Sunday, December 16, 2012

Nhà Nước Quịt Nợ 4,4 Tỷ Đô Làm Nhiều Hãng VN Chết Oan


VN Đã Trở Thành Thiên Đường Trốn Thuế Cho Nhiều Công Ty Quốc Tế

SAIGON (VietBao) — Chuyện rất lạ: VN từ một “thiên đường xã hội chủ nghĩa” bây giờ đã trở thành “thiên đường trốn thuế của tư bản quốc tế.”
Vẫn sôi nổi là câu chuyện tư bản quốc tế vào Việt Nam kinh doanh, khống chế thị trường VN cả nhiều năm, như Coca-Cola sau 20 năm đã chiếm phần lớn thị trường VN nhưng không nộp một đồng xu thuế nào cho VN vì lấy cớ thua lỗ.
Hiện tượng này được nhiều doanh nhân VN nói, hẳn là có là cấu kết với cán bộ thuế tại VN để làm gọn sổ sách.
Lý đo đơn giản, theo một doanh nhân Việt kiều từ California về VN hùn vốn với thân nhân kinh doanh, rằng ngay cả khi mở tiệm cà phê,, hay tiệm phở, hay một tiệm bán trang phục tại VN… không thể nào trốn thuế ở VN trong vòng liên tục 3 năm bằng cách khai kinh doanh thua lỗ… huống gì các hãng đạị tư bản quốc tế đưa vào cả trăm triệu đôla mà không nộp xu thuế nào, và rồi khống chế cả thị trường. Đồng xu nhỏ của Việt kiều còn bị lấy thuế, vậy mà thị phầm cả trăm triệu đôla của tư bản quốc tế lại miễn thuế vì thua lỗ.
Báo Đầu Tư cho biết, bây giờ thì ngành thuế “đau đầu” với chuyển giá…
Báo này viết:
“Năm 2012, ngành thuế mới kết luật 1.495 cuộc thanh tra, kiển tra tại gần 1.500 doanh nghiệp báo cáo lỗ đã buộc các doanh nghiệp giảm lỗ giảm lỗ 3.306,6 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp đang từ lỗ giả… thành lãi thật.
Sau khi thanh tra, kiểm tra, thay vì không phải nộp thuế… do bị lỗ, nhiều doanh nghiệp đã phải nộp vào ngân sách 206,7 tỷ đồng, ngoài ra còn “tâm phục, khẩu phục” khi bị truy thu tiền thuế và chịu nộp phạt về hành vi gian lận thuế gần 623 tỷ đồng.”
Con số 206,7 tỷ đồng là tương đương 10 tỷ đôla Mỹ. Con số 623 tỷ đồng là tương đương 30 tỷ đôla Mỹ.
Nghĩa là, lúc đầu khai lỗ, sau bị truy thu, nhiều doanh nghiệp phải nộp lại 10 tỷ đôla Mỹ, và chịu nộp phạt 30 tỷ đôla Mỹ.
Nhưng vẫn không bắt lỗi được Coca-Cola, công ty kinh doanh ở VN trong 20 năm mà không nộp một xu thuế nào. Hành vi này có vẻ như cán bộ thuế thông đồng để tư bản quôc tế rút ruột thị trường VN.
Bản tin Báo Đầu Tư giải thích phương pháp so sánh để chống chuyển giá “dường như bị Coca-Cola, Pepsi-Coca… vô hiệu hoá tại Việt Nam khi mà 70% nguyên liệu sản xuất sản phẩm Coca-Cola, Pepsi-Coca được nhập khẩu từ “chính quốc” nên không có giá để so sánh.”
Hóa ra, các doanh nghiệp VN liên tục bị tư bản quốc tế cạnh tranh lấn ép, vẫn phải nộp thuế, còn tư bản quốc tế thì được miễn thuế.
Trong khi đó, bản tin VnExpress ghi nhận:
“Riêng về trường hợp của Coca Cola, gần đây dư luận xuất hiện thông tin về việc công ty này có dấu hiệu chuyển giá để trốn thuế. Vào Việt Nam từ năm 1993, Coca Cola liên tục mở rộng đầu tư sản xuất, doanh thu luôn tăng trưởng mạnh nhưng cơ quan thuế cho biết chưa thu được đồng thuế nào từ công ty này. Trước việc Coca Cola liên tục báo lỗ qua các năm, đại diện Tổng cục thuế cũng cho biết đã xác định có dấu hiệu chuyển giá tại đây…
Coca Cola mới một lần bị thanh tra thuế vào năm 2006.“
Tức là, trong 19 năm kinh doanh ở VN, Coca-Cola không nộp xu thuế nào, và chỉ bị có một lần thanh tra thuế năm 2006 thôi, và không thấy gì cần đánh thuế.
Đúng là VN đã trở thành thiên đường miễn thuế cho tư bản quốc tế.
Trong khi đó, bản tin báo Tuổi Trẻ ghi nhận thêm một đại công ty từ xứ tư bản giãy chết khác: công ty Metro.
Bản tin báo này nói:
“Thêm nghi án Metro lỗ

