Mỗi
năm đến ngày 30 tháng Tư, tâm tư của người Việt Quốc gia có lẽ hầu hết
cảm thấy luyến tiếc miền Nam Việt Nam đã một thời được sống tự do mà
ngày nay đã bị cướp mất! Tự do dân chủ là lẽ sống tất yếu của con người,
không có một thế lực nào có đủ khả năng ngăn cản bước tiến của nhân
loại. Bất cứ kẻ nào, bất cứ đảng phái nào ngăn cản bước tiến của nhân
loại thì chắc chắn sẽ bị đào thải sớm hay muộn mà thôi! Riêng Chiến Sĩ
Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không khỏi lưu luyến một thời hào hùng, can
trường đã qua! Sự hào hùng, can trường thuở nào của Chiến Sĩ VNCH, dù có
nhiều người đã tuẫn tiết hay đã lẫm liệt hy sinh, nhưng tên tuổi sẽ mãi
mãi trường tồn bất tử. Vì sao? Vì “Vị Quốc vong thân” thì tên tuổi mãi
mãi bất tử vậy.
Sự thật đã minh chứng rằng trong suốt 20 năm chiến tranh, những nơi đã
xảy ra chiến trận lẫy lừng, Chiến Sĩ VNCH đã biến những địa danh: Bình
Long An Lộc (1972), Cổ Thành Quảng Trị (1972). Đồi Charlie, ĐắK Tô, Tân
Cảnh (1972). Hải Chiến Hoàng Sa (1974). Phòng tuyến Xuân Lộc (1975)...
thành những địa danh nổi tiếng trong Quân sử thời cận đại. Mỗi khi nhắc
nhở đến những địa danh này đã làm sống lại tinh thần chiến đấu can
trường của Chiến Sĩ VNCH. Trong 20 năm chiến tranh, Chiến Sĩ VNCH đã can
trường chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc trước nạn xâm lăng của Cộng sản. Dẫu
biết rằng: “Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu. Cổ lai chinh chiến kỷ
nhơn hồi” (Say nằm trận địa đừng cười. Xưa nay chinh chiến mấy người hồi
hương). Dù biết chiến trường là hiểm nguy, nhưng Chiến Sĩ VNCH đã
quyết tâm xông pha hay quyết tâm tử chiến với quân thù, nên có biết bao
người đã lẫm liệt hy sinh!
Để minh chứng lòng kiên trung của Chiến Sĩ VNCH, dù lẫm liệt chiến thắng
hay can trường chiến bại! Tôi tưởng cần nêu lên một trong những trận
chiến hào hùng vừa nêu trên, xin đơn cử Trận Hải Chiến Hoàng Sa vào ngày
19 tháng Giêng năm 1974, để thấy vì sao “Chiến Sĩ VNCH dù tử, danh bất tử”.
So sánh về tương quan lực lượng thì Hải quân của Tàu cộng chẳng những
đông đảo mà vũ khí sử dụng để xâm lược cũng tối tân và đầy đủ hơn. Dù
vậy, Hải quân VNCH cũng đã giáng cho quân xâm lược 4 tàu bị hư hại nặng,
18 quân Tàu tử thương còn số quân Tàu bị thương thì không rõ. Về phía
Hải quân VNCH thì 74 chiến sĩ đã hy sinh, trong đấy Hộ tống hạm Nhật Tảo
HQ-10 bị trúng đạn ở phòng máy và phòng chỉ huy. Cả hạm trưởng Hải quân
Thiếu tá Ngụy Văn Thà và hạm phó Đại úy Nguyễn Thành Trí đều bị thương.
Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, Hạm trưởng lo lắng cho
sinh mệnh của đồng đội, nên ra lệnh cho thủy thủ đoàn dùng bè thoát nạn
vì đang nguy ngập. Anh em Hải quân không thể để Hạm trưởng còn lại trên
tàu, nên tha thiết mong Hạm trưởng cùng rời tàu, nhưng Hạm trưởng vẫn
khẳng khái, cương quyết ở lại tử tiết theo tàu, nêu cao tinh thần “Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm”.
