Hiệu quả hay không – Thông tư mới của ngành công an?
(phần 1)
Chân Như, phóng viên RFA 2014-08-21
5 bị cáo là công an, đã tham gia trong vụ bắt giữ, đánh đập nạn nhân Ngô Thanh Kiều đến tử vong tại phiên xử hôm 27/3/2014.
Mới
đây, Bộ công an ban hành thông tư nghiêm cấm bức cung, mớm cung hoặc
dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào trong quá trình điều tra hình
sự. Thông tư này cũng qui định điều tra viên không được sách nhiễu đối
với người bị tạm giữ; Không được có bất kỳ liên hệ nào với thân nhân hay
cơ quan, tổ chức có liên quan đến bị can; Không để lộ thông tin điều
tra vụ án. Đây cũng là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này cùng với phần
tham gia của 4 bạn Anna Huyền Trang, Trịnh Kim Tiến, Thúy Nga và Nguyễn
Ngọc Lụa.
Chưa quy định xử phạt
Chân Như: Xin
chào các bạn, đến hôm nay thông tư này mới được ban hành. Điều này có
nghĩa là đã, đang và cũng không loại trừ sẽ có bạo quyền, sách nhiễu,
bức cung, mớm cung và dùng nhục hình trong quá trình điều tra hình sự
của ngành công an. Chân Như nói sẽ là vì Việt Nam đã ký vào công ước
chống tra tấn với quốc tế mà giờ đây phải đưa ra thông tư này thì như
vậy việc thực thi công ước xem chừng như không có ở Việt Nam?
Thúy Nga: Việc
chống tra tấn, chống nhục hình của ngành công an mới đưa ra, thực chất
là công khai để cho ngành công an tùy tiện tra tấn, ép cung, dùng nhục
hình với những người bị công an bắt vào đồn. Bởi vì bất kể lệnh gì của
Việt Nam đưa ra đồng nghĩa với việc làm trái ngược lại với quy định được
đưa ra.
Nguyễn Ngọc Lụa: Chúng
ta được biết chính quyền cộng sản đã dùng công an như một công cụ để
bảo vệ cho chế độ của họ, và trao cho họ quyền vượt quá cho phép. Vì vậy
công an lạm quyền, tha hồ tác oai tác quái; Chưa kể những người bị tra
tấn không chết nhưng bị thương tật. Cho nên dù Việt Nam đã ký công ước
chống tra tấn nhưng những nạn nhân thì không hề giảm mà cứ mỗi ngày mỗi
tăng lên.
Trịnh Kim Tiến: Việc ra thông tư này cũng là điều tốt. Vấn đề là thông tư này bất kỳ một nhà nước nào bắt buộc cũng phải có mà đến nay Việt Nam mới ra. Trên thực tế những điều quy định của thông tư này là những điều hiển nhiên và phải được tôn trọng ở bất kỳ một quốc gia nào. Tuy nhiên,ở Việt Nam vi phạm về chống tra tấn đã rất nhiều từ trước tới nay. Do vậy, mình nghĩ đưa ra thông tư này cũng là dấu hiệu tích cực. Nhưng mình không coi trọng thông tư này lắm vì có thông tư cũng có nghĩa là quy định bắt buộc rồi còn việc hình thức xử phạt khi vi phạm thông tư lại chưa được quy định. Mình nghĩ thông tư này không có giá trị nhiều; Cũng chỉ như những lời hứa suông mà ngành công an đã từng tuyên bố thôi.
Anna Huyền Trang: Theo
cá nhân tôi, nếu như nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã thực sự tôn
trọng và thực thi công ước chống tra tấn mà Việt Nam, đã tham gia ký kết
thì sẽ không ban hành thông tư này. Bởi vì nếu làm đúng thì đâu có
nhiều trường hợp người dân đang khỏe mạnh được mời vào đồn công an rồi
sau đó chết bất đắc kỳ tử. Một ví dụ khác tôi xin nhấn mạnh, như mọi
người cũng biết là phiên tòa của dân oan Bùi Hằng cùng với 2 người bạn
có một chi tiết đáng quan tâm được đề cập đến trong thông tư này đó là
những nhân chứng trong vụ án đã tố cáo, công an có hành vi mớm cung và
ép cung; Tự tiện ghi vào biên bản những lời khai mà nhân chứng không hề
đề cập tới.
