Saturday, November 22, 2014

Công ty quốc doanh của Việt Nam quá tải

Cất cánh không trơn tru. Nguồn: The Economist.
Cất cánh không trơn tru. Nguồn: The Economist.

The Economist | DCVOnline

400 công ty quốc doanh mà chính phủ muốn cổ phần hóa đa số không hấp dẫn.
Khi đưa Việt Nam Airlines lên sàn chứng khoán vào ngày 14 tháng 11, chính phủ Việt Nam đã hy vọng thả nổi một trong số ít các công ty được biết đến ở nước ngoài sẽ giúp họ đẩy nhanh kế hoạch để “cổ phần hóa” hàng trăm xí nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, muốn bán 3,5% trị giá của hãng hàng không, nưng Việt Nam đã không thu hút được đến một người/công ty đầu tư nước ngoài. Ngân hàng địa phương là những người mua chính.
Doanh nghiệp nhà nước tạo ra khoảng một phần ba GDP của Việt Nam, trong các ngành công nghiệp khác nhau, từ tài chính cho đến hàng vải, từ chế biến hải sản đến đóng tàu. Không phải tất cả các ngành công nghiệp Việt Nam đề là đồ giả: Vinamilk, một công ty sữa, thu hút được người đầu tư nước ngoài một cách thành công vào năm 2003, và tháng Chín vừa qua giới đầu tư nước ngoài đã mua khoảng một nửa số cổ phần, trị giá 57m USD, của Vinatex,  một công ty dệt may lớn (mặc dù công ty này đã không bán được nhiều cổ phiếu như nó muốn).
Tuy nhiên, hệ thống quan liêu của hầu hết các doanh nghiệp nhà nước là cơ chế tốt để tham nhũng và quản lý yếu kém phát triển. Ví dụ nổi bật nhất, năm 2010 Vinashin, một công ty đóng tàu, vỡ nợ vay của nước ngoài, khiến nợ công của Việt Nam xuống cấp. Nhiều công ty quốc doanh có đầy “công nhân” [ccccc] không làm được việc.
Hiệu suất kém của các công ty quốc doanh đang kềm giữ tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, hiện nay khoảng 5,5% một năm, thấp hơn so với khả năng của quốc gia có dân số trẻ có học, và có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Là điều bất thường trong một một quốc gia cộng sản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã phải qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội năm ngoái vì khả năng quản lý kinh tế yếu kém của ông.
Năm nay, bên cạnh việc khôi phục lại uy tín cá nhân bằng cách [có vẻ] chống lại Trung Quốc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ, ông Dũng đã làm sống lại kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã có từ lâu, với hy vọng làm cho chúng giống như các doanh nghiệp tư nhân. Trong kế hoạch cổ phần hóa trong năm tới có cả công ty Hàng hải Việt Nam [Vinalines] – nơi có hai cựu giám đốc đã bị kết án tử hình vào năm ngoái trong chiến dịch chống tham nhũng. Với tình trạng chung của nhiều công ty quốc doanh hiện nay, mục tiêu cổ phần hóa hơn 400 công ty vào cuối năm 2015 của ông Dũng là lạc quan.
Edmund Malesky, một người quan sát tình hình Việt Nam thuộc Đại học Duke tại Mỹ, cho rằng chính phủ ở Hà Nội có thể muốn đẩy mạnh việc cổ phần hóa vì đang nhắm tới Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại lớn hiện đang được đàm phán, trong đó sẽ bắt buộc các nước thành viên phải cắt giảm các khoản bao cấp. Nếu thả nổi doanh nghiệp nhà nước nổi làm chúng tăng hiệu lực, thì chính phủ sẽ bớt phải trợ cấp. Như thế Việt Nam sẽ dễ dàng hơn để có thể đạt được một thỏa thuận TPP, để được tiếp cận với một thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn.
Chiến lược này hợp lý, nhưng cũng không dễ thực hiện. Thị trường chứng khoán của Việt Nam vẫn là một trong những thị trường nhỏ nhất tại châu Á, và các giới đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần trong các công ty mà nhà nước vẫn kiểm soát sẽ ngần ngại bỏ vốn đầu tư, nhất là trong lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải, những  khu vực  chiến lược mà chính phủ dễ can thiệp.
© 2014 DCVOnline

0 comments:

Powered By Blogger