Trần Khải
Vậy là Đảng CSVN đồng ý chia tài nguyên Biển Đông cho Đảng CS Trung Quốc.
Vậy là nhà nước CSVN tự ý quyềt định, không cần hỏi ý toàn dân Việt… đã chấp nhận khai thác chung Biển Đông.
Vậy là nhà nước Đại Hán CSTQ từ chỗ không có gì ở Biên Đông, nay đã
bị ra có rất nhiều tài nguyên biển chỉ vì đàn em CSVN chấp nhận khai
thác chung để được đán anh bảo kê.
Bản tin trên RFA hôm 27-8-2014 viết:
“Sau chuyến làm việc ở Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên
của đảng cộng sản Việt Nam, Trung Quốc và Việt Nam đã đưa tuyên bố về Ba
nhận thức chung. Trong tuyên bố này có phần nói về biển Đông, và nói
rằng hai bên sẽ tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai
thác. Tiến sĩ Địa chất Nguyễn Thanh Giang, người làm việc nhiều năm ở
Tổng cục địa chất Việt Nam, và có nhiều bài viết về tài nguyên biển
Đông, cho đài RFA biết quan điểm của ông về chuyện này.
Trước hết ông nói:
Chuyện cùng nghiên cứu và khai thác biển Đông là một sự nhượng bộ vô
lối của Việt Nam, vì biển Đông là của Việt Nam, Việt Nam phải có cái
quyền khai thác như là sở hữu của mình. Còn Trung quốc muốn vào hợp tác
thì làm hợp đồng như các nước, đến và ăn chia sản phẩm theo sự thỏa
thuận giữa đôi bên. Chứ không thể xem biển Đông là cái chỗ chung của hai
bên. Tôi cho rằng cái cách ăn nói ỡm ờ đó là một sự khiếp nhược. Coi
như là ta mất một nửa tài sản chăng? Chúng tôi thấy là không thể chấp
nhận được. Không thể chung nhau khai thác được.”(hết trích)
Trong khi đó, công dân song tịch Việt-Pháp André Menras (tên VN là:
Hồ Cương Quyết) có bài viết trên mạng Bauxite VN bày tỏ mối nguy về thời
Bắc thuôc mới cho VN.
Bài dịch bởi Bauxite VN có tựa đề “Thảm đỏ cho một giàn khoan Tàu
trên đất liền Việt Nam?” nêu lên nỗi lo về việc CSVN cắt một phần đất Hà
Tĩnh cho hãng Formosa và cho 10.000 công nhân Tàu vào hãng này ở Vũng
Áng, Hà Tĩnh, một cơ nguy khi chiến tranh bùng nổ có thể nơi này sẽ trở
thành một Crimea mới kiểu Ukraine rồi sẽ sáp nhập vào Hoa Lục.
Bài viết của nhà trí thức yêu mến đất nước VN này có đoạn:
“Theo tin từ mạng vietnam.net thứ Hai vừa rồi: hơn 10.000 lao động
nước ngoài trong đó 90% là người Tàu vừa được tuyển dụng bởi công ty
Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, chỉ chưa quá hai tháng sau những sự cố đẫm
máu mà khu công nghiệp này là sân khấu.
Bắc Kinh trở lại, đầu ngẩng cao, nanh sắc nhọn
Trong một hoàn cảnh hợp tác lành mạnh giữa hai nước láng giềng và
khuôn khổ trao đổi hai bên cùng có lợi, thì cái tin này lẽ ra có thể gây
nên niềm lạc quan và thậm chí cả hy vọng của cư dân địa phương và của
các nhà quan sát nước ngoài. Nhưng sự xâm nhập bạo liệt của giàn khoan
Tàu cùng với đội tàu chiến hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, sau những vụ gây hấn với Viking 2, Bình Minh 2, gây hấn với dân
chài miền Trung Việt Nam đang tiếp tục xảy ra, thì sự trở lại của đoàn
ngũ «lao động» Tàu – mà việc ra đi trước đây đã được tuyên truyền mạnh
mẽ – mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Bắc Kinh trở lại, đầu ngẩng cao và
nanh vuốt thật sắc nhọn. Nó đánh dấu lãnh thổ của mình ngay trong lòng
Việt Nam!”(hết trích)
Trong khi đó, báo mạng Tuần Việt?Nam có bài phỏng vấn tưạ đề “69 năm
Việt Nam: Tỉnh táo để tìm đúng đường,” trong đó Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang
trả lời thẳng thắn rằng vấn đề là phaả thay đôi thề chế đất nước mới
khá được.
Tiến sĩ này sao dám nói thẳng về “thay đổi thể chế” như thế? Bởi vì, ông không còn mang quóc tịch Việt Nam nữa.
Tuần VN cho biết, “Đặng Hoàng Giang tốt nghiệp kỹ sư công nghệ thông
tin, ĐH Kỹ thuật llmenau (Đức), và có bằng tiến sĩ trong lĩnh vực kinh
tế phát triển của ĐH Công nghệ Vienna, Áo. Từng ở châu Âu gần 20 năm,
quốc tịch Áo…”
Tiến sĩ cho biết trên TVN:
“Vì sao quốc gia này thành công, nhưng quốc gia kia lại thất bại? Đây
là một câu hỏi đau đầu cho các chính trị gia và các nhà kinh tế học.
Liệu có phải do văn hoá: người Do Thái hay người Nhật mang trong mình
những yếu tố văn hoá giúp họ dễ thành công? Hay là do vị trí địa lý,
những nước nhiệt đới nhiều thiên tại, dịch bệnh thì thường là nghèo?
Gần đây, các chuyên gia hội tụ ở quan điểm là không phải văn hoá,
không phải địa lý, thậm chí không phải việc có hay không một minh chủ,
mà thể chế là yếu tố chính giúp một quốc gia thịnh vượng. Cụ thể là các
thể chế tạo ra một sân chơi bình đẳng cho mọi tác nhân trong xã hội, tôn
trọng và bảo vệ sở hữu cá nhân, không bóc lột môi trường, và không
thiên vị cho bất cứ một nhóm lợi ích nào.
Có những chứng cứ rất cụ thể cho vai trò quyết định của thể chế: Đông
Đức và Tây Đức là ví dụ. Cùng một dân tộc, cùng một vị trí địa lý, cùng
mức dân trí, cùng văn hoá, lịch sử, nhưng hai thể chế khác nhau cho ra
hai con đường phát triển. Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc là một trường hợp
khác…”(hết trích)
Bây giờ thì, Biển Đông chia cho Trung Quốc khai thác rồi… trong khi Hà Nội kiên quyết không đổi thể chế.
Biết nói sao bây giờ… hay là nên trách ông Hồ?
0 comments:
Post a Comment