Chân Như: Với
nhiều nhận xét cho rằng “nếu bức cung đến chết người cùng lắm thì tù
đến 5 năm là cùng” thì theo các bạn liệu thông tư này có giúp làm giảm
bớt chuyện “chết tức tưởi sau khi vào đồn công an” hay không?
Thúy Nga: Nó
sẽ không làm giảm bớt đi mà có thể sẽ tăng thêm nữa. Khi bất kể người
dân nào vào trong đồn công an bị chết bất đắc kỳ tử thì họ sẽ đưa ra rất
nhiều lý do khác ví dụ bị côn đồ (không mặc quần áo công an) đánh; Đó
không phải là công an bởi vì những công an đó không mặc sắc phục; Cũng
giống như mọi khi họ nói tự ngã tự té tự đập đầu vào tường hoặc vào
trong đồn công an thì ân hận quá nên tự tự chết. Điều đó khiến tôi không
tin thông tư này sẽ làm giảm nạn bị chết bất đắc kỳ tử trong đồn công
an mà đặc biệt là những người dân bị ngành công an, an ninh thường phục
tùy tiện bắt cóc đưa vào đồn có thể sẽ gia tăng hơn.
Kẻ khóc người cười. Các công an đánh
chết người vẫn cười trước tòa (ảnh bên trái) gia đình nạn nhân khóc tức
tưởi cũng tại tòa (ảnh bên phải) tại phiên xử hôm 27/3/2014.
Trịnh Kim Tiến: Như
mình đã nói, thông tư này nếu không có quyết định xử lý khi vi phạm thì
cũng chỉ như là mớ giấy lộn thôi. Chính vì vậy mà những mức án oan uổng
và những người chết oan sẽ vẫn tiếp diễn như tình trạng trước đây.
Thông tin này đưa ra để hòng làm người dân có thể nguôi ngoai bớt đi sự
bức xúc đối với ngành công an vì hiện tại sự bức xúc đối với ngành công
an trong lòng dân rất lớn. Mình nghĩ thông tư này như là liều thuốc hạ
nhiệt và không có tác dụng nếu không đưa ra quy định xử lý rõ ràng và
tình trạng công an tra tấn đánh chết dân vẫn sẽ tiếp diễn.
Nguyễn Ngọc Lụa: Theo
em thông tư này giống như một trang sức cho ngành công an vốn dĩ đã quá
nhiều những vi phạm. Điển hình nhất là lạm quyền đến mức mất nhân tính
khi dùng nhục hình đẩy người ta vào cái chết rồi sau đó thông báo với
gia đình nạn nhân tự sát. Và chính luật pháp Việt Nam chủ trương giành
cho công an những bản án nhẹ nhất, chẳng khác nào khuyến khích và cổ vũ
họ tiếp tục những hành động vô nhân tính của công an. Vì thế em nghĩ
thông tư này giống như đem muối bỏ biển, càng ngày việc công an lạm
quyền dùng nhục hình với nhân dân ngày càng nhiều.
Anna Huyền Trang: Tôi
nghĩ dù nhà cầm quyền cộng sản có soạn thảo vô số thông tư hay nghị
định mang tính răn đe, cảnh báo lực lượng công quyền trong việc mớm
cung, ép cung, dùng nhục hình trong việc điều tra thì người dân không
bao giờ thoát được lưỡi tử thần khi làm việc với công an bởi vì quyền
con người không được đề cao và nhà cầm quyền luôn luôn bao che cho những
việc làm sai trái của lực lượng công an. Điều quan trọng là người dân
sống trong một chế độ độc tài, độc đảng, không tam quyền phân lập thì
tính mạng của người dân trong xã hội Việt Nam như là đang sống trong
tình trạng ngàn cân treo sợi tóc.
