Khi tôi viết bài này, có lẻ Nick Út vẫn còn
đang có mặt tại Việt Nam, mới vừa rời Việt Nam không bao lâu hay lại
sắp quay trở lại Việt Nam. Ông hiện đang định cư ở Mỹ. Ông đi về Việt
Nam nhiều lần.
Nói đến Nick Út, một phóng viên chiến trường của hãng thông tấn Associated Press (AP) của Mỹ, người ta không thể không nhắc tới bức ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc bị phỏng nặng vì bom napal ở Trảng Bàng, Tây Ninh, năm 1972.
Nói đến Nick Út, một phóng viên chiến trường của hãng thông tấn Associated Press (AP) của Mỹ, người ta không thể không nhắc tới bức ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc bị phỏng nặng vì bom napal ở Trảng Bàng, Tây Ninh, năm 1972.
Hình Kim Phúc bị phỏng nặng chạy về hướng quân đội miền Nam để cầu cứu
(Nick Ut/AP Photo)
Theo như báo chí trong nước đưa tin thì tháng 4 vừa rồi Nick Út cùng
đoàn phim của ABC News đến VN để quay phim tài liệu dịp 40 năm bức ảnh
ra đời. Đoàn ABC News ngoài phóng viên còn có thêm 24 người là giáo viên
và học sinh của trường trung học Santa Barbara ở Mỹ. Nick Út cho biết
họ không chỉ muốn ông kể lại khoảnh khắc chụp Phan Thị Kim Phúc hoảng
loạn trước sức tàn phá của bom napalm, mà còn muốn ông ghi lại những
hình ảnh mới “mang đậm dấu ấn hòa bình”. Ông đã đưa họ đến những nơi như
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở Sài Gòn, đến Trảng Bàng, Tây Ninh,
nơi chiến trường xưa, cũng như giới thiệu đến họ “khung cảnh hòa bình
hôm nay” của VN. Bộ phim tài liệu của ABC News mang tên “Napalm Girl”
vừa được tung ra đầu tháng 6 vừa qua.(Nick Ut/AP Photo)
Ngày ấy, cô bé Kim Phúc 9 tuổi trần truồng, bị phỏng nặng vì bom napalm do Huỳnh Công Út chụp đã mang về cho ông giải Pulitzer lớn lao và vinh dự. Ông đã trở thành nhân vật nổi tiếng thế giới và được thế giới biết đến với tên gọi là Nick Út.
Ngày ấy, bức ảnh được truyền đi từ Sài Gòn tới Tokyo trong thời gian chớp nhoáng là 14 phút. Từ Tokyo, nó được chuyển qua hệ thống dây liên lạc ngầm dưới biển về New York và London. Sau đó, từ hai văn phòng này, nó lại được gửi đến các chi nhánh AP và các toà báo trên khắp thế giới. Ngay lập tức, các tờ báo lớn của Mỹ đồng loạt đưa bức ảnh đó lên trang bìa, các đài truyền hình đưa lên tin tức thời sự. Làn sóng phản đối chiến tranh VN từ đó dấy lên mạnh mẽ. Nó đã góp phần làm dâng cao hơn làn sóng phản đối cuộc chiến tại VN.
Ngày ấy, hình ảnh một bé gái bị phỏng nặng, không một mảnh vải che thân, vừa chạy vừa khóc, đàng sau là những cột khói đen bom napalm vươn lên cao đã đánh động tâm tư mọi người. Tấm hình đã làm cho cả thế giới rúng động. Khi tấm hình xuất hiện thì nhà cầm quyền CS ở miền Bắc cũng như VC ở miền Nam đã tận tình sử dụng trong việc tuyên truyền cho cái mà họ gọi là “tội ác của bè lũ Mỹ-Nguỵ”. Bức ảnh sau đó đoạt giải Pulitzer năm 1973. Nó thay đổi không chỉ cuộc đời của Nick Út mà còn của rất nhiều người.
Chúng ta hãy đi trở ngược lại thời gian 40 năm về trước.