Thương tiếc thay! Sự hy sinh hào hùng của Thiếu tá Ngụy Văn Thà có khác
nào sự hy sinh lẫm liệt của anh hùng Trần Bình Trọng, Lê Lai... Thế mà
ngày nay có những kẻ mang lon tới cấp Đại tướng giữ chức Bộ trưởng Quốc
phòng của Cộng Sản Việt Nam (CSVN), mà lẽ ra Bộ Quốc phòng là một cơ
quan có nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, tổ chức thực hiện
việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội. Nhưng họ chỉ biết quỵ lụy
thiên triều (Tàu), nhục nhã đầu hàng quân xâm lược trước khi giao chiến,
đấy là:
a- Đại tướng Lê Đức Anh vào năm 1988 giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, mà Thiếu tướng Lê Mã Lương đã gián tiếp tiết lộ: “Kẻ thủ phạm tiếp tay cho quân Tàu cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam, chính là đồng chí lãnh đạo cấp cao”. Trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa ngày 14-3-1988, quân đội Việt Nam đã phải nhận lệnh oái oăm: “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”. Phẫn nộ trước hành động bán nước! Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: “Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?” Do đấy, ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị thiên triều ra lệnh Đảng CSVN cách chức.
Sau khi quân xâm lược Tàu cướp được đảo Gạc Ma, đã xây sân bay quân sự
trên đảo này để uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam. Ngoài ra,
tài liệu còn tiết lộ sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, Đại hèn
tướng Lê Đức Anh đã “đi đêm” với Trung cộng, đưa đến Hội Nghị Thành Đô
năm 1990, từ đấy Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Tàu cộng.
b- Đại tướng Phùng Quang Thanh đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Việt Nam. Trong khi giàn khoan HD 981 của Tàu cộng đang xâm phạm lãnh
hải của Việt Nam trắng trợn từ ngày 1-5-2014, Đồng bào Việt Nam đã quyết
liệt biểu tình phản đối, có người còn lẫm liệt tự thiêu để phản đối
quân xâm lược. Thế mà, vào trưa ngày 31-5-2014 tại Hội nghị Đối thoại
Shangri-La ở Singapore, Đại hèn tướng Thanh đã trơ trẽn phát biểu: “Trên
thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu
thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau, còn tồn tại
tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”.
Thứ đến, vào ngày 29-12-2014, Đại hèn tướng Thanh còn trơ trẽn phát biểu
tại hội nghị của Chính phủ với địa phương để triển khai Nghị quyết của
Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm
2015, rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào,
chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực
cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.
Từ xưa, Tiền nhân ta, Đồng bào ta ghét hay giận quân xâm lược mới đánh
đuổi chúng khi xâm lăng nước ta, chứ không phải Người Việt thù hận nhân
dân Tàu. Đại hèn tướng Thanh đúng là loại ăn lương của Đồng bào Việt Nam
lại làm quan cho Tàu?!!!.
Với 2 Đại hèn tướng vừa nêu, nếu người viết dùng từ hạ cấp để chỉ về họ,
thì tự mình cảm thấy thẹn vì dùng từ thiếu lịch sự, nhưng không có từ
nào khác để gọi chính xác về hành động hèn hạ của họ?! Nên phải gọi 2
Đại hèn tướng này là: “Mặt người dạ thú” vậy?! Dù họ đã mang quân hàm
đại tướng, đã/đang giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng CSVN. Nhưng họ không,
không đủ tư cách để so sánh với lòng dũng cảm và hy sinh lẫm liệt của 74
chiến sĩ Hải quân nói chung và cựu Thiếu tá Ngụy Văn Thà của quân lực
VNCH nói riêng?! Vì sao vậy? Vì “Trận Hải Chiến hoàng Sa” Chiến Sĩ VNCH
vị quốc vong thân, nên hằng năm vào ngày 19 tháng Giêng, đã được người
Việt khắp nơi (hải ngoại và trong nước dù ở miền Nam hay Bắc Việt Nam)
long trọng tổ chức lễ tưởng niệm các vị anh hùng đã lẫm liệt hy sinh. Từ
đấy xác định rằng: “Cựu Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng 73 chiến sĩ dù tử nhưng danh bất tử”. Kính phục anh hùng vị quốc vong thân, xin thắp nén hương lòng bằng mấy vần thơ:
Bảy tư Chiến sĩ, nhớ nhung tâm!
Tử chiến Hoàng Sa, há ngại ngần
Tử tiết trung trinh, danh bất tử
Ngụy Văn Thà, Tổ quốc tri ân!
