Nguyễn Văn Lục
Tổng thống Ngô Đình Diệm
Mặc
dầu Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã bị chết một cách
thảm bại. Nhưng lịch sử đôi khi thật công bằng. Với độ lùi thời gian 50,
càng ngày chân lý và sự thật càng được công khai và rõ ràng... Đất nước
do cộng sản quản lý càng sa lầy, càng thối nát thì người ta càng thấy
nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam là ưu vượt là tốt đẹp, là đáng sống. Ít
lắm ở nơi đây cũng là một mảnh đất lành cho con người trú ngụ và sống
xứng đáng con người.
Ngay
những sử gia Mỹ cho chí đến những kẻ thù oán TT. Ngô Đình Diệm một cách
không khoan nhượng cũng đến lúc cần nghĩ lại và chỉnh sửa lối nhìn một
chiều của họ. Ngày nay, người ta phải thừa nhận ông Diệm không là bù
nhìn của Mỹ, không là “bè lũ Mỹ-. Diệm”- Ngày nay, càng hiếm có người
nào còn có chút lòng, còn chút suy nghĩ so sánh thực trạng đất nước dám
công khai chê trách.
Và
mọi cố gắng tìm hiểu về Việt Nam Cộng Hòa- nhất là thời kỳ Đệ Nhất Cộng
Hòa-, không thể không bắt đầu bằng Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Và ngay cả
thời kỳ sau “chế độ Diệm- không có Diệm”.
Ngày
nay nhìn lại giai đoạn ấy, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã phủ bóng lên
tất cả những xung đột tranh cãi, khen chê cũng như những âm mưu thủ đoạn
dẫn đưa đến cái chết của ông ấy và sự tan rã của miền Nam Việt Nam.
Cái
chết ấy không chấm dứt một giai đoạn lịch sử mà như bóng ma theo đuổi
bất cứ ai muốn tìm hiểu con người ông như một ám ảnh không rời.
TổngThống Ngô Đình Diệm còn sống mãi... ngay đối với cả những kẻ thù
ghét ông thuộc nhiều phía. Cuộc cách mạng lật đổ TT. Ngô Đình Diệm không
nhất thiết đưa tới một một sự ổn định như nhiều người mong muốn.
Nó
tạo ra sự tan vỡ về thể chế và nhất là sự mất niềm tin vào chủ quyền
quốc gia- Và nếu nói cho cùng thì đến lúc đó, miền Nam thực sự có một
khoảng trống lãnh đạo không ai thay thế được. Nhiều chính trị gia đủ
loại đã có dịp ở vai trò lãnh đạo đã tỏ ra bất lực và yếu kém. Phần
người Mỹ dù có truyền thống dân chủ lâu đời, nhưng khi “xuất cảng” những
khái niệm, tự do-dân chủ, khái niệm độc lập-tự chủ thì cho thấy họ đã
dẫm đạp lên chính những điều mà họ đòi hỏi nơi các xứ đang mở mang..
Ai
cho phép họ cái quyền thay thế, ngay cả âm mưu ám hại một Tổng Thống
đương nhiệm bất chấp mọi nguyên tắc ứng xử, bất chấp quyền tự chủ của
dân tộc ???
Nhưng ngày nay, phải nhìn nhận có một xu hướng lịch sử như gió đổi chiều.
Một sự đánh giá lại lịch sử, một sự nhìn nhận những ngộ nhận, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử-con người.
Tầm
vóc lịch sử - nhân cách Ngô Đình Diệm - thành quả của nền Đệ Nhất Cộng
Hòa trở thành biểu tượng cho một giai đoạn sáng ngời với nhiều oan
nghiệt!!!
Ngược lại, lãnh tụ Hồ Chí Minh càng được bôi vẽ thì càng ngày những vết bôi vẽ càng lở loét, để lộ bộ mặt thật của ông ấy...