Quận lỵ Trảng Bàng trong giai đoạn đó là nơi giao tranh giữa các đơn vị thuộc Công Trường 5 CSBV với binh sĩ của Sư Đoàn 25 Bộ Binh của quân đội VNCH. VC thường hay len lỏi trà trộn vào dân chúng miền Nam, dựa vào dân và dùng dân như tấm bia để đỡ đạn và quấy phá. Cũng như trong tất cả các trận đánh trên khắp miền Nam, dân lành trong vùng giao tranh gồng gánh cùng gia đình bỏ chạy về phía quân đội miền Nam. Đó cũng là hình ảnh của cô bé Kim Phúc trong ngày giao tranh và cô đã gặp những người lính VNCH cũng như phóng viên Huỳnh Công Út. Khi Kim Phúc chạy về hướng các phóng viên và những người lính VNCH cô đã được họ chăm sóc và đưa ngay vào nhà thương quận lỵ Củ Chi, cách Trảng Bàng chừng 15 cây số, rồi sau đó được chuyển về Bệnh viện Nhi Đồng ở SG để cứu chữa kịp thời để cứu lấy mạng sống của cô.
Hình Kim Phúc được các phóng viên và lính VNCH ra tay săn sóc cứu chữa
(Nick Ut/AP Photo)
Trải qua cảnh đau đớn khủng khiếp, sau 14 tháng điều trị và qua nhiều
cuộc phẫu thuật da, Kim Phúc đã bình phục về nhà sinh sống bình thường
với gia đình. Giả dụ như cô Kim Phúc lúc ấy bỏ chạy về phía VC thì thế
giới đã không có tấm hình nầy. Nếu như vậy không chừng cô Kim Phúc đã
chết vì VC khó mà chữa trị được cho cô. Không phải chỉ mình Kim Phúc đã
chọn đúng hướng để tìm sự sống. Tất cả những người dân, từ những người
sống trong vùng xôi đậu, cho đến dân chúng bị kẹt trong vùng lửa đạn,
trong các cuộc giao tranh, ít ra họ được chu cấp cuộc sống tối thiểu,
cho đến khi họ cảm thấy có thể trở lại sinh sống tại địa phương, mà
trước đây vì chiến tranh họ đã phải bỏ chạy.(Nick Ut/AP Photo)
Câu hỏi đặt ra là Trảng Bàng là một địa danh của miền Nam VN, nằm ở miền Nam, tại sao lại có sự hiện diện của quân đội CSBV vào năm 1972? Nếu CSBV không xâm lăng miền Nam thì làm sao có tấm ảnh ấy được?
Đối với thế giới Tây phương lúc ấy, Phan thị Kim Phúc và bức hình đóng vai trò một nhân chứng sống nói lên những gì tàn bạo, độc ác mà chiến tranh đã gây ra cho con người, những thường dân bị kẹt giữa hai lằn đạn, đặc biệt là những trẻ em vô tội.
Nhà cầm quyền Bắc Việt ngày ấy tận tình sử dụng bức hình cho những mục đích tuyên truyền của họ, thêu dệt bao nhiêu là “luận điệu” hầu làm mất tính chánh nghĩa của miền Nam VN.
Luận điệu của CSBV lúc đó nào là “Mỹ dội bom vào dân”, “Mỹ sai lính Cộng hòa dội bom vào dân”, “Mọi việc trong cuộc chiến là do Mỹ quyết định”, … Những luận điệu này sai vì lực lượng hai bên quần thảo với nhau lúc ấy là binh lính VNCH và CS. Khi giao tranh, các đơn vị VNCH dưới đất xác định địa điểm xâm nhập của CS và yêu cầu Không quân phái oanh tạc cơ tới để yểm trợ và tấn công các căn cứ VC trong vùng. Máy bay ném bom Napalm lúc đó là chiến đấu cơ A37 Skyraider cánh quạt của không lực miền Nam VN chứ không phải máy bay Mỹ. Nhiều chiến trường miền Nam do quân đội VNCH phòng ngự và bảo vệ bằng phương tiện của riêng mình.
Một luận điệu khác là “Oanh tạc cơ Việt Nam tấn công nhà dân khiến gia đình Kim Phúc bị nạn”. Điều đó cũng sai. Khi tình hình quá nguy ngập, bom xăng đặc được dội xuống, cả binh lính VNCH lẫn thường dân đều bị thiệt hại. Do đó, Không quân VNCH mà có đội bom thì đó cũng chỉ là hành động tự vệ nhắm vào căn cứ ẩn náu của VC chứ không nhắm vào dân. Gia đình Kim Phúc lánh nạn trong thánh thất Cao Đài vì biết đó là nơi an toàn, sau đó trên đường lộ chạy về phía đơn vị VNCH mới bị lâm nạn. Phi công thấy có lính VC rượt theo đoàn người đang túa ra khỏi thánh thất. Chính gia đình Kim Phúc cầu cứu sự giúp đỡ của chiến binh VNCH, nhờ vậy cô mới được cứu sống. Xét cho cùng, nếu CSBV không dùng những người dân vô tội ở Trảng Bàng, trong đó có anh em nhà Kim Phúc, làm bia đỡ đạn thì chắc hẳn chẳng bao giờ có một Phan thị Kim Phúc như ngày nay.
