Nguyễn Văn Lục – Đàn Chim Việt
Tôi nhận được từ lâu một bản dịch từ một bài báo của ký giả Nhật
Yoshigata Yushi, trong đó viết về Số phận của người Thương phế binh Miền
Nam Việt Nam.
Trong bài báo, ký giả Yoshigata Yushi có thuật lại câu chuyện của
thương phế binh tên Hùng được 1 tổ chức NGO giúp đỡ cho chiếc xe lăn.
Tặng xong, họ yên chí là lần này ông Hùng sẽ thoải mái ngồi trên chiếc
xe lăn mới. Không. Tháng sau, lúc quay trở lại, người ta thấy người
thương phế binh vẫn lết đi trên đôi nạng. Hỏi lý do, ông Hùng trả lời
đơn giản là chính quyền địa phương tịch thâu chiếc xe lăn vì cơ quan cho
xe không qua trung gian chính phủ, lại còn bắt đóng tiền phạt. Ông Hùng
không có tiền. Tổ chức NGO đành bỏ tiền đóng phạt để ông Hùng có được
chiếc xe lăn.
Những điều quá nhỏ như thế tố giác một dã tâm quá lớn: một chế độ phi
nhân. Nó sẽ làm cho hàng ngàn, ngàn người đọc thức tỉnh về những điều
nhỏ như thế.
Ở Việt Nam, người ta chết đuối trên cạn, chết vì những ổ gà trên xa
lộ, những vũng nước bên đường hơn là chết máy bay, chết đuối khi đi
biển!!
Chính quyền cộng sản trong nước phải hiểu rằng họ đang đẩy người dân
vào thế phải đối đầu với nhà nước, biến họ là những người bạn nay thành
kẻ thù.
Trong tương lai, bên cạnh một nhà nước xã hội chủ nghĩa độc tài toàn
trị sẽ hình thành một xã hội dân sự có danh xưng là một xã hội bất tuân
phục, một xã hội mà đa số người dân trong nước là nạn nhân tạo thành một
sức mạnh đề kháng, bất bạo động và bất hợp tác.
Cái tương quan ông chủ và thằng ở mà trước đây là mục tiêu tranh đấu
của người cộng sản nay họ lại chính là ông chủ và toàn thể nhân dân miền
Nam biến thành người ở. Cộng sản đã dổ bao nhiêu xương máu người dân để
đánh đổ phong kiến, áp bức, tư bản bóc lột nay họ trở lại nguyên hình
là một nhà nước phong kiến nhất, bóc lột nhất và dã man nhất.
Vì thế, tương quan giữa dân và Đảng nay trở thành một tương quan thù địch.
Nó đang hình thành một cách tự phát trong mọi giai tầng ở xã hội Việt
Nam. Nó trở thành một xã hội bất tuân phục sẽ nói không với nhà nước.
Điều quan trọng là thức tỉnh người trong nước hiện nay còn có một số
thành phần sống “vô tư” quá, coi những chuyện rất không bình thường
thành bình thường theo cái tinh thần sống chết mặc bay.
Xin phép, ai có nhiều hộp khăn giấy, xin phát cho mọi người để biết
chùi đi một nỗi đau sót cho VN. Phần tôi, ai có cái ống nhổ cho tôi mượn
để tôi nhổ một miếng.
Nghĩ đến thân phận người thương phế binh VN, tôi chợt nghĩ đến đã xem
cuốn phim, Kandahar, trong đó vùng đất Afghanistan diện tích đất đai
rộng gấp hai lần Việt Nam mà trên đó đầy những bãi mìn.
Không biết bao nhiều con người đã mất hy vọng không bao giờ còn có
thể đi trên đôi chân của mình ở vùng đất ấy? Vậy mà hy vọng đã vươn lên.
Các cơ quan từ thiện quốc tế đã phải dủng phương tiện là máy bay thả dù những đôi chân gỗ xuống cho những con người bất hạnh.
Từ trên cao, bao nhiêu cánh dù nở ra với những đôi nạng đem theo niềm
hy vọng để con người có thể bước đi trên đôi chân giả của mình. Phía
dưới, hằng tốp người nhảy lò cò trên đôi nạng vượt trên những đồi cát,
vội vã tiến về phía chân trời để hy vọng lấy được một đôi chân gỗ.
