Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (G) nói với báo giới trước văn phòng chính phủ, Tokyo, 29/05/2014
REUTERS/Kyodo
Sau ba ngày đàm phán song phương tại Thụy Điển, Bình Nhưỡng chấp thuận yêu sách của Tokyo « điều tra rộng rãi »
về số phận của ít nhất 17 công dân Nhật Bản bị tình báo Bắc Triều Tiên
bắt cóc trong thời chiến tranh lạnh để đào tạo điệp viên Bình Nhưỡng về
ngôn ngữ và văn hóa Nhật.
Đích thân Thủ tướng Shinzo Abe long trọng loan báo đạt được thỏa thuận trên hồ sơ gai góc, đầu độc quan hệ song phương từ gần 50 năm nay. Liền sau đó, Tổng Thư ký chính phủ thông báo sẽ giảm nhẹ một số cấm vận như du lịch, chuyển ngân và sẽ cho phép tàu biển Bắc Triều Tiên cập bến cảng, ngay khi Bình Nhưỡng thực hiện cam kết.
Năm 2002, Bình Nhưỡng đã thả 5 tù nhân và khẳng định 8 người đã chết, nhưng không cung cấp bằng chứng. Tokyo không bằng lòng những lời giải thích của Bắc Triều Tiên và thẩm định còn 5 công dân khác biệt vô âm tín.
Bình luận về sự kiện này, giáo sư Lee Young Hwa, đại học Kansai cho rằng, chế độ Kim Jong Un đã giành được một « chiến thắng quan trọng : Sẽ nhận được nguồn tiền do cộng đồng người Triều Tiên ở Nhật, trung thành với chế độ cộng sản, chuyển về ».
Do một sự tình cờ trớ trêu, thỏa thuận Tokyo-Bình Nhưỡng được thông báo vào lúc tại Hoa Kỳ, Ủy ban ngoại giao Hạ viện biểu quyết xong một nghị quyết tăng cường trừng phạt Bắc Tiều Tiên vì vi phạm nhân quyền và rửa tiền bất chính.
Vì vậy, Washington rất có thể không hiểu nổi cử chỉ của đồng minh Tokyo đối với Bình Nhưỡng, trong khi Hoa Kỳ đang tìm mọi cách cô lập chính quyền Kim Jong Un để từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Cùng lý do đó mà Seoul, kẻ thù số một của Bình Nhưỡng, đã bày tỏ thái độ lạnh nhạt. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố thông cảm niềm ưu tư của Nhật Bản đối với số phận công dân bị bắt cóc, nhưng hy vọng rằng cử chỉ của Tokyo không làm tác hại đến « nỗ lực quốc tế » chấm dứt đe dọa hạt nhân từ Bắc Triều Tiên.
Vẫn theo phân tích của chuyên gia Lee Young Hwa thì trên bề mặt, Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ giữ thái độ trầm tĩnh nhưng bên trong, không ai có thể hiểu được Tokyo.
Cũng trong tinh thần này, ông Toshio Miyatsuka, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên cho rằng chính phủ Nhật đã đánh cược với rủi ro : Thứ nhất, hồ sơ công dân Nhật mất tích rất phức tạp, khó có thể giải quyết một cách sáng tỏ làm hài lòng cho tất cả các bên. Thêm vào đó, phản ứng của Bình Nhưỡng rất khó lường. Một chuyên gia khác, giáo sư Robert Durrajic, đại học Temple, Tokyo không dấu bi quan : Nếu ở cuối con đường trắc trở này Thủ tướng Nhật không đòi được gì đáng kể thì sao ?
Trừ phi Nhật Bản đã nắm được một nhược điểm, một yếu huyệt của Bắc Triều Tiên thì thỏa thuận đạt được tại Thụy Điển chỉ là một thủ đọan lừa đảo của Kim Jong Un như cha ông đã từng thi hành và lần nào cũng thắng. Khi đói thì giả vờ xuống thang, khi qua cơn hoạn nạn thì đem tên lửa , vũ khí hạt nhân ra thử để chờ lúc thuận tiện lại đóng kịch giảng hòa để mặc cả.
Năm 2007, Bắc Triều Tiên đã bất ngờ ký thỏa thuận bỏ chương trình hạt nhân vào ngày 13/02, được Trung Quốc bảo đảm và Mỹ ủng hộ, đổi lấy viện trợ kinh tế trước khi « giận dữ » bỏ bàn đàm phán 6 bên một năm sau đó.
Vào thời điểm đó, Tokyo, cũng do Shinzo Abe lãnh đạo lần thứ nhất, không hài lòng hiệp ước này, vì xem nó đi ngược lại quyền lợi Nhật Bản. Lý do là Nhật vừa bắt được một kỹ sư Bắc Triều Tiên tên So Song Hong, một chuyên gia về tên lửa đạn đạo. Nhân vụ này, Tokyo muốn triệt tiêu tổ chức người Triều Tiên thân Bình Nhưỡng cũng như các đường dây kinh tài của hiệp hội Chongryon.
Thỏa thuận 13/02/2007 bị Tokyo xem là một cử chỉ không đẹp của Mỹ không tôn trọng quyền lợi đồng minh. Thế nhưng 6 năm sau, khi Shinzo Abe trở lại chính quyền lần thứ hai, ông đã gửi sứ giả sang Bắc Triều Tiên (tháng 5/2013) và đúng một năm sau, chính Tokyo đã chủ động thỏa hiệp với Bình Nhưỡng vào lúc Hoa Kỳ muốn cứng rắn.