Bức hình Napalm Girl không những chỉ là một vũ khí hiệu quả cho nhà cầm quyền CSBV trong thời chiến mà những năm gần đây, trong thời bình, nó lại được sử dụng để mời Mỹ trở lại VN. Họ lờ đi hoàn toàn sự việc Kim Phúc hiện đang sống với tư cách tị nạn chính trị ở Canada và nguyên nhân đưa cô đến sự lựa chọn đó.
Sau năm1975, Kim Phúc được nhà cầm quyền CSVN chiếu cố tận tình: bảo vệ, theo dõi, sử dụng và kiểm soát. Chính quyền CSVN đã hỗ trợ cho Kim Phúc học lên đại học trong khi những đứa bé khác có mặt trong hình như Phan thanh Tâm (anh ruột, 12 tuổi, mặc áo trắng, chạy đàng trước), Phan Thanh Phước (em ruột, 5 tuổi, chạy đàng sau), Hồ Văn Bơ và Hồ Thị Tính (bà con trong họ, đứng phía bên phải) lại không được chế độ quan tâm vì những đứa bé này không có lợi gì cho họ cả!
Năm 1986, Kim Phúc được cho sang Cuba du học. Năm 1992 cô lập gia đình với một du học sinh người Việt tại Cuba tên Bùi Huy Toàn. Trên đường hưởng tuần trăng mật từ Mạc Tư Khoa trở về Cuba, khi máy bay ghé lại Newfoundland Canada để tiếp thêm xăng thì cô và người chồng mới cưới rời khỏi máy bay để xin ở lại tỵ nạn chính trị và trở thành công dân Canada vào năm 1997. Kim Phúc lúc nhỏ đã một lần chạy về hướng có TỰ DO để được chăm sóc, chạy chữa, và cứu lấy mạng sống của em. 30 năm sau, Kim Phúc lại một lần nữa đã phải tìm đến TỰ DO ở một nước xa lạ, bỏ lại sau lưng đất nước VN “hoà bình”. Việc Phan Thị Kim Phúc nổi tiếng và được nhà cầm quyền CSVN ưu ái như vậy mà cuối cùng đã phải chọn con đường xin tỵ nạn chính trị cũng đủ nói rõ quyết tâm của cô rồi. Năm 2006, Kim Phúc trở thành đại sứ hòa bình của UNESCO - Liên hợp quốc.
Trên báo Life năm 1995, cô Phan Thị Kim Phúc tuyên bố “Tôi luôn luôn bị bắt buộc đi đây đi đó dưới sự điều khiển của Hà Nội, điều này khiến tôi muốn làm một con người có tự do và nhân quyền. Tấm hình đã làm cho tôi rất nổi tiếng nhưng nó đã không làm cho cuộc đời tôi không như ý tôi muốn”. Thật vậy, sau năm 1975, Kim Phúc bị khai thác triệt để bởi nhà cầm quyền CSVN. Họ buộc cô phải xuất hiện trong những cuốn phim tuyên truyền và bị quản chế không cho tiếp xúc với những nhà báo phương Tây.
Trước đó đã có những bức hình của Eddie Adams, của Kyoichi Sawada và của Malcom Browne bất lợi cho chiến tranh VN, nhưng bức ảnh của Nick Út là cao điểm, là giọt nước làm tràn ly phong trào phản đối chiến tranh VN ở Mỹ. Bức ảnh xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông và gây chấn động dư luận toàn thế giới lúc bấy giờ. Báo giới phương Tây nhận định bức ảnh đã có một vai trò thật quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào phản chiến đang dâng cao thời đó. Vào thời điểm tháng 6 năm 1972, cuộc chiến tranh VN đang ở vào một trong những giai đọan khốc liệt nhất. Cuộc hòa đàm ở Paris đang trong lúc bị bế tắc. Ở Mỹ, cũng như trên thế giới, phong trào chống chiến tranh lên cao. Cuộc chiến tranh vừa tốn kém cả về nhân mạng lẫn tiền bạc, vừa kéo dài lê thê ở VN đã làm cho nhân dân Mỹ chán ngán. Họ muốn chiến tranh chấm dứt bằng mọi giá, kể cả việc chấp nhận cho miền Nam VN bị thống trị bởi chủ nghĩa CS. Cùng với một số yếu tố tâm lý khác, bức ảnh đã góp phần định hình một cảm thức chán ngán chiến tranh, đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành những quyết định đưa đến việc nước Mỹ rút chân hòan tòan ra khỏi VN sau này, đưa đến sự sụp đổ cả một quốc gia mà quân dân miền Nam ra sức xây đựng và bảo vệ trong mấy chục năm.