Theo R. Nixon: “Không giống Hồ, Diệm là một người yêu nước chân chính”. Và
mọi so sánh hai nhân vật này là thừa và lố bịch. Quan tâm hàng đầu của
Tổng Thống Ngô Đình Diệm là ổn định trật tự. Không thể có một chính
quyền mạnh, nếu không chấm dứt tình trạng chia năm xẻ bẩy làm suy yếu
quốc gia. Cho nên, việc diệt trừ Bình Xuyên là một việc làm chính đáng
của chính quyền, mặc dầu phải trả một giá không nhỏ. Ông Ngô Đình Diệm
đang phải tiến hành hai công việc một lúc: Vừa phải ổn định và vừa phát
triển một đất nước có chiến tranh đồng thời mong giành được chiến thắng
cộng sản.
Danh
tiếng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm phần lớn nhờ vào những chương trình
cải cách xã hội. Ông là một khuôn mặt được quý mến bởi những người dân
thường hơn là những chính khách cả Việt lẫn Mỹ ở Saigòn.(…)
Cái
lỗi lầm của chính quyền Keendy là đã ký thỏa ước Trung Lập Lào, mở
đường cho cộng sản miền Bắc xâm nhập.. Ông Ngô Đình Diệm đã tỏ bầy sự
tuyệt vọng đối với quyết định này của người Mỹ... “Từ nay, đường mòn
Hồ Chí Minh trở thành một xa lộ cho sự xâm nhập của Hà Nội, chúng ta đã
đặt Hồ Chí Minh ngồi vào cái ghế tài xế trong cuộc chiến tranh Việt
Nam”.(..)
'Diem
quyết tâm duy trì độc lập chủ quyền và thường phản bác hoặc không quan
tâm đến những ý kiến của các cố vấn người Mỹ. Nói chung, ông tự hào là
một người quốc gia không chịu nghe theo những chỉ thị đến từ người Mỹ
cũng như trước đây từ phía người Pháp”(1).
“Cái
sai lầm thứ ba của chính quyền Kennedy ở miền Nam, năm 1963 là có những
bất đồng gia tăng với TT Ngô Đình Diệm và họ đã khuyến khích và ủng hộ
cuộc đảo chính quân sự chống lại ông Ngô Đình Diệm. Cái giai đoạn đáng
xấu hổ chấm dứt với việc giết ông Ngô Đình Diệm và mở đường cho một giai
đoạn chính trị hỗn loạn ở miền Nam và đã buộc chúng ta phải gửi quân
lính tham gia vào cuộc chiến tranh...”
Tổng
Thống Ngô Đình Diệm ổn định tình hình miền Nam như một hòn đá tảng giữ
cho tòa nhà khỏi sụp đổ... Mọi xu hướng chính trị khác biệt phải quy tụ
về một mối và ông điều hợp sự khác biệt giữa các nhóm ấy và đặt tất cả
các nhóm ấy về vị trí của mình.
Và
người ta chỉ hiểu được vai trò quan trọng sống còn của TT. Ngô Đình
Diệm một cách rõ ràng sau cái chết của Ông, khi mà toàn thể hệ thống
chính trị miền Nam đã sụp đổ(2).
Hình
ảnh Ông Ngô Đình Diệm bị các ký giả Tây Phương cùng CSVN mở một mặt
trận báo chí gán cho ông đủ thứ như “độc tài gia đình trị, đàn áp phật
giáo” thì nay hình ảnh một lãnh tụ đạo đức, tài ba và có
lòng yêu nước chân thành- không phải tự nhiên- đã được tưởng niệm khắp
nơi trên toàn thế giới- ở những nơi nào có người Việt cư ngụ!
Thật
sự giữa hai người lãnh đạo giữa hai miền nay so sánh thì một người đang
sống lại và một người đang chìm dần vào dĩ vãng mà người ta có ấn tượng
là như thể bị lừa.
Nhưng
nếu tìm hiểu thấu đáo, ta sẽ hiểu là do Tổng Thống Ngô Đình Diệm có lập
trường kiên định, đặt để chủ quyền độc lập dân tộc lên hàng đầu và lý
tưởng chống thực dân Pháp bằng mọi giá mà không có chỗ cho sự thỏa hiệp.
