Lễ tưởng niệm các nạn nhân tự thiêu trước Liên Hiệp Quốc New York 10/12/2012 (REUTERS)
Bài báo mang tựa đề tiếng Pháp – Tibet, l’essence de la résistance –
có thể hiểu theo cả hai nghĩa : « Tây Tạng, tinh hoa của sự kháng cự »
hay là « Tây Tạng, xăng của sự kháng cự », gợi lên cảnh tượng những
người Tây Tạng tẩm xăng vào người rồi châm lửa tự thiêu để phản đối
chính sách đàn áp của Bắc Kinh.
Đặc phái viên của báo Libération, Philippe Grangereau, đến Thanh Hải, một trong những nơi có nhiều người tự thiêu để tìm hiểu thêm tình hình, và tường thuật lại trong bài. Tác giả đã tỏ nỗi kinh hoàng khi mở đầu bài tường thuật với nhận xét : Tây Tạng bốc cháy y như là ngày tận thế sắp đến. Chỉ riêng tháng 11, đã có 27 người biến mình thành ngọn đuốc sống.
Bài phóng sự mô tả cảnh đau thương :Người can đảm nhất đã đọc kinh trên đoạn đường mấy trăm mét trước khi ngã gục, một người tự đập đầu vào đá để không kéo dài nỗi đau đớn… Một thanh niên 23 tuổi, hy sinh mình trước đám đông, nhà sư, người dân, đúng nhìn người chết dần và hô to ‘Tây Tạng độc lập ! ’’
Tính ra, theo bài báo, kể từ khi một nhà sư đầu tiên tự thiêu vào tháng 2/2009, đã có khoảng trăm người Tây Tạng tự kết liễu đời mình với xăng và một que diêm. Họ là những thanh niên ở độ tuổi 20, những người chăn nuôi, những cặp vợ chồng trẻ, là tu sĩ, là những người cha trong gia đình. Hành động tự tử qua ngọn lửa như là để làm chậm lại sự chết đi của một thế giới mà họ thấy biến mất dần trước mắt họ.
Tác giả bài phóng sự trích lời một nhà giáo Tây Tạng giải thích : « 80% người Tây Tạng đã hiểu ý đồ của Trung Quốc là gì. Họ muốn đồng hóa, muốn triệt bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, nhân cách của người Tây Tạng. »
Phóng viên của Libération tìm cách đến ngôi làng của cô Sangye Dolma, 17 tuổi, đã tự thiêu ngày 25/11. Làng này nằm trên cao nguyên, ở độ cao 3.600 mét. Một con đường ngoằn ngoèo dẫn đến đấy, nhưng chỉ sau một đoạn là bị công an chặn lại. Công an Trung Quốc ‘mai phục’ nhằm ngăn chặn người Tây Tạng các làng lân cận kéo đến để hỗ trợ gia đình người tự thiêu, tưởng niệm người hy sinh, mang theo tiền bạc, những bao mạch rang để phúng điếu và ảnh đức Đạt Lai Lạt Ma.
Nhà báo Libération không nản chí và đi đến nơi tự thiêu của một thiếu nữ khác, Tingzin 23 tuổi, hy sinh ngày 15/11 ở thị trấn Tsenmo Guogue. Bài báo kể lại là nhân lúc cha mẹ đi vắng, cố gái đã ăn cắp xăng trong chiếc xe gắn máy, rưới trên người, đốt mình thành đuốc ở sân chùa bên cạnh, không ai hay biết. Khi một người đi qua đấy phát hiện thì cô đã thành than. Tingzin, không để lại một lời giải thich nào.
Tác giả bài báo đến nhà cô Tingzin, mới biết cha cô, ông Chulo, là một cán bộ từng được khen thưởng : vì trong một căn phòng có trưng nhiều bằng khen. Nhưng trong một phòng khác, có nhiều ảnh của Đức Đạt lai Lạt Ma và Lobsang Sangay, thủ tướng chính quyền Tây Tạng lưu vong. Bên dưới các bức ảnh là đèn cầy cháy sáng.