Mỗi năm đến ngày 30 tháng Tư, Đồng bào Việt Nam, nhất là anh em Chiến Sĩ
VNCH, chẳng những u uất ngày quốc hận suốt 40 năm qua, mà còn thao thức
bàng hoàng ngày 30-4-1975 đã buông súng tức tối, nỗi niềm ray rứt ấy
khó khăn nguôi! Trong ngày và gần ngày 30-4-1975, Chiến Sĩ VNCH đã bị
bức tử nhưng danh mãi mãi bất tử. Người viết xin được kính cẩn nghiêng
mình kể đến tên tuổi một số vị anh hùng mà đồng bào luôn nhắc nhở và tri
ân, trước nhất là “Ngũ Hổ Tướng Tuẫn Tiết!”.
1- Tướng Nguyễn Khoa Nam, người gốc làng An Cựu, huyện Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh tại Đà Nẵng năm 1927. Năm 1953, Ông nhập ngũ
khóa 3 Thủ Đức, sau đấy gia nhập binh chủng Nhảy dù. Năm 1969, Ông giữ
chức Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh kiêm Tư lệnh Khu Chiến thuật Tiền Giang.
Năm 1972, Ông được thăng thiếu tướng. Tháng 11 năm 1974, Tướng Nam được
bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 4, Vùng IV Chiến thuật. Ngày 30-4-1975,
tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng. Rạng sáng ngày
1-5-1975, Tướng Nguyễn Khoa Nam dùng súng tuẫn tiết. Trước khi mất, Ông
đã khẳng khái nói: “Chúng tôi làm tướng mà không giữ được nước thì chết theo nước”. Kính phục, xin thắp nén hương lòng bằng mấy vần thơ đến người anh hùng tuẫn tiết:
Tướng Nam, tên tuổi rạng xa gần
Tâm huyết lo lường bảo bọc dân
Non nước nguy vong, đành tuẫn tiết!
Đồng bào lưu luyến nhớ nhung ân!
2- Tướng Lê Văn Hưng sinh năm 1933, tại Hóc Môn. Năm 1955, tốt
nghiệp khóa 5 Trường Sĩ quan Thủ Đức. Năm 1970, Ông được bổ nhiệm làm
Tỉnh trưởng tỉnh Phong Dinh. Năm 1971, Tướng Hưng được bổ nhiệm giữ chức
vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh. Trận chiến Bình Long bắt đầu ngày
4-4-1972. Sau hai tháng tử chiến chống lại lực lượng Cộng quân đông đảo.
Tướng Hưng vẫn giữ vững căn cứ và cuối cùng QLVNCH phản công quyết liệt
đã đem về chiến thắng oanh liệt. Đến năm 1974, Ông đảm nhận chức vụ Tư
lệnh phó Quân đoàn 4. Ngày 30-4-1975, tại văn phòng Tư lệnh phó của Quân
đoàn 4 đóng tại Cần Thơ, sau khi Ông nói lời từ giã với gia đình và bắt
tay từ biệt tất cả anh em quân nhân có mặt tại bộ chỉ huy, người “Anh
hùng tử thủ An Lộc”, đã dùng súng lục tử tiết vào lúc 20 giờ 45 phút.
Nhớ Tướng Hưng tuẫn tiết hào hùng, xin dâng mấy vần thơ thành kính!:
Tướng Hưng, lo lắng giữ non sông
An Lộc can trường, rạng chiến công
Nối chí Tiền nhân, chan chứa nghĩa
Noi gương Hoàng Diệu sắt son long
3- Tướng Trần Văn Hai sinh năm 1929, tại Cần Thơ. Đời binh nghiệp
của Ông bắt đầu vào khóa 7, Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, tốt nghiệp
năm 1951, Ông tình nguyện vào binh chủng Nhảy dù. Năm 1965, Ông được
thăng trung tá và bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Phú
Yên, Ông là một Tỉnh trưởng làm việc tận tụy và thanh liêm, nên dân
chúng Phú Yên rất kính trọng. Trong thời gian Ông làm Tỉnh trưởng Phú
Yên; Cộng sản Bắc Việt đã dùng đường biển chở một số lớn vũ khí từ miền
Bắc vào Vũng Rô ở gần Đèo Cả, CSBV muốn lén lút đưa vũ khí vào Vũng Rô
để cung cấp cho chiến trường miền Nam. CSBV không qua mặt được cơ quan
tình báo Quốc gia, nên tỉnh đã điều quân phục kích và vây đánh, thu trọn
số vũ khí khổng lồ này. Đây là một trong những thắng lợi to lớn của
Ông. Tháng 5 năm 1968, Đại tá Trần Văn Hai được bổ nhiệm chức Tổng giám
đốc Cảnh sát Quốc gia. Năm 1970, Tướng Hai rời ngành cảnh sát với cấp
bậc chuẩn tướng để giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 44. Năm 1971, Tướng Hai
giữ chức Chỉ huy trưởng binh chủng Biệt động quân. Năm 1973, Tướng Hai
làm chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn, kiêm Chỉ huy trưởng
Huấn khu Dục Mỹ. Năm 1974, Ông giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh.