Cái
chết đau đớn của TT. Ngô Đình Diệm, nhưng sau khi chết đang trở thành
biểu tượng chân chính, một lý tưởng cho người Việt Quốc Gia!
Mặc
dầu vậy nơi tấm mộ bia của ông ở Lái Thiêu còn bị che dấu tên thật.
Người ta chỉ để tên Thánh Goan Baoxitita-Huynh. Huynh là để chỉ là anh..
Điều ấy đã đến lúc cần phải sửa đổi...
Những
người ái mộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có lần lập tấm bia mộ ông với
tên Ngô Đình Diệm. Bị chính quyền cộng sản đã e ngại và ra lệnh gỡ bỏ
tấm bia đó.
Rõ
ràng Hà Nội sợ ngay cả một người đã chết- ngay cả một tấm bia mộ- giống
như trong trường hợp bức tượng người lính ở Nghĩa trang quân đội ở Biên
Hòa trước đây.
Tầm
vóc lịch sử của con người ấy nay được nhìn lại và những nhà viết sử trẻ
thuộc thế hệ thứ hai như Catton, Jessica Chapman và nhất là Edward
Miller đã cất lên một tiếng nói khác.
Tiếng
nói của lòng trung thực không bị lấn áp bởi những quyền lợi chính trị
phe phái. Trong số ấy còn phải kể thêm hai nhà sử học trẻ người Việt là
Trần Thị Liên và Nguyễn Thị Liên Hằng.
Họ không bị quá khứ bao vây ràng buộc hay ưu tư ám ảnh về việc bênh hay chống TT. Ngô Đình Diệm.
Những
nhà sử học trẻ với thời gian đủ để bình tĩnh nhìn lại đã vượt qua những
nhà sử học lớp đàn anh như Bernard Fall, Jean Larteguy, John Prados,
Neil Sheehan hay những Haberstam, Frank Snepp. Những người này phần đông
đã phóng đại những sai lầm bất kỳ lớn nhỏ của một chế độ Cộng Hòa còn
non trẻ dựa trên một mẫu thức một chế độ dân chủ có dộ dài lịch sử cả
vài trăm năm. Mang vài trăm năm ra như thước đo để đòi hỏi một sớm một
chiều thay đổi cả một hệ tư tướng phong kiến, thuộc địa cả ngàn năm là
một đòi hỏi vô trách nhiệm.
Quả
thực hiện nay có một sự nhìn lại, đánh giá lại các công trình dưới thời
Đệ Nhất Cộng Hòa như các thành quả không chối cãi được như: Ổn định một
triệu người di cư- dẹp Bình Xuyên- ổn định trật tự xã hội- Phát triển
giáo dục y tế và tạo dựng một quân đội hùng mạnh- có uy tín trên trường
Quốc tế vỏn vẹn với thời gian ngắn ngủi chín năm!
Chân
dung Tổng Thống Ngô Đình Diệm trước đây từng bị bôi nhọ bởi nhiều nhà
báo trong và ngoài nước - nhất là kể từ năm 1960 trở đi dưới thời kỳ TT
Kennedy...
Tuần
trăng mật của chế độ TT. Ngô Đình Diệm chỉ thật sự an bình và được sự
ủng hộ nhiệt tình cho đến hết nhiệm kỳ của đảng Cộng Hòa thời tổng thống
Eisenhower. TT. Mỹ đã đón tiếp TT. Ngô Đình Diệm- một trong những
trường hợp hiếm hoi- như một thượng khách và ra tận máy bay đón chào ông
và cả hai đi diễn hành trên một chiếc xe mui trần được đám đông dân
chúng đón chào trên đường phố Broadway ở thành phố Nữu Ước năm 1957. Ít
vị quốc khách nào của Mỹ được đón tiếp long trọng như vậy.
