Ăn cắp ở nước ngoài về Việt Nam bán
Cơ
quan chức năng Singapore vừa tạm giữ một nữ cán bộ ở TP. HCM vì nghi
ngờ trộm cắp trong siêu thị. Theo VTC News, bà này được Thành ủy TP HCM
cử đi học ngoại ngữ ngắn hạn tại Singapore. Khi lớp học sắp kết thúc, bà
đi mua sắm tại siêu thị và cầm một món đồ trị giá khoảng 300 SGD nhưng
lại không trả tiền. Nhiều khả năng, bà này sẽ bị đưa ra xét xử tại quốc
đảo Sư Tử.
Vụ
việc 5 người Việt Nam ở Thái Lan bị bắt vì ăn cắp các món đồ hiệu trị
giá tới hàng trăm ngàn baht (100.000 baht tương đương 3.000 USD) cũng
đang gây xôn xao dư luận. Năm người này bao gồm 3 nữ và 2 nam, độ tuổi
từ 24 đến 39.
Báo The Nation dẫn
lời cảnh sát Thái cho biết, những người này lấy trộm 64 món đồ xa xỉ
trong trung tâm mua sắm ở thành phố Chiang Mai rồi bọc chúng lại bằng
giấy bạc để tránh sự phát hiện của cổng từ kiểm tra. Dự định sau khi lấy
trộm, họ sẽ đem những món này về Việt Nam bán với giá rẻ hơn.
Các nghi phạm trộm cắp người Việt bị bắt giữ tại đồn cảnh sát Thái Lan. (Ảnh: The Nation)
|
Trước
đó, đã có nhiều người Việt ăn cắp bị phát hiện ở nước ngoài khiến nhiều
người cảm thấy xấu hổ. Thậm chí, có trường hợp người Việt có học thức,
có vai vế, cũng bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản
của người bản xứ.
Cách
đây không lâu, 6 người Việt (gồm cả nam và nữ) ăn cắp quần áo hiệu
Uniqlo bị cơ quan chức năng Nhật Bản bắt giữ. Nhóm người này đã hơn 100
lần thực hiện hành vi trộm đồ. Khi điều tra về tài khoản của một phụ nữ
trong nhóm, cảnh sát phát hiện nhiều giao dịch hàng hóa trị giá tới 10
triệu yên (tương đương 1,9 tỷ đồng). Họ trộm đồ từ nhiều cửa hàng ở
những khu vực khác nhau và bán hàng thông qua các trang mạng xã hội.
Điều
đáng nói, đây không phải là vụ đầu tiên người Việt ăn cắp ở Nhật bị
phát hiện. Hồi đầu năm 2014, một nữ tiếp viên hàng không của Việt Nam
cũng bị phía Nhật bắt giữ vì bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo
từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật và có thể đang tìm cách
buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines
cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận
chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.
Vào
tháng 12/2013, bốn thanh niên người Việt cũng bị phát hiện đang ăn cắp
quần áo, mỹ phẩm tại một siêu thị ở Tokyo. Hàng ăn cắp gồm những sản
phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu
Uniqlo.
Cảnh sát thu giữ số quần áo mà nhóm người Việt đã lấy cắp tại cửa hàng quần áo Uniqlo.(Ảnh: ANN News)
|
Thống
kê từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho thấy, số các vụ ăn cắp đồ
bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại nước này, từ 247 vụ năm
1998 lên 999 vụ năm 2012. Như vậy chỉ trong vòng 4 năm, số người Việt đi
chôm chỉa rồi bị bắt giữ tăng gấp 4 lần, chỉ riêng tại Nhật. Và 6
tháng đầu năm 2013, đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40%
tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.
Không
chỉ ở Nhật, ở các quốc gia khác như Singapore, Đài Loan, Thái Lan...
cũng đã có trường hợp người Việt bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị
hoặc ăn cắp tài sản.
Theo báo Thanh Niên Online,
cảnh sát Thái Lan ngày 25/3/2013 đã bắt một người Việt bị tình nghi là
ăn cắp hơn 200 mặt hàng thuộc loại hàng hiệu ở trong trung tâm hàng thời
trang cao cấp Central World, Bangkok. Những mặt hàng này bao gồm quần,
áo, mũ, túi xách, được xác định có giá trị hơn 140 triệu đồng.
Tháng 8/2014, cảnh sát Malaysia đã bắt 3 đàn ông người Việt chuyên đột nhập các cửa hàng để ăn trộm.
Ba người này được cho là có liên quan đến 9 vụ đột nhập các cửa hàng làm thất thoát hơn 57.000 USD.
Tấm biển cảnh cáo có thêm tiếng Việt.
|
Xấu hổ khi dùng hàng hiệu xách tay ăn cắp
Tại
nước ngoài, không khó để bắt gặp những tấm biển cảnh báo hành vi ăn cắp
bằng tiếng Việt tại những nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng,...
Hồi
tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết
bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao
cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là:
“Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm.
Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát
ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường
điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
Nhìn những hình ảnh này, nhiều người thấy xấu hổ về sự vô ý thức của người Việt tại Nhật Bản.
|
Cảnh báo ăn cắp bằng tiếng Việt ở Đài Loan
|
Sau
đó, vào tháng 7/2014, trên mạng xã hội cũng đăng tải bức ảnh chụp biển
cảnh báo ăn cắp trong một shop thời trang tại Nhật khiến nhiều người
Việt xấu hổ. Bức ảnh được chụp tại một cửa hàng thời trang tại Wako-shi,
tỉnh Saitama, Nhật Bản. Trên tờ cảnh báo có ghi dòng chữ: “Hệ thống
camera giám sát đang hoạt động” bằng tiếng Việt.
Không
chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài
Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của một số người
Việt.
Những
lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã
khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình
đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài, bởi lòng tham của một
số cá nhân.
Trước
tình trạng này, nhiều người đã kêu gọi cộng đồng người Việt trong nước
không dùng những hàng xách tay mà không rõ nguồn gốc. Việc làm này sẽ
bớt được tình trạng ăn trộm, ăn cắp bởi không có người mua, thì việc
trộm cắp để bán chui sẽ bị hạn chế dần và biến mất hẳn.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
0 comments:
Post a Comment