Nguyễn Trãi sinh năm 1380, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phú, tỉnh
Hà Đông. Nguyễn Trãi thi đậu Thái học sinh năm 1400. Ông là con ông
Nguyễn Phi Khanh đậu Thái học sinh năm Giáp Dần 1374 dưới thời Trần Duệ
Tông. Suốt những năm cuối đời Trần, Nguyễn Phi Khanh không được bổ làm
quan vì có lấy người trong Hoàng tộc. Đến khi nhà Hồ lên cầm quyền, ông
Nguyễn Phi Khanh được phong chức Trung thư Thị Lang kiêm Quốc tử giám tu
soạn.
Khi quân Minh xâm chiếm nước ta, diệt nhà Hồ. Các người có danh vọng
không đầu phục quân Minh đều bị bắt giải về Tàu. Nguyễn Trãi theo cha
đến ải Nam Quan khóc lóc đưa tiễn. Ông Nguyễn Phi Khanh mới bảo rằng:
“Làm trai phải đáp nợ nước, báo thù nhà, có lẽ nào khóc lóc mãi như vậy sao?”
Nguyễn Trãi hiểu lời cha, về ôn luyện binh thư chờ ngày giúp nước.
Một thời gian sau, nghe tin Bình Định Vương khởi nghĩa, năm Canh Tý
1420, ông lặn lội vào Thanh Hóa tìm đến Bình Định Vương dâng Bình Ngô
sách. Vương đọc xong rất đắc ý, lưu lại bên mình để trọng dụng.
Từ đó cho đến ngày đại thắng quân Minh, ông luôn ở bên cạnh Bình Định
Vương, dâng nhiều kế sách, mưu lược. Từ Thanh Hóa vào Tây Đô (Nghệ An)
cho đến Đông Quan (Hà Nội), ông là người giữ việc từ mệnh, chỉ đạo kế
hoạch. Trong cuộc kháng chiến ông đã nhiều lần dùng văn tài của mình đế
đánh địch bằng tâm lý, góp phần làm suy sụp tinh thần quân Minh.
Ngày đại thắng, ông thay mặt vua Lê Thái Tổ viết bài “Bình Ngô Đại
Cáo,” được xem là áng kim cổ hùng văn. Ông được phong tước Hầu, giữ chức
Nhập nội Hành khiển. Năm Kỷ Mùi 1439, ông xin về trí sĩ.
Ông về trí sĩ ở quê cha là xã Chi Ngại, Hải Dương. Nơi ấy có núi Côn Sơn,
ông hay lên ấy ngắm cảnh, làm thơ ngâm vịnh. Năm Nhâm Tuất 1422, vì vụ
án Lệ Chi viên, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Ông mất đi để lại nhiều
tác phẩm như Ức Trai thi tập, Dư đại chí, Gia huấn ca, Văn loại. Nhưng quan trọng nhất là Quân trung từ mệnh tập,
một tác phẩm chứa đựng tài năng của vị đệ nhất mưu thần trong cuộc
kháng chiến đuổi giặc Minh và đặt nền móng đầu tiên cho nhà Lê.
Ông là Thánh tổ của ngành Chiến tranh Chính trị Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
*
Trên đỉnh núi Côn Sơn ở Chí Linh, cho tới gần đây vẫn còn một tảng đá
bằng phẳng, hình dáng như một bàn cờ. Tương truyền rằng tác giả Bình
Ngô Đại Cáo lúc về trí sĩ hay đến ngồi đánh cờ nơi ấy. Chỗ đó được gọi
là Bàn Cờ Tiên, là một thắng cảnh, đông người đến viếng.
Cách đây mươi năm, để khai thác kinh doanh, Công ty Du lịch – Khách sạn Hải Dương
đã cho xây một cái lầu ở ngay trên đỉnh núi. Cái lầu ấy là một nhà hàng
để khách du lịch vào đấy nghỉ ngơi ăn uống sau khi phải trèo lên hơn
600 bậc thang đá để viếng Bàn Cờ Tiên.
*
- Truyện cổ tích có kể rằng thằng Bờm có một giàn mướp ở sân nhà. Lâu
ngày, chầy tháng, cái giàn mướp ấy sắp bị hư. Bờm liền vào rừng chặt
một cây tre dài, định đem về chữa giàn mướp.