Xem cái cảnh ấy, không còn cái cảnh nào bi kịch hơn nữa. Xem cái cảnh
ấy, nghĩ đến Việt Nam. Rất nhiều người Việt Nam đang đi trên những đôi
chân gỗ tìm lại cuộc sống an vui thuở nào.
Mặt trời lúc đó đã mọc ở sau mặt trăng… Vâng quả như vậy.
Tôi mường tượng những người đã cụt chân, cụt tay, làm thế nào để họ
có thể trèo qua một bức tường. Vậy mà phía trên kia, trời còn cao hơn
nữa.
Họ, những người thương phế binh VN, họ phải đi hết con đường của họ đang đi.
Hết kiếp đọa đầy này. Những con đường Thánh Giá với những tiếng thở
dài mà trên trời chăng đầy những “mạng nhện” hình ảnh Bác Hồ vẫy tay
cười hồn nhiên với anh. Nhìn sang trái, sang phải là những khẩu hiệu như
Mừng Xuân, mừng Đảng. Có chỗ nào Mừng Xuân Mừng Nhân dân đâu.
Đất Nước với 90 triệu dân một ngày không xa sẽ xếp hàng bên lề trái.
Những đôi chân gỗ sẽ giúp người dân niềm hy vọng xóa tan mây mù cộng sản
ở chân trời.
Mặc dầu không có thống kê nào, nhưng tôi nghĩ rằng, không hẹn mà gặp.
Tất cả người dân trong nước đều bất đắc dĩ đứng sang lề trái tạo thành
một xã hội bất tuân phục.
Tất cả những người tự chọn đứng sang lề trái đều là những nạn nhân cách này cách khác cụt hai chân của chế độ ấy.
Có thể là những người nông dân –
Từ khi thành lập nhà nước XHCN đến giờ, người nông dân là kẻ bị thiệt
thòi nhiều nhất. Lợi tức tính theo đầu người là thất nhấp nhất so với
cả nước. Của cải làm ra như lúa gạo nay đủ nuôi hơn 80 triệu dân và là
nước xuất cảng gạo thứ nhì thế giới. Nhưng người nông dân vẫn phải chịu
đựng túng đói, không việc làm, nông dân bỏ ruộng đồng lên các thành phố,
hoặc xuất cảng lao động, hoặc tệ hại hơn cả xuất cảng lấy chồng ngoại
quốc, một thứ làm điếm trá hình.
Chỉ riêng toàn xã Lập Lễ tính trong 7 năm trời, có 523 cô lấy chồng ngoại. Tỉ lệ 30%
Xã Cái Lễ, trong 5 năm, có 400 phụ nữ lấy chồng ngoại, tỉ lệ 70%.
Có đất nước nào như đất nước ấy không? Có thời kỳ nào trong lịch sử VN khốn nạn như hiện nay không?
Đó là hiện trạng tha hóa con người ở trong giới nông dân biến họ trở thành những kẻ thù của chế độ.
Mỗi một phụ nữ xuất khẩu bán dâm là một bản án cho chế độ ấy.
Bản án ấy danh sách mỗi ngày mỗi dài. Con đường dài nhất nhất dẫn tới chế độ tư bản tự do là con đường đi qua XHCN.
Có thể là những người lao động
Người lao động chính ra phải là những thành phận nòng cốt cho chế độ
XHCN. Rất tiếc chính quyền cộng sản khai thác triệt để sức lao động cũng
như tiền lương chết đói của họ đồng thời toa rập với giới chủ nhân ngăn
cản mọi cuộc biểu tình hay đình công đòi tăng lương.
Các khu chế xuất, các khu kỹ nghệ hình thành chỉ là những ghetto chôn vùi tuổi trẻ và tương lai giới thanh thiếu niên Việt Nam.
Đã có bao nhiêu cảnh đời, bao nhiêu hệ lụy, bao nhiêu chia lìa mất
mát, bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ quê hương làng mạc cho guồng máy xuất khẩu để
nhận lại một đồng lương chết đói!!! Đã có biết bao nhiêu vụ phụ nữ không
chồng mà có con, bao nhiêu vụ phá thai và bao nhiêu những mối tình qua
đêm vì không đủ điều kiện tiến tới hôn nhân?
Sự tích lũy giầu có thì thuận chiều với sự gia tăng nghèo đói, bởi vì có bóc lột mới có nghèo đói.