Ông Chulo cho biết là con gái của ông thường « rất vui vẻ. Cô đã chuẩn bị hành động trong tim mình. Không bị ai nghi ngờ ». Ông cũng cho biết công an đã đến nhà ông hai lần để điều tra. E ngại lúc đầu, nhưng cuối cùng ông Chulo nói lên suy nghĩ của mình : « Sự hy sinh của con gái ông có ích cho đất nước Tây Tạng ». Theo bài báo gia đình ông Chulo sống nhờ nghề nuôi yack, và hái nấm thuốc/dược thảo.
Đàn áp của Trung Quốc đến mức mà người Tây Tạng không còn sợ chết
Bài phóng sự mô tả cảnh an ninh siết chặt gọng kềm : Để đi lại, người Tây Tạng cần đến 5 loại thông hành khác nhau. Ở Đồng Nhân, nơi một loại thiết quân luật không tên được áp đặt, không chỉ có quân đội và cảnh sát giữ gìn an ninh trật tự, mà công nhân viên chức cũng phải dành một nửa thời gian của mình để canh chừng đường phố, ban ngày cũng như ban đêm.
Một nhân viên giải thích là đã phải ngồi trong một chiếc xe hơi đậu sát lề đường suốt 12 tiếng hồ, với trách nhiệm thông báo những điều bất thường. Theo nhân vật này họ đang lo ngại ‘‘một cuộc tổng nổi dậy của người Tây Tạng’.
Tác giả bài phóng sự trích dẫn nhà văn Woeser, 46 tuổi, mẹ người Tây Tạng, cha thì có hai dòng máu Tây Tạng và Trung Hoa. Bà Woeser không ngạc nhiên trước làn sóng tự thiêu. Đó là vì « sự đàn áp đã đến một mức mà họ không sợ chết nữa. Hành động này không phải là do tuyệt vọng mà ngược lại là do hy vọng đánh thức ý thức dân tộc. Nỗi đau đớn của người tự thiêu mang lại một sức mạnh to lớn cho thông điệp của họ. Và nếu cộng đồng quốc tế cũng cảm nhận sự hy sinh của họ thì càng hay, nhưng thông điệp của những người tự thiêu nhắm trước tiên vào người Tây Tạng. »
Trong phần kết bài phóng sự dài, tác giả Philippe Grangereau trích lại những điều mắt thấy tai nghe của bà Woeser, vừa ở Tây Tạng trở về, cho biết là thủ phủ Lhassa không khác gì một nhà tù rộng lớn. Công an, cảnh sát khám xét người ở hầu như khắp các nẻo đường, Người Hán hiếm khi bị kiểm tra, nhưng người Tây Tạng thì không người nào thoát, ngay cả trẻ em cũng bị lục soát trong người. Để viếng một ngôi chùa thì phải đưa vào máy thẻ căn cước và bên trong lại bị khám soát.
Bà Woeser đã thử ghi lại những gì bà thấy : Trên một đoạn đường 500 mét thôi, bà đã đi qua 21 chốt gác của cảnh sát, 2 bót cảnh sát và 3 đội tuần tra. Công an cảnh sát được trang bị những công cụ khá đặc biệt, họ có một loại dây thòng lộng có cán dài. Có đội thì mang bình cứu hỏa, hay mặc áo có chất amiante chống lửa. Bà Woeser cũng nhận thấy « người Tây Tạng đầy nỗi phẫn uất, một sự bùng nổ mới rất có thể diễn ra. Nhưng Tây Tạng bây giờ đã trở thành một nhà tù khổng lồ, mọi cuộc nổi dậy có khả năng bị dập tắt ngay. »
Khoảng cách giầu nghèo tại Trung Quốc ngày càng sâu rộng
Nhật báo kinh tế Les Echos cũng nhìn về Trung Quốc, nhưng chú ý đến sự phân cách giàu nghèo rất to lớn và nêu trong hàng tít : « Trung Quốc là một trong những nước bất bình đẳng nhất thế giới ».
Les Echos trích dẫn một bản nghiên cứu, mà tờ báo ví như là ‘một quả bom nhỏ’ mà Trung tâm nghiên cứu thu nhập các hộ gia đình, một viện thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, đã tung ra vào tối thứ 10/12/2012, phơi bày khoảng cách giàu nghèo ở nước Cộng sản này. Vấn đề này xưa nay vẫn là điều cấm kỵ.