Loay hoay mãi không có cách gì đem được cây tre dài vào sân vì vướng
giàn mướp. Bờm ta liền ra tay san phẳng cái giàn mướp để lấy lối đưa tre
vào.
- Truyện ngụ ngôn La Fontaine kể rằng có anh nông dân kia, trời cho
được con gà đẻ trứng vàng. Ông nhà giàu kia nài nỉ mua lại được với giá
cao. Ngay ngày đầu tiên con gà ấy đẻ ra một trứng vàng.
Ông nhà giàu ngu dốt ấy liền nghĩ rằng trong bụng con gà ấy hẳn phải
có một kho vàng, chi bằng ta mổ quách nó ra, chứ đợi mỗi ngày nó đẻ ra
một quả trứng vàng thì lâu quá. Rồi ông mổ con gà ấy thật. Con gà chết
và cái mộng làm giàu của ông cũng chết theo.
- Chuyện tiếu lâm đời nay kể rằng anh binh Ngố chở anh binh Móc đi
giang hồ trên chiếc xe Honda dame sập xệ. Xe hết xăng mà chả anh nào còn
tiền để mua xăng. Anh binh Ngố liền nảy ra một cái ý kiến vĩ đại là bán
quách chiếc xe Honda để lấy tiền mua xăng.
*
- Nghe kể chuyện thằng Bờm phá giàn mướp, người ta cười khà khà.
Chảng ai giận cái chuyện nó phá giàn mướp để đưa cây tre vào sân. Bởi vì
dù sao thì người ta biết nó chỉ là thằng Bờm.
“Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chin trâu…”
Đổi cái gì cũng không chiụ. Đến lúc phú ông xin đổi nắm xôi thì Bờm… cười.
- Còn cái lão nhà giàu mổ bụng con gà đẻ trứng vàng ấy cũng ít ai
thắc mắc bởi vì lão ấy là một nhân vật tưởng tượng trong truyện ngụ ngôn
của La Fontaine.
- Tới anh binh Ngố thì người ta có hơi thắc mắc: có thật có một anh
binh Ngố bán xe Honda để mua xăng hay không? Làm gì có người ngốc đến
thế!
Xin thưa là có. Và có thể còn hơn thế nữa. Hơn cả cái lão già ngu ngốc và hơn cả thằng Bờm nữa.
Xin quý vị hãy đọc một đoạn văn ngắn sau đây của một sinh viên Đại
học Sư phạm Hà Nội gửi cho báo Tuổi trẻ Cười để giới thiệu thằng Bờm
thời đại:
“Đối với người dân Côn Sơn (Kiếp Bạc) thì không có lạ gì đối với việc
xây dựng một cái lầu bê-tông ngay trên đỉnh cao của ngọn núi Côn Sơn
nổi tiếng. Thế nhưng không hiểu vì ở trên Côn Sơn thiếu đá hay sao mà
người ta đã đập vụn Bàn Cờ Tiên ra để lấy đá làm móng lầu, và tạo một
Bàn Cờ Tiên mới bằng xi-măng…”
*
- Thưa ông Giám đốc Công ty Du lịch Hải Dương, ông nghĩ sao về việc này?
- Ông Móc nhớ cho điều này, thiên nhiên không thể nào tinh xảo bằng
bàn tay con người. Ai đã từng ngắm Bàn Cờ Tiên đều phải công nhận rằng
nó chỉ hơi giống với một cái bàn cờ. Hơi giống thôi, lại không được bằng
phẳng lắm. Còn ông Móc xem, Bàn Cờ Tiên mới bằng xi-măng nó vuông vức,
có kẻ ô ngang dọc, lại có đủ các quân cờ. Thế mới là một cái bàn cờ chứ!
- Thưa ông Giám đốc, thế là nên phá cái Bàn Cờ Tiên thiên nhiên?
- Phải phá ông Móc à. Phá để mở rộng mặt bằng và có đá để xây dựng.
Chẳng lẽ lại khuân đá trèo lên 600 bậc thang để xây cái nhà hàng có lầu,
trong khi đó đá trên này lại sẵn, chỉ tốn công đập phá chút ít.
- Thưa Giám đốc, nhưng như vậy vĩnh viễn mất đi một di tích lịch sử?