Người ta hy vọng có sự bùng nổ của giới thợ thuyền như đã từng xảy ra
ở Ba Lan với công đoàn Đoàn Kết để phá vỡ cái được gọi là “dây chuyền
của sự áp bức”.
Đến một lúc nào đó, người công nhân Việt Nam- Nam cũng như Nữ- phải To break the chains of Oppression.
Nhưng bên cạnh sự nghèo đói hiển lộ như một tố cáo chế độ bất nhân
này không màng gì đế số phận dân nghèo, bất kể ốm đau, bệnh tật, bất kể
thất học, bất kể tệ trang xã hội. Điều mà bà mẹ Teresa nhận định ở những
nơi có bóc lột, ngoài sự nghèo đói về vật chất còn có sự nghèo túng
tình thần, sa đọa đến tận cũng về đạo đức. Bà Teresa nói, “Il y a ici
une pauvreté plus grande que la pauvreté matérielle. Cette pauvreté de
l’esprit est plus destructible que la pauvreté matérielle.”
(Có một sự nghèo đói còn lớn hơn cả nghèo đói vật chất. Đó là sự
nghèo đói tinh thần mà nó có tác dụng hủy hoại hơn sự nghèo đói về vật
chất)
(Trích L’ Église de l’autre Moitié du Monde, Julio de Santa Ana, trang 67).
Người cộng sản, chính quyền cộng sản sẽ không bao giờ hiểu được điều
này. Nó sẽ có tác dụng hủy hoại một cách tiệm tiến, vô thức trong xã hội
Việt Nam và là một mối hiểm nguy cho bất cứ chính quyền độc tài nào..
Nghèo đói bất công cộng với sự sa đọa về đạo đức là hậu quả của XHCN ở Việt Nam đến như tuyệt vọng.
Tiếng nói cất lên từ giới trẻ
Ngày nay, thành phần xã hội dân sự tiêu biểu nhất, phẩm chất tốt nhất, lý tưởng cao nhất, can đảm hơn cả là giới trẻ.
Chính vì họ chưa có gì mà họ có tất cả những điều tốt đẹp cho cuộc sống tương lai của họ. Họ sẽ làm nên họ.
Có thể nói giới trẻ là thế lực mềm(Soft power) đối đầu trực diện với thế lực cứng ( Hard power) của cộng sản.
Họ là các nhà văn nhà báo, trí thức như kỹ sư, luật sư, bác sĩ, nhất
là các Blogger nay là tiếng nói phản kháng duy nhất làm chính quyền cộng
sản e ngại.
Họ là tiếng nói lương tâm của xã hội.
Họ là những người lâu đời như Nguyễn Văn Lý đến trẻ hơn như Nguyễn
Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Vũ Bình, Lê Công Định, Lê Trần
Luật, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Trần Anh Kim, thầy giáo Vũ Hùng,
Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Hồng Sơn hay như những blogger Người Buôn Gió,
Như Quỳnh. Và hằng trăm người khác mới xuất hiện. Kể không hết như Huỳnh
Thục Vy chẳng hạn.
Mặc dầu một số những người trong bọn họ phải “ bức cung” để thú tội
trước khi ra tòa thì đối với tôi họ vẫn là những thanh niên đáng được
mọi người kính trọng.
Tất cả bọn họ đều muốn cất lên tiếng nói cho Tự Do và Dân Chủ. Nhưng
tôi tự hỏi họ sẽ mặc áo mầu gì để tranh đấu cho tự do, dân chủ ?
Colour of Freedom?
Nếu những người tranh đấu chống lại nạn kỳ thị chủng tộc dùng mầu
đen, mầu của dân da đen làm biểu tượng thì người Việt Nam tranh đấu cho
Tự Do, Dân Chủ sẽ phải dùng mầu gì? Giới trẻ Hông Kông nay mang mầu gì.
Không có màu gì khác hơn là màu vàng biểu thị cho giống da vàng để
chống lại cái màu đỏ của cộng sản vốn vay mượn của Quốc Tế cộng sản.
Tất cả những người trẻ trên đang tranh đấu cho tiến trình Tự Do, Dân Chủ
ở Việt Nam không khác gì một Lưu Hiếu Ba bên Trung Quốc.
Trong tương lai, trí tuệ, ngòi bút, tuổi trẻ, tâm hồn Việt Nam sẽ hợp
lực dưới ngọn cờ vàng. ( Tôi không có ý muốn ám chỉ đích danh cờ vàng
ba sọc đó của ngươi dân tỵ nạn hải ngoại) để tẩy rửa và xóa sạch vết nhơ
cộng sản đã làm hoen ố đất nước này.