Quả bom nói trên là chỉ số gọi Gini, từ 0 đến 1, đo lường mức độ bình đẳng / bất bình đẳng của một xã hội : 0 là tuyệt đối bình đẳng và 1 là bất bình đẳng tột cùng, có nghĩa là một người nắm hết tài sản quốc gia). Theo trung tâm nói trên, chỉ số của Trung Quốc là 0,61 vào năm 2010. Trong lúc tại Pháp chẳng hạn, nó là 0,33.
Cho đến nay theo Les Echos, Trung Quốc cố giấu chỉ số Gini này. Đối với tờ báo Les Echos cho là chỉ số 2010 nói trên rất đáng ngại, vì cho đến giờ con số lưu truyền từ năm 2000 là 0,41. Các chuyên gia lúc đó đã cảnh báo là chỉ số này quá cao. Họ cho là một xã hội thường bị xem là bất ổn định khi chỉ số Gini trên mức 0,4.
Theo Les Echos, tin không vui mới này đối với lãnh đạo Bắc Kinh phù hợp với thực tế hàng ngày được cảm nhận ở Trung Quốc, nơi mà những người vô cùng giàu có, phơi bày sự giàu sang của mình, bên cạnh những người lao động lam lũ từ nông thôn sống trong tình trạng ngoi ngóp.
Les Echos rất lấy làm ngạc nhiên về việc chỉ số nói trên được công bố, vì thường khi những số liệu nhạy cảm không được loan báo cho công chúng. Có lẽ sự kiện này phản ánh ý muốn của ê kíp lãnh đạo mới, muốn cho thấy thực tế của đất nước mà họ thừa kế.
Tờ báo còn nhìn thấy chỉ số Gini chuyển biến đáng ngại trong 10 năm qua, phơi bày thất bại đau đớn của ê kíp lãnh đạo cũ, đã từng đề ra mục tiêu xây dựng một ‘xã hội hài hòa’. Vấn đề xã hội như thế sẽ là ưu tiên hàng đầu cho các lãnh đạo mới tại Trung Quốc .
Hoài nghi về thỏa thuận chống săn tê giác Việt Nam – Nam Phi
Trên bình diện môi trường, Le Monde hôm nay một mặt quan tâm đến Philippines đang tìm một giống lúa mới chống chọi được với hiện tượng thay đổi khí hậu : chống chọi được với 3 mối đe dọa lớn : ngập mặn, hạn hán, lụt lội.
Mặt khác tờ báo cũng chú ý đến Nam Phi đang muốn tăng cường bảo vệ loài tê giác của mình – tưạ bài báo – và nêu bật là một thỏa thuận đã được ký với Việt Nam, thị trường buôn bán sừng tê giác hàng đầu.
Le Monde cho biết thỏa thuận hợp tác được ký giữa hai bên hôm 10/12/2012, chống nạn săn bắn trái phép tê giác và nạn buôn lậu sừng con vật này.
Theo Le Monde đây là một tuyên bố ý định mà giới bảo vệ thú vật thắc mắc là sẽ có gì được thực hiện hay không. Số thú bị giết ngày càng gia tăng. Năm nay đã có 618 tê giác bị giết, trong khi năm ngoái số thú bị săn là 448. Đi ngược lên năm 2007, thì chì có 13 con. Cứ theo tốc độ này thì số lượng tê giác ở Nam Phi – 25.000 con hiện nay, tức 3/4 tê giác thế giới – tất nhiên sẽ tuột giảm trong những năm tới.
Le Monde nhắc lại Việt Nam hiện là thị trường hàng đầu về sừng tê giác, vì người Việt tin là sừng này có tác dụng trị đủ loại bệnh, cho dù việc này bị các nhà khoa học phản bác.
Bài báo cũng nêu bật là khi biên bản ghi nhớ được ký ở Hà Nội, bộ trưởng Nông Nghiệp Việt Nam Cao Đức Phát đã bảo đảm là việc chống lại tệ nạn săn bắn trái phép là « mối quan tâm lớn của chính phủ Việt Nam và việc nhập các sản phẩm từ tê giác có thể sẽ bị cấm đoán ».