Nhưng
từ khi TT Kennedy lên làm tổng thống thì tình trạng mỗi ngày mỗi xấu đi
mà nhà sử học trẻ Edward Miller, xuất bản một cuốn sách gần đây đã lấy
tựa đề tên sách đầy mỉa mai của ông là: (“Missaliance- Ngo Dinh Diem,
The United State and the fate of South Viet Nam. (Cuộc hôn nhân không
cân xứng, Ngô Đình Diệm and the fate of South Viet Nam”)
Cuộc
hôn nhân không tương xứng ấy mỗi ngày một căng thẳng dẫn đến đổ vỡ- như
một thứ chiến tranh lạnh giữa đôi bên- dẫn đưa đến quyết định của chính
TT Kennedy là “phải thay thế Diệm. Diem must go...”
Tại sao lại có sự căng thẳng ấy?
Là
bởi vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn viễn
kiến về chính trị, có đường lối hẳn hoi mà không có một nhà lãnh đạo
miền Nam nào từ thời Bảo Đại có được.
Theo chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm thường bày tỏ trong các bài diễn văn của ông là: “nguyên
tắc căn bản của một nhà lãnh đạo đất nước là phải đặt chủ quyền đất
nước, độc lập dân tộc như một nguyên tắc không thể tương nhượng”.
“Không có độc lập, tự chủ thì không có gì hết - Tout ou rien- Hoặc là có, hoặc không có...”
Và chủ quyền là bất khả tương nhượng.
Người ta không thể vì lợi ích vật chất mà mất chủ quyền. Ông lấy tỉ dụ,
nếu cứ nghe người Mỹ thì cuối cùng ông chỉ còn là một thứ con bài cho
người ta sai bảo. Chính Ed Lansdale trong một bài phỏng vấn truyền hình
do Stanley Karnow thực hiện đã thú nhận rằng:
“10 ý kiến đưa ra cho ông Ngô Đình Diệm thì may ra một điều được ông nghe theo”.
Đó là một sự thật để sau này giải tỏa được những tuyên truyền của cộng sản như: “Ông Diệm là con bài của Mỹ, Mỹ-Diệm hay trục của điều xấu: Spellman-Vatican- Diệm”.
Đường lối thứ hai của Ông là chống Pháp thực dân và chống cộng sản độc tài.
Chính
vì ba nguyên tắc này mà ông được coi như là thuộc lực lượng thứ ba (3e
force). Nghĩa là chống cả Pháp lẫn thực dân. Nhiều người cho là “Ông Ngô
Đình Diệm là người bướng bỉnh, cố chấp, người khác cho ông là không có
cái mềm dẻo chính trị của một chính trị gia, hoặc ông là loại người ngây
thơ, thiếu bén nhậy chính trị”.
Tất cả những nhận xét trên chỉ đúng một phần, phần còn lại là sai, vì họ đã không hiểu những viễn kiến chính trị của ông.
Viễn
kiến chính trị ấy ông đã theo đuổi suốt cuộc đời làm chính trị của ông,
và sau này xét công hay tội đều phải căn cứ trên viễn kiến chính trị
này.
Tiến
sĩ Trần Thị Liên trong luận án tiến sĩ sử của bà cho thấy rằng cả người
Pháp lẫn Bảo Đại cũng như giới lãnh đạo Công giáo như giám mục Lê Hữu
Từ đều cho thấy “Ông Ngô Đình Diệm và Nhu là những người không bao giờ chấp nhận hai chữ Thỏa Hiệp”.
Ông
Ngô Đình Nhu từng viết như sau về lập trường cố định của anh em ông: Và
theo ông Nhu: nguyên tắc nền tảng để có thế cứu vãn Việt Nam là (3).
Điều
quan trọng đối với ông Nhu là từ chối tất cả sự hợp tác với người Pháp,
bởi vì theo ông tất cả các người Công giáo đều có hai bổn phận: với tư
cách người Việt Nam phải loại trừ khỏi ách đô hộ của người ngoại quốc và
tranh đấu chống lại ý thức hệ cộng sản.(…)thỏa hiệp với người Pháp
không phải là một giải pháp. Chẳng những vậy còn là một tội ác làm suy
yếu lực lượng kháng chiến..(..)
Ông Ngô Đình Nhu viết tiếp: chủ nghĩa quốc gia tranh đấu một mất một còn là vũ khí hữu hiệu chống lại cộng sản và chủ nghĩa thực dân.
