Hãy Gấp Rút Bảo Vệ “Đòn Bẩy” Cho Nhân Quyền và Công Lý
Ưu tiên hàng đầu của chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản” hiện nay là gấp rút giữ lại một “đòn bẩy” hiếm hoi còn lại cho cuộc tranh đấu cho nhân quyền và cả cho việc đòi tài sản. Chúng ta có thể sắp mất đòn bẩy này nếu như Hành Pháp Obama ban cấp cho Việt Nam đặc quyền mậu dịch “Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát”, thường gọi tắt là GSP, vào cuối năm nay.
Chế độ độc tài cho tham nhũng quy mô (VVV minh hoạ)
Đặc quyền GSP có nhiều điều kiện ràng buộc, trong đó có cả những điều kiện về nhân quyền:
- Thực thi kinh tế thị trường: Việt Nam cần bãi bỏ những đặc quyền cho khu vực quốc doanh, và không kiểm soát vật giá và mức lương.
- Tôn trọng quyền của người lao động: Mọi người lao động phải có quyền điều đình tập thể, lập hội kể cả nghiệp đoàn độc lập, và đình công; Việt Nam phải bài trừ nạn cưỡng bức lao động và các hình thức trầm trọng v ề lao động vị thành niên.
- Tôn trọng tác quyền: Việt Nam phải ban hành luật và chấp hành luật nhằm bài trừ nạn đánh cắp tác quyền.
- Mậu dịch hai chiều công bằng: Việt Nam không được dựng rào cản nhằm ngăn chặn hay hạn chế sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
- Không tước đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ.
Trong nhiều năm, Hành Pháp Hoa Kỳ đã tuần tự tháo gỡ dần các điều kiện ràng buộc cho Việt Nam. Có nhiều chỉ dấu cho thấy Hành Pháp Obama sẽ tháo gỡ số điều kiện còn lại để ban cấp cho Việt Nam đặc quyền mậu dịch GSP vào cuối năm nay. Mất yếu tố này, chúng ta sẽ mất đi một điều kiện để đòi hỏi nhân quyền, tự do, và dân chủ cho đồng bào trong nước. Trong nhiều năm Dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam tìm cách giữ lại đòn bẩy GSP, nhưng đã nhiều lần bị ngăn chặn ở Thượng Viện.
Không những vậy, ban cấp cho Việt Nam đặc quyền GSP trong lúc này sẽ vô hình chung khuyến khích chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo một cách vô tội vạ. Cách đây không lâu, khi được Hoa Kỳ yểm trợ để gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) và được hưởng quy chế Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thường Thường Trực của Hoa Kỳ, thì chỉ vài tháng sau đó, bắt đầu tháng 3 năm 2007, chính quyền Việt Nam đã tung ra cuộc đàn áp cực kỳ thô bạo kéo dài đến nay.
Trong lúc này, cách duy nhất để ngăn chặn việc tái diễn này trước khi quá trễ là vận dụng điều kiện về tước đoạt tài sản trong Luật Mậu Dịch của Hoa Kỳ. Luật này ấn định rằng Tổng Thống không được ban cấp đặc quyền GSP cho quốc gia nào đã tước đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Đây là mục đích hàng đầu của cuộc vận động Kiến Nghị Cảnh Báo gởi TT Obama.
Đó là về nhân quyền. Còn đối với người có tài sản đã bị tước đoạt thì giữ lại đòn bẩy GSP cũng vô cùng quan trọng. Mất nó đi thì chính phủ Hoa Kỳ cũng mất đi một vũ khí để đặt điều kiện với Việt Nam về hoàn trả hay bồi thường tài sản.
Chiến Dịch
“Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”
- Đưa Việt Nam vào danh sách chế tài theo luật Hoa Kỳ- Chặn nguy cơ đồng bào nông dân bị cưỡng chế đất hàng loạt sang năm- Tranh đấu cho nguyên tắc dân làm chủ đất, chứ không phải đảng cộng sản- Đòi công lý cho hàng trăm nghìn công dân Hoa Kỳ bị tước đoạt tài sảnXin ký Kiến Nghị Cảnh Báo gởi TT Obama tại: http://wh.gov/4oS4
Cần giúp đỡ ký, xin gọi đường dây miễn phí: 1-888-988-8718, bấm số 1
hay 703-538-2190, hay xem chỉ dẫn tại www.bpsos.org.
Dưới đây là phần trình bày chi tiết hơn, dành cho những ai muốn tìm hiểu thêm.
