Tuy nhiên, trên thế giới, những sự việc này không phải là hiếm, và kinh
tế học dùng thuật ngữ "đột biến rút tiền gửi" (tiếng Anh gọi là bank
run) để chỉ hiện tượng đồng loạt rút tiền gửi tiết kiệm. Hiện tượng này
có thể có hệ quả nghiêm trọng, ví dụ như trong cuộc Đại Khủng Hoảng ở Mỹ
trong thế kỷ trước, hàng loạt vụ đột biến rút tiền gửi đã gây thiệt hại
nặng nề cho nền kinh tế Mỹ.
Trong Đại Khủng Hoảng ở Mỹ thập kỷ 1930, 1940 đã có hàng loạt vụ đột biến rút tiền gửi
.Thông
thường các trường hợp rút tiền đồng loạt xuất phát từ sự nghi ngờ của
người dân với khả năng thanh khoản của một ngân hàng. Vấn đề đầu tiên mà
ngân hàng đối mặt với đột biến rút tiền gửi là không có đủ tiền mặt để
hoàn trả cho tất cả khách hàng. Một ngân hàng thông thường chỉ có khoảng
5 - 10% tài sản là tiền mặt, số còn lại được đem cho các doanh nghiệp
và cá nhân vay. Ví dụ tại Mỹ, luật chỉ quy định các ngân hàng lớn trữ đủ
tiền mặt để đáp ứng 10% yêu cầu rút tiền khi xảy ra đột biến rút tiền
gửi. Tất nhiên ngân hàng cũng có thể đòi lại các khoản cho vay để bù đắp
vào khả năng thanh khoản, nhưng vấn đề là tiền cho vay không thể thu
hồi nhanh đến vậy, nên việc thanh khoản lập tức là bất khả thi.
Có một số phương pháp để cứu vãn các ngân hàng rơi vào vòng xoáy của đột
biến rút tiền gửi. Ngân hàng có thể hoãn việc thanh khoản tiền gửi hoặc
đặt một mức trần tiền gửi có thể được rút. Tuy nhiên, phương pháp "chữa
cháy" thường thấy trong những tình huống đột biến như thế này là sự can
thiệp của Nhà nước: Nhà nước bơm tiền cho ngân hàng dưới dạng cho vay
ngắn hạn để thanh toán cho khách hàng đòi rút tiền.
JP Morgan, một ngân hàng thuộc dạng "too big to fail" của Mỹ
ACB là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Các mối quan hệ với
nhiều tổ chức tài chính và kinh doanh của ACB khiến ngân hàng này trở
thành một trong những mắt xích quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam
hiện nay. Ở Mỹ, thuật ngữ "too big to fail" dùng để ám chỉ những tổ chức
tài chính mà nếu sụp đổ sẽ tạo nên thảm họa đối với cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, một vấn đề khác là nếu Nhà nước bơm tiền cứu vớt vào các ngân
hàng dạng này, có khả năng một vài nhân vật sẽ thừa cơ trục lợi được,
giống như cách mà nhiều ngân hàng lớn được bơm tiền ở Mỹ đã thực hiện:
chủ động tìm kiếm lợi nhuận trên nguồn tiền hỗ trợ của Nhà nước bằng
cách tiếp tục thực hiện những thương vụ nhiều rủi ro nhưng có khả năng
sinh lời nhiều. Chỉ có một hệ thống luật kinh tế chặt chẽ hơn mới có thể
phần nào ngăn chặn những chiêu trò tinh vi này.
http://www.baomoi.com/Rut-tien-gui-dong-loat-ngan-hang-se-ra-sao/126/9183575.epi
0 comments:
Post a Comment