Sau khi nghe ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, Tướng Hai ôn tồn
khuyên bảo thuộc cấp trở về với gia đình, nhưng có một số quân nhân vẫn
quyết tâm ở lại bảo vệ vị chủ tướng của mình. Chiều ngày 30-4-1975,
Tướng Hai đã uống thuốc độc tuẫn tiết tại văn phòng Bộ Tư lệnh Sư đoàn.
Xin thành kính thắp nén hương lòng đến vị anh hùng đã tuẫn tiết vì nước
bằng mấy vần thơ:
Trí dũng Tướng Hai, cung kính lòng
Thanh liêm, khí khái thiết tha trông
Chiến công hiển hách, ngời kim cổ
Tuẫn tiết hào hùng, rạng núi sông!
4- Tướng Lê Nguyên Vỹ sinh năm 1933, quê tỉnh Sơn Tây. Ông học
khoá 2 Trường Sĩ quan Việt Nam ở Đập Đá, Huế. Năm 1972, lên Đại tá giữ
chức Phó Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh đóng tại An Lộc, nơi đây ông đã sát
cánh chiến đấu cùng Tướng Lê Văn Hưng là Tư lệnh Sư đoàn. Những chiến xa
T-54 của Cộng quân đang hùng hổ tiến vào Bộ Chỉ huy Tiền phương của Sư
đoàn. Đại tá Vỹ can trường đứng thẳng người, bắn một quả M72 trúng chiếc
T-54 đi đầu, xe tăng Cộng quân phực cháy. Binh sĩ lên tinh thần, theo
gương Đại tá Vỹ, xông xáo diệt tăng nên nhiều xe tăng Cộng quân bị tiêu
diệt. Sau 68 ngày đêm tử thủ An Lộc, thị xã này được giải toả. Khoảng
giữa năm 1973, Ông được đề cử làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh đóng ở căn
cứ Lai Khê, tỉnh Bình Dương. Năm 1974, Ông được thăng chuẩn tướng. Cuối
tháng 4 năm 1975, Cộng quân từ nhiều ngả tiến về Saigon, nhưng ở hướng
Đông Bắc, Cộng quân không thể vượt qua căn cứ Lai Khê do Tướng Vỹ chỉ
huy phòng thủ, mặc dù lực lượng Cộng quân đông hơn gấp nhiều lần. Sáng
ngày 30-4-1975, tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh ra lệnh quân đội
VNCH buông súng đầu hàng. Tướng Vỹ triệu tập sĩ quan và binh sĩ dưới
quyền, Ông khẳng khái: “Tôi là tướng chỉ huy mặt trận, tôi không thể
thi hành được lệnh này. Tôi nghĩ rằng thân làm tướng, đã được hưởng ít
nhiều vinh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em, nên tôi phải chọn
lấy con đường đi cho riêng tôi!”. Nói xong, ông dõng dạc bước ra
sân, nghiêm trang đứng dưới cột cờ Bộ Tư lệnh, rút súng tuẫn tiết vào
lúc 11 giờ sáng ngày 30-4-1975. Quá cảm phục tinh thần dũng cảm của
Tướng Vỹ, xin được tỏ lòng thành kính bằng mấy vần thơ:
Tướng Vỹ sắt son quyết vẫy vùng
Đồng bào bảo bọc, giữ kiên trung
Lo lường non nước tròn tình nghĩa
Tuẫn tiết hào hùng trọn thủy chung
5- Tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Năm
1953, Ông tốt nghiệp trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, Ông tình nguyện phục
vụ trong binh chủng Nhảy dù Quân đội Liên hiệp Pháp. Năm 1954, Ông được
đề cử giữ chức Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhảy dù. Ngày 7-5-1954, trận
Điện Biên Phủ thất thủ, Ông bị Cộng quân bắt giam. Ngày 20-7-1954, Hiệp
định Genève ký kết, sau đó Ông được trao trả và tiếp tục phục vụ trong
quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Đến tháng 8 năm 1970, Tướng Phú được bổ
nhiệm giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh và Ông được thăng Thiếu tướng
tại mặt trận. Trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Tướng Phú đã điều động Sư
đoàn 1 Bộ binh giữ vững phòng tuyến Tây Nam Huế. Từ năm 1973 đến tháng
10 năm1974, Ông giữ chức chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang
Trung. Tháng 11 năm 1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh cử
Tướng Phú giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2, Quân khu II, thay thế trung
tướng Nguyễn Văn Toàn. Trận chiến Ban Mê Thuột bùng nổ ngày 10-3-1975,
mặc dù Tướng Phú đã cố gắng chống lại Cộng quân quyết liệt, nhưng vẫn
thất bại. Ngày 14-3-1975, trong một cuộc họp đặc biệt tại Cam Ranh, tổng
thống Thiệu đã ra lệnh Tướng Phú triệt thoái toàn bộ Quân đoàn 2 khỏi
cao nguyên.
