Tại Hà Nội, ngày 20-8-2014 vừa qua, Ban tuyên giáo Trung ương đảng
Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tổ chức hội nghị triển khai chỉ thị của Ban bí
thư TƯĐCSVN về việc thực hiện kỷ niệm 45 năm di chúc Hồ Chí Minh (HCM),
và đưa ra kế hoạch cho toàn quốc thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11-2014.
Hồ Chí Minh chết ngày 2-9-1969. Vì ngày 2-9 trùng với ngày lễ lớn của
CSVN, nên Bộ chính trị đảng Lao Động lúc đó, do Lê Duẫn đứng đầu, đổi
thành ngày 3-9-1969. Khi chết, HCM để lại ba bản di chúc:
1) Di chúc ngày 15-5-1965.
2) Di chúc bổ sung năm 1968.
3) Di chúc ngày 10-5-1969.
Bản di chúc thứ ba còn được Lê Duẫn nhuận sắc, sửa đổi, mới chính thức
công bố. Như vậy, đảng viên CS học tập bản di chúc nào, không thấy nói
đến? (Toàn bộ các bản di chúc nầy đã được Nxb, Thanh Niên, Tp. HCM ấn hành năm 1990.) Lại thêm một chỉ thị của TƯĐCSVN mập mờ không rõ.
Những điều HCM viết trong các di chúc chỉ là những dặn dò tổng quát,
chung chung, không đưa ra chi tiết cụ thể. Vì vậy nếu lãnh đạo CS muốn
đảng viên và đoàn viên “quán triệt, học tập, tuyên truyền về nội dung cơ bản cốt lõi trong di chúc HCM”, thì cần nhất là phải tìm hiểu cặn kẽ những tinh hoa “cốt lõi” mà chính HCM đã làm trong đời sống thực tế khi HCM còn sống.
Mở đầu di chúc đầu tiên (15-5-1965), HCM cho biết lý do viết di chúc là phòng khi “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin...”
Người Việt chúng ta thường nghĩ rằng chết là về với cha mẹ, ông bà,
Phật Chúa. Vì không có tôn giáo, HCM không về với Phật Chúa đã đành, mà
HCM cũng không muốn về với cha mẹ ông bà. HCM chỉ muốn về với hai người
ngoại quốc xa lạ HCM chưa hề gặp mặt, như là một kẻ không biết cha mẹ là
ai, mà người Việt gọi là con vô thừa nhận. Quả thật, khi còn sống, thân
phụ của HCM, cụ Nguyễn Sinh Sắc không thừa nhận Nguyễn Sinh Cung tức
HCM vì cụ Sắc “không muốn nghe nói đến “đứa con hư” của mình [...] mà
các chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua, mà còn đả phá
luôn cả uy quyền của người gia trưởng.” (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l'Indochine au Vietnam, Paris: Nxb. Gallimard, 1990. tr. 134.)
Vì không muốn gặp cha mẹ ông bà, nên trong năm điều HCM dạy cho thiếu
nhi Việt Nam, không có điều nào HCM khuyên trẻ em phải có hiếu với cha
mẹ cả. Như vậy, học tập theo HCM, đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và học
tập năm điều HCM dạy, không lẽ các đảng viên và đoàn viên thanh niên CS
cũng là những đứa con hoang, một mai khi chết đi, không tìm về với cha
mẹ ông bà?
Cũng trong bản di chúc năm 1965, nói về đảng CSVN, HCM kêu gọi “một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”.
Khi bổ túc di chúc năm 1968, HCM lập lại điều nầy. Tuy nhiên khi HCM
chết ngày 2-9-1969, Lê Duẫn bỏ mấy câu nầy trong di chúc HCM trước khi
công bố. (Xin bạn đọc so sánh các bản di chúc). Sở dĩ Lê Duẫn làm thế,
vì Lê Duẫn biết HCM đâu có phục vụ tổ quốc, đã bán Hoàng Sa từ lâu cho
Mao Trạch Đông. Khi Mao viện trợ cho HCM, HCM biết rằng tại Hội nghị San
Francisco vào đầu tháng 9-1951, đại diện Liên Xô theo yêu cầu của Trung
Cộng, đã lên tiếng đòi hỏi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ
quyền Trung Cộng. Thế mà HCM vẫn làm lơ, mặc nhiên chấp nhận điều nầy,
để nhận viện trợ của Trung Cộng. Vì đã thỏa thuận bán Hoàng Sa và Trường
Sa cho Mao để đổi lấy viện trợ, HCM để cho Phạm Văn Đồng ký công hàm
ngày 14-9-1958 công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Cộng. Học tập
và thấm nhuần di chúc HCM về cách phục vụ tổ quốc theo kiểu HCM, đảng
CSVN hiện nay tiếp tục sự nghiệp bán nốt tổ quốc Việt Nam cho Trung Cộng
Di chúc HCM còn nhắn nhủ đảng CS phải lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
đảng viên, cho đoàn viên. Tấm gương điển hình tiên tiến nhất về đạo đức
cách mạng của HCM là trong cuộc CCRĐ, HCM giết hại ân nhân Nguyễn Thị
Năm để trả ơn. Tấm gương đạo đức cách mạng nữa là vụ lừa bịp thế giới
rằng HCM suốt đời sống độc thân, sống giản dị để phục vụ cách mạng,
trong khi HCM đi đâu đều có bóng dáng đàn bà ở đó. Đạo đức cách mạng HCM
nổi tiếng hơn nữa là vụ giết hại bà Nông Thị Xuân, dù bà nầy đã sinh
cho HCM một người con trai để nối giòng. Đạo đức cách mạng HCM còn được
lưu danh trong vụ “Tôi mất trinh khi gặp bác Hồ” của một em gái
miền Nam. Còn rất nhiều em gái miền Nam khác được gởi ra Bắc học tập, đã
được HCM cấy hạt giống đỏ mà không đếm hết. Đảng viên và thanh niên CS
mà học tập theo gương đạo đức cách mạng tiên tiến kiểu nầy của HCM, hãy
coi chừng sẽ ế vợ, vì có thiếu nữ nào dám lấy chồng đảng viên CS, để rồi
bị giết thê thảm như bà Nông Thị Xuân?
