi, 16 tên lửa đạn đạo R-29P (PCM-50) và 2 tổ hợp tên lửa phòng không Strela-2M. Tàu có thể hoạt động liên tục trong 90 ngày, dưới độ sâu 560 thước.
• 8 tàu ngầm thông thường (trong đó có 6 tàu ngầm lớp kilo thuộc dự án 636), có nhiệm vụ chống tàu chiến và chống tàu ngầm ở vùng biển nước nông (loại Hải quân VNCS đặt mua)
• 1 tàu tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag là chiến hạm mạnh nhất, nó được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh như: tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt có tầm bắn lên đến 550 km và 64 tên lửa đối không tầm xa hiện đại S-300F có khả năng bắn hạ máy bay ở cự ly 200 km. Ngoài ra, còn một số tên lửa đối không phản ứng nhanh, pháo hạm đa năng và hệ thống radar hiện đại khác.
• 2 tàu tuần dương, 8 tàu khu trục lớn, 7 tàu tên lửa nhỏ và 32 tàu chiến hoạt động gần bờ
• Năm 2013, một tuần dương hạm mang tên lửa hành trình Ustinov có thể được chuyển đến Hạm đội Thái Bình Dương để tăng cường sức mạnh cho hạm đội nầy.
• Hiện BQP Nga có kế hoạch tăng cường tàu ngầm đầu tiên thuộc dự án 955 “Yuri Dolgoruky” cho Hạm đội Thái Bình Dương mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện đại nhất BULAVA (sau lần phóng thử thành công thứ 15, Bulava đã được sản xuất hàng loạt).
LỰC LƯỢNG KHÔNG QUÂN:
• Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M, Tu 142 Bear F, tiềm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-31.
• Các loại máy bay chống tàu ngầm như Ka-27 Helix D, Ka-31 và IL-38. Phòng không hiện đại trên bờ là những tên lửa S-300.
• Theo Tư lệnh Không quân Nga là tướng Viktor Bondarev cho biết: Nga sẽ hoàn tất triển khai 3 tiểu đoàn S-400 được đánh giá là hệ thống tên lửa tối tân nhất trên thế giới hiện nay, nhằm phục vụ cho lực lượng quốc phòng trong năm 2012. Riêng Tiểu đoàn thứ nhất được triển khai tại khu vực Nakhodka thuộc vùng Viễn Đông của Nga. Tên lửa S-400 có tầm xa tối đa là 400 km, tầm cao 30 km. Nga dự kiến S-400 sẽ nền móng cho hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Nga cho tới năm 2020.
• Nga điều động máy bay trực thăng Ka-52 “Alligator” đến tăng cường căn cứ không quân ở Chernigovka ở Viễn Đông. Ka-52 “Alligator” là trực thăng chiến đấu đa năng, tối đa là 350 km/giờ, tầm hoạt động 1.200 km, trần bay 5.500 m, tốc độ bay lên cao 10m/giây.
Điện Kremlin cũng không giấu tham vọng đặt một căn cứ hải quân ở biển Đông, để hải quân Nga có thể vươn ra biển TBD, thường xuyên hiện diện tại vùng nầy nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của Nga tại phía Tây – TBD mà cảng Cam Ranh nằm trong tầm ngắm chiến lược của Tổng thống Putin.
Phó Đô đốc Hải quân Viktor Chirkov nói với hãng RIA Novosti rằng: “Nga đang tìm cách thiết lập căn cứ hải quân ở nước ngoài và Nga đang thảo luận các khả năng thiết lập các trung tâm dịch vụ hậu cần và kỷ thuật của hải quân Nga trên lãnh thổ Cuba, Seychelles và Việt Nam”.
2/. NGA QUYẾT TÂM BẢO VỆ BỜ BIỂN VÙNG VIỄN ĐÔNG:
Do nguồn hải sản gần bờ biển Hoa Lục cạn kiệt, tàu cá Trung Cộng ngày càng xâm lấn vùng biển xa từ Nga vượt qua Thái Bình Dương đến tận Sri Lanka ở Ấn Độ Dương. Các tàu đánh cá Hoa Lục thường xuyên đánh bắt mực trái phép trên vùng biển Nhật Bản thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nga (nằm giữa Nga, Nhật và Triều Tiên).