Và chúng ta dứt khoát không chấp nhận quan điểm của một số trí thức
cũ miền Bắc phần đông còn chấp nhận có quan điểm Sống chung. Giống như
sống chung với lũ lụt.
Chẳng hạn nhà báo Đào Hiếu viết: Ông Tổng biên tập khổng lồ. Nhà văn
Dương Tường cho rằng phải sống chung với kiểm duyệt. Và cứ thế sống
chung với tham nhũng và bao hàm sống chung với tội ác?
Những người như Dương Trung Quốc, tiêu biểu cho trí thức miền Bắc mà
phần đông bọn họ chỉ là loại trí thức đối lập trung thảnh.( Loyal
dissidents) chẳng có ích gì cho đại cuộc. Họ hết thời rồi!!
Việc trả đũa đích đáng của chúng ta là phải chấm dứt sự sống chung
dưới bất cứ hình thức nào vì đó gián tiếp là cách đầu hàng, đồng lõa với
tội ác, bất lương.
Vai trò các tôn giáo
Trước dây, phần đông người ta tin tưởng vào các lãnh đạo tôn giáo cả
phần đạo lẫn phần đời. Đó là một sự tin tưởng mù quáng và sai lầm. Họ
hiện nay không xứng đáng được tin tưởng như thế nữa.
Họ xem ra cũng chưa làm đầy đủ nhiệm vụ của mình trong vai trò xã hộị dân sự.
Họ không học được bài học xưa kia khi cộng đồng ở Giê ru sa lem chia
sẻ của cải vật chất với mọi người. Và cũng vậy, ông thánh Phao Lồ kêu
gọi giáo hữu thành Corinthiens chia sẻ sự giàu có hay cái gì mà họ có
thể có ít nhiều để chia với người dân nghèo ở Giê ru sa lem.
Xin trích dẫn một câu trong lá thư của linh mục R. Voillaume viết ngày 01/12/1951 gửi cho anh em tiểu đệ như sau:
“Sống ở giữa xã hội những nghèo khổ, tôi cảm thấy bao nhiêu cái
bất công đè xuống đầu người nghèo, chúng ta đôi khi tự nhiên thấy công
phẫn muốn dùng võ lực lật đổ tình trạng ấy, đánh đổ những người chỉ biết
hưởng thụ mà không xét đến người khác”.
(Trích Lương Tâm công giáo và Công Bằng Xã hội, tuần lễ Hội Học 1963, trang 60).
Cáo trạng trên phản ảnh toàn diện xã hội Việt Nam bây giờ. Đó là
“tình trạng gai mắt” không thể nào để nó tồn tại lâu dài mãi được.
Các lãnh đạo tôn giáo không cảm thức được sự gai mắt chứng tỏ rằng
tâm hồn họ đã bị chai đá, tư tưởng cầu an, vụ lợi đã che mờ lương tri
của họ.
Khi mà xã hội rối loạn, khi mà xã hội không còn luật pháp, khi mà dân
đói ăn thì thử hỏi Sứ vụ tôn giáo còn có thể tồn tại được không? Giữa
sứ mạng tôn giáo và sứ mạng chính trị với tư cách người dân trong một xã
hội dân sự đã đến lúc phải nên chọn cái nào là ưu tiên hàng đầu? Trước
một kẻ đang chết đói, kẻ đầu đường xó chợ, một con điếm đang đứng đường
kiếm khách mà đưa cuốn buồn nôn ( La Nausée) của J.P Sartre cho đọc là
một điều xỉ nhục họ. Mà ngay cả một cuốn thánh kinh cũng vậy thôi.
Các lãnh đạo tôn giáo cỡ Tổng giám mục giáo phận Sải Gòn Bùi Văn Đọc,
sống trong tháp ngà chờ Chúa dạy cách ăn nói là một ngụy tín, là một
cách thức trốn trách nhiệm, là thể hiên một lối sống an thân, nói đúng
ra là một lối sống hèn..(Lạy Chúa chúng con đây còn quá trẻ, chúng con
không biết ăn nói- Trích dẫn bài giảng của TGM Bùi Văn Đọc tại đền thờ
thánh Phao Lô, tại Ro6ma ngày 23-6-2009).