Di chúc HCM ngày 15-5-1965 kêu gọi đảng CS phải có “kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa”.
Kế hoạch thật tốt của HCM là chính sách kinh tế chỉ huy, quốc hữu hóa
toàn bộ công thương nghiệp thành phố và toàn bộ ruộng đất ở nông thôn,
vơ vét của cải toàn dân vào tay đảng CSVN như lời Việt bản Quốc tế
ca: “Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” (câu số 8). Tuy nhiên, chính
sách kinh tế chỉ huy nầy đã làm đất nước Việt Nam kiệt quệ, nên mới đẻ
ra cái quái thai “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thò lò cái đuôi XHCN là cái gì vậy?
Trong di chúc công bố năm 1969, HCM rất tự hào về sự lớn mạnh của phong
trào cộng sản thế giới. Nếu bây giờ HCM biết được rằng phong trào CS đã
sụp đổ tan tành, chủ nghĩa CS bị quăng vào sọt rác ở Liên Xô từ năm
1991, thì có lẽ HCM càng tự hào hơn nữa, vì đảng CS của HCM chưa sụp đổ,
nhờ ở Việt Nam nhà tù nhiều hơn trường học, bạo lực cách mạng tàn bạo
và tinh vi, thẳng tay đàn áp dân oan kiện tụng, bắt giam những người yêu
nước, những người viết blog kêu gọi tự do dân chủ.
Nói chuyện di chúc HCM mà không nói đến tư tưởng HCM là một thiếu sót
lớn. Trong Đại hội 2 của đảng Lao Động tức đảng CSVN từ 11 đến 19-2-1951
tại Tuyên Quang, HCM phát biểu: “Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin... lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.” (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ & Quốc hội, Nxb. Văn Nghệ [tái bản], California, 1995, tt. 150-152.) Cũng trong Đại hội nầy, HCM nhiều lần tuyên bố: “Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được.” (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, California: Nxb. Tuổi Xanh, 2001, tr. 63.) Theo
HCM, tư tưởng MTĐ là kim chỉ nam không bao giờ sai lầm, có nghĩa là
chuyện MTĐ đòi hỏi chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ
năm 1951 cũng không sai lầm. Đảng viên và đoàn viên CSVN học tập như
thế, nên đảng CSVN ký hiệp ước nhượng đất, nhượng biển cho Trung Cộng,
bắt giam những người yêu nước một cách bất bạo động chống Trung Cộng như
Lê Chí Quang, Việt Khang, Bùi Hằng...
Đảng CSVN hô hào thực hiện di chúc HCM, nhưng có một điều quan trọng
trong bản di chúc HCM chưa được đảng CSVN thực hiện. Điều đó là trong di
chúc ngày 15-5-1965, HCM yêu cầu được hỏa táng sau khi chết, tro xương
chôn ở một ngọn đồi vùng Tam Đảo - Ba Vì, và nếu đất nước chưa được
thống nhất, thì gởi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam. Thế mà khi
HCM chết, đảng CSVN không chịu hỏa táng, lại xây cái lăng Ba Đình bự
chảng “hoành tráng” để triển lãm xác chết HCM.
Nay lãnh đạo đảng CSVN, tức bộ Chính trị đảng CSVN muốn cho đảng viên
học tập, quán triệt cốt lõi di chúc HCM, thì phải tiên phong thực hiện
di chúc HCM, thực tế làm gương trước cho mọi người, là hỏa thiêu thi hài
của HCM ở Ba Đình, đúng theo yêu cầu trong di chúc HCM, rồi chia tro
xương thành hai phần. Một phần chôn ở một ngọn đồi vùng Tam Đảo-Ba Vì
theo lời HCM đã viết trong di chúc. Còn phần tro xương kia của HCM thì
đem rải ở chỗ Trung Cộng đặt giàn khoan 981 trên Biển Đông mà Trung Cộng
đã tạm chiếm của Việt Nam, để HCM được mãn nguyện với sự nghiệp “lấy tư
tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam”. Có như thế mới thực hiện một
cách “tài tình sáng tạo” di chúc HCM.
Nói cho cùng, dầu TƯĐCSVN tốn công tốn sức tuyên truyền tô điểm chuyện
di chúc HCM, nhưng ngày nay, thanh niên Việt Nam biết tỏng HCM là ai. “Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó”. (Nguyễn Chí Thiện). Các bạn trẻ ngày nay không thèm học tập di chúc đâu. “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi...” Thôi, “bỏ đi Tám”.
Di chúc Hồ Chí Minh 1968
0 comments:
Post a Comment