Bảo Đại sau khi gặp Bollaert ở Hồng Kông cũng ghi lại thái độ của Ông Ngô Đình Diệm như sau:
“Diệm
là người phản đối mạnh mẽ nhất. Đối với Diệm, những nhượng bộ của Pháp
rõ ràng không đủ khi hạn chế chủ quyền quốc gia bằng cách sát nhập vào
Liên Hiệp Pháp. Đối với ông ta, đó là những đề nghị sai lệch”. Trần Văn
Lý cũng chia xẻ quan điểm của ông Ngô Đình Diệm. Cả hai đã bị ảnh hưởng
bởi các diễn tiến của các phong trào giải thực đang diễn ra đồng thời
tại Ấn Độ và Miến Điện và họ đã đưa ra một chương trình nhờ đó cho phép
Việt Nam có quy chế tự trị Domino.(Quy chế tự trị trong Liên Hiệp Anh-
NVL).
Đối với họ, đó là giải pháp duy nhất có thể chấp nhận được đối với những người quốc gia Việt Nam. (4)
Lần
chót trong một buổi họp ở Hồng Kông với Bảo Đại, một lần nữa Ông Ngô
Đình Diệm đã lên án một cách mạnh mẽ về con đường thỏa hiệp của Bảo Đại
khi ông này đặt bút ký vào Hiệp định Élysée. Ông Ngô Đình Diệm coi đây
như một sự đầu hàng người Pháp. Sau đó, kể như hai bên đoạn giao.
Và Bảo Đại tỏ ra thất vọng viết:
“Với Diệm, chúng ta chỉ có một thái độ chờ đợi”.(5)
Lập
trường chính trị cứng rắn của Ông Ngô Đình Diệm cũng buộc lòng giám mục
Lê Hữu Từ gửi một phái viên thân cận là luật sư Lê Quang Luật nhằm
thuyết phục ông Diệm về hợp tác với Bảo Đại. Kết quả là bị ông Ngô Đình
Diệm phủi tay. Lê Quang Luật cho người Pháp hay là kết quả thương lượng
không đem lại kết quả gì vì thái độ cứng rắn của Ông Ngô Đình Diệm:
“Ngô
Đình Diệm không cho thấy một chút hy vọng gì ông ta ra khỏi thái độ chờ
thời (attentisme) và thay đổi quan điểm chính trị của ông ta. Ông Diệm
tỏ ra một thái độ ghét cay ghét đắng Bảo Đại vì lý do Bảo Đại là người
có cá tính mềm yếu và không vững vàng. Giả dụ nếu Ngô Đình Diệm chấp
nhận lên cầm quyền, ông ta sẽ tiến hành một cuộc chiến chống Cộng sản
tới cùng với điều kiện được sự hỗ trợ của Bảo Đại”.
Và sự hỗ trợ đó đã không có.
“Diệm đã không muốn tham gia chính quyền vì những xác tín chính trị của ông ta”. (6)
Cũng
theo đường lối này mà đã ba lần Ông từ chối lời mời của ông Bảo Đại ra
làm Thủ tướng. Lần đầu lúc ông làm Thượng thư triều đình, ông đã xin từ
chức, tiện đó Bảo Đại đã cách chức và tước đoạt mọi phẩm hàm vào năm
1933, sau đó lại cho phục chức. Khi bị cách chức, ông mất danh vị nhị
phẩm triều đình và lương bổng 400/tháng. Viết về việc này, ông Phan Khôi
cho rằng:
“Trong
vòng 50 năm trở lại đây từ đời Thành Thái chưa có một vị sĩ phu bào có
khí tiết và danh dự như Ngô Đình Diệm. Danh ông nổi như cồn về việc từ
chức của ông để phản đối Bảo Đại thỏa hiệp với Pháp”. Phan Khôi viết:
“Sĩ
phu liêm sỉ chi đạo táng, chính câu ông Phan Châu Trinh nói như thế.
Con người mất cả liêm sỉ là con người bỏ; huống chi cả một đám người mất
liêm sỉ, mà còn mong gì được ư?