Không chỉ “đại gia” Coca Cola VN thua lỗ không đóng thuế, “đại gia” Công ty TNHH Metro Cash & Carry VN (người dân gọi là siêu thị Metro), sau 11 năm mở rộng đến 19 trung tâm bán sỉ trên cả nước nhưng do lỗ nên đến nay cũng không nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.”
Các quan chức Cục Thuế TP.SG đã lên tiếng rằng họ  thua lỗ kéo dài là do phải tập trung mở rộng đầu tư.
Trong khi đó, bản tin ICTnews đăng theo báo Bưu điện Việt Nam cho biết dự kiến: “Sẽ có doanh nghiệp viễn thông phá sản trong 2 – 3 tháng tới…”
Mặt khác, bản tin báo Sài Gòn Tiếp thị ghi nhận về diễn đàn “Đầu tư và phát triển doanh nghiệp Việt Nam” tổ chức hôm 11.12.2012, tại Hà Nội, cho thấy doanh nghiệp VN hầu hết bị khó khăn.
Bản tin SGTT ghi theo thống kê bộ Kế hoạch và đầu tư cho thấy:
“…doanh nghiệp gặp khó khăn toàn diện: 66% gặp khó khăn do giảm cầu; 53,6% khó khăn trong tiếp cận vốn; 49,2% khó trong mua nguyên liệu đầu vào; 23,6% do bất ổn vĩ mô; 10% do thị trường nước ngoài suy giảm; 12% khó tuyển dụng lao động…
Kết quả điều tra cho thấy một số điểm đáng chú ý. 78,5% doanh nghiệp phải trả lãi suất 16% năm trở lên, hơn một nửa phải trả 18%/năm trở lên. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn do lãi suất cao gần gấp đôi so với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thủ tục phiền hà, phức tạp gây khó khăn cho 30,5% doanh nghiệp tư nhân trong nước; trong khi con số này với doanh nghiệp nhà nước là hơn 19% và doanh nghiệp FDI là 17%…”
Có nghĩa là, cán bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp nội nhiều hơn doanh nghiệp quốc tế. Tại sao? Có thể vì doanh nghiệp FDI có đỡ đầu của quan chức? Trong khi đó, 78,5% doanh nghiệp nội trả lãi suất 16% thì làm sao cạnh tranh nổi với các công ty quốc tế đang được ưu đãi miễn thuế…
Hiển nhiên, chính cán bộ đang tiếp tay để doanh nghiệp ngoaị bóp chết doanh nghiệp nội vậy.
Chưa hết, nhiều doanh nghiệp nội ngất ngư vì các  chính quyền địa phương không chịu trả nợ…
Bản tin báo Dân Trí tưạ đề “Khoảng 55.000 doanh nghiệp giải thể năm 2012” cho biết nhiều doanh nghiệp nội chết oan vì chính quyền địa phương không trả nợ:
“…theo TS Trần Đình Thiên, khó khăn doanh nghiệp hiện tại còn do bị nhà nước nợ và không có tiền trả ngân hàng.
“Doanh nghiệp nợ ngân hàng, nhưng Nhà nước có nợ doanh nghiệp không? Theo báo cáo thẩm tra của Quốc hội mới đây, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh, thành phố lên tới hơn 91.000 tỷ đồng. Nếu khoản nợ này không được trả, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ “chết” và có thể nói là chết oan” – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói.”
Con số 91.000 tỷ đồng VN là tương đương 4,4 tỷ đôla Mỹ.

0 comments:

Powered By Blogger