Hà Nhân Văn
Người hùng Nga Sô Putin đã thấm đòn cấm vận kinh tế của Mỹ và Liên Âu.
KINH TẾ NGA XUẤT HUYẾT NẶNG
Ngày 10-4 vừa qua, ngân hàng trung ương Nga cho
biết ngân hàng đã mất 64 tỷ USD trong vòng một tuần đầu (do các chủ đầu
tư rút vốn). Ngân hàng thế giới cũng vừa cho hay nếu cứ như tình hình
này, Nga Sô sẽ mất 150 tỷ USD vào mấy ngày tới. Đồng Rúp của Nga tiếp
tục xuống giá. Thế mạnh nhất của Nga đối với Liên Âu là dầu hỏa và khí
đốt nhưng khi Mỹ nhảy vào cuộc, bán nhiên liệu đặc cho Liên Âu, Putin
hụt hẫng. Thành ra vẫn phải tiếp tục bán dầu và hơi đốt cho Liên Âu.
Tuần này, Putin lùi nhiều bước:
1- Không đòi nợ Ukraine số tiền dầu và khí đốt
mà Ukraine đang thiếu, tiếp tục bán cho Kiev. Putin hiểu rằng nếu bắt
bí, không bán cho Ukraine, ống dẫn dầu nằm trên Ukraine... trong bước
đường cùng Ukraine liều tháo van "ăn trộm" dầu như họ đã làm vào mùa
Đông 2008!
2- Tự Putin hòa hoãn đề nghị tiếp tục cuộc đàm
phán Nga - Mỹ và Liên Âu vào tuần tới tại Paris nhưng Hoa Kỳ đặt điều
kiện phải có Ukraine tham dự.
Tuần trước, 150 TQLC Mỹ từ Mali (Bắc Phi) đổ
xuống Rumania, đầu tuần này, chiến hạm Mỹ thiết trí hỏa tiễn Aegis tiến
vào Hắc Hải, bên bờ Tây: NATO ra lệnh ứng trực hành động. Putin đủ bản
lĩnh đối phó với tình hình nhưng ông ta không dám liều về kinh tế mậu
dịch, ông ta biết "chặn" nguy hiểm, nói như một nhà bình luận Mỹ, Putin
biết "manage dangers". Mà cái hiểm nguy trực tiếp và nguy hiểm nhất vẫn
là cấm vận của Mỹ.
Vấn đề còn lại là giải quyết vụ Ukraine và
Crimea như thế nào? Putin không thể coi vụ Crimea sát nhập vào Nga như
một sự đã rồi! Dù Putin đưa lá bài Đông bộ Ukraine ra để làm điều kiện.
Hoa Kỳ tố luôn: Mátcơva đã cho mật vụ vào Đông bộ tổ chức, xúi giục vận
động dân nói tiếng Nga đòi trưng cầu dân ý (11-5 này) và như Crimea đòi
sát nhập vào Nga. Hoa Kỳ không có quyền lợi nào ở Ukraine, trái lại Bắc
Kinh đã đầu tư vào xứ này bao trùm nhiều lãnh vực! Vô tình Putin lọt bẫy
của Uncle Sam! Obama dù cho yếu trong cách ứng xử với Putin nhưng chú
Sam vẫn không yếu! Lấy nhân vật McCain làm tiểu biểu. Thời đại này đang
chống lại tư bản bất công, giàu nghèo cách biệt, ngay trên đất Mỹ.
Obamacare là đường đi nước bước mới của thời đại mới, xu thế mới ngay ở
xã hội Mỹ.