Sau khi lực lượng Quân Đoàn 2 triệt thoái khỏi Nha Trang, 1 giờ 45 trưa
ngày 2-4-1975, Tướng Phú đã bay đến ngọn đồi “Lầu Ông Hoàng” ở Phan
Thiết để chờ thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh Phó Quân đoàn 3, tới
nhận bàn giao phần lãnh thổ cuối cùng của Quân khu II, để sát nhập vào
Quân khu III. Tại đây, Tướng Phú đã có quyết định tự sát, Ông rút khẩu
súng ngắn nòng ra khỏi vỏ rất nhanh, đại tá Đức kêu thất thanh: “Thiếu
Tướng”! Khẩu súng trên tay Tướng Phú bị đại tá Đức gạt rơi xuống đất. Sự
việc này xảy ra quá bất ngờ! Giữa tháng 4 năm 1975, Tướng Phú lâm bệnh
nặng, phải đưa vào điều trị tại Tổng Y viện Cộng hòa. Sáng ngày
29-4-1975, tại căn nhà riêng ở đường Gia Long, Tướng Phú bảo vợ và các
con đến hướng Trường đua Phú Thọ để tìm cách di tản. Tướng Phú ở nhà
uống một liều thuốc độc cực mạnh để tử tiết. Khi hay tin, cả gia đình
quay về nhà, Tướng Phú được đưa vào bệnh viện Grall để nhờ các bác sĩ
Pháp cấp cứu. Tướng Phú mê man, mãi đến trưa ngày 30-4-1975, Ông mới
tỉnh được giây lát, giọng Ông yếu ớt hỏi Bà Phú đang ngồi bên cạnh:
“Tình hình đến đâu rồi?” Bà Phú thành thật: “Tướng Minh vừa nhận chức vụ
Tổng thống, ông ra lệnh QLVNCH buông súng đầu hàng và Cộng quân đã
cưỡng chiếm Sài Gòn!” Nghe xong, Tướng Phú vẻ mặt phẫn uất, rồi nhắm mắt
và ra đi vĩnh viễn: Quá cảm phục! Kính cẩn thắp nén hương lòng đến
người anh hùng tuẫn tiết vì nước bằng mấy vần thơ:
Tướng Phú, ngăn thù chốn núi non!
Quân dân di tản, mãi lo toan!
Vùng hai nguy ngập, băn khoăn dạ!
Độc được quyên sinh, giữ sắt son!