Những người lãnh đạo tôn giáo chưa thực sự sống đầy đủ trong vai trò
trách nhiệm dân sự của một người dân-. Có nghĩa một người dân bình
thường- môt bác nông dân- một giáo dân đòi đất- một bà vợ đòi công lý
khi có chồng bị tra tấn chết trong đồn công an-.thì thử hỏi các vị lãnh
đạo ấy dạy được ai, giảng cho ai? Và ai còn nghe họ.
Phân đời họ không làm nổi thì phần đạo hỏi họ làm được gì! Cùng lắm
họ chỉ là những thứ Pha ri siêu thời đại, thứ tiên tri giả. Chúng ta nay
ráng tin vào con người có tấm lòng và không cần nghe những lời lẽ bông
lông tô hồng đầy nguyên tắc sáo rỗng.
Họ hãy là một công dân tốt, cất lên tiếng nói trước bất công trước
khi nhân danh một lãnh đạo tôn giáo. Ngày nay, nếu xếp hạng loại công
dân tốt thì cỡ Bùi Văn Đọc tôi cho là đội sổ. Họ thua mọi người dân thấp
cổ bé miệng mặc dầu cuộc sống của họ trên mọi người.
Họ có bao giờ dám nhân danh quyền con người để lên tiếng?
Làm thế nào để mọi người được gọi là Người. Để ‘không còn ai là
brahman do huyết thống. Mà cũng không ai là paria do huyết thống.”
(Trích Sutta-nipata 1)
Và từ đó từ chối một xã hội cộng sản trong đó có 3 triệu người mang hết phần lợi về cho mình.
Trước 1975, không biết bao nhiêu cơ sở xã hội để giúp cho người
nghèo. Phần chính phủ này, chẳng những họ đã không giúp gì cho người
nghèo mà họ còn tìm cách ngăn cản và từ chối vai trò xã hội của các tôn
giáo nữa.
Nếu cần loại bỏ loại trí thức đối lập trung thành thì cũng một lẽ ấy
phải loại bỏ thành phần lãnh đạo tôn giáo mà hiện nay chỉ là loại im
lặng về hùa. Họ tai hại và là là rào cản cho một tiến trình dân chủ mà
chúng ta không lường được.
Họ nhân danh Chúa mà nói, nhưng Chúa của họ thực sự không có tên lả Giê Su Nazaret.
Ho chưa xứng đáng là một người công dân tốt trong một xã hội dân sự thì làm sao họ xứng đáng là một người con của Chúa!!
Nếu cần nêu tên họ thì họ là Mẫn, là Đọc, là Khảm, là Hợp, là Nhơn vv và vv..Danh sách dài lắm.
Phải cho họ biết chúng ta là ai?
Hiện nay, đất nước chúng ta có hơn 80 trệu người. Trong đó có già trẻ
lớn bé, có thế hệ trước1975 và sau 1975 và nhất là đa số là những thanh
niên, thiếu nữ trẻ. Chúng ta cũng có rất nhiều trí thức chuyên viên như
những bác sĩ, kỹ sư đủ loại. Còn lại là những người lao động trong các
cơ sở xí nghiệp, nhà máy và những nhà nông, nhà trồng trọt, dân chài.
Bên cạnh đó, chúng ta có những tín đồ của các tôn giáo lâu đời như
Phật giáo và Thiên Chúa giáo với hàng vài chục triệu tín đồ. Chúng tôi
chỉ nói tới các tín đồ mà khong muốn nhắc nhở đến lãnh đạo tín đồ vì đối
với tôi phần đông bọn họ là những người thiếu tư cách lãnh đạo trong
một xã hội dân sự đấu tranh đòi quyền sống làm người.
Tất cả những con người ây làm nên đất nước này, tạo ra của cải vật chất và sự giầu mạnh của đất nước như ngày hôm nay.
Cuộc đời ấy là do chúng ta làm nên, đúng hơn do họ làm nên- họ những
người dân bị áp bức- mặc dầu như Malraux đã nói, “La vie ne vaut rien,
mais rien ne vaut une vie.”
Đời chẳng đáng giá gì cả, nhưng không gì đáng giá bằng cuộc đời.
Vậy mà cuộc đời của họ được gì? Nhân dân ta vẫn đói khổ, người lao
động làm không đủ ăn, người nông dân vẫn đầu tắt mặt tối bỏ ruộng đồng
đi về thành phố.
