Sau cuộc đối đầu kéo dài 2 ngày 2 đêm trước lực lượng CA đông đảo, người dân Tuy Phong - Bình Thuận đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc chiến chống lại tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa phương.
Lần đầu tiên, sức ép mạnh mẽ từ cuộc phản kháng đã buộc phó thủ tướng
thân Tàu Hoàng Trung Hải phải xuống nước, nhượng bộ trước nhân dân.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 – vốn được xây dựng bằng công nghệ Trung
Cộng bị ra lệnh phải chấm dứt thải bụi than, xỉ ra môi trường.
Khi bị dồn đến đường cùng, người dân Bình Thuận đã cho thấy sức mạnh chưa từng có về tinh thần đoàn kết trước bạo quyền.
Một thanh niên ôm đầu sau khi bị cảnh sát cơ đồng dùng gậy phang tới tấp |
Biểu tình ôn hòa
Trong cuộc đấu tranh vừa qua, có rất nhiều chi tiết đã không hề được
truyền thông nhà nước nhắc đến. Dưới đây là một số thông tin ghi lại từ
người dân và do các trang mạng xã hội phổ biến.
Trước tiên, cần khẳng định ngay là cuộc biểu tình của người dân Tuy Phong, Bình Thuận rất ôn hòa và kỷ luật.
Ngày 14/4/2015, người dân bất tuân dân sự bằng cách xuống đường chặn
quốc lộ 1A, thậm chí nằm cả xuống gầm xe tải để ngăn không cho xe chở
than xỉ đi qua khu vực dân sinh.
Cuộc biểu tình khiến đoạn quốc lộ huyết mạch này bị tê liệt hàng chục
km, xe cộ bị ứ đọng khiến nhiều tài xế và hành khách mệt mỏi.
Rất nhiều người dân cảm thấy có lỗi, nên đã mang thức ăn, bánh mì và
nước uống đến phân phát cho những người bị kẹt lại và mong được thông
cảm.
Đến tối cùng ngày, người dân đồng loạt rút lui, trả lại sự thông thoáng
cho tuyến quốc lộ 1A. Nhìn chung, cuộc biểu tình trong ngày đầu tiên khá
ôn hòa và chừng mực.
Mục đích chính của người dân chủ yếu là muốn đánh động sự quan tâm, chú ý của dư luận về môi trường sống độc hại tại địa phương.
Mục đích chính của người dân chủ yếu là muốn đánh động sự quan tâm, chú ý của dư luận về môi trường sống độc hại tại địa phương.
Tức nước vỡ bờ
Ảnh: Facebook Hiep Thanh Le |
Người dân quá phẫn uất liền kéo xuống quốc lộ 1A biểu tình sang ngày thứ
2 liên tiếp với số lượng đông đảo hơn, nhưng vẫn tỏ thái độ ôn hòa.
Đáp lại, nhà cầm quyền CS tiếp tục công khai đối đầu nhân dân khi huy động hàng ngàn CA, cảnh sát cơ động kéo đến đàn áp.
Trong đoạn video trên, có thể thấy rõ cảnh tượng cảnh sát cơ động dùng
gậy phang tới tấp vào đầu một người dân, dù người này đã ngã xuống.
Khi bị dồn đến đường cùng, người dân buộc phải phản kháng. Hai bên giàn
trận đối đầu nhau. Phía cảnh sát cơ động được trang vũ khí tận răng gồm
khiên, dùi cui, lựu đạn nổ… Trong khi người dân chỉ dùng gạch đá và một
vài bom xăng chống đỡ.
Cuộc giao tranh bất phân thắng bại. Mỗi khi hai bên ‘hưu chiến’, bà con
vẫn mang nước đến mời những người cảnh sát cơ động này uống và nói “Chúng tôi đấu tranh cho môi trường chớ không đấu với các chú”.
“Sau khi dân đã bao vây được CSCĐ thì mọi người đứng ra cản không cho
số người quá khích chọi đá, gạch nữa. Lúc này họ chỉ chửi, giải
thích... và mời nước”, facebook Hiep Thanh Le tường thuật.