Tuy nhiên giới bảo vệ thú hoang dã rất thận trọng trước kết quả của công việc chống nạn săn bắn lậu, vì một ký lô sừng tê giác bán được với giá đến 50.000 euros. Không chỉ tại Việt Nam, mà sừng tế giác cũng rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Riêng đối với Việt Nam, Le Monde trích lời bộ trưởng môi trường Nam Phi, bà Edna Molewa, cho là sự hợp tác giữa hai nước là vấn đề ‘thiết yếu’.
Đặc phái viên của báo Libération, Philippe Grangereau, đến Thanh Hải, một trong những nơi có nhiều người tự thiêu để tìm hiểu thêm tình hình, và tường thuật lại trong bài. Tác giả đã tỏ nỗi kinh hoàng khi mở đầu bài tường thuật với nhận xét : Tây Tạng bốc cháy y như là ngày tận thế sắp đến. Chỉ riêng tháng 11, đã có 27 người biến mình thành ngọn đuốc sống.
Bài phóng sự mô tả cảnh đau thương :Người can đảm nhất đã đọc kinh trên đoạn đường mấy trăm mét trước khi ngã gục, một người tự đập đầu vào đá để không kéo dài nỗi đau đớn… Một thanh niên 23 tuổi, hy sinh mình trước đám đông, nhà sư, người dân, đúng nhìn người chết dần và hô to ‘Tây Tạng độc lập ! ’’
Tính ra, theo bài báo, kể từ khi một nhà sư đầu tiên tự thiêu vào tháng 2/2009, đã có khoảng trăm người Tây Tạng tự kết liễu đời mình với xăng và một que diêm. Họ là những thanh niên ở độ tuổi 20, những người chăn nuôi, những cặp vợ chồng trẻ, là tu sĩ, là những người cha trong gia đình. Hành động tự tử qua ngọn lửa như là để làm chậm lại sự chết đi của một thế giới mà họ thấy biến mất dần trước mắt họ.
Tác giả bài phóng sự trích lời một nhà giáo Tây Tạng giải thích : « 80% người Tây Tạng đã hiểu ý đồ của Trung Quốc là gì. Họ muốn đồng hóa, muốn triệt bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, nhân cách của người Tây Tạng. »
Phóng viên của Libération tìm cách đến ngôi làng của cô Sangye Dolma, 17 tuổi, đã tự thiêu ngày 25/11. Làng này nằm trên cao nguyên, ở độ cao 3.600 mét. Một con đường ngoằn ngoèo dẫn đến đấy, nhưng chỉ sau một đoạn là bị công an chặn lại. Công an Trung Quốc ‘mai phục’ nhằm ngăn chặn người Tây Tạng các làng lân cận kéo đến để hỗ trợ gia đình người tự thiêu, tưởng niệm người hy sinh, mang theo tiền bạc, những bao mạch rang để phúng điếu và ảnh đức Đạt Lai Lạt Ma.
Nhà báo Libération không nản chí và đi đến nơi tự thiêu của một thiếu nữ khác, Tingzin 23 tuổi, hy sinh ngày 15/11 ở thị trấn Tsenmo Guogue. Bài báo kể lại là nhân lúc cha mẹ đi vắng, cố gái đã ăn cắp xăng trong chiếc xe gắn máy, rưới trên người, đốt mình thành đuốc ở sân chùa bên cạnh, không ai hay biết. Khi một người đi qua đấy phát hiện thì cô đã thành than. Tingzin, không để lại một lời giải thich nào.
Tác giả bài báo đến nhà cô Tingzin, mới biết cha cô, ông Chulo, là một cán bộ từng được khen thưởng : vì trong một căn phòng có trưng nhiều bằng khen. Nhưng trong một phòng khác, có nhiều ảnh của Đức Đạt lai Lạt Ma và Lobsang Sangay, thủ tướng chính quyền Tây Tạng lưu vong. Bên dưới các bức ảnh là đèn cầy cháy sáng.
Ông Chulo cho biết là con gái của ông thường « rất vui vẻ. Cô đã chuẩn bị hành động trong tim mình. Không bị ai nghi ngờ ». Ông cũng cho biết công an đã đến nhà ông hai lần để điều tra. E ngại lúc đầu, nhưng cuối cùng ông Chulo nói lên suy nghĩ của mình : « Sự hy sinh của con gái ông có ích cho đất nước Tây Tạng ». Theo bài báo gia đình ông Chulo sống nhờ nghề nuôi yack, và hái nấm thuốc/dược thảo.