Các Điều Kiện Để Hưởng Đặc Quyền Mậu Dịch GSP
Tháng 5 năm 2008, Việt Nam nộp đơn xin hưởng đặc quyền Ưu Đãi Thuế Quan Tổng Quát, tức Generalized System of Preferences, gọi tắt là GSP. Nếu được hưởng đặc quyền mậu dịch này, các mặt hàng từ Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ sẽ được miễn thuế nhập, và như vậy sẽ dễ dàng cạnh tranh hơn với sản phẩm đến từ các quốc gia khác. Ngày 20 tháng 6, 2008 Phòng Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ trực thuộc Văn Phòng Tổng Thống chính thức tiến trình cứu xét đơn xin của Việt Nam.Lấy được đặc quyền GSP là một ưu tiên cao của chính quyền Việt Nam. Trong mọi cuộc tiếp xúc cao cấp từ năm 2008 đến nay phía Việt Nam luôn kêu gọi Hoa Kỳ sớm chấp thuận đơn này.
Muốn hưởng đặc quyền GSP, Việt Nam phải hội đủ những điều kiện sau, được ấn định bởi luật hiện hành của Hoa Kỳ, đặc biệt là Luật Mậu Dịch ban hành năm 1974:
- Không là chế độ cộng sản:
Tổng Thống Hoa Kỳ có quyền bãi miễn điều kiện này nếu Việt Nam có quy
chế Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thường (Normal Trade Relations) với Hoa Kỳ, đã
tham gia Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO),
và không bị ảnh hưởng bởi phong trào cộng sản quốc tế.
- Thực thi kinh tế thị trường: Việt Nam cần bãi bỏ những đặc quyền cho khu vực quốc doanh, và không kiểm soát vật giá và mức lương.
- Tôn trọng quyền của người lao động: Mọi người lao động phải có quyền điều đình tập thể, lập nghiệp đoàn độc lập, và đình công; Việt Nam phải bài trừ nạn cưỡng bức lao động…
- Tôn trọng tác quyền: Việt Nam phải ban hành luật và chấp hành luật nhằm bài trừ nạn đánh cắp tác quyền.
- Công bằng trong mậu dịch: Việt Nam không được dựng rào cản nhằm ngăn chặn hay hạn chế sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
- Thực thi kinh tế thị trường: Việt Nam cần bãi bỏ những đặc quyền cho khu vực quốc doanh, và không kiểm soát vật giá và mức lương.
- Tôn trọng quyền của người lao động: Mọi người lao động phải có quyền điều đình tập thể, lập nghiệp đoàn độc lập, và đình công; Việt Nam phải bài trừ nạn cưỡng bức lao động…
- Tôn trọng tác quyền: Việt Nam phải ban hành luật và chấp hành luật nhằm bài trừ nạn đánh cắp tác quyền.
- Công bằng trong mậu dịch: Việt Nam không được dựng rào cản nhằm ngăn chặn hay hạn chế sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
- Không tước đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ.
Tổng Thống Hoa Kỳ có toàn quyền ban cấp đặc quyền GSP mà không phải thông qua Quốc Hội.Tài liệu nghiên cứu thêm về các điều kiện cho GSP: http://www.machsongmedia.com/images/files/crs_report_on_us_gsp.pdf
Các Chỉ Dấu Tháo Gỡ Điều Kiện Cho GSP
Cuối năm 2006 và đầu năm 2007, Hành Pháp Bush Jr. ban cấp cho Việt Nam quy chế Quan Hệ Mậu Dịch Bình Thường Thường Trực và giúp Việt Nam gia nhập WTO (đồng thời cũng tháo gỡ Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì vi phạm tư do tôn giáo). Việt Nam đã là thành viên của IMF từ năm 1956. Riêng về điều kiện “không bị ảnh hưởng bởi cộng sản quốc tế” thì theo cách nhìn của Hành Pháp Hoa Kỳ, cộng sản quốc tế không còn nữa sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu. Vậy là điều kiện ràng buộc này không còn là trở ngại cho Việt Nam.Trong đơn nộp xin đặc quyền GSP, Việt Nam khẳng định rằng họ theo đuổi nền kinh tế thị trường mà không hề nhắc đến cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Việt Nam lại còn hứa hẹn sẽ giảm dần đi số doanh nghiệp quốc doanh. Tổng Thống Hoa Kỳ có thể bãi bỏ điều kiện ràng buộc này với lập luận rằng đặc quyền GSP sẽ giúp Việt Nam tiến nhanh hơn đến kinh tế thị trường.
