TT - Rất nhiều cuốn sách dành cho trẻ em có nội dung nhảm nhí, phản cảm, thậm chí vô giáo dục như thế đang được bày bán tràn lan trong các nhà sách hiện nay.
Những cuốn sách Hỏi đáp nhanh trí được xuất bản với nhiều phiên bản khác nhau, đều tập hợp những câu hỏi đáp gắn mác “trắc nghiệm” IQ nhưng thật ra là kiểu câu hỏi và giải đáp nhảm nhí
Dạy trẻ những điều lệch lạc
Sách
dạy làm người nhưng lại khuyến khích trẻ làm điều ác, truyện cổ tích
nhưng lại vẽ hình kinh dị, phản cảm, trắc nghiệm IQ cho trẻ nhưng câu
hỏi và đáp án đều nhảm nhí... Những cuốn sách nhảm bán tràn lan trên kệ
sách của cả những nhà sách có tiếng tại TP.HCM.
“Nếu
nhìn thoáng qua, bạn không phân biệt được đâu là sách nhảm vì sách được
in bìa rất đẹp, giấy trơn, nhưng khi coi kỹ nội dung tôi mới tá hỏa. Vì
sao những loại sách này lại được bán?” - chị Phương Thùy, phụ huynh có
con học mầm non, thốt lên như vậy tại quầy sách thiếu nhi của nhà sách
TL (Q.1).
Rất dễ tìm thấy những “hạt sạn” lớn trong các bộ sách thiếu nhi (chủ yếu ở độ tuổi mầm non) khoác những cái tên rất kêu như 101 truyện mẹ kể con nghe, 99 truyện kể trước giờ đi ngủ, 55 truyện dạy làm người, Kho tàng chuyện cổ tích kinh điển... hiện đang nằm chen chúc trên kệ của các nhà sách lớn nhỏ tại TP.HCM.
Không khó kiếm các nội dung nhảm nhí trong những cuốn sách dành cho thiếu nhi. Trong ảnh: các câu hỏi - đáp trong cuốn sách Những câu đố vui dành cho trẻ nhanh trí (NXB Hồng Đức) - Ảnh: L.Trang
Hả hê trước tai nạn của người khác
Chị
Ngọc Khuê, một phụ huynh ở Q.Gò Vấp có con 3 tuổi, kể lại kinh nghiệm
đọc truyện cho con nghe trước khi đi ngủ mà không kiểm tra phần kết của
truyện.
Cuốn
truyện tranh mỏng chị mua ở một nhà sách trên đường Nguyễn Thị Minh
Khai, đại ý kể chuyện con sói ở trong rừng rất thèm ăn thịt dê con, nó
tìm mọi cách để bắt bẻ dê con và dê con cũng rất thông minh đáp trả để
tránh không bị sói ăn thịt.
Cuối truyện, con sói hết kiên nhẫn và quá đói đã lao vào cắn xé và ăn thịt dê con rất dã man.
Chị
Khuê cho biết: “Đọc đến gần cuối, phát hiện ra cuốn sách viết không ổn,
tôi đành tạo ra một cái kết có hậu để kể cho con, rằng dê con chạy
thoát. Từ đó đến nay đi mua sách cho con tôi phải đọc kỹ rồi mới dám
mua, bởi nếu không kiểm tra, để bọn trẻ tự đọc thì không biết các con sẽ
học được thông điệp gì từ những câu chuyện này”.
Tại
nhà sách TL, chúng tôi thấy hàng loạt tập truyện tranh mỏng dành cho
thiếu nhi nhưng nội dung có khá nhiều điều phải bàn khi phần lớn các câu
chuyện kết thúc không có hậu, dạy trẻ con phải ma lanh, chơi xấu hay
hoan hỉ trước nỗi khổ của người khác.