Đàn áp của Trung Quốc đến mức mà người Tây Tạng không còn sợ chết
Bài phóng sự mô tả cảnh an ninh siết chặt gọng kềm : Để đi lại, người Tây Tạng cần đến 5 loại thông hành khác nhau. Ở Đồng Nhân, nơi một loại thiết quân luật không tên được áp đặt, không chỉ có quân đội và cảnh sát giữ gìn an ninh trật tự, mà công nhân viên chức cũng phải dành một nửa thời gian của mình để canh chừng đường phố, ban ngày cũng như ban đêm.
Một nhân viên giải thích là đã phải ngồi trong một chiếc xe hơi đậu sát lề đường suốt 12 tiếng hồ, với trách nhiệm thông báo những điều bất thường. Theo nhân vật này họ đang lo ngại ‘‘một cuộc tổng nổi dậy của người Tây Tạng’.
Tác giả bài phóng sự trích dẫn nhà văn Woeser, 46 tuổi, mẹ người Tây Tạng, cha thì có hai dòng máu Tây Tạng và Trung Hoa. Bà Woeser không ngạc nhiên trước làn sóng tự thiêu. Đó là vì « sự đàn áp đã đến một mức mà họ không sợ chết nữa. Hành động này không phải là do tuyệt vọng mà ngược lại là do hy vọng đánh thức ý thức dân tộc. Nỗi đau đớn của người tự thiêu mang lại một sức mạnh to lớn cho thông điệp của họ. Và nếu cộng đồng quốc tế cũng cảm nhận sự hy sinh của họ thì càng hay, nhưng thông điệp của những người tự thiêu nhắm trước tiên vào người Tây Tạng. »
Trong phần kết bài phóng sự dài, tác giả Philippe Grangereau trích lại những điều mắt thấy tai nghe của bà Woeser, vừa ở Tây Tạng trở về, cho biết là thủ phủ Lhassa không khác gì một nhà tù rộng lớn. Công an, cảnh sát khám xét người ở hầu như khắp các nẻo đường, Người Hán hiếm khi bị kiểm tra, nhưng người Tây Tạng thì không người nào thoát, ngay cả trẻ em cũng bị lục soát trong người. Để viếng một ngôi chùa thì phải đưa vào máy thẻ căn cước và bên trong lại bị khám soát.
Bà Woeser đã thử ghi lại những gì bà thấy : Trên một đoạn đường 500 mét thôi, bà đã đi qua 21 chốt gác của cảnh sát, 2 bót cảnh sát và 3 đội tuần tra. Công an cảnh sát được trang bị những công cụ khá đặc biệt, họ có một loại dây thòng lộng có cán dài. Có đội thì mang bình cứu hỏa, hay mặc áo có chất amiante chống lửa. Bà Woeser cũng nhận thấy « người Tây Tạng đầy nỗi phẫn uất, một sự bùng nổ mới rất có thể diễn ra. Nhưng Tây Tạng bây giờ đã trở thành một nhà tù khổng lồ, mọi cuộc nổi dậy có khả năng bị dập tắt ngay. »
Khoảng cách giầu nghèo tại Trung Quốc ngày càng sâu rộng
Nhật báo kinh tế Les Echos cũng nhìn về Trung Quốc, nhưng chú ý đến sự phân cách giàu nghèo rất to lớn và nêu trong hàng tít : « Trung Quốc là một trong những nước bất bình đẳng nhất thế giới ».
Les Echos trích dẫn một bản nghiên cứu, mà tờ báo ví như là ‘một quả bom nhỏ’ mà Trung tâm nghiên cứu thu nhập các hộ gia đình, một viện thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, đã tung ra vào tối thứ 10/12/2012, phơi bày khoảng cách giàu nghèo ở nước Cộng sản này. Vấn đề này xưa nay vẫn là điều cấm kỵ.
Quả bom nói trên là chỉ số gọi Gini, từ 0 đến 1, đo lường mức độ bình đẳng / bất bình đẳng của một xã hội : 0 là tuyệt đối bình đẳng và 1 là bất bình đẳng tột cùng, có nghĩa là một người nắm hết tài sản quốc gia). Theo trung tâm nói trên, chỉ số của Trung Quốc là 0,61 vào năm 2010. Trong lúc tại Pháp chẳng hạn, nó là 0,33.