Tôn trọng quyền của người lao động là điều kiện ràng buộc mà Việt Nam vi phạm trắng trợn nhưng Hành Pháp Hoa Kỳ có vẻ tìm nhiều cách để tháo gỡ cho Việt Nam. Rất rõ ràng là Viêt Nam cấm ngặt các nghiệp đoàn độc lập và bỏ tù những người tranh đấu cho quyền lập nghiệp đoàn. Không những vậy, chính quyền Việt Nam còn ngăn cấm các người lao động ở nước ngoài tham gia nghiệp đoàn nơi đất nước sở tại; bắt công nhân lao động ngoài nước phải cam kết không đình công. Và trong thời gian gần đây tổ chức Human Rights Watch đã tố giác chính sách cưỡng bức lao động của nhà nước Việt Nam áp dụng trong các trại cải huấn để sản xuất “hạt điều máu”. Song song, BPSOS đã lên tiếng về tình trạng cưỡng bức lao động trong các trại tù. Cưỡng bức lao động là hình thức nô lệ hiển hiện nhất; dầu vậy, bản phúc trình mới đây của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã rút Việt Nam ra khỏi danh sách cần theo dõi về nạn buôn người, với lập luận rằng Việt Nam có kế hoạch 5 năm sẽ cải thiện -- kế hoạch này không được phổ biến. Ngày 24 tháng 8 vừa qua, Bộ Lao Động Hoa Kỳ công bố cấp một triệu Mỹ kim cho Tổ Chức Lao Động Quốc Tế để giúp Việt Nam cải thiện luật lao động (http://www07.grants.gov/search/search.do?&mode=VIEW&oppId=195013). Việt Nam có thể dựa vào đó để lý luận rằng họ đang có những bước tiến bộ với sự giúp đỡ của tổ chức lao động quốc tế và yêu cầu Hành Pháp Obama châm chước về điều kiện ràng buộc này.
Vi phạm tài sản trí tuệ diễn ra rất nặng nề ở Việt Nam. Trong đơn, chính quyền Việt Nam cho biết đã thông qua một số luật bảo vệ tài sản trí tuệ. Chính phủ Hoa Kỳ cho đến nay quan tâm về điều kiện này do áp lực của nhiều đại công ty Hoa Kỳ về tin học. Khi các doanh nhân Hoa Kỳ không đặt vấn đề nữa, thì nút chặn này sẽ tự động bị tháo gỡ.
Từ nhiều năm nay người Mỹ gốc Việt phản đối tình trạng bất cân xứng trong mậu dịch về văn hoá phẩm Việt ngữ: Việt Nam tha hồ tung báo chí, băng hình, chương trình truyền thanh và truyền hình tràn ngập các thị trường Hoa Kỳ nơi đông người Việt sinh sống, nhưng lại ngăn cấm không cho văn hoá phẩm của người Việt ở hải ngoại được phân phối vào trong nước. Trước đây BPSOS đã cùng với văn phòng của DB Cao Quang Ánh nhiều lần họp với Phòng Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ để nêu vấn đề này. Họ cho biết là Việt Nam lập luận rằng việc ngăn cản văn hoá phẩm hải ngoại không nhằm cản trở mậu dịch mà chỉ là biện pháp kiểm duyệt nội dung không phù hợp. Điều kiện ràng buộc này không được Hành Pháp Hoa Kỳ quan tâm.
Về việc tước đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ, chính quyền Việt Nam khẳng định rằng không hề có việc tước đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ. Dưới đây là vài đoạn trích dẫn:
“Việc đảm bảo không quốc hữu hoá, trưng thu tài sản của nhà đầu tư đã được quy định tại các văn bản pháp luật sau:
- Điều 23 của Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2002 sau đây gọi là (Hiến pháp 1992 sửa đổi) quy định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.
- Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết của Quốc hội số của Quốc hội số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 quy định: “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp vớipháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá...
“Việt Nam hiện là thành viên Công ước New York về Công nhận và Thực thi các Phán quyết của Trọng tài nước ngoài…”
Chính quyền Việt Nam khôn khéo “lái” vấn đề để chỉ nói đến tài sản của các nhà đầu tư trong khi điều kiện luật định của Hoa Kỳ là không tước đoạt tài sản nói chung của công dân hay công ty Hoa Kỳ. Cho đến nay, Hành Pháp Hoa Kỳ không biết hay không nghĩ rằng có trường hợp công dân Hoa Kỳ bị tịch thu tài sản.
Đơn của chính phủ Việt Nam (bằng Anh và Việt ngữ) để xin hưởng đặc quyền GSP: http://doitaisan.wordpress.com/2012/08/27/vietnam-application-for-gsp/.
Các phân tích ở trên cho phép chúng ta e ngại rằng Hành Pháp Obama sẽ tháo gỡ mọi điều kiện ràng buộc để rồi ban cấp đặc quyền GSP cho Việt Nam vào cuối năm nay. Việc tháo gỡ này tương đối dễ dang vì chính Hành Pháp là cơ quan thẩm định mức độ vi phạm từng điều kiện và có rộng quyền ứng xử. Họ có thể thẩm định nặng hay nhẹ, khắt khe hay châm chước và theo đó mà ban cấp đặc quyền GSP cho Việt Nam hay không.