Trong số này, có rất nhiều cảnh sát là người địa phương, chính bản thân
và gia đình họ đang ngày đêm hứng chịu cảnh bụi than, xỉ mù mịt ô nhiễm
đến mức đổ bệnh.
Khi CA tháo chạy
Tối ngày 15/4/2015, giao tranh tiếp tục bùng phát dữ dội khi CA bắt đi
hàng chục người biểu tình. Video ghi lại vụ việc cho thấy bom xăng và
lựu đạn nổ khiến cả đoạn đường như bị bùng cháy.
Một tờ báo nhà nước cáo buộc người dân đã xông vào cướp phá khách sạn
Vĩnh Hảo và thiêu rụi cả 3 chiếc xe ô tô. Trên thực tế, đây là thông tin
hoàn toàn bịa đặt.
Khách sạn Vĩnh Hảo trước đó được nhiều quan chức Bình Thuận thuê để ăn
ngủ và làm ‘tổng hành dinh’ khi vụ biểu tình diễn ra. Vì nằm gần khu vực
giao tranh, nên khi bắt người, phía CA đã mang nhốt họ vào trong khách
sạn.
Người dân lập tức kéo đến vây hãm đòi thả người, khách sạn Vĩnh Hảo vô tình trở thành nơi giao chiến giữa hai bên.
Trước áp lực dữ dội của nhân dân, cảnh sát cơ động sau đó đã buộc phải thả người và tháo chạy khỏi hiện trường, bỏ mặc các quan chức Bình Thuận ở lại.
Trước áp lực dữ dội của nhân dân, cảnh sát cơ động sau đó đã buộc phải thả người và tháo chạy khỏi hiện trường, bỏ mặc các quan chức Bình Thuận ở lại.
Sự thật là người dân không hề động chạm đến các quan chức bị kẹt lại,
khách sạn chỉ bị vỡ cửa kính và 3 chiếc xe bị móp trong lúc giao tranh.
Hoàn toàn không có chuyện người dân cướp phá khách sạn tan tành, hay
thiêu trụi xe như một số tờ báo đã loan tin láo lếu.
Cửa kính khách sạn bị vỡ, xe bị móp có thể là do bị ‘lạc đạn’ khi một số
người dân ném đá. Tuy nhiên, khả năng cao hơn là do chính những cảnh
sát cơ động này tự gây ra. Có thể vì họ tức giận vì mệt mỏi sau 2 ngày
bị các quan chức CS bắt phải đưa đầu ‘chịu trận’. Hoặc cũng có thể là
hiện trường giả để vu cáo người dân ‘bạo loạn’ không chừng.
Cảnh sát cơ động mệt mỏi, chán chường sau 2 ngày 2 đêm đối đầu với nhân dân Bình Thuận. Ảnh: Sơn Kòi |
Đến 12 giờ đêm, sau khi đã tổng tiến công và 'tái chiếm' được quốc lộ
1A, người dân bắt đầu rút lui về nhà để nghỉ ngơi. Quốc lộ 1A trở nên
thông thoáng.
Sáng ngày 16/4, người dân ngưng biểu tình sau khi nhà máy nhiệt điện
Vĩnh Tân 2 ngưng thải khói than, xỉ độc hại ra môi trường. Có tin nói
rằng phó thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã phải đích thân vào Bình
Thuận để chỉ đạo khẩn cấp hòng xoa dịu nhân dân.
Đối với các quan chức cộng sản, sự tháo chạy của lực lượng CA chính là lời cảnh tỉnh rõ rệt nhất. Còn đối với lực lượng CA, quay trở về với nhân dân cũng chính là con đường duy nhất.
Hãy biết thức tỉnh, vì một khi biến chuyển xảy ra, Hoàng Trung Hải có thể chạy sang Tàu - 'tổ quốc' của hắn, còn lực lượng CA và các quan chức cộng sản biết chạy đi đâu?
Hoàng Trần
0 comments:
Post a Comment