Đó là chuyện ngày trước. Sau 14 năm rời quê hương, 1989 Nick Út trở về lần đầu tiên và từ đó đến nay ông quay lại nhiều lần. Ông lấy vợ người Hà Đông, có hai con, một trai, một gái, và người con trai của ông từng về Hà Nội học đại học một thời gian. Ông trở lại những chiến trường xưa cũng để săn hình và có mặt trên nhiều cuốn phim tài liệu để tuyên truyền cho nhà cầm quyền hiện nay. Điển hình là phim tài liệu “Nick Út – Người chuyển thông điệp hòa bình” do Hãng Phim truyền hình TFS thành phố HCM sản xuất tháng 6 vừa qua, đúng 40 năm sự kiện bức ảnh Napalm Girl ra đời. Ông trả lời với báo chí trong nước:
“Về quê nhà, được đi khắp nơi, tôi tự do chụp Việt Nam thanh bình”
“Tôi muốn đi thật nhiều, về lại những chiến trường xưa như Đông Hà, Quảng Trị, chụp thêm thật nhiều ảnh của ngày hôm nay, về diện mạo mới, ngày càng đổi thay của đất nước”
“Bây giờ, hầu như đất nước Việt Nam chỗ nào cũng thay đổi. Cuộc sống thanh bình quá, khó tìm thấy dấu vết chiến tranh nữa”
Đúng vậy. Hình ảnh chiến tranh VN ngày trước bảo đảm Nick Út không thiếu. Có thiếu chăng là hình ảnh thời hậu chiến sau 75. Ngày nay, ông được đi khắp nơi, ông được tự do chụp một VN thanh bình. Có vô số cảnh cho ông chụp. Nào là những hình ảnh cơ cực lam lũ của người dân khốn cùng, nào là hình ảnh ăn chơi sa đọa của thành phần thiểu số có tiền và có quyền, nào là hình ảnh nhà cao cửa rộng của tầng lớp tham quan nắm quyền hành trong tay. Và gần đây nhất là hình ảnh người dân xuống đường chống Trung Cộng, đòi hỏi nhà cầm quyền thực thi quyền căn bản của người dân. Những hình ảnh đó nếu như ông có chụp được thử hỏi ông có được tự do triển lãm ở trong nước hay không?
Ngày xưa, lúc anh của ông là Huỳnh Thanh Mỹ còn sống, “anh ấy muốn tìm ra 1 bức ảnh hòa bình cho đất nước Việt Nam bởi vì thấy đồng bào chết quá nhiều”. Nối nghiệp anh, ông đã cầu nguyện “em hy vọng anh phù hộ cho em chụp được bức hình đem lại hòa bình cho đất nước và bức hình đó nổi tiếng thế giới”.
Ý nguyện của Nick Út đã thành vào năm 1972 khi ông chụp được bức ảnh Napalm Girl ấy. Nó đã đem lại cho ông tất cả. Bức hình đó đã làm cho ông nổi tiếng thế giới. Ông nói “bức hình đó đã góp phần mang lại hòa bình cho đất nước”. Thật vậy ư??? Thật đó là giải pháp hòa bình cho đất nước, là nguyện vọng của anh ông, và của ông ư??? Xin thưa, cái “hòa bình” ấy đã đưa cả triệu người miền Nam như ông đi tù dài hạn; làm cho cả triệu gia đình tan nát mất chồng mất cha; đưa cả triệu người bỏ thây trên đường vượt biên vượt biển tìm sự sống trong cái chết; đưa hàng triệu người Việt lưu lạc sống rải rác khắp nơi trên thế giới ngày nay như ông; làm cho hàng triệu triệu người dân vẫn sống đời cùng cực sau 37 năm dài đất nước tái thiết sau chiến tranh; đẩy đưa phụ nữa và trẻ em đem thân đi bán ở khắp nơi trong nước và khắp các nước lân cận; và đưa hằng hà sa số người dân đi tha phương cầu thực khắp nơi trên địa cầu. Ông tự hào và thỏa mãn với cái “hòa bình” ấy ư ???
Trần Việt Trình
9 tháng 8 năm 2012
0 comments:
Post a Comment