Công an có quá nhiều quyền hạn
Chân Như: Ngành
công an Việt Nam có vẻ như có quá nhiều quyền hạn, thậm chí là tha hồ
tác oai, tác quái không chỉ trong điều tra hình sự mà cả trong sinh hoạt
hằng ngày của người dân như đánh dân, chĩa súng vào dân tùy tiện và nổi
tiếng là những “ông trùm” trong nạn mãi lộ. Vì sao?
Nguyễn Ngọc Lụa: Nói
thẳng ra thì công an bây giờ được đào tạo để làm tay sai và công cụ cho
chế độ; Chỉ biết có đảng của mình thôi, chứ không hề được đào tạo ra vì
mục đích lớn nhất là để bảo vệ an nguy cho người dân và thực thi sứ
mệnh công lý. Tất cả được che dấu lẫn nhau, được dung dưỡng bởi tội ác.
Ví dụ như có một lần tôi bị bắt và bị đánh trong đồn, tôi liền hỏi những
người đánh tôi “tại sao anh có quyền đánh tôi” thì chọ cười rất là
khinh bỉ và trả lời là “tao đánh mày khi nào, ai làm chứng?” và những
người công an khác thì họ đứng nhìn, cười để giễu cợt lời nói của tôi
thôi, chứ chẳng đá động đến lời ai cho quyền đánh người dân như vậy. Bấy
nhiêu đó thôi thì đã đủ để mọi người biết là chế độ này dung dưỡng sự
độc ác của ngành công an và làm người dân thấp cổ bé họng họ không thể
nào nói lên được những tiếng nói của mình vì khi nói lên thì bị trù dập.
Anna Huyền Trang: Theo
ý kiến của tôi thì, bởi vì luật pháp hiện nay ở Việt Nam là do nhà cầm
quyền cộng sản soạn thảo với mục đích bảo vệ chế độ, bảo vệ nhóm lợi ích
nhỏ đang ngồi trên đầu trên cổ người dân và tản quyền lực ra cho cấp
dưới để dễ bề trị dân. Tôi thiết nghĩ nhà cầm quyền rất hiểu rõ lực
lượng công an là những đứa con hư nhưng vẫn phải cưng chiều vì chỉ có
lực lượng công an mới bảo vệ được chế độ này, còn đảng còn mình là vậy.
Nên lực lượng công an ý thức rõ họ được nuông chiều bởi vì họ là công cụ
chuyên bảo vệ chế độ nên càng ngày họ càng hư xem trời bằng vung.
Thúy Nga: Nói
về ngành công an thì họ đúng là thành phần để bảo vệ đảng cộng sản.
Những lần bị bắt vào đồn công an, tôi được nghe những công an nói chuyện
với nhau là khi họ đi học họ bị tách biệt trong một môi trường không
được đi ra ngoài và trong khoảng thời gian đó họ được huấn luyện giống
như những con chó nghiệp vụ sai đâu đánh đấy. Đặc biệt nhất khi thi vào
trường an ninh họ đã phải hối lộ bao nhiêu tiền và khi học xong rồi muốn
ra có việc làm lại phải hối lộ bao nhiêu tiền. Đó là lý do khi thi vào
ngành công an họ không thi bằng thực lực, bằng mục đích là bảo vệ đất
nước hoặc an ninh trật tự xã hội mà mục đích là để kiếm tiền. Chính vì
mục đích kiếm tiền nên họ chà đạp lên tất cả đạo đức, nhân phẩm con
người, đạo lý và luật pháp. Họ được phép chà đạp lên người khác bởi vì
khi vào trường họ đã được huấn luyện như thế. Đó là lý do vì sao ngành
công an Việt Nam hiện nay họ lại ác đến mức độ tùy tiện bắt bớ, đánh
đập, giết người mà họ không hề có sự hối hận, hối tiếc hay thương tiếc
giữa con người đối với con người nữa.