Theo hảng tin RIA Novosti, dẫn lời cơ quan biên phòng địa phương ngày 17/7/2012: Lực lượng bảo vệ bờ biển vùng Viễn Đông Nga đã buộc phải nổ súng để ngăn chận một tàu đánh cá của Trung Cộng trên biển Nhật Bản. Sau 3 giờ rượt đuổi, tàu Dzerzhinsky đã bắn vài phát cảnh cáo, nhưng chiếc tàu săn trộm cá tiếp tục các hành động gây nguy hiểm, khi con tàu cá nầy quay mũi lại định đâm thẳng vào tàu tuần duyên Nga. Lực lượng biên phòng Nga đã tìm thấy khoảng 40 tấn mực trên chiếc tàu đánh cá thứ nhứt và khoảng 22,5 tấn trên chiếc thứ hai (2 chiếc nầy trong số 40 tàu cá đánh bắt trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Nga).
V. THẾ CHÂN VẠC TẠI CHÂU Á – TBD: MỸ – NGA – HOA.
Đọc “Tam Quốc Chí”, trận Xích Bích là then chốt cho sự hình thành thế chân vạc đã phá tan kế hoạch thống nhất Trung Hoa của Tào Tháo, đó là nguyên tắc: “muốn đấu tranh là phải tìm sự cộng tác chặt chẽ với đồng minh” (La lutte est une perpétuelle collaboration) đó là chuyện ngày xưa và hiện nay tại Châu Á – TBD một thế chân vạc đang thành hình giữa Hoa Kỳ – Nga – Trung Cộng.
Do chánh sách bất nhất của Trung Cộng để thỏa mãn cơn khát đất, khát dầu, khát nước, khát quyền lực với tham vọng thống trị thế giới, Trung Cộng đã thúc đẩy Nga phải lựa chọn Hoa Kỳ là đồng minh chiến lược về nhiều lãnh vực khác nhau, trong đó có cả lãnh vực không gian (Russia Now số ra ngày 3/24/2010: Russia makes space for US). Liên minh với Mỹ, giới lãnh đạo điện Kremlin sẽ cảm thấy an toàn và ngày càng bền vững hơn, vì Hoa kỳ không có tham vọng chiếm lãnh thổ của bất cứ một quốc nào trên thế giới và đặc biệt là Nga giống như Trung Cộng.
Ngoài ra, Ấn Độ vừa là liên minh với Hoa Kỳ và đồng minh khắng khít với Nga. Theo nhận định của báo Anh nói: Ấn Độ đang lo ngại chiến lược tranh giành ảnh hưởng của Trung Cộng và một nhà phân tích có uy tín tại Delhi tiên đoán: Bắc Kinh sẽ tấn công Ấn Độ trước 2012. Vì thế, Ấn Độ đang lên kế hoạch “Hướng Đông” để chuẩn bị đối phó với Trung Cộng và Bộ Tư Lệnh Hải Quân phía Đông đặt trụ sở tại VISAKHAPATNAM, ANDHRAPRADESH. Đây cũng là căn cứ của lực lượng tàu ngầm của Ấn Độ được xây dựng vào năm 2001 tại Port Blair, đảo Andaman và Nicobar.
Ngoại trưởng Hillary Clinton đã phát biểu trong chuyến thăm viếng thành phố cảng CHENNAI của Ấn Độ vào 20/7/ 2011: “Ấn Độ có tiềm năng để định hình tương lai của Châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi rất khuyến khích và rất hoan nghinh Ấn Độ nên tiếp tục tiến về phía Đông tham gia và giải quyết các vấn đề ở phía Đông. Đây là thời điểm để Ấn Độ nắm bắt cơ hội trở thành nhà lãnh đạo Châu Á trong tương lai,” Bà Clinton nhấn mạnh. “Ấn độ nên đóng vai trò như là một đồng minh của Mỹ trong các diễn đàn khu vực như Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN, Hiệp Hội Thượng Đỉnh Đông Á.”