Trai làm điếm, gái làm đĩ. Đó là những nghề không vốn, không khói.
Cả nước lao đao khốn đốn để cho 3 triệu đảng viên từ cấp làng xã đến Trung ương ngồi trên hưởng lợi.
Tưởng rằng đất nước được giải thoát khỏi tình cảnh nô lệ. Vậy mà tình cảnh người bóc lột người vẫn xảy ra ngang nhiên mỗi ngày.
Công khai và vô tư.
Đảng nhờ quyền lực và quyền lực trở thành vũ khí đàn áp dân lành. Tự
bản chất, quyền lực có xu hướng tha hóa chính kẻ xử dụng quyền lực một
cách hầu như vô thức.
Và khi quyền lực trở thành tuyệt đối thì sự tha hóa cũng thành tuyệt đối.
Thời xưa các vua chúa lúc chưa nắm quyền có thể là người anh hùng,
nhưng khi có quyền lực trong tay, họ dễ trở thành những bạo chúa, những
“vua ngọa triều”.
Như Pascal đã mỉa mai, “Pour le bien des hommes, il faut souvent les
piper.” Vì quyền lợi của nhân loại, thường phải lừa bịp nhân loại.
Nhà nước này đang tựa lưng vào quyền lực đã bị tha hóa đang trở thành những kẻ lừa bịp và là nỗi đe dọa cho mọi người.
Người dân sợ họ. Đồng ý.
Nhưng nỗi sợ hãi bao giờ cũng hai chiều.
Cho nên kẻ làm cho thiên hạ sợ thì mặt khác họ cũng lại sợ thiên hạ.
Có nhà độc tài nào mà không lo sợ bị ám sát, bị đầu độc. Đi đâu cũng có
người canh gác lớp trong lớp ngoài, ăn uống sợ bị đầu độc phải có người
nếm trước. Thằng ở sợ ông chủ mà ngược lại ông ông chủ cũng sợ thằng ở.
Và nếu toàn dân biết được cái lý lẽ biện chứng ấy trong mối tương quan với nhà nước cộng sản thì sẽ ra sao?
Phải biết rằng họ đang sợ chúng ta.
Họ sợ Bát Nhã, đang sợ Thái Hà, đang sợ Nguyễn Tiến Trung, sợ Tổng
Kiệt, sợ những Bloggers và sợ bất cứ cái gì dù nhỏ nhoi, dù không đáng
sợ. Vậy mà họ sợ . Một bài viết, một lời lên tiếng đủ làm họ sợ và truy
chụp là âm mưu lật đổ chính quyền, âm mưu diễn biến hòa bình.
Dần dần họ sẽ sợ cả tiếng khóc một đứa trẻ, tiếng than của người vợ
có chồng bị tù tội và tiếng chó sủa vu vơ ban đêm của nhà Trần Khải
Thanh Thủy.
Ban đêm, giấc ngủ của họ biến thành những con ác mộng.
Vấn đề là phải biến nỗi sợ của chúng ta thành niềm hy vọng, thành lòng can đảm.
Và biến nỗi sợ của họ thành những kẻ đào tẩu như lũ trộm vào nhà trộm xong phải chạy trốn.
Và nếu trăm người, ngàn người như một đều đốt lên một ngọn nến hy
vọng và lòng can đảm, đừng hèn thì đâu còn cần đến mặt trời nữa.
Giả dụ hàng ngàn, hằng trăm ngàn thanh niên trong nước tổ chức một
đêm không ngủ, mỗi người đốt lên một ngọn nến đòi dân chủ, doài quyền
được lên tiếng thì cần gì đến sự can thiệp của các tổ chức nước ngoài.
Chúng ta quá quen với sự chờ đợi người ngoại quốc làm thay cho chúng ta
những việc mà chính chúng ta phải làm.
Và lúc đó sẽ có một thứ mặt trời trong ta đốt cháy bạo lực, phá tan xiềng xích trói buộc con người.
Đi vào thực tế, ta cần nhận thức rằng 3 triệu đảng viên ấy không nhất
thiết đều là những kẻ trung kiên với đảng đâu. Vì thế cần phân biệt
nhiều loại đảng viên trong đám đảng viên cộng sản. Có kẻ ăn nhiều, kẻ ăn
ít, kẻ đầu cơ chính trị, kẻ đón gió với đủ loại như sau:
● Có loại đảng viên chỉ “bên đảng” mà bao giờ cũng có thể ở ngoài đảng.