Cô Trịnh Kim Tiến với tấm ảnh người cha là ông Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh chết. AFP
Trịnh Kim Tiến: Như
chị Huyền Trang cũng nói lý do là tại vì ngành công an được trao quyền
hạn quá lớn và hệ thống tam quyền không phân lập. Ngành công an được bao
che tội ác dưới hệ thống pháp luật và được khoác trên mình chiếc áo
công vụ để che lấp đi tội ác mà họ gây ra. Khi gây ra tội ác không có
một bản án công tâm cũng như không có một hình thức xử lý nào thật sự
thích đáng. Điều đó dung dưỡng cho tội ác ngày một lớn lên. Khi không bị
xử lý thì họ cảm thấy điều đó là đặc quyền riêng ngành của họ và cứ thế
tiếp tục vì chưa có một bản án khiến họ phải sợ. Cho đến hiện tại quyền
lực trong tay của họ đã quá lớn. Dường như ngành công an không còn biết
sợ người dân nữa. Như ở các nứơc tân tiến người dân ra đường chỉ mong
được thấy công an (cảnh sát) để được bảo vệ; Còn ở đất nước mình khi ra
đường thì không ai mong muốn gặp công an cả tại vì họ lạm dụng quyền lực
một cách vô tội vạ.
Chân Như: Xin
cám ơn phần chia sẻ của các bạn, Thúy Nga, Trịnh Kim tiến, Anna Huyền
Trang, Nguyễn Ngọc Lụa rất tiếc vì thời lượng của chúng ta có hạn nên
Chân Như xin tạm ngưng cuộc chia sẻ nơi đây và hẹn lại các bạn vào tuần
sau để tiếp đề tài này. Và thưa quý thính giả để kết thúc cho phần thứ 1
đề tài này xin mời quý vị cùng theo dõi 1 số ý kiến của những bạn trẻ
mà chúng tôi có cơ hội tiếp chuyện về thông tư mới này của bộ công an,
cũng như các bạn ấy nghĩ gì về ngành công an. Chân Như mến chào và hẹn
gặp lại quý vị và các bạn vào tuần sau.
“Theo
tôi việc bộ công an quy định việc cấm bức cung, nhục hình, tra tấn
trong việc điều tra các vụ án hình sự cũng có thể coi là quy định thừa
còn hơn thiếu, bởi các bộ luật như bộ luật tố tụng hình sự và bộ luật
hình sự cũng đều có những quy định rất rõ ràng về việc này. Tuy nhiên
tôi muốn nhấn mạnh về việc giám sát việc thực thi và ai sẽ là người kiểm
tra việc đó mới là quan trọng, bởi trong thực tế tôi thấy thường xuyên
trên báo chí có tin bài về việc người dân bị chết trong đồn công an, đó
là một việc rất là thường xuyên.”
“Theo
tôi thông tư vừa được bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang ký thông qua
nói lên hai điều. Điều thứ nhất thông tư này thể hiện rằng từ trước đến
nay công an Việt Nam hoàn toàn không tuân thủ luật pháp. Điều thứ hai
đây là một sự lập lại mang tính thừa thãi đối với những bộ luật đã được
ban hành từ trước đến nay.”
“Nói
về công an Việt Nam thì ai cũng sợ; Sợ ở đây không phải sợ hãi mà sợ
phiền hà, rắc rối nhất là khi làm việc với cơ quan công an. Đã xảy ra
rất nhiều vụ dùng nhục hình để đấy lời khai dẫn đến nhiều vụ án oan ức,
rất bức xúc cho dư luận. Đặc biệt trong cách lấy lời khai hay thẩm vấn
của công an thì giống như là chợ búa, thậm chí đe dọa người bị bắt.
Ngoài ra, thủ tục hành chính hằng ngày rất rờm rà; Muốn chứng được một
loại giấy tờ thì người dân phải đi xuống đi lên cơ quan mấy lượt mới
xong. Hy vọng phía công an Việt nam cần cải thiện chứ hiện tại hình ảnh
này đang xuống cấp rất nghiêm trọng.”