Nhờ
ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, nhờ sự cách chức và khai phục ông
Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, họa may cái lòng liêm sỉ của sĩ phu Việt
Nam ngoi dậy chăng?” (7)
Cụ Phan Khôi mới chỉ nhấn mạnh tới cái đức tính liêm sỉ của ông Ngô Đình Diệm. Nhưng điều chính yếu trong việc từ chức này là một quan điểm chính trị dứt khoát không hợp tác với Pháp.
Nhưng
cũng vì đường lối cứng rắn của ông nên ông cũng bị cộng sản lên án tử
hình và Pháp không bảo đảm an ninh cho ông. Ông buộc lòng phải dời Việt
Nam chọn bước đường lưu vong vào tháng 8-1950 cùng với ngưới anh là Giám
mục Ngô Đình Thục.
Thoạt
đầu ông ghé Hồng Kông rồi sang Nhật Bản. Ở đây ông có dịp gặp lại một
đồng chí của ông là Cường Để - ông đã xưng hô là bệ hạ -.Nhưng lá bài
Cường Để đã không còn hữu dụng khi Nhật thua trận với đồng minh.
Ông cũng tìm cách xin găp vị tướng lừng danh của Mỹ là Douglas MacArthur. Nhưng đã không có kết quả..
Một
cái may mắn là Ông đã gặp được một giáo sư người Mỹ, làm tình báo cho
CIA, ông này sãn sàng giúp đỡ Ông Ngô Đình Diệm và họ đã trở thành bạn.
Đó là ông Wesley R. Fishel. (giáo sư Khoa Học Chính Trị, Michigan State
University, 31, được coi là một chuyên gia đầy tài năng và có nhiều quan
hệ với những nhân vật lãnh đạo ở Á Châu). Ông này nhận ra Ông Ngô Đình Diệm là một gương mặt sắc bén về chính trị, có niềm tin mãnh liệt và quyết liệt chống Cộng. Ông cũng là người đưa ông Diệm vào làm việc trong cơ quan của ông với tư cách một chuyên viên đặc trách về Đông Nam Á.
Thật
ra, sang Mỹ, phần lớn thời gian Ông Ngô Đình Diệm phải nằm chờ thời tại
một tu viện ở Nữu Ước. Linh mục Phó viện truởng của tu viện tên là
Daniel Lyons, dòng tên, sau này có viết lại trong cuốn sách của ông:
Viet Nam Crisis như sau
“Ông
Diệm ở lầu hai và ngày ngày ông học thêm tiếng Anh và đọc lịch sử Mỹ
Quốc. Vì không phải một nhân vật có chức quyền nên không được giới chức
Mỹ tiếp đón. Họ tỏ ra lạnh nhạt với ông”.(8)
Sau
này do Fisel giới thiệu ông quen biết được một vài nhân vật trong chính
giới Mỹ như các hồng y Cushing và nhất là Spellman và các thượng nghị
sĩ dân chủ như Mike Mansfield, John F. Kennedy, nhất là ông tòa
William,O Douglas và linh mục Raymond J. de Jeagher..( ông đã quen biết
Linh mục này từ năm 1947).
Kết
quả của những mối liên lạc này cũng không đi đến đâu và ông tỏ ra tuyệt
vọng. Mùa xuân 1953 ông quyết định bỏ nước Mỹ từ bỏ chính trị đến ở một
tu viện dòng Benedictin, St Andre ở Bỉ..
Trong
bữa ăn từ giã nước Mỹ do ông tòa William O. Douglas khoản đãi Ông Ngô
Đình Diệm vào ngày 8-5-1953, Ông đã có dịp gặp những vị khách mời quan
trọng như Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield và John F. Kennedy. Trong bữa ăn
này, một lần nữa, Ông Ngô Đình Diệm phê phán Bảo Đại vẫn đi tìm một
giải pháp chính trị ảo vọng bằng cách tựa vào thế Liên Hiệp Pháp .