Truyện Chuột trắng kiêu căng
nằm trong bộ sách 99 truyện kể cho bé (NXB Đồng Nai) viết: “Mèo Vàng
chẳng nói chẳng rằng, cắm phập móng vuốt vào cổ họng Chuột Trắng. Chuột
cố giãy giụa nhưng không sao thoát được. Mèo ngoạm mấy miếng đã ăn sạch
Chuột Trắng...” kèm những hình minh họa cảnh mèo bóp cổ chuột rất hung
hãn. Hay truyện Con lừa dại dột cũng trong bộ sách này, tác
giả kể chuyện con lừa mang nặng trong những chuyến hàng nhưng không làm
hài lòng chủ. Cuối truyện, sách viết: “Chủ nhà thấy con lừa vô dụng, đem
về xẻ thịt, lấy da. Đáng đời con lừa!”.
Tương tự, đọc đi đọc lại chúng tôi vẫn không hiểu thông điệp cuốn sách “ Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”
trong bộ 101 truyện mẹ kể con nghe (NXB Đồng Nai) cho trẻ em là gì, khi
kể chuyện con chồn bị cáo lừa nên mắc bẫy, hai con cào cấu, cắn xé nhau
cho đến khi ông thợ săn đến bắt con cáo.
Cùng bộ sách này, cuối truyện Vạc lười mắc bẫy viết: “Bị người bẫy cò bắt về ăn thịt, thật đáng đời cho ả Vạc lười, phải không các bạn?”.
Truyện Hổ không có răng
trong bộ Những câu chuyện ngộ nghĩnh dành cho bé lại kể chuyện cáo lừa
cho hổ ăn nhiều đường để sâu răng rồi lại lừa để nhổ hết răng của hổ và
đặt câu hỏi ở cuối sách: “Em nghĩ sao về câu chuyện này?”.
Cứ
thế, nhiều chi tiết phản giáo dục, mơ hồ về ý nghĩa, hướng trẻ hả hê
trước tai nạn của người khác... xuất hiện nhan nhản trong những cuốn
truyện thiếu nhi. Tại siêu thị sách NV (Q.Tân Bình), bộ sách Truyện tranh cổ tích VN chọn lọc
(NXB Thanh Niên) dễ khiến người xem phải giật mình vì những hình ảnh
minh họa kinh dị, ghê rợn ngay bìa và các trang trong của sách.
Giá
chỉ 3.000 đồng/cuốn, bộ truyện cổ tích này có hàng chục cuốn nhưng cuốn
nào cũng được vẽ bằng nét vẽ ma quái, đặc tả kỹ cảnh chặt đầu mãng xà,
trăn nuốt chửng người, miêu tả quỷ nhập tràng giết người... Một phụ
huynh đang chọn sách ở đây đã chỉ cho chúng tôi cuốn sách này và lắc đầu
vì độ “quái dị” của nó.
Đến sai kiến thức, tư duy
Chị Mỹ Anh, phụ huynh ở P.13, Q.Tân Bình, đưa cho chúng tôi xem cuốn Phát triển tư duy toán học cho bé (tập 3) nằm trong tủ sách SSDG (NXB Đồng Nai) với những bài học mà theo chị là sai logic.
“Sách
dạy trẻ phân biệt nặng - nhẹ với hình quả táo và quả sầu riêng, sau đó
kết luận “Quả táo nhỏ hơn quả sầu riêng nên quả táo sẽ nhẹ hơn quả sầu
riêng” hay “Con voi rất to nên nặng hơn con kiến bé nhỏ”.
Con gái tôi hỏi mẹ: “Quả bóng bay to hơn nhưng làm sao nặng hơn cái bánh kem sinh nhật được hả mẹ?”.
Rõ
ràng sách dạy kiểu này sẽ khiến trẻ mặc định kiểu tư duy logic sai hoàn
toàn” - chị Anh cho biết chị mua ba tập của bộ sách này ở nhà sách ĐV
(Q.Tân Bình) để con làm quen với toán trước khi vào lớp 1.
Tương
tự, anh Quốc, phụ huynh ở P.6, Q.Gò Vấp, cho chúng tôi xem cuốn Bé vui
học toán (dành cho trẻ 4-5 tuổi, NXB Thời Đại) mà anh vừa mua cho con
tại nhà sách PN (Q.Gò Vấp) và cho biết: “Nhiều cuốn sách dạy trẻ con
nhưng biên soạn không chuẩn.
Ví
dụ trong sách này khi làm bài tập 4 + 2 =? người ta vẽ minh họa 4 nửa
quả cam (đã được xẻ ra) cộng với 2 quả cam còn nguyên. Con tôi không
chịu và nói: như vậy tất cả là 4 quả cam chứ không phải 6 quả cam”.
Cuốn sách “nổi tiếng một thời” là cuốn Hỏi đáp nhanh trí
(nhiều NXB) từng được dư luận mổ xẻ vì có quá nhiều thông tin nhảm nhí,
truyện tiếu lâm không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi nay vẫn được bày
bán trên kệ sách của nhà sách Fahasa Tân Định cùng nhiều phiên bản khác
nhau ở các nhà sách khác. Vẫn những câu hỏi đáp kiểu như “Niu-tơn nói gì
khi phát hiện ra trái đất có lực hút? đáp án: Á, đau chết đi được”.
Hay
“Loại người nào không cần kiểm tra X-quang vẫn biết được bên trong? Đáp
án: Người lòng lang dạ thú”. “Ai là người không chịu nghe lời? đáp án:
Người điếc”.
Rồi
“Tên khủng bố giết chết 5 người, sao ngày hôm sau báo lại viết có 6
người chết?” được lý giải: “Vì hắn tự sát”. Hay câu: “Làm thế nào để học
sinh không ngủ gật trên lớp?” có đáp án là: “Cho nghỉ học”...
Một người làm sách lâu năm đề nghị không nêu tên cho biết:
Sách thiếu nhi là thị trường béo bở
Khi
đi nhà sách, cha mẹ sẽ khó cưỡng lại được đòi hỏi mua cuốn sách này hay
sách khác của trẻ, và thường khi trẻ đã chọn sách thì cha mẹ sẽ trả
tiền mua, do vậy sách thiếu nhi là một thị trường tương đối béo bở.
Tuy
nhiên, thị trường này đang không được kiểm soát tốt, nhiều nhà sản xuất
tư nhân xin giấy phép làm vì nhu cầu khá lớn. Khi bị NXB nào gạt đi vì
nội dung sách không phù hợp, nội dung kém thì họ sẽ mang đến các NXB
khác dễ dãi hơn với những biên tập viên đọc không kỹ hoặc không đủ khả
năng thẩm định sách.
Và như vậy, thị trường có sách không tốt từ nội dung nhảm nhí, bạo lực đến hình ảnh màu mè rẻ tiền.
Thường
thì chi phí in ấn chiếm khoảng 25% giá thành sách, đôi khi thấp hơn tùy
theo số lượng, trong khi đó chi phí phát hành lại có thể lên tới 45%,
50%.
Có
nhà sách phải thẩm định sách lên kệ, không tiêu thụ những sách chất
lượng kém nhưng cũng có các nhà sản xuất sách vừa sản xuất vừa có mạng
lưới cửa hàng để tiêu thụ, ký gửi và có những nhà sách chỉ quan tâm đến
doanh thu nên có sự dễ dãi trong việc đưa sách lên kệ.
Hỏi, đáp lệch lạc
Những
phiên bản khác của loại sách hỏi - đáp kiểu “tiếu lâm” dành cho đối
tượng thiếu nhi nhưng “lái” trẻ con suy nghĩ theo hướng lệch lạc hiện
bán rất chạy tại các cửa hàng sách.
Mới đây nhất, một phụ huynh cung cấp cho chúng tôi cuốn Những câu đố vui dành cho trẻ nhanh trí
(NXB Hồng Đức) với lời rao “Phát triển trí tuệ Gấu con”, trong đó có
một loạt những câu hỏi đáp phản cảm cho thiếu nhi như: “Một con trâu chỉ
có đầu, không có thân thì được gọi là gì? - đáp án: Đầu trâu.
Đánh
vào chỗ nào thì sẽ không có cảm giác đau? - đáp án: Đánh vào người
khác. Bạn có thể kể tình hình cơ bản nhất của các tác gia vĩ đại trong
thế kỷ 18? - đáp án: Họ đều mất rồi. Người nào suốt ngày xoa vào mông
người khác? - đáp án: y tá tiêm cho bệnh nhân” (!).
LƯU TRANG - HỒNG NHUNG
LƯU TRANG - HỒNG NHUNG
0 comments:
Post a Comment