Khi người La Mã bắt giam tông đồ Phaolô và nọc ông ra đánh, Phaolô
hỏi những kẻ bắt giữ ông, "Các ông đánh công dân La Mã bằng roi có hợp
pháp hay không?" Nghe thế viên chỉ huy hỏi ông: "Ông là công dân La Mã?"
Phaolô đáp, "Vâng." Viên chỉ huy đáp, "Tôi đã phải mất rất nhiều tiền
bạc mới mua được tự do cho tôi," và tỏ vẻ hoài nghi rằng Phaolô - người
có lẽ trông giống như nô lệ nghèo kiết xác - là người La Mã, và vì thế
được tự do. Phaolô tuyên bố: "Tôi đã tự do lúc sinh ra."
Thể hiện qua cuộc đối thoại ấy là sự phân chia căn bản trong tư tưởng
con người: giữa những ai tin rằng chỉ tác nhân bên ngoài - tiền bạc, thế
lực cá nhân, bạo lực- mới có thể giải thoát con người khỏi áp bức, và
những ai hiểu rằng mỗi cá nhân đều có quyền tự do bẩm sinh và khả năng
trở thành tự do.
Như Thánh Phaolô hiểu tự do của ông là quyền tự nhiên do Chúa ban, thế
giới đang bắt đầu công nhận nhân quyền không phải do nhà nước ban- nhưng
nhà nước phải tôn trọng những quyền này vì chúng thuộc về cá nhân.
Chung cuộc người ta khắp mọi nơi rồi sẽ chấp nhận rằng quyền của mỗi
người đều cao hơn ý muốn của bất kỳ chế độ cai trị nào và chính quyền
không chính danh chỉ trừ khi chính quyền được nhân dân tán thành.
Ngày khi điều ấy trở thành sự thực phổ quát sẽ không đến cho tới khi
thế giới nhận thức nhân quyền giành được một cách chắc chắn hơn bởi nhân
dân hơn bởi những kẻ khủng bố hay quân đội. Để biến cuộc đấu tranh bất
bạo động thành đại lộ toàn cầu đưa đến giải phóng chính trị, chúng ta
phải truyền bá không ngừng nghỉ những tư tưởng và chiến lược mở đường
đến chiến thắng. Cựu tổng thống Jimmy Carter đã nói rằng "dũng cảm bất
bạo động có thể kết liễu áp bức." Nhưng chỉ cho tới khi nào tất cả chúng
ta đều góp phần giúp đỡ những người dũng cảm ấy.
Jack Du Vall là giám đốc Trung tâm Quốc tế về Xung đột Bất bạo động ở Washington, D.C., Hoa Kỳ.
Nguồn: Trích dịch từ tạp chí Sojourners, số tháng Hai 2004. Tựa đề của người dịch.
0 comments:
Post a Comment