“Ngành
công an Việt Nam hiện nay là một công cụ đàn áp để bảo vệ những lợi ích
đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Họ đã vi phạm chính pháp luật và
hiến pháp và chà đạp lên nhân quyền chính vì thế trong tâm trí của tôi
hiện tại họ không khác gì một tổ chức tội phạm được bảo kê bởi đảng cộng
sản.”
Hiệu quả hay không – Thông tư mới của ngành công an? (phần 2)
Chân Như, phóng viên RFA - 2014-08-28
Công an đang ngăn cản người dân ủng hộ luật sư Lê Quốc Quân trong ngày diễn ra phiên xử ông hôm 18/2/2014. AFP photo
Tuần
trước chúng tôi đang có cuộc trò chuyện cùng với 4 bạn, Thúy Nga, Trịnh
Kim Tiến, Anna Huyền Trang và Nguyễn Ngọc Lụa về việc mới đây, bộ công
an vừa ban hành thông tư nghiêm cấm bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục
hình dưới bất kỳ hình thức nào trong quá trinh điều tra sự việc. Thông
tư này quy định điều tra viên không được sách nhiễu đối với người bị tạm
giữ, không có bất kỳ kiên hệ nào với thân nhân hay cơ quan tổ chức có
liên quan đến bị can. Tuần này mời quý vị cùng Chân Như đến với phần 2,
cũng là phần cuối cho đề tài này.
Chân Như: Xin
chào các bạn, tuần trước các bạn đã chia sẻ nhiều về việc thông tư ban
hành này sẽ tạo thêm nhiều điều kiện cho ngành công an có cớ để tra tấn
người dân, cũng như nhận xét của các bạn về việc công an có quá nhiều
quyền hành. Có vẻ như người dân nghĩ họ “thấp cổ bé miệng” hay họ chỉ
muốn được “yên thân” nên đa số họ câm nín trước mọi sách nhiễu của công
an. Tuy nhiên, nếu chúng ta không chung tay đồng lòng lên án bạo quyền
thì ai sẽ cứu chúng ta khi chính chúng ta là nạn nhân của công an. Theo
các bạn chúng ta phải làm gì?
Nguyễn Ngọc Lụa: Cũng
như anh và mọi người biết, hầu như tất cả người dân họ bất mãn về cách
thức làm việc của chế độ này và ngành công an. Thế nhưng đa số chưa biết
cách để phản kháng vì sợ bị gây khó khăn. Theo em, chúng ta hãy mời gọi
mọi người để chống lại bất công bằng cách lên tiếng phản đối để loan
truyền những sai trái của công an. Đó là những việc làm tuy nhỏ nhưng dù
sao cũng giảm bớt được những tội ác mà họ đã gây ra. Để chúng (công an)
thực thi công lý cho đúng luật của Việt Nam và đúng với quyền công nhân
của một con người.
Thúy Nga: Ngành
công an ở Việt Nam, cánh tay của họ quá dài. Thực sự cái tội của ngành
công an không những độc ác mà họ còn bao che cho tội ác nữa. Kể cả những
người dân xung quanh nhà tôi cũng thế. Họ biết rõ tôi là người thường
xuyên bị công an đàn áp đánh đập, nhưng khi tôi bị công an tùy tiện đánh
đập thì những người dân họ bảo “công an đi đánh người thì giúp làm sao
được”. Điều đó cho thấy rằng đến bây giờ người dân muốn thoát khỏi cái
tội ác của ngành công an thì chính người dân phải hiểu được quyền của
mình. Lúc đó sẽ giảm bớt được tội ác của ngành công an đối với người
dân.
Trịnh Kim Tiến: Như
anh Chân Như nói rất nhiều người sợ không dám đấu tranh. Song song với
đó là người dân thấp cổ bé họng. Mình biết rất nhiều người rơi vào
trường hợp bị công an đánh, đã đấu tranh, nhưng họ không biết phương
hướng để đi và không tìm ra được con đường để đấu tranh.