Một lần nữa, kẻ thủ lợi là Bắc Triều Tiên, nhưng Nhật Bản chứng tỏ thế chủ động về đối ngoại và chứng tỏ vào lúc khai mạc diễn đàn an ninh khu vực Shangri-la tại Singapore trong bối cảnh Trung Quốc lấn áp các quốc gia láng giềng và có vẻ xem nhẹ Hoa Kỳ.
Đích thân Thủ tướng Shinzo Abe long trọng loan báo đạt được thỏa thuận trên hồ sơ gai góc, đầu độc quan hệ song phương từ gần 50 năm nay. Liền sau đó, Tổng Thư ký chính phủ thông báo sẽ giảm nhẹ một số cấm vận như du lịch, chuyển ngân và sẽ cho phép tàu biển Bắc Triều Tiên cập bến cảng, ngay khi Bình Nhưỡng thực hiện cam kết.
Năm 2002, Bình Nhưỡng đã thả 5 tù nhân và khẳng định 8 người đã chết, nhưng không cung cấp bằng chứng. Tokyo không bằng lòng những lời giải thích của Bắc Triều Tiên và thẩm định còn 5 công dân khác biệt vô âm tín.
Bình luận về sự kiện này, giáo sư Lee Young Hwa, đại học Kansai cho rằng, chế độ Kim Jong Un đã giành được một « chiến thắng quan trọng : Sẽ nhận được nguồn tiền do cộng đồng người Triều Tiên ở Nhật, trung thành với chế độ cộng sản, chuyển về ».
Do một sự tình cờ trớ trêu, thỏa thuận Tokyo-Bình Nhưỡng được thông báo vào lúc tại Hoa Kỳ, Ủy ban ngoại giao Hạ viện biểu quyết xong một nghị quyết tăng cường trừng phạt Bắc Tiều Tiên vì vi phạm nhân quyền và rửa tiền bất chính.
Vì vậy, Washington rất có thể không hiểu nổi cử chỉ của đồng minh Tokyo đối với Bình Nhưỡng, trong khi Hoa Kỳ đang tìm mọi cách cô lập chính quyền Kim Jong Un để từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Cùng lý do đó mà Seoul, kẻ thù số một của Bình Nhưỡng, đã bày tỏ thái độ lạnh nhạt. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố thông cảm niềm ưu tư của Nhật Bản đối với số phận công dân bị bắt cóc, nhưng hy vọng rằng cử chỉ của Tokyo không làm tác hại đến « nỗ lực quốc tế » chấm dứt đe dọa hạt nhân từ Bắc Triều Tiên.
Vẫn theo phân tích của chuyên gia Lee Young Hwa thì trên bề mặt, Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ giữ thái độ trầm tĩnh nhưng bên trong, không ai có thể hiểu được Tokyo.
Cũng trong tinh thần này, ông Toshio Miyatsuka, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên cho rằng chính phủ Nhật đã đánh cược với rủi ro : Thứ nhất, hồ sơ công dân Nhật mất tích rất phức tạp, khó có thể giải quyết một cách sáng tỏ làm hài lòng cho tất cả các bên. Thêm vào đó, phản ứng của Bình Nhưỡng rất khó lường. Một chuyên gia khác, giáo sư Robert Durrajic, đại học Temple, Tokyo không dấu bi quan : Nếu ở cuối con đường trắc trở này Thủ tướng Nhật không đòi được gì đáng kể thì sao ?
Trừ phi Nhật Bản đã nắm được một nhược điểm, một yếu huyệt của Bắc Triều Tiên thì thỏa thuận đạt được tại Thụy Điển chỉ là một thủ đọan lừa đảo của Kim Jong Un như cha ông đã từng thi hành và lần nào cũng thắng. Khi đói thì giả vờ xuống thang, khi qua cơn hoạn nạn thì đem tên lửa , vũ khí hạt nhân ra thử để chờ lúc thuận tiện lại đóng kịch giảng hòa để mặc cả.
Năm 2007, Bắc Triều Tiên đã bất ngờ ký thỏa thuận bỏ chương trình hạt nhân vào ngày 13/02, được Trung Quốc bảo đảm và Mỹ ủng hộ, đổi lấy viện trợ kinh tế trước khi « giận dữ » bỏ bàn đàm phán 6 bên một năm sau đó.
Vào thời điểm đó, Tokyo, cũng do Shinzo Abe lãnh đạo lần thứ nhất, không hài lòng hiệp ước này, vì xem nó đi ngược lại quyền lợi Nhật Bản. Lý do là Nhật vừa bắt được một kỹ sư Bắc Triều Tiên tên So Song Hong, một chuyên gia về tên lửa đạn đạo. Nhân vụ này, Tokyo muốn triệt tiêu tổ chức người Triều Tiên thân Bình Nhưỡng cũng như các đường dây kinh tài của hiệp hội Chongryon.
Thỏa thuận 13/02/2007 bị Tokyo xem là một cử chỉ không đẹp của Mỹ không tôn trọng quyền lợi đồng minh. Thế nhưng 6 năm sau, khi Shinzo Abe trở lại chính quyền lần thứ hai, ông đã gửi sứ giả sang Bắc Triều Tiên (tháng 5/2013) và đúng một năm sau, chính Tokyo đã chủ động thỏa hiệp với Bình Nhưỡng vào lúc Hoa Kỳ muốn cứng rắn.
Một lần nữa, kẻ thủ lợi là Bắc Triều Tiên, nhưng Nhật Bản chứng tỏ thế chủ động về đối ngoại và chứng tỏ vào lúc khai mạc diễn đàn an ninh khu vực Shangri-la tại Singapore trong bối cảnh Trung Quốc lấn áp các quốc gia láng giềng và có vẻ xem nhẹ Hoa Kỳ.
0 comments:
Post a Comment