Ít
ra thì ông cũng gửi đi đuợc một tín hiệu cho chính giới Mỹ thấy rằng lá
bài giải pháp Bảo Đại tỏ ra không hợp thời nữa và ngụ ý rằng không ai
khác, ngoài ông ra có thể đưa được bài toán giải đáp cho những vấn đề
phức tạp của Việt Nam.
Việc
rời khỏi Mỹ là dấu hiệu cho thấy ông Diệm không tìm được một lối ra cho
bài toán VN ra khỏi quỹ đạo người Pháp, đồng thời không tìm được sự ủng
hộ tích cực của chính giới Mỹ để chống cộng sản.
Điều đó cho thấy rõ ràng con đường chính trị của Ông Ngô Đình Diệm là khởi từ Paris chứ không phải Hoa Thạnh Đốn.
Về Paris, ông có dịp được gặp TT Pháp và sau đây là nội dung được ghi lại trong Hồi Ký của TT Pháp như sau:
“Nỗi
lo lắng chính yếu của nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo là sự chấp nhận một
chính quyền Việt Nam hoàn toàn độc lập. Không thể chấp nhận tình trạng
hai quyền lực (dualité) chính quyền. Nghĩa là cần có một chính quyền
thực sự có trách nhiệm”.
TT. Vincent Auriol ghi nhận thêm:
“Một
lá bài chính đáng có thể một ngày nào đó phải được dùng đến: Diệm một
người Quốc Gia thuần túy. Một người đã chống đối lại chúng ta một cách
kịch liệt. Một người rất khó để có thể điều khiển. Nhưng trung thực và
liêm khiết. Rất là đố kỵ với thối nát lúc nhúc chung quanh Bảo Đại, và
là một người có uy tín lớn lao”. (9)
Gần
đây nhất, chúng tôi được biết Linh mục bề trên dòng Benedictin, tại Bỉ,
Viện phụ René Forbe, bề trên của Đan Viện. Sau 60 năm giữ kín lá thư
của Ông Ngô Đình Diệm xin đi tu trong bậc trợ sĩ. Trong dịp công bố lá
thư này, có sự chứng kiến của một số thân thuộc của TT. Ngô Đình Diệm
như bà Charlotte Ngô Đình Luyện, bà Marie Claude Ngô Đình Luyện và bà
E1lizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng- em gái cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Cũng
theo vị bề trên Đan Viện, Ông Ngô Đình Diệm đã trú ngụ ở Đan Viện 6
tháng trước khi quyết định rời tu viện.
Lá
thư xin đi tu của Ông Ngô Đình Diệm là một tài liệu vô cùng quý giá, vì
nó làm sáng tỏ sinh mệnh chính trị của Ông, đánh tan cái dư luận ác ý,
thổi phồng gán ghép ông Diệm là một lá bài của Mỹ qua cái trục Spellman-
Vatican- Ngô Đình Diệm.
Đối với tôi, lá thư xin đi tu của ông Diệm là một soi sáng lịch sử sau 60 năm. Nó cho ta thấy rằng một lúc nào đó: Nắng đã lên. Sự thật được trả về cho sự thật!
Trong
Viet Nam, a History, Karnow cũng đã đưa ra một khẳng định phủ nhận
những tin đồn của một vài tác giả Mỹ như Robert Scheer trong How the
United States got involved in Viet Nam và tác giả Việt (trường hợp Vũ
Ngự Chiêu) là có tính cách tiểu thuyết xây dựng chung quanh huyền thoại
Spellman này.
Sau
này sử gia Edward Miller cũng đồng quan điểm với Stanley Karnow cho
rằng: Những quan niệm cho rằng “Công giáo là yếu tố chủ chốt giải thích
cho khả năng giành được sự ủng hộ của người Mỹ giỏi lắm cũng chỉ là
phóng đại”.(10)
Và chúng ta căn
cứ vào những người trong cuộc như Bảo Đại, chúng ta thấy rõ việc chọn
lựa Ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng là quyết định từ Bảo Đại với sự tham
khảo ý kiến của nhiều chính giới ở Pháp và rằng những người này đều
đồng ý việc chọn lựa ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng...