Mọi
thứ đều đã bị dập ngay khi họ vừa có ý định tại vì mọi quyền hạn đều
nằm trong tay của công an. Người đánh người là công an. Người điều tra
cũng là công an. Do vậy khi mọi sự việc xảy ra thì dù người dân có muốn
đấu tranh cũng sẽ rất là mệt mỏi. Họ phải có một nghị lực phi thường thì
mới có thể đấu tranh đi được đến cùng.
Mình
biết nhiều gia đình hiện tại đến bây giờ vẫn đấu tranh. Bao nhiêu năm
rồi gia đình người nhà bị đánh chết, thế nhưng không thu được kết quả
nào hết. Họ đi khắp nơi, khiếu kiện từ nơi này qua nơi khác, từ ông này
qua ông khác, nhưng không một cơ quan, không một đơn vị nào đứng ra giải
quyết về oan khuất của họ khiến cho tâm lý người trong gia đình vừa mệt
mỏi, tiền bạc tài sản cứ hao hụt dần và làm cho người đi tìm công lý
muốn từ bỏ.
Một
nguyên nhân khiến họ mệt mỏi nữa là do việc báo chí và truyền thông của
nhà nước. Trên thực tế báo chí là của nhân dân nhưng những vụ án oan
sai, báo chí không đề cập đến và chính vì như vậy không có truyền thông
thì ít người biết đến và những vụ án oan khuất đó dần dần chìm xuồng.
Khi
mà quyền hạn nằm hết trong tay công an thì họ có nói gì làm gì muốn đi
đến đâu cũng rất khó khăn, trừ khi phải là người thật hiểu biết phải nắm
vững luật pháp và phải kiên trì đến cùng thì mới có thể theo đuổi tìm
được công lý. Thậm chí đến mức ra tòa rồi công lý cũng không được thực
thi một cách đầy đủ thì như vậy gây cho lòng dân người ta có suy nghĩ
rằng “con kiến mà kiện củ khoai”.
Có
làm thì cũng vậy thôi, nên nhiều người vị oan sai và cứ đành chấp nhận.
Đấy là một điều đáng buồn và cũng để khẳng định một điều là sự bất công
đang tràn lan và quyền lực của ngành công an hiện tại quá lớn. Muốn
đấu tranh người dân cần phải có truyền thông, cần phải có báo chí đứng
bên cạnh. Mình nghĩ để giảm tải được tình trạng này thì quan trọng phải
để cho người dân hiểu được luật, hiểu được những điều họ có thể được có
quyền, có quyền yêu cầu và đòi hỏi phía công an phải thực thi. Đó là
điều phải truyền tải đến dân, và mình mong là mọi người cần phải hết sức
tỉnh táo khi đối diện với công an. Rất nhiều trường hợp công an đã
tuyên bố “luật là tao, tao là luật.” Chính vì vậy khi mà có bản án thật
sự công tâm rồi thì nó là một liều thuốc răn đe rất lớn đối với ngành
công an. Và đó cũng là động lực thúc đẩy người dân theo đuổi đi tìm công
lý.
Anna Huyền Trang: Tôi
xin đồng ý với ý kiến của chị Lụa, chị Thúy Nga, cũng như chị Kim Tiến.
Đó là tập trung vào 3 vấn đề. Thứ nhất giúp người dân nhận ra họ có
quyền cơ bản làm người như thế nào. Thứ hai giúp họ nhận ra chính bản
thân họ là những người thay đổi vận mệnh đất nước này. Thứ ba các tổ
chức xã hội dân sự tiếp sức cho các nhóm, hoặc người dân có cơ hội, có
khả năng truyền thông về những sự việc của họ, cũng như cung cấp các
kiến thức về quyền con người. Đồng thời giúp họ có những buổi giao lưu,
gặp gỡ để trao đổi các vấn đề đã xảy ra hoặc những sự việc đang xảy ra
trong xã hội. Tôi nghĩ đó là những gì chúng ta nên làm.
