Thursday, December 20, 2012

Xiết Chặt Giáo Dục!


dhqgtphcmVietBao_Bạn thân,Quê nhà lúc nào cũng nghịch lý. Trong khi nhà nước xiết chặt nền giáo dục công lập dưới quyền chỉ huy của các chi bộ đảng từng trường học, tới một thời gian đành phải chấp nhận cho tư nhân thiết lập một số cơ sở giáo dục bởi vì nhà nước không bao giàn nổi; phần vì cạn ngân sách, phần vì nghề giáo không giữ lại đủ người giỏi khi xã hội mở ra….
Nhưng chính phủ vẫn dè dặt, không dám gọi là giaó dục tư nhân, mà chỉ gọi là “xã hội hóa giáo dục,” nghĩa là chủ đạọ vẫn là trường công với các chi bộ đảng kiểm soát từ thầy tới trò.
Bởi vậy, đâu có đào tạo đủ nhân lực cho nền kinh tế thích hợp với thời đại.
Báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Ba kể chuyện một công ty quốc tế vào Sài Gòn, thi tuyển để cấp học bổng, nhưng “Không tìm đủ sinh viên trao học bổng.”
Bản tin viết:
“Dự định trao mười suất học bổng nhưng cuối cùng Công ty Ernst & Young chỉ trao được bốn suất do không tìm được sinh viên đáp ứng đủ điều kiện.
Tại buổi trao học bổng chiều 17-12, bà Hoàng Thị Mộng Liên – giám đốc bộ phận nhân sự Ernst & Young – cho biết chương trình dành cho sinh viên năm 3 Trường ĐH Kinh tế – luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) và nhận được 60 đơn dự tuyển của sinh viên ngành kế toán – kiểm toán.
“Qua ba vòng thi kiểm tra kiến thức chuyên môn, tiếng Anh, phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi không tìm đủ sinh viên đáp ứng đủ điều kiện để trao học bổng cho các bạn. Nhiều bạn không đạt về chuyên môn, có bạn đạt chuyên môn lại yếu kỹ năng giao tiếp, định hướng bản thân…” – bà Liên nói.
Được biết, sinh viên nhận học bổng sẽ được chương trình cấp kinh phí đào tạo trong một năm tại Hiệp hội Kiểm toán và kế toán công chứng Anh tại VN. Sau khi học xong sẽ được thực tập tại Ernst & Young với mức lương 4 triệu đồng/tháng và được ưu tiên nhận vào làm việc tại công ty này.”
Như thế, lỗi chắc chắn không hoàn toàn do sinh viên, mà là do các đạị học liên hệ không trang bị đủ kiến thức cho sinh viên.
Tại sao kỳ thi tuyển  trên không mở cho sinh viên đại học tư?
Báo Tiền Phong kể về cuộc  Hội thảo “Xã hội hóa giáo dục- thực trạng và giải pháp” tại Hà Nội ngày 18-12-2012, trong đó có các dữ kiện sau:
“…Giáo dục ngoài công lập phát triển, đặc biệt trong giáo dục nghề nghiệp và đại học. Trong 10 năm qua tỷ trọng quy mô đào tạo ngoài công lập trong tổng quy mô đào tạo tăng: sơ cấp nghề tăng từ 28% lên 44%, trung cấp và cao đẳng nghề tăng từ 1,5% lên 55,5%, trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 5,6% lên 27,2% cao đẳng tăng từ 7,9% lên 19,9%, đại học tăng từ 12,2% lên 13,2%…”
Như thế, cao đẳng tư tăng 20%, đạị học tư tăng 13,2%… Tại sao không tạo cơ hội cho sinh viên trường tư?
Hay là chỉ ưu tiên cho đại học công lập, nơi có sẵn hồ sơ đảng bộ về nhân sự từ giảng viên đến sinh viên?

0 comments:

Powered By Blogger