Ngoài những đồng minh trong khu vực Đông Nam Á là ASEAN và Bắc Á Châu gồm Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan. Hoa Kỳ muốn tăng cường quan hệ quân sự với Ấn Độ nhằm tạo thêm áp lực từ phía Tây và phía Nam của Trung Cộng.
VI. THẾ ĐỨNG CỦA VN TRONG THẾ CHÂN VẠC MỸ- NGA – HOA:
Mới đây nhất, Tướng Nguyễn Chí Vịnh trong chuyến thăm viếng Bắc Kinh tuyên bố: “Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển.” Nguyễn Chí Vịnh nghĩ sao về hành động côn đồ của Trung Cộng:
• Bọn côn đồ Bắc Kinh đã nhiều lần đem tàu chiến đụng chìm tàu đánh cá của ngư phủ VN hoặc bắt tàu và ngư dân đòi tiền chuộc như bọn hải tặc Somalia. Họ giành quyền khai thác tất cả tài nguyên vùng biển nầy và gây áp lực buộc các công ty khai thác dầu hợp tác với VN trên biển Đông phải rút lui. Theo thống kê chính xác từ năm 2009 đến 2010, Trung Cộng đã bắt giữ 36 tàu đánh cá và 473 ngư phủ VN, tịch thu hết tàu, ngư cụ và hải sản mà còn bắt ngư dân đòi tiền chuộc.
• Hàng năm, Trung Cộng đã ngang nhiên ra lệnh cấm ngư dân VN đánh cá ngay trên cả vùng biển thuộc chủ quyền của VN trên biển Đông trên một khu vưc rộng tới 128.000 km2. “Sự cố” mới nhất, Trung Cộng ra lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực nầy có hiệu lực từ ngày 16/5/ 2012 đến ngày 1/8/ 2012. Vì vậy, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lương Thanh Nghị khẳng định việc Trung Cộng ngang ngược đơn phương ra lệnh cấm bắt cá hải sản ở biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam…
• Hành động ngang ngược, côn đồ, ức hiếp Việt Nam được Nhật Bản đánh giá là Trung Cộng đi quá đà ở Biển Đông khi Trung Cộng ngang nhiên mời thầu 9 LÔ DẦU KHÍ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Cộng lại đưa tin nầy ngay trước ngày lễ Khai mạc HỘI NGHỊ KHU VỰC ASEAN.
Theo Hiến Pháp, Hoa Kỳ không được phép liên minh với những nước theo chủ nghĩa Cộng Sản độc tài, đảng trị, không có Tự Do – Dân Chủ, không tôn trọng Nhân Quyền, đàn áp đối lập, đàn áp tôn giáo, tù đày giới trí thức yêu nước… Vì vậy, Hoa Kỳ nhường sân chơi Việt Nam cho con gấu Nga và con voi Ấn Độ trực tiếp giúp Việt Nam để giải tỏa áp lực của Trung Cộng ở biển Đông và Hải quân Hoa Kỳ chỉ xuất hiện trong trường hợp cần thiết, điển hình vừa mới xảy ra tại Biển Đông:
Giữa tháng 8/2011, hầu hết báo chí của người Việt hải ngoại loan tin: Trung Cộng đang áp sát biên giới Việt – Trung dự tính tấn công Việt Nam. Kế hoạch khởi đầu Không quân Trung Cộng sẽ dội bom liên tục 72 giờ tại Hà Nội, Sài Gòn và một số thành phố lớn và sau đó Trung Cộng sẽ mở mặt trận tấn công quy mô với ít nhất 5 quân đoàn 13, 14, 20, 41, 54 phối hợp với 01 quân đoàn xe tăng và quân đoàn Nhảy dù sẽ chiếm Trung Bộ Việt Nam, cắt đôi Việt Nam. Đồng thời Hải quân thuộc Hạm đội Biển Đông và sư đoàn tăng lội nước thuộc Quân khu Nam Kinh đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ, phối hợp với bộ binh bao vây Thủ đô Hà Nội. Và nếu không có sự xuất hiện cùng một lúc của 02 hàng không mẫu hạm USS George Washington và USS Ronald Reagan tại Biển Đông đã khiến cho kế hoạch tấn công Việt Nam của Trung Cộng phải bị trì hoãn?