Thang điểm cho ngành công an
Công an VN điều khiển ách tắc giao thông trên đường phố Saigon. AFP photo
Chân Như: Và sau cùng mời các bạn đánh giá ngành công an theo thang điểm từ 1 đến 10. Và hãy cho biết vì sao bạn chọn số điểm đó?
Nguyễn Ngọc Lụa: Theo
thang điểm của em từ 1-10 thì không có chỗ để cho công an của Việt
Nam. Em cho họ một số rất tròn đó là zero, tại vì họ không đủ tư cách
và nhân phẩm để được cho điểm. Một con người cho dù họ có làm sai việc
gì đó nhưng người ta còn có thể châm chế được. Tuy nhiên, đối với công
an thì chẳng có nhân tính và tư cách gì để cho họ đứng trong một thang
điểm để mọi người cho họ hết. Em nghĩ cho họ zero là đúng nhất.
Thúy Nga: Tôi
cũng đồng ý với Ngọc Lụa đó là cho họ điểm zero mà còn là zero trừ
nữa. Trong buổi đi phát tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng như công
ước chống tra tấn mà Việt Nam đã ký kết, chính đảng Cộng sản Việt Nam đã
huy động cả tới những công an an ninh, đoàn thanh niên đến cựu chiến
binh và hội phụ nữ; Trăm người vây vào đánh một người phụ nữ. Điều đó
cho thấy ngành công an không xứng đáng để đến điểm zero.
Anna Huyền Trang: Còn
tôi, tôi đánh giá ngành công an theo thang điểm là 2 bởi vì theo cá
nhân tôi lực lượng ngành công an đã đánh mất bản chất bảo vệ nhân dân
thay vào đó là phản ứng tự vệ lo sợ của người dân mỗi khi gặp công an.
Tuy vậy, trong khi đó không phải ai cũng ác thì tôi thiết nghĩ trong xã
hội này cũng có một hy vọng nho nhỏ nào đó trong lực lượng công an cũng
có những người có thể thực sự họ giúp dân, tôi nghĩ là thế.
Thúy Nga: Đúng,
như Huyền Trang nói trong ngành lực lượng công an cũng có những người
tốt thực sự. Điều đó là có. Tuy nhiên, những người tôi gặp thường đã về
hưu. Còn những người đang trong ngành công an thì tôi chưa gặp một người
nào tốt cả. Đặc biệt, có những người bản chất của họ là tốt nhưng vì
nhận lệnh từ cấp trên đưa xuống phải làm việc ác và họ đã sẵn sàng làm
việc đó. Điều đó cho thấy họ không xứng đáng để cho họ điểm 0 nữa bởi vì
không dám bảo vệ điều tốt mà mình cho là đúng mà mình phải làm điều sai
mà bị cấp trên chỉ đạo.
Nguyễn Ngọc Lụa: Giống
như chị Nga nói, những người công an tốt là những người đã ra ngành
công an hoặc một số vì quyền lợi, họ tiếp xúc với người dân để khai thác
thông tin để về trình báo lại để được cấp trên ban thưởng thôi chứ
chẳng có công an nào tốt để giúp đỡ dân. Với chính bản thân em cũng vậy,
họ chỉ tới để khai thác thông tin, chẳng hạn, hôm nay làm gì, gặp những
người nào.
Anna Huyền Trang: Những
chia sẻ của chị Thúy Nga và Lụa rất đúng. Trong tình cảnh của tụi mình
vì bị gọi là phản động nên họ luôn luôn bằng mọi cách đàn áp và khai
thác thông tin của mình càng nhiều càng tốt. Nhưng nếu như trong ở trong
trường hợp của mình, thì thiết nghĩ ở đâu đó cũng có một vài người công
an họ thực sự là người tốt, nên mình cho thang điểm 2 là như vậy. Bởi
vì sao? Đất nước này cũng đang cần lực lượng công an cộng tác với người
dân để chống giặc nội xâm và ngoại xâm, mình không thể loại trừ họ ra
được.
