Trung Quốc nộp hồ sơ đăng ký chủ quyền tại biển Hoa Đông (Reuters)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, bộ hồ sơ đăng ký chủ quyền đối với
khu vực rộng hơn vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (tương đương 370
km). Theo Bắc Kinh, đặc điểm địa chất đáy biển cho phép Trung Quốc tuyên
bố có chủ quyền đối với khu vực biển rộng hơn vùng thềm lục địa ở ngoài
khơi Trung Quốc, và chỉ cách đảo Okinawa Nhật Bản khoảng 124 hải lý
(200 km).
Thông cáo đăng trên website của Trung Quốc không cho biết chi tiết hồ sơ. Ngay sau khi bùng phát căng thẳng hồi tháng Chín vừa qua do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ sớm nộp hồ sơ lên Liên Hiệp Quốc để khẳng định chủ quyền của mình tại đây.
Trung Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa một số hòn đảo không có người ở trong vủng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Giới phân tích cho rằng động thái nói trên của Trung Quốc có ít tác động đến việc công nhận các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh. Tiểu ban Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm tiếp nhận và xem xét các hồ sơ đăng ký chủ quyền bao gồm các chuyên gia địa chất, nhận định về mặt kỹ thuật đặc trưng thềm lục địa, nhưng không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp.
Việc nộp hồ sơ lên Liên Hiệp Quốc đăng ký chủ quyền chỉ là một khía cạnh trong cách thức khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các vùng có tranh chấp. Mặt khác, nhiều tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc hiện diện gần khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, thường xuyên xâm nhập vào vùng lãnh hải và đối đầu với tàu tuần duyên Nhật Bản.
Hôm thứ Năm, 13/12/2012, lần đầu tiên, máy bay Trung Quốc còn xâm nhập vào không phận trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Thông cáo đăng trên website của Trung Quốc không cho biết chi tiết hồ sơ. Ngay sau khi bùng phát căng thẳng hồi tháng Chín vừa qua do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ sớm nộp hồ sơ lên Liên Hiệp Quốc để khẳng định chủ quyền của mình tại đây.
Trung Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa một số hòn đảo không có người ở trong vủng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Giới phân tích cho rằng động thái nói trên của Trung Quốc có ít tác động đến việc công nhận các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh. Tiểu ban Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm tiếp nhận và xem xét các hồ sơ đăng ký chủ quyền bao gồm các chuyên gia địa chất, nhận định về mặt kỹ thuật đặc trưng thềm lục địa, nhưng không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp.
Việc nộp hồ sơ lên Liên Hiệp Quốc đăng ký chủ quyền chỉ là một khía cạnh trong cách thức khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các vùng có tranh chấp. Mặt khác, nhiều tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc hiện diện gần khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, thường xuyên xâm nhập vào vùng lãnh hải và đối đầu với tàu tuần duyên Nhật Bản.
Hôm thứ Năm, 13/12/2012, lần đầu tiên, máy bay Trung Quốc còn xâm nhập vào không phận trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
0 comments:
Post a Comment