Những Điều Chúng Ta Cần Làm
Từ khi Việt Nam nộp đơn xin đặc quyền GSP vào tháng 5 năm 2008, BPSOS đã âm thầm khởi xướng nỗ lực vận động Hành Pháp tận dụng các điều kiện GSP để thúc ép Việt Nam thực tâm cải thiện quyền của người lao động, chấm dứt nạn nô lệ tân thời, cởi trói cho nền kinh tế tư nhân, và đẩy lùi chính sách bưng bít thông tin. Chúng tôi đã có nhiều buổi tiếp xúc với giới chức hữu trách Hoa Kỳ để cung cấp thông tin về:
- Chính sách đàn áp phong trào nghiệp đoàn độc lập
- Tình trạng buôn lao động trong các chương trình của nhà nước
- Tình trạng cưỡng bức lao động trong các trại cải huấn và nhà tù
- Sự vi phạm tác quyền trầm trọng, đặc biệt trong lãnh vực sang băng lậu
- Tình trạng ngăn cản việc du nhập văn hoá phẩm Việt ngữ từ Hoa Kỳ
Tuy nhiên, những thông tin này không làm thay đổi chính sách của Hành
Pháp vì họ có rộng quyền diễn giải thông tin để làm căn cứ cho quyết
định về đặc quyền GSP cho Việt Nam. Kể cả Quốc Hội Hoa Kỳ cũng không có
tiếng nói trong vấn đề này.- Tình trạng buôn lao động trong các chương trình của nhà nước
- Tình trạng cưỡng bức lao động trong các trại cải huấn và nhà tù
- Sự vi phạm tác quyền trầm trọng, đặc biệt trong lãnh vực sang băng lậu
- Tình trạng ngăn cản việc du nhập văn hoá phẩm Việt ngữ từ Hoa Kỳ
Duy chỉ một điều kiện mà Hành Pháp không thể tuỳ nghi định đoạt hay diễn giải: quốc gia nào muốn hưởng đặc quyền GSP thì tuyệt nhiên không được tước đoạt tài sản của công dân hay công ty Hoa Kỳ.
Tháng 7 năm 2010, khi phát động chiến dịch “Cứu Cồn Dầu” chúng tôi trưng dẫn cho Hành Pháp Obama thấy rằng chính quyền Đã Nẵng đang cưỡng chế tài sản của công dân Hoa Kỳ vì một số người ở Cồn Dầu trước đây đã trở thành công dân Hoa Kỳ và vẫn còn tài sản trong khu bị cưỡng chế. Điều này tạm thời chặn lại chính sách cưỡng chế toàn bộ Giáo Xứ Cồn Dầu.
Trước những chỉ dấu cho thấy Hành Pháp Obama đang trên đà tháo gỡ các điều kiện ràng buộc cuối cùng để cho Việt Nam đặc quyền GSP, đây là lúc chúng ta cần đẩy thật mạnh yếu tố độc nhất mà Tổng Thống Hoa Kỳ không có quyền gia giảm, châm chước: rất nhiều công dân Hoa Kỳ đã và đang bị tước đoạt tài sản bởi chính quyền Việt Nam. Theo luật hiện hành, Tổng Thống Hoa Kỳ không được ban cấp đặc quyền GSP cho Việt Nam.
Và chúng ta cần lên tiếng ngay lúc này để không bị đặt trước sự đã rồi vào cuối năm nay.
Nương vào các hồ sơ của công dân Hoa Kỳ bị tước đoạt tài sản, tất cả những ai quan tâm đến tự do, nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam cần đồng tâm hiệp lực để giữ lại yếu tố “đòn bẩy” GSP, một trong số ít yếu tổ “đòn bẩy” luật định còn sót lại. Các đời Hành Pháp Hoa Kỳ đã thay nhau ban cấp cho Việt Nam nhiều đặc quyền mà không đòi hỏi một nhượng bộ nào đáng kể về nhân quyền.
Khi còn đòn bẩy GSP thì chúng ta còn cơ hội để tiếp tục khai thác các điều kiện của nó để đòi hỏi Việt Nam tôn trọng quyền lập hội và đình công cho mọi người lao động ở cả trong và ngoài nước, quyền không lao động cưỡng bức của các tù nhân dân sự và chính trị, và quyền tiếp cận thông tin không bị ngăn chặn cho mọi đồng bào trong nước.
0 comments:
Post a Comment