Thúy Nga: Huyền
Trang nói ý kiến đó rất đúng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải đặt lại
vấn đề là khi đất nước này muốn thay đổi, muốn bảo vệ được đất nước và
quyền con người được thực thi thì cần phải có một ban ngành nào đó để
giám sát việc làm sai trái của ngành công an. Bất kể xã hội nào cũng cần
có công an để bảo vệ an ninh trật tự. Thế nhưng chúng ta cần phải xem
xét là ngành công an của Việt Nam hiện nay đã làm được những gì khi có
những vụ việc người dân đánh nhau, chém giết nhau.
Thông
thường công an đứng ra một bên cho đến khi sự việc xảy ra xong công an
mới vào cuộc. Điều đó cho thấy ngành công an rất hèn, rất ác. Bắt buộc
xã hội Việt Nam rất cần đến công an, nhưng trước hết người dân Việt Nam
cần yêu cầu chính phủ phải ban hành giám sát và xử lý những việc làm
sai trái của ngành công an. Lúc đó hy vọng trong ngành công an mới có
người tốt.
Nguyễn Ngọc Lụa: Huyền
Trang nói cũng đúng một phần. Do tụi em chưa may mắn gặp được những
công an tốt thành ra trong mắt tụi em lúc nào công an cũng là những
người bạo hành bạo quyền hết. Huyền Trang nói cũng cần công an để bảo vệ
người dân cũng đúng vì xã hội Việt Nam rất nhiều tệ nạn. Nhưng thật sự
giống như chị Nga nói công an cứ để cho tụi giang hồ tự xử nhau trước.
Khi
xong việc hết công an mới nhúng tay vào, chứ chưa có lần nào vụ việc
vừa xảy ra mà công an vừa đến. Đối với em, công an ở Việt Nam họ chẳng
có gì để tụi em cho điểm hay là để gây thiện cảm với họ. Khi gặp công
an thì tụi em tốt nhất là né tránh họ trước để thứ nhất không gặp phiền
phức cho mình, thứ hai là họ không cản trở việc mình làm. Một khi họ gặp
mình, họ gây phiền phức cho mình. Không gây phiền phức thì họ cũng làm
nhiều cách nào đó để công việc của tụi em bị trễ, nên em chẳng có lý do
gì để mong muốn tụi công an tồn tại.
Trịnh Kim Tiến: Nhiều
người nghĩ em sẽ cho ngành công an 0 điểm, nhưng em nghĩ rằng trong
những người gây ra tội ác thì cũng có những người lương thiện. Đó chỉ là
ngành nghề của người ta thôi. Cũng có rất nhiều người muốn thay đổi
ngành của họ. Bản thân em, em sẽ cho ngành công an 3 điểm với hy vọng 3%
trong số họ sẽ làm thay đổi ngành công an. Tuy nhiên điều ấy cũng là hy
vọng thôi. Em nghĩ cũng rất khó tại vì nằm trong một cơ chế chung,
người ta bảo “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.”
Nằm
trong một cơ chế mà ngày càng lạm quyền thì những người tốt em sợ rằng
với thành phần em đang chấm điểm họ cũng sẽ tha hóa dần. Với em, em
nghĩ rằng ngành công an cần phải chấn chỉnh từ trên xuống dưới tại vì
người làm sai là dưới nhưng cái sai cơ bản nằm ở những người lãnh đạo.
Nói là mình chấm nghe oai chứ thật ra họ đâu coi trọng người dân chấm
cho họ bao nhiêu điểm đâu. Trên thực tế thì người dân hiện tại quá ghét
công an rồi.
Một
lần nữa xin cám ơn 4 bạn Thúy Nga, Anna Huyền Trang, Nguyễn Ngọc Lụa và
Trịnh Kim Tiến đã bỏ thời gian đến với chương trình hôm nay. Mong được
các bạn trở lại vào những dịp tới cho các chủ đề khác.
0 comments:
Post a Comment