Chiến Sĩ VNCH đã sắt son đem xương máu giữ gìn Tổ quốc là vậy! Thế mà,
CSVN là kẻ chiến thắng lại cúi đầu quỵ lụy thiên triều (Tàu cộng) đã và
đang lần lượt dâng hiến mảnh da thịt của Tổ quốc cho kẻ thù truyền kiếp
Bắc phương?! Kể từ tháng 2-1999, Giang Trạch Dân của Tàu cộng đã tròng
được vào đầu Lê Khả Phiêu và các nhân vật Đảng CSVN bằng 16 chữ mạ vàng “Sơn thủy tương liên; Lý tưởng tương thông; Văn hóa tương đồng; Vận mệnh tương quan” đã được Đảng CSVN ráng sơn son phết vàng 16 chữ này rằng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.Viết
đến đây, người viết lại nghĩ “16 chữ vàng” sao giống cái “vòng kim cô”
trong truyện “Tây Du Diễn Nghĩa”, sư phụ Đường Tăng cho Tôn Ngộ Không
cái mũ là “vòng kim cô”, Ngộ Không hí hửng đội vào đầu, từ đấy mỗi khi
Ngộ Không làm điều gì phật ý Đường Tăng, thì Đường Tăng niệm thần chú,
đầu của Tôn Ngộ Không bị đau đớn vô cùng, khi đấy Tôn Ngộ Không muốn lấy
cái mũ là “vòng kim cô” ra khỏi đầu thì không được nữa, phải lạy lục
thầy, mới được tha là Đường Tăng không niệm thần chú nữa.
Ngày nay, người Tàu còn lập phố Tàu, trường đại học Tàu, “Học viện Khổng
Tử” tại trường đại học Hà Nội, mưu đồ của chúng là muốn biến nước ta
thành tỉnh Quảng Nam của chúng! Trong khi đấy, Chính quyền CSVN hiện nay
quá nhu nhược, đã dùng lá cờ từ năm sao (ngũ tinh hồng kỳ) của Tàu
cộng, tự nâng lên thành 6 sao, mà sao nhỏ thứ 6 theo chủ ý của Đảng CSVN
là biểu tượng nước Việt Nam nhập Tàu?! Ngày 21-12-2011, CSVN đã cho các
em nhỏ cầm cờ 6 sao, đón Phó Chủ tịch nước Tàu cộng (nay là Chủ tịch)
Tập Cận Bình ở phủ Chủ tịch nước tại Hà Nội?! Đây không phải là lần đầu
chính quyền Hà Nội cho sử dụng lá cờ 6 sao của Tàu cộng; mà trước đấy,
khi đưa tin Tổng Trọng sang Bắc Kinh ngày 11-10-2011, đài truyền hình
VTV1 cho đọc bản tin trên, đã có xuất hiện lá cờ Tàu cộng 6 sao rồi?!
Đau đớn thay! “Tổ quốc lâm nguy” thật rồi?!
Tổ Quốc Lâm Nguy
Tổ quốc lâm nguy, há lạnh lùng?!
Sao đành lặng lẽ, sống ung dung?!
Đất đai, Tàu cộng xâm nhiều chỗ?!
Việt cộng, biển Đông hiến mấy vùng?!
Tổ quốc lâm nguy, sao hãi hùng?!
Đồng lòng dọn dẹp kẻ thù chung
Nhìn gương Ai Cập, mong nghiền ngẫm(*)
Gẫm đuốc Tunisia, nhớ nấu nung(*)
Tổ quốc lâm nguy, khắp đó đây!
Tấc lòng son sắt, chớ lung lay?!
Tây Nguyên, bô xít nhiều chua chát
Bản Giốc, Nam Quan lắm đắng cay!
Tổ quốc lâm nguy, hận tháng ngày!
Biểu tình mạnh mẽ, kể từ nay
Thông tin nhanh nhẹn, dùng vi tính
Liên lạc lẹ làng, điện thoại tay
Tổ quốc lâm nguy, đau đớn thay!
Quốc hồn thống thiết, tận trời mây!!!
Tiền nhân dựng nước bằng xương máu
Việt cộng hiến dâng, gây đọa đày!
Tổ quốc lâm nguy, bởi lỗi lầm!
Công an đàn áp khắp xa gần!
Cớ sao hành hạ người yêu nước?!
Muối mặt lụy Tàu, hãm hại dân?!
Tổ quốc lâm nguy, sao ngại ngần?!
Núi sông gìn giữ, kẽo hao dần
Tự do bị mất, quê còn mất???!!!
Hợp sức đấu tranh, ngẫm nghĩ cần?!
___________________________________
(*) - Ngày 18-12-2010, Mohamed Bouazizi tự thiêu, từ đấy biến thành cuộc
nổi dậy cách mạng lật đổ chế độ độc tài. Mùa xuân Ai Cập, Tổng thống
độc tài Ai Cập Hosni Mubarak bị dân lật đổ.
- Cách mạng Hoa Lài, lật đổ Tổng thống độc tài Zine El Abidine Ben Ali ở Tunisia.
0 comments:
Post a Comment