Duyên-Lãng
Hà Tiến Nhất
Quê hương Thái
Bình của một đứa trẻ mới ngoài tuổi lên mười trong tôi bây giờ chỉ còn là một
vài hình ảnh mong manh và mờ nhạt. Dấu ấn sâu đậm nhất có lẽ là những buổi chiều
hè ra đầu làng xem người lớn thả diều, hóng mát, hoặc những chiều cuối thu cùng
với lũ trẻ con trạc tuổi nô đùa dưới rạng tre xanh, nghe tiếng ếch nhái kêu inh
ỏi ngoài đồng lúa như một điệu nhạc đơn thanh bất tận. Chẳng có gì hay ho cả,
nhưng êm ả và lôi cuốn làm sao. Thái Bình, như tên gọi của nó, đáng lẽ ra phải
là vùng đất thanh bình, yên ổn mới phải, nhưng bất hạnh thay, đây lại nơi bất ổn
và bất hạnh nhất của đất nước kể từ ngày VGCS lên cầm quyền. Theo nhiều người tỵ
nạn trở về thăm quê hương cho biết, cảnh thanh bình yên vui ngày trước đã biến
mất khỏi vùng nông thôn của Thái Bình. Suốt những năm dưới thời Pháp thuộc, làng
quê Thái Bình không đến nỗi thê lương, và người dân cũng không bị áp bức như
hiện nay. Cái vựa lúa ngày nào của vùng châu thổ của hai con sông Hồng Hà và
Thái Bình chỉ còn lại là một thùng thuốc súng, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Không phải là chưa nổ, mà đã có nổ rồi. Cuộc nổ lớn xẩy ra năm 1997. Vào tháng
6-1997, đã có tới 5 huyện là Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy
trên tổng số 7 huyện và thị xã của tỉnh, nông dân đứng lên đấu tranh đòi dân chủ
và giải quyết những bất công ở nông thôn. Nội dung những đòi hỏi liên quan đến
việc đòi thanh tra và công khai hóa việc phân chia ruộng đất, và nhất là vấn đề
thu chi trên những khoản đóng góp mà địa phương (xã và huyện) thu của nông dân
trong những năm qua để xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, chủ yếu là các chương
trình: Ðiện - Ðường - Trường - Trạm (y tế). Và mới đây ngày 11-9, thanh niên
Đặng Ngọc Viết ra tay bắn gục một lúc 5 tên CS ác ôn, đứa chết, đứa bị thương.
Cả hai biến cố có cùng một nguyên nhân là vấn đề đất đai: dân mất đất. Cán bộ ăn
đất.
Dưới chế độ cộng sản, quyền tư hữu bị tước đoạt hoàn toàn. Nhà máy bị tịch thu.
Ruộng vườn phải giao nộp. Người chủ thực sự của các tư liệu sản suất, theo Hiến
Pháp cũ (1992) chẳng là ai cả. Nhưng ông chủ thực sự của ruộng đồng và nhà máy
là đảng viên các cấp. Theo tiên tri của Marx thì tất yếu CS sẽ đoạt chính quyền
tại các nước kỹ nghệ hóa trước, vì tại các nước này tầng lớp công nhân thợ
thuyền, thành phần bị bóc lột, chiếm đa số trong xã hội. Thực tế, Marx là kẻ
không tưởng nên chỉ đoán mò. Chính thể CS thành công đầu tiên ở nước Nga, lúc đó
là một quốc gia kém mở mang, rồi lan dần sang các nước lân cận khác. Lý do là vì
tại các nước nông nghiệp lạc hậu, dân trí còn quá thấp nên CS dễ tuyên truyền
phỉnh gạt. VN là một nước nông nghiệp, số công nhân nhà máy rất ít nên Hồ Chí
Minh bầy ra cái trò gọi là “Liên Minh Công Nông” để kiếm số đông ủng hộ hắn.