Theo cách nhìn của tôi đây, chỉ là MẶT TRẬN GIẢ nhằm gây sức ép lên bọn lãnh đạo CS Hà Nội để dập tắt các cuộc biểu tình tự phát của người Việt yêu nước chống bọn cướp nước Trung Cộng. Bọn Trung Nam Hải sẽ không dùng chiêu “NÉM CHUỘT SẼ VỠ ĐỒ”, làm sứt mẻ thêm sách lược liên minh giai đoạn với Nga tại Châu Á – Thái Bình Dương. Bản chất tráo trở, lật lọng của bọn Bắc Kinh, những suy nghĩ và hành động của họ không bao giờ đi đôi với nhau, đã làm cho giới lãnh đạo điện Kremlin thức tỉnh, khi Trung Cộng đang lừng lững tiến vào sau sân của mình.
Những dữ kiện gần đây đáng chú ý là công ty Zvezdochka, Nga vừa hội đàm với phía Việt Nam về việc xây dựng lại nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh vào tháng 4/2011. Tổng giám đốc công ty nầy là Vladimir Nikitin và phía Việt Nam đã ký kết bản dự thảo về việc chuyển giao các phụ tùng thay thế cho tàu chiến của Hải quân VN. Công ty Zvezdochka là công ty chuyên về đóng tàu mới, sửa chữa tàu biển và nâng cấp tàu ngầm nguyên tử có trụ sở tại vùng Arkhangelsk thuộc Liên bang Nga. Trong thương vụ mua sắm vũ khí Nga của Việt Nam gồm có: 6 tàu ngầm diesel – điện lớp kilo, 20 tiềm kích SU-30MK2 và các tàu tuần tra lớp Projekt 10412 Svetlyak phải cần đến cảng Cam Ranh để huấn luyện và bảo trì.
Ngày 26/7/2011, ông Alexander Formin – Phó trưởng ban về Hợp tác Quốc Phòng Nga – khẳng định, Nga sẽ không điều chỉnh kế hoạch hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam trong năm 2011 và Việt Nam sẽ là đối tác kỹ thuật – quân sự chính của Nga.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Putin tại khu tại khu nghĩ mát Sochi, trên bờ Hắc Hải ngày thứ sáu 27/ 7/2012, chủ tịch nước Trương Tấn Sang hứa: “Việt Nam dành cho Nga những ưu tiên cần thiết nhất định trong việc hưởng các dịch vụ hậu cần tại cảng Cam Ranh.” Nhưng, ông Trương Tấn Sang không nói rõ các ưu tiên này là gì. Vậy hãy chờ xem các “đỉnh cao trí tuệ” của quí vị lãnh đạo Hà Nội “động não” vấn đề nầy tới đâu?
VII. KẾT LUẬN:
Việt Nam nên học bài học Liên minh của Ấn Độ để chống Trung Cộng. Hù dọa Việt Nam là sách lược sở trường của Trung Cộng và đây không phải là lần đầu tiên. Lần nầy, bọn Bắc Kinh lập MẶT TRẬN GIẢ để hù dọa và gây áp lực lên bọn Lãnh đạo CS Hà Nội nhằm dập tắt các cuộc biểu tình chống Trung Cộng tự phát của người Việt Nam yêu nước. Hãy nhìn thái độ hung hăng của tên trung úy CA Nguyễn Mạnh Tường khi lao vào đánh dập anh Vũ Quốc Ngữ về tội dám đi biểu tình chống Trung Quốc. Hắn tát liên tiếp lên hai mang tai nạn nhân và mắng: “Chúng mầy biểu tình gây rối, kích động Trung Quốc đánh Việt Nam, làm hại đến gia đình tao, vợ con tao.” Nói rồi hắn lại đấm, lại tát nạn nhân một cách dã man. Tên trung úy CA Nguyễn Mạnh Tường là phản ảnh TINH THẦN CHỦ BẠI của bọn cộng sản Hà Nội.