Cho đến nay theo Les Echos, Trung Quốc cố giấu chỉ số Gini này. Đối với tờ báo Les Echos cho là chỉ số 2010 nói trên rất đáng ngại, vì cho đến giờ con số lưu truyền từ năm 2000 là 0,41. Các chuyên gia lúc đó đã cảnh báo là chỉ số này quá cao. Họ cho là một xã hội thường bị xem là bất ổn định khi chỉ số Gini trên mức 0,4.
Theo Les Echos, tin không vui mới này đối với lãnh đạo Bắc Kinh phù hợp với thực tế hàng ngày được cảm nhận ở Trung Quốc, nơi mà những người vô cùng giàu có, phơi bày sự giàu sang của mình, bên cạnh những người lao động lam lũ từ nông thôn sống trong tình trạng ngoi ngóp.
Les Echos rất lấy làm ngạc nhiên về việc chỉ số nói trên được công bố, vì thường khi những số liệu nhạy cảm không được loan báo cho công chúng. Có lẽ sự kiện này phản ánh ý muốn của ê kíp lãnh đạo mới, muốn cho thấy thực tế của đất nước mà họ thừa kế.
Tờ báo còn nhìn thấy chỉ số Gini chuyển biến đáng ngại trong 10 năm qua, phơi bày thất bại đau đớn của ê kíp lãnh đạo cũ, đã từng đề ra mục tiêu xây dựng một ‘xã hội hài hòa’. Vấn đề xã hội như thế sẽ là ưu tiên hàng đầu cho các lãnh đạo mới tại Trung Quốc .
Hoài nghi về thỏa thuận chống săn tê giác Việt Nam – Nam Phi
Trên bình diện môi trường, Le Monde hôm nay một mặt quan tâm đến Philippines đang tìm một giống lúa mới chống chọi được với hiện tượng thay đổi khí hậu : chống chọi được với 3 mối đe dọa lớn : ngập mặn, hạn hán, lụt lội.
Mặt khác tờ báo cũng chú ý đến Nam Phi đang muốn tăng cường bảo vệ loài tê giác của mình – tưạ bài báo – và nêu bật là một thỏa thuận đã được ký với Việt Nam, thị trường buôn bán sừng tê giác hàng đầu.
Le Monde cho biết thỏa thuận hợp tác được ký giữa hai bên hôm 10/12/2012, chống nạn săn bắn trái phép tê giác và nạn buôn lậu sừng con vật này.
Theo Le Monde đây là một tuyên bố ý định mà giới bảo vệ thú vật thắc mắc là sẽ có gì được thực hiện hay không. Số thú bị giết ngày càng gia tăng. Năm nay đã có 618 tê giác bị giết, trong khi năm ngoái số thú bị săn là 448. Đi ngược lên năm 2007, thì chì có 13 con. Cứ theo tốc độ này thì số lượng tê giác ở Nam Phi – 25.000 con hiện nay, tức 3/4 tê giác thế giới – tất nhiên sẽ tuột giảm trong những năm tới.
Le Monde nhắc lại Việt Nam hiện là thị trường hàng đầu về sừng tê giác, vì người Việt tin là sừng này có tác dụng trị đủ loại bệnh, cho dù việc này bị các nhà khoa học phản bác.
Bài báo cũng nêu bật là khi biên bản ghi nhớ được ký ở Hà Nội, bộ trưởng Nông Nghiệp Việt Nam Cao Đức Phát đã bảo đảm là việc chống lại tệ nạn săn bắn trái phép là « mối quan tâm lớn của chính phủ Việt Nam và việc nhập các sản phẩm từ tê giác có thể sẽ bị cấm đoán ».
Tuy nhiên giới bảo vệ thú hoang dã rất thận trọng trước kết quả của công việc chống nạn săn bắn lậu, vì một ký lô sừng tê giác bán được với giá đến 50.000 euros. Không chỉ tại Việt Nam, mà sừng tế giác cũng rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Riêng đối với Việt Nam, Le Monde trích lời bộ trưởng môi trường Nam Phi, bà Edna Molewa, cho là sự hợp tác giữa hai nước là vấn đề ‘thiết yếu’.
0 comments:
Post a Comment