- Ông Móc nên đổi mới tư duy đi. Tiền trên hết. Vả lại bọn tôi đã cẩn
thận xây một bàn cờ xi-măng thế vào đó rồi. Để tôi kể cho ông Móc nghe
thêm chuyện này.
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên phố Lạng cùng anh
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em…”
Cái nàng Tô thị ấy cũng đã bị người ta dùng chất nổ lấy đá. Cái núi
biến mất mà nàng Tô thị thì cũng chẳng còn. Ông Móc đừng có lo, nay mai
bên ngành Văn hóa họ sẽ đắp một cái tượng nàng Tô thị mặc áo tứ thân, có
mắt mũi đàng hoàng, lại cẩn thận khắc dưới chân hàng chữ: Tượng nàng Tô
thị. Thế là xong, chẳng ai lầm lẫn, mà lại đẹp và rõ ràng hơn cái tượng
thiên nhiên xấu xí.
- Đéo mẹ, mấy ông làm kiểu này, đất nước mai sau chắc chả còn cái gì đáng gọi là di tích lịch sử!
- Còn chứ ông Móc, đẹp hơn là đàng khác! Ông Móc thấy cái đền Ngọc
Sơn ở Hà Nội hay không, trên đỉnh có gắn một cái ngôi sao vàng, ban đêm
điện sáng trông hiện đại lắm, ông Móc ạ. Cái chùa Một Cột với cái Khuê
Văn các cũng thế. Nay mai bọn tôi cho gắn mỗi nơi một cái ngôi sao, đẹp
phải biết!
- Đéo mẹ, mấy ông làm kiểu này…
- Ông Móc đừng có nóng. Như tôi đã nói: Tiền là trên hết. Di tích
lịch sử mà làm gì. Cái Bàn Cờ Tiên đâu có đem lại lợi nhuận bằng cái nhà
hàng xây trên đỉnh núi Côn Sơn… Với lại, ông Móc thấy đó, mới đây mấy
anh lớn ở Trung ương còn đem hiến ải Nam Quan, thác Bản Dốc và các đảo
Hoàng Sa, Trường Sa cho các đại đồng chí Trung Quốc vĩ đại. Việc phá cái
Bàn Cờ Tiên ở núi Côn Sơn mà nhằm nhò gì đối với các việc hiến đất,
dâng biển cho Trung Quốc của mấy anh lớn ở Trung ương.
*
- Ông Móc này, cái thằng Giám đốc Công ty Du lịch Hải Dương nó nói
đúng đấy, ông Móc ạ: Tiền là trên hết! Ông Móc thấy trong cái danh sách
những tỉ phú, triệu phú đô-la thì thằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nó
đứng đầu với 1 tỉ 500 triệu đô-la. Trong khi tôi là Tổng bí thư mà đứng ở
gần chót bẹt. Thế cho nên bằng mọi cách chúng tôi phải phấn đấu nâng
cao tiền bạc trong các ngân hàng ở nước ngoài dù cho có phải hiến đất,
dâng biển cho đàn anh phương Bắc…
- Thưa ông Tổng Mạnh, nhưng mà đất đai là của tổ tiên chúng ta đã
hàng ngàn năm đổ biết bao nhiêu xương trắng, máu hồng để gìn giữ…
- Sời ơi! Ông Móc lại lẩm cẩm nữa rồi. Ông Móc phải nhớ chúng tôi là
những người cộng sản; chúng tôi theo chủ nghĩa tam vô: vô gia đình, vô
tôn giáo, vô tổ quốc! Chúng tôi cần tiền bạc và quyền lực chứ chúng tôi
cần quái gì cái ải Nam Quan, cái thác Bản Dốc với mấy cái quần đảo
Trường Sa, Hoàng Sa và mấy cái quặng bauxite ở Tây Nguyên…
*
Biết nói gì bây giờ! Ôi! Mỉa mai thay câu nói của tên đại ma đầu, đại
gian ác Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải
ra công giữ nước!”
Thôi, Ức Trai tiên sinh mỗi khi buồn, chịu khó lên đỉnh Côn Sơn đánh tạm bàn cờ xi-măng vậy.
Biết làm sao hơn, ôi những thằng Bờm thời đại!
LÃO MÓC
0 comments:
Post a Comment