Trong thời chiến tranh, người công nhân sống cầu bơ cầu bất. Người nông dân tuy
mất trắng ruộng vườn nhưng nhờ bám vào đất cũng còn có thể sống thoi thóp. Vì
thế mọi vấn đề đóng góp cho tham vọng chiến tranh của giặc Hồ đều là do nông dân
gánh vác. Vì là cái vựa lúa của miền Bắc, nên nông dân Thái Bình luôn luôn bị CS
thổi phồng lên để bóc lột tối đa. Người nông dân Thái Bình ngày xưa tự hào với
thành tích của họ:
Thóc không thiếu
một cân
Quân không thiếu
một người.
Nhưng ngày nay họ
hẳn thấm thía với đường lối đối xử của VGCS đối với họ. Thời chiến tranh, họ bị
giặc Hồ bóc lột nhưng vẫn tự hào. Đến thời bình họ chẳng những không được đền
bù, mà lại còn bị bóc lột tàn nhẫn không thua gì, nên sự phẫn uất bùng nổ thành
chống đối là điều dễ hiểu. Chúng ta thử xem bọn giặc Hồ bóc lột người nông dân
Thái Bình như thế nào.
Theo báo cáo về cuộc khảo sát xã hội học tại Thái Bình cuối tháng 6, đầu tháng 7
năm 1997 của GS Tương Lai, Nguyễn Phước Tường, viện trưởng Viện xã hội học Việt
Nam thì ước tính năm 1997 lợi tức trung bình mỗi người dân Thái Bình không quá
15 đô la, trong đó một phần không nhỏ trông chờ vào xuất khẩu lúa. Với nguồn thu
tối đa là 1 triệu đồng một năm cho một người. Người nông dân phải chi cho cái
ăn, cái mặc, việc học hành của con cái, chữa bệnh, sửa chữa nhà cửa và rất nhiều
các khoản linh tinh khác. Trong khi đó thì 81% thu nhập của toàn tỉnh là
từ nông nghiệp. Các khoản thu này lên tới ước chừng trên dưới 35 khoản, thay vì
14 khoản theo quy định của huyện, và 7 khoản theo quy định của tỉnh. Xin kể
thêm, chính người viết (Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất) được đọc một lá thư từ VN gởi
qua Mỹ cho thân nhân, kể rằng đứa con của họ mới nhập học lớp mẫu giáo đã phải
đóng 27 khoản thu của nhà trường, trong đó có khoản thu rất quái gở là “mua quà
tết cho thầy, cô giáo.”
Ðiều cần lưu ý là các khoản thu và chi này đã không được sử dụng một cách công
khai và dân chủ. Các khoản thanh toán được công bố lại cho thấy có chỉ dấu của
sự lạm dụng công quỹ, bởi nó vượt quá xa các định mức chi phí trên thị trường.
Đặc biệt, giá của các công trình xây dựng thường cao gấp nhiều lần giá trị thực
tế của chúng. Chẳng hạn, một chiếc cống thoát nước tại xã Quỳnh Hồng do chính
quyền xã xây tốn phí tới 21 triệu đồng, nhưng khi dân đập đi xây lại thì chỉ mất
7,5 triệu đồng. Trong khi đó, một số cán bộ chủ chốt ở một số địa phương lại có
biểu hiện giàu lên nhanh quá mức bình thường trong những năm qua được phô trương
ra trước mắt qua nhà cửa, các phương tiện sử dụng trong sinh hoạt là những nét
xa hoa kệch cỡm về lối sống của một số cán bộ có chức quyền. Hiện tượng cán bộ
giầu xổi và có đời sống xa hoa như vậy từ đâu ra nếu không phải là tham nhũng và
ăn cắp của công?
Báo cáo của GS Tương Lai còn cho biết. Qua tìm hiểu các cán bộ xã, thấy rõ một
điều là họ biết rất rõ những ai đứng đằng sau các cuộc tấn công vào bộ máy cán
bộ lãnh đạo đương quyền. Nhóm chủ yếu phát động
là những cán bộ trước cũng làm cán bộ nhưng nay không còn đương chức nữa. Thuộc
về nhóm chủ yếu này ở một số nơi có cán bộ hưu trí, những người tương đối
có trình độ cả về học vấn, địa vị xã hội, và còn sức lực nhưng thiếu việc làm.