Cùng
lắm một vài chính giới Mỹ chỉ đóng vai trò tham khảo như các ông Bedell
Smith và Bonsai. Và chỉ khi đã quyết định chọn Ông Ngô Đình Diệm rồi,
ông Bảo Đại mới tiếp xúc với Ngoại Trưởng Foster Dulles để cho biết
quyết định của mình.
Tóm
lại có tham khảo phía Mỹ mà không có bất cứ áp lực nào từ phía người Mỹ
trong quyết định chọn ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng.
Phần Arthur J.Dommen đã dành hẳn một chương nói về việc này nhan đề: “ The choice of Diem” trong đó nhấn mạnh chính ông Bảo Đại có quyết định về việc chọn lựa khó khăn này:
“4
ngày trước khi đến Paris, Bảo Đại đã triệu Ngô Đình Diệm từ tu viện St
Andrew Bruges đến gặp ông ta. Một chủ đích rõ ràng muốn giao trọng trách
cho Ngô Đình Diệm bất kể sự chống đối của người Pháp. Trong đó dù không
trực tiếp nói ra, ông Bảo Đại cũng muốn sự đồng tình ủng hộ về phía
người Mỹ”. (11)
Trong cuốn sách của Edward Miller nêu ở trên, ông còn khẳng định rằng:
“Những
điều viết biếm họa về ông Diệm chỉ căn cứ trên những giả định sai lầm
và nhiều những điều kết luận rút ra từ những giả định đó đều sai
lạc..Chẳng hạn trái ngược với những đồn đại, Diệm chỉ là thứ bù nhìn của
Mỹ, Diem đã nắm được quyền hành vào năm 1954 chỉ do những cố gắng cá
nhân của ông và của những anh em của ông, mà không do một vận động áp
lực nào từ phía Mỹ”.
Edward nói thêm:
“Và
ngay sự thành công kế tiếp trong việc củng cố quyền lực của ông ở miền
Nam VN cũng chỉ là do kết quả do những vận dụng của riêng ông mà thôi”. (12)
Và
phải chăng viễn kiến chính trị về một con đường thứ ba vừa chống Pháp,
vừa chống Việt Minh nay là thời cơ thuận tiện để Ông Ngô Đình Diệm thực
hiện giấc mơ chính trị của mình?
Cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm kéo theo một thảm trạng của miền Nam, cuối cùng chỉ vì muốn bảo vệ Chủ quyền Độc Lập Quốc Gia, không đồng thuận với người Mỹ.
Quả đúng là một cuộc hôn nhân gượng ép mà ngay từ đầu cả hai bên đều thấy không thể kéo dài được nữa!
Nguyễn Văn Lục
————————————————-
Ghi chú:
(1) No more Viet Nam, Richard Nixon 57-62
(2) No more Viet Nam. Ibid trang 63-65
(3)
Trần Thị Liên, Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre
d’indépendance ( 1945-1954) entre la reconquête coloniale et la
résistance communsite.
(4) Bao Đai, Le Dragon D’Annam, 1980, trang 190-200
(5) Bao Dai, Ibid, trang 198
(6) ASAT 10 11 1039, Hanoi, le 24-3-1950, Fiche sur entretien avec Mr Le Quang Luat le 23-3-1950, peu après son retour à Sài Gòn
(7) Việt-studies, Một việc rất có ảnh hưởng đến tâm thuật của sĩ phu. Cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm, Lại Nguyên Ân
(8) Viet Nam Crisis, Stephen Pan, Daniel Lyons, S.J. trang 82-83
(9) Vincent Auriol, Journal du Septennat ( 1947-1954). Trích lại Tran Thi Lien, Ibid, trang 521
(10)
Vision, Power and Agency: The ascent of Ngo Dinh Diem 1945-1954 Eddward
Miller, journal of southeast Asian Studies, trg 433-458, trích lại
trong cuộc Cách Mạng Nhân Vị
(11) The Indochinese Experience, Arthur J. Dommen, trang 237
(12) Misalliance, Ngo Dinh Diem, The United States and the fate of Viet Nam, Edward Miller, trang 15
Nguyễn Văn Lục
0 comments:
Post a Comment