● Có loại đảng viên chỉ “gần đảng” mà không bao giờ ở trong đảng
● Có loại chi “ăn có” đảng. Đây là những loại “đầu cơ chủ nghiã” nhiều vô số kể.
● Có loại đảng viên chính thức “ở trong” đảng, hưởng mọi quyền lợi chiếm khoảng 20% đảng viên ở trên.
Cả bốn loại này đều tùy theo chỗ đứng mà hưởng phần lợi nhuận “vô
sản”. Trời đất ơi, chưa bao giờ tôi thấy cuộc cách mạng “vô sản” của
người cộng sản lại mang nhiều ”ý nghĩa dương tính “đến như thế! !
Vô sản dương tính. Và nếu Marx còn sống có hô khẩu hiệu, Vô sản toàn thế giới hãy đứng dậy!
Tôi tin chắc sẽ không có một người cộng sản nào ở Việt Nam có thể
đứng dậy. Bởì vì họ đứng không nổi do túi vô sản của bọn họ đều nặng.
Vì thế, tôi có thể dùng chính câu nói của Marx để nói về chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam như một kết quả bi thảm.
“Đó là sự thua thiệt hoàn toàn của con người.”
Có nghĩa là con người nói chung mất cơ may làm người trong chế độ ấy.
Đảng viên cộng sản thì “vong thân” trong việc chiếm hữu tiền bạc, đất
đai, nhà cửa. Còn người dân thường thì “vong thân” trong việc bị trấn
lột trần chuồng không đất, không nhà, không cửa.
Đảng vong thân trong cái có, “cái Avoir”, cái có tất cả. Và Dân vong thân trong cái không có, “cái Être” trần trụi.
Kẻ vong thân trong cái có trở thành bọn bất nhân, tàn độc, vô đạo
đức. Kẻ vong thân trong cái không có trở thành hèn mạt, nô lệ, lũ người
không có xương sống hoặc trở thành đĩ điếm, ma cô.
Xã hội VN bây giờ mất đạo đức cả từ hai phía: Kẻ cầm quyền lãnh đạo và người dân tất cả không trừ.
Ngay cả những người lãnh đạo tu hành. Tôi lại phải nhấn mạnh như tthế
vì tình trạng nhiễm độc như dịch hạch không miễn trừ một người nào.
Bệnh dịch đang lan tràn khắp nơi chốn ở Việt Nam.
Phần chúng ta, những kẻ mất cơ may làm người đã đến lúc phải tự mình
chứng tỏ: đứng lên, cất tiếng nói, tự bày tỏ để cho họ biết chúng ta là
ai?
Tôi nhớ lại nhật ký của ông Mandela viết rằng: Tại sao 20 triệu dân da đen lại cúi đầu khuất phục trước 4 triệu người da trắng ?
Và tôi hỏi mọi người Việt Nam, tại sao 90 triệu dân lại cúi đầu khuất phục trước thiểu số 3 triệu người cộng sản?
Chúng ta sẽ không nói thì thầm trong xó nhà, trong buồng ngủ vợ
chồng. Không nói cái loại ngôn ngữ hai mặt của những kẻ không còn xương
sống!! Không nói lén trong chỗ đông người, không vừa khen năm chửi một,
không chửi thề vô tội vạ trong lúc say sưa chè chén.
Đừng mượn chén rượu để làm cách mạng bằng mồm. Hiện nay nhậu nhẹt ở Việt Nam là một lối thoát được nhiều người ưa chuộng.
Hãy viết lên trên giấy bằng giấy trắng mực đen. Hãy rao truyền khắp
nơi trên mái nhà, trên đồng ruộng, ra biên giới, ra hải ngoại bằng lời
nói “ Không” với đảng.
There is a way to be strong again!
Chúng ta đông gấp bội lần họ, là đa số còn họ là thiểu số.
Chúng ta vất vả lao động làm ra của cải vật chất, còn họ ngồi hưởng lợi và bóc lột.
Chúng ta là những người công dân tử tế, còn họ là bọn làm chính trị ma đầu, dối trá lường gạt dân chúng
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta
là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì
chết.
TB- Viết lại trong lúc đang bệnh đau cổ.
0 comments:
Post a Comment