Cũng không nên quên rằng, Thái Bình, với đặc điểm đất chật, người đông, có một
số lượng rất lớn người đi thoát ly làm cán bộ và nay về hưu. Ðược đảm bảo tương
đối về đời sống, và cũng có hiểu biết, có nhiều thời gian những người thuộc nhóm
này thường hay đề xuất ý kiến trong đời sống nông thôn.
Bọn VGCS dẹp tan cuộc nổi dậy tháng 6-1996 của người nông dân Thái Bình bằng
nhiều cách. Hứa hẹn có. Đãi ngộ có. Đàn áp thẳng tay cũng có. Và chúng đã thành
công. Bọn cựu chiến binh có chức tước thường gọi là “lão thành cách mạng” mang
huy chương đầy ngực đi trước các cuộc biểu tình thì được đãi ngộ hậu hĩnh như
cung cấp nhà ở cho gia đình, tăng tiền hưu liễm, con cái có công ăn việc làm.
Người dân bình thường thì được xoa dịu bằng những hứa hẹn đủ loại, đủ kiểu. Bọn
cán binh quèn trên không chằng dưới không rễ, linh hồn của cuộc tranh đấu, thì
tự nhiên biến đi mất tích ở những chân trời vô vọng. Chúng ta hãy nghe nhà văn
CS Dương Thu Hương đúc kết biến cố tháng 6-1997 tại Thái Bình, quê hương của bà,
qua một đoạn trích trong bài viết “Tiếng Vỗ Cánh của bầy quạ đen”:
“Lòng hám tiền thời tiền tích luỹ của chủ nghĩa tư bản phương Tây đang dịch
chuyển tới mảnh đất Đông Dương bần hàn này, sau một cuộc chiến lâu dài tàn khốc
với đám người cầm quyền phần đông là những kẻ găm trong óc những nguyên lý cộng
sản cực quyền và chảy trong mạch dòng máu bọn cường hào thôn xã. Thần thánh đã
mất. Hộp đen đã mở thả đám quỷ tham tàn. Chỉ còn le lói ánh hồi quang của chân
trời xưa nhưng phía sau ánh sáng le lói kia là nòng súng. Chính quyền xây dựng
trên nòng súng. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch của nhà nước này. Chớ vội quên. Những cựu chiến binh lãnh đạo phong
trào nông dân Thái Bình đã lần lượt chết trong bóng đêm câm lặng. Những cái chết
lặng câm vô tăm tích. Khi dư luận báo chí lãng quên. Khi ống kính máy ảnh
của các phóng viên nước ngoài đã quay sang mục tiêu khác. Nào ai nghe được tiếng
kêu hấp hối của họ trong các trại giam phân tán rải rác nơi hẻo lánh, giữa đám
tù hình sự, những tên trộm cướp nhà nghề và lũ giết thuê chém mướn. Một trăm
kiểu chết khác nhau. Và tất cả chìm lấp trong tiếng hoan hô của các công trường
ngày khởi sự, trong âm nhạc ầm ĩ đón tiếp các nhà đầu tư Nam Hàn, Nhật Bản, Hồng
Kông, úc, Pháp... Những cựu chiến binh Thái Bình, tỉnh có số liệt sĩ cao nhất
nước và có số trẻ quái thai nhiều nhất nước. Con vật tế thần béo nhất trong cuộc
chiến vừa qua. Hẳn họ tưởng rằng chính quyền này vẫn là chính quyền của họ. Chút
lòng can đảm rơi rớt sau cuộc chiến xui khiến họ hành động, ảo tưởng rằng máu
đồng đội và máu chính bản thân mình đổ xuống trong hơn ba ngàn ngày bom đạn bảo
đảm cho họ quyền lên tiếng đòi công lý. Trí nhớ ngu ngơ của họ bồng bềnh thứ hồi
quang êm dịu, nhắc nhở rằng những kẻ cầm quyền đã từng là đồng đội, là thủ
trưởng thân thiết trong cuộc chiến tranh chống Mỹ hào hùng dưới bóng cây rừng
Trường Sơn... Tội nghiệp thay những cựu chiến binh tỉnh Thái, họ không biết câu
nói nổi tiếng này: “Cách mạng bao giờ cũng ăn thịt những đứa con đẻ của mình”.
Ảo ảnh Trường Sơn dẫn họ tới những cái chết im
lìm trong các trại giam tàn khốc và tăm tối.
Việt Nam không có Thiên An Môn. Nghệ thuật huyền diệu của Việt Nam là ngâm tẩm
những Thiên An Môn trong axít lặng câm và quên lãng, xé Thiên An Môn thành muôn
ngàn mảnh vụn cho gió thổi bay vô tăm tích cùng cát bụi. Riêng về điểm này những
người lãnh đạo Trung Hoa nên cắp sách tới học các nhà lãnh đạo Việt Nam. Tôi bị
ám ảnh bởi bóng ma của các cựu chiến binh kia, không biết họ vẫn quẩn quanh nơi
đồng bằng hay đã quay lại Trường Sơn để tìm trong bóng tối rừng xưa hình ảnh
những ngày xưa thân ái?” (hết trích)
Điểm lạc quan tếu của đảng VGCS là chúng tưởng cách giải quyết dễ dãi của chúng
như thế là mĩ mãn. Chúng cứ tưởng như thế là xong việc và bọn cán bộ lớn bé của
chúng vẫn được quyền ngang nhiên tiếp tục áp bức bóc lột người dân chẳng sợ gì.
Nhưng chúng đã lầm. Lò thuốc súng Thái Bình vẫn trong tình trạng chờ nổ, và vừa
mới rồi, ngày 11 tháng 9 vụ nổ đã xẩy ra. Đó là vụ người thanh niên Đặng Ngọc
Viết xông vào trụ sở Trung Tâm phát triển qũi đất thành phố Thái Bình, bắn hạ 5
tên cán bộ ác ôn đứa chết đứa bị thương, xong rồi về nhà tự tử. Lý do là vì bọn
cán bộ nhà đất này đã xử ép anh về chuyện bồi thường đất của anh bị qui hoạch.
Cũng vẫn là chuyện ĐẤT ĐAI mà ra. Tại sao chỉ có mấy chục thước đất bồi thường
không được thỏa đáng mà Đặng Ngọc Viết phải đi đến giải pháp giết người rồi tự
sát. Đó là vấn đề cần đặt ra.
Có nhiều người vinh danh Đặng Ngọc Viết là anh hùng. Cái đó có lý xét về nhiều
khía cạnh. Tính tình của Đặng Ngọc Viết nhu hòa, theo báo chí tường thuật. Anh
không phải là tay có bản lãnh giết người. Bà mẹ vợ còn bảo “nó nhát như cáy” nữa
kia mà. Người chung quanh nhìn nhận, anh không phải là con người có tính côn đồ,
nóng nảy, hay bốc đồng làm bậy. Đặng Ngọc Viết cho thấy anh là một con người
bình tĩnh, hành động có kế hoạch, tính toán và chuẩn bị chu đáo. Nhìn vào ảnh
chụp, không cần phải rành về tướng số, người ta cũng dễ nhận ra Viết là con
người có cái tâm ngay thẳng và dễ gần gũi. Anh chọn cái chết dưới chân Phật Bà
Quan Thế Âm càng chứng tỏ anh có cái Tâm Phật. Trên đường về thế giới bên kia,
Đặng Ngọc Viết hẳn sẽ thấy bóng Niết Bàn cuối trời thênh thang. Chuyện giết
người chỉ là việc chẳng đặng đừng. Anh muốn nêu ra một đường lối trừ bạo cho
người khác noi theo, và làm một người tiền phong (pioneer.) Động cơ giết người
của anh hoàn toàn không phải vì thù oán cá nhân. Giữa Đặng Ngọc viết và những
tên CS bị giết hoàn toàn không hề quen biết nhau. Chúng tiêu biểu cho một chế độ
tàn bạo và thối nát. Anh bắn vào đầu chúng không có nghĩa là thanh toán cá nhân,
mà là muốn diệt trừ một chế độ. Lý do giết người rồi đi tìm cái chết của anh
không mấy hợp lý. Chỉ là việc đền bù thiếu thỏa đáng mấy chục thước vuông đất
thôi. Còn có cái gì đó vượt lên trên vấn đề đất đai. Chắc chắn thế. Có thể nói
giữa Đặng Ngọc Viết và chế độ VGCS không có vấn đề thương lượng hay hòa giải, mà
chỉ có một sống một chết trong cuộc đối đầu giữa hai bên. Biết mình có giết được
vài tên VGCS ác ôn, nhưng thế nào cũng phải chết, nên anh bình thản chọn cái
chết. Anh chết như một kiếm khách Samurai Nhật Bản: biết mình không thành công
thì tự đi tìm cái chết để bảo toàn danh dự chứ không chịu để rơi vào tay kẻ thù.
Điểm quan trọng trong biến cố Đặng Ngọc Viết là sự đối kháng quyết liệt và dứt
khoát đối với đảng và chế độ VGCS: Không có vấn đề thương lượng và thỏa hiệp, mà
chỉ có chọn lựa giữa sống và chết. Phương pháp chống cộng hữu hiệu nhất đối với
anh là làm thế nào cho CS phải sợ. Đây chẳng phải là diệu kế gì mà chỉ là chuyện
thường tình. Chính VGCS đang áp dụng sách lược “làm cho dân sợ” đối với nhân dân
VN. Tài liệu học tập của VGCS dậy bọn cán bộ của chúng viết không giấu diếm:
Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ. Nếu
không thể làm cho người dân yêu mến - điều mà tôi e là sự thật cay đắng cần chấp
nhận - thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý
chí mà nổi loạn. Hành động quyết liệt của Đặng Ngọc Viết chắc chắn làm
cho bọn các bộ phải kinh hoàng. Chúng càng kinh hoàng càng đi đến nhát gan và
càng co cụm lại. Ngược lại thì tinh thần can đảm của phía nhân dân càng lớn lên
và càng phát triển thêm. Làm được cho bọn lãnh đạo sợ là thượng sách. Nếu bọn
lãnh đạo không sợ vì chúng có bảo vệ thì làm cho cha mẹ, vợ con chúng sợ. Làm
cho cha mẹ vợ con chúng sợ là chuyện dễ làm hơn. Khi cha mẹ vợ con của bọn lãnh
đạo phải sợ thì chắc chắn chúng không thể không sợ. Hiện nay thì bọn cán bộ gộc
vẫn nói cứng nhưng xem chừng chúng cũng đã tỏ ra dấu hiệu biết sợ phần nào, bằng
chứng là chúng đang tìm cách di tản gia đình vợ con và của cải ra ngoại
quốc.
Nếu nhân dân trong nước biết áp dụng phương pháp chống cộng của Đặng Ngọc Viết
vào việc thay đổi chế độ thì nhất định chế độ VGCS sẽ phải sụp đổ. Chỉ có con
đường này mới khôi phục lại được VN. Thỏa hiệp với VGCS dưới chiêu bài đa đảng
trong đó có đảng VGCS là một hoang tưởng. Hãy nhìn nưóc Nga và Cam Bốt mà học
kinh nghiệm. Đặng Ngọc Viết đã mở ra con đường cho nhân dân VN. Vấn đề còn lại
là “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ khó vì lòng người ngại
núi e sông” mà thôi.
Duyên-Lãng
Hà Tiến Nhất
0 comments:
Post a Comment