Cả Hoa Kỳ và Nga đều tuyên bố: “KHÔNG ĐỨNG VỀ PHE NÀO Ở BIỂN ĐÔNG”. Những lời tiên bố nầy, theo cách suy nghĩ của tôi: “ Chiến tranh giữa Trung Cộng – Hoa kỳ & Đồng minh Ấn, Nhật, Úc, Nam Hàn và các quốc gia vùng Đông Nam Á khó có thể xảy, một khi THẾ CHÂN VẠC tại CHÂU Á – TBD : Hoa Kỳ – Nga – Hoa được thành hình tại khu vực địa chiến lược nầy.
Ấn Độ đã nắm vững nguyên tắc của luật chơi quyền lực nầy. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn AK Antony phát biểu: “Tàu chiến Ấn Độ sẽ tiếp tục hoạt động tại biển Đông và bảo vệ các lợi ích của Ấn Độ tại đây, bất chấp việc Trung Cộng tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực trong đó có Việt Nam.”
Ấn Độ đã xác định rõ ràng quan điểm: lô dầu khí 128 nằm trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam và Việt Nam có đủ chủ quyền sở hữu, ký khế ước trao việc khai thác dầu cho Ấn Độ và dàn khoan của Ấn Độ sẽ được bảo vệ trước bất kỳ sự gây hấn nào. Thái độ nhập cuộc của Ấn Độ đầy thách thức với Trung Cộng, cho biết Ấn Độ sẵn sàng chấp nhận một cuộc chạm trán võ trang với Trung Cộng trên biển lẫn trên bộ.
Theo tờ Indian Express cho biết: quân đội Ấn Độ đã bố trí 3 trung đoàn tên lửa hành trình siêu âm Brahmos dọc biên giới Ấn – Trung và vừa mới tăng cường thêm một trung đoàn tên lửa Brahmos ở bang Arunachal Pradesh nhằm răn đe Trung Cộng, làm cái đường LƯỠI BÒ tham vọng của bọn côn đồ Bắc Kinh thun lại bằng cái LƯỠI THỎ…
Ngoài hậu thuẫn công khai của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ và Nhật Bản còn có những quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ ở vùng biển Đông như Phi Luật Tân, Nam Dương, Thái Lan, Mã Lai, Úc… Bắc Kinh không còn cách chi đuổi hảng ONGC ra khỏi giếng dầu128 và nó sẽ tạo tiền lệ cho các công ty dầu hỏa khác lần lượt trở lại biển Đông, ký khế ước với Việt Nam để khai thác dầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hà Nội phải nhanh chóng chụp lấy cơ hội nầy, noi gương của Miến Điện đẩy mạnh tiến trình DÂN CHỦ HÓA đã trả tự do cho hàng ngàn tù nhân lương tâm và cho phép bà Aung San Suu Kyi, một chánh trị gia đối lập nổi tiếng, ra ứng cử để cùng nhau xây dựng đất nước Miến Điện trở nên giàu mạnh. Đó là con đường duy nhất mà VNCS phải đi theo; ngoài ra, không còn con đường nào khác và đó cũng là điều kiện ắt có và đủ để Việt Nam có thể liên minh với Hoa Kỳ, tranh thủ viện trợ và mua vũ khí tối tân để canh tân quân đội, sát cánh cùng quốc gia vùng Đông Nam Á Châu chống lại CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CÔN ĐỒ của bọn RỢ ĐẠI HÁN.
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
0 comments:
Post a Comment