Tạp chí Ngoại giao (Foreign Affairs) của Hội
đồng bang giao quốc tế Mỹ, gồm cả Canada, số tháng 3&4, 2013, đã đặt
thành chủ đề lớn "Capitalism and Inequality", tôi sẽ bàn sau. Sau
thượng đỉnh An ninh nguyên tử thế giới ở Ba Lan, vụ Putin cướp đoạt
Crimea còn đang nóng hổi, TT Obama bay qua Rôma thăm Đức GH Phanxicô để
bày tỏ sự ngưỡng mộ của ông về ý thức, thái độ và hành động của Ngài đối
với bất công và chủ nghĩa Tư bản. TT Obama lẩm bẩm ca ngợi Ngài
"incredible". Thế giới đã và đang chuyển biến. Vậy mà Putin và Nga Sô
lại đi ngược chiều hướng lịch sử với tham vọng trở về thời Sô Viết Lênin
và Nga hoàng. Đảng cầm quyền của Putin đang dấy lên phong trào trở về
thời "Nga Sô vẻ vang". Ngày 9-4 nhóm dân biểu hạ nghị viện Duma thân cận
của Putin đã đưa cựu TBT Gorbachev ra tòa truy tố về "tội" đã làm cho
Liên bang Sô Viết sụp đổ. Tự Nga Sô qua Putin, đảng cầm quyền và Duma đã
quá hạ thấp mình. Hoa Kỳ đương nhiên lại thống lĩnh ý thức mới đi về
hướng công bình xã hội. Chẳng biết công bình đến đâu, có hay không có
nhưng ít nhất Uncle Sam đã công bình với Ukraine và ở Á Đông!
TÌNH BẠN GIÓ MƯA MỸ - HOA
Quan
hệ bang giao Hoa Kỳ và Trung Cộng khi nóng khi lạnh ("on-off") được mô
tả là bạn thời tiết "weather friends". Nhưng chưa bao giờ như cuộc đối
đầu căng thẳng giữa 2 ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Hoa vào ngày
8-4-2014 tại Bắc Kinh. Trong cuộc họp báo chung, 2 ông rất lạnh lùng,
không một nụ cười. Hai bên ý kiến và quan điểm hoàn toàn trái ngược về
cuộc tranh chấp Nhật - Trung ở biển Hoa Đông. Đài VOA loan tin "Bộ
trưởng quốc phòng Mỹ - Trung thách thức nhau về chính sách khu vực"
(VOA, 4-9-2014). Theo AFP, "BT Hagel chỉ trích mạnh mẽ thái độ hiếu
chiến của TQ về đảo Điếu Ngư (Senkaku) tranh chấp với Nhật". Theo báo Cờ
sao sọc của QĐ Mỹ từ đầu năm đến nay, phản lực cơ TQ 840 cất cánh
nghênh cản máy bay Nhật trên vùng trời khu vực Hoa Đông tăng 567 lần so
với năm ngoái. BT Hagel cũng tố cáo TQ không thể đơn phương qui định
vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển Hoa Đông. Ông nhấn mạnh Hoa Kỳ
phải bảo vệ Nhật Bản theo hiệp ước an ninh chung. Tướng Thường Vạn
Toàn, Bộ trưởng QP TQ, phản bác lại cũng rất gay gắt, ông cho rằng TQ
không bao giờ nhượng bộ hay hy sinh chủ quyền dân tộc. Tướng Toàn phát
biểu hoàn toàn đúng nhưng ông đã quên mất rằng chủ quyền của TQ ở Biển
Đông là do TQ cướp đoạt của các nước trong vùng từ VN đến Phi Luật Tân,
Mã Lai Á và Brunei. Hoàng Sa và Trường Sa là của VN từ những ngàn năm.
Tướng Toàn đầy hãnh diện nói: "Quân đội vũ trang TQ luôn luôn cảnh giác. TQ đủ khả năng giành chiến thắng".
Nhưng chiến thắng với ai? Nhật Bản? Phi? Mã Lai Á? Với Nhật Bản vẫn là
một vấn đề lớn! Tương quan lực lượng TQ và Nhật về số lượng, bộ binh và
hải quân đã quá chênh lệch, Nhật bị TQ đè bẹp ngay! Khoan khoan! Chiến
tranh thời đại này, khoa học quân sự và kỹ thuật chiếm ưu thế áp đảo!
Chưa nói đến Mỹ. Hãy so sánh tay ba: TC, Nhật và
Đài Loan. Khoa học và kỹ thuật của TC chưa có gì mới lạ, hầu hết là phó
bản của Nga Sô cải tiến. TC tự hào nếu Mỹ có F.35 tàng hình thì TC đã
có tiêm kích J.20 tàng hình, nhưng hỡi ôi, J.20 vừa cất cánh thì siêu
ra-đa của Đài Loan đã hiện rõ trên màn ảnh J.20 cất cánh từ đâu, bay về
hướng nào! Không một phản lực cơ nào của TC cất cánh từ đất liền phóng
ra vùng đảo Điếu Ngư mà ra-đa Nhật Bản không khám phá ra ngay tức khắc,
đủ thời gian phản lực cơ Nhật phóng tới nghênh cản! Bắc Kinh đã hiểu rõ,
chỉ một Đài Loan thôi, ngày nay không cần vũ khí tự vệ mà đã chuyển hẳn
qua vũ khí tấn công với các giàn hỏa tiễn Patriots chống hỏa tiễn của
TC hướng về Hoa Lục.
Năm 2012, các không đoàn tác chiến của Đài Loan
với phản lực Tưởng Kinh Quốc tự chế tạo theo F.16 của Mỹ có thể phóng
sâu vào nội địa Hoa Lục. Trận bão Hải Yến năm ngoái ở Phi đã chứng tỏ
sức mạnh tiếp vận của không quân Đài Loan, ngay tuần đầu sau trận bão,
các vận tải cơ khổng lồ C-130 đã đáp xuống Phi với các chuyến hàng đầy
đồ cứu trợ gồm thực phẩm và thuốc men. Ngay sau đó, TQLC Đài Loan, không
võ trang đã đổ bộ lên bờ biển Phi tương tàn với đầy xác người để cấp
cứu và chôn cất! Trong 3 ngày công du Bắc Kinh, TC mời BT Hagel đến thăm
Liêu Ninh với hải quân công xưởng vĩ đại của TC. BT Hagel được mời lên
HKMH Liêu Ninh.
Dịp
này, TC biểu diễn siêu phản lực J-15 hạ cánh và cất cánh trên sân bay
HKMH Liêu Ninh. Nhìn dáng J-15 thì thật đáng sợ, 2 chiếc J-15 lên, xuống
ngon lành. Nhưng J-15 hiện đại nhất của không quân TQ lại được chế tạo
theo mẫu Mig-35, đời phản lực thứ 5 của Nga. Chính Bắc Kinh đã nhìn nhận
như vậy. Mig-35 của Nga có thể coi tương đương với F.35 tàng hình của
Mỹ sẽ bán cho Nhật (và cả Đài Loan) không? Theo giới chuyên gia viện
chiến lược Luân Đôn thì không. Vả lại theo thông lệ từ thời Liên Xô,
phản lực Mig 21 đến Mig 29, 31 bán cho TC không phải là Mig nguyên bản
của Nga, nghĩa là Nga còn giữ lại một bộ phận tối tân cơ mật nào đó.
HKMH Liêu Ninh nay đã thuần thục di hành trên
đại dương nhưng BT Hagel lên thăm tàu sân bay vẫn còn trống trơn. Theo
tin Đài Bắc, cho đến nay, TC vẫn còn loay hoay, chưa thiết trí được hệ
thống an toàn sân bay để bảo đảm cho các máy bay đậu được an toàn trên
đại dương khi gặp các trận siêu bão tố. Năm 2012, Nhật đã cho hạ thủy
chiếc HKMH trực thăng (khoảng 35 chiếc), dự trù năm 2015 sẽ cho ra khơi.
Bắc Kinh lại mới la ó, Nhật Bản cho phép các công ty chế tạo vũ khí để
xuất cảng. Ngày 1-4 vừa qua, Thủ tướng Nhật Abe ký lệnh, tránh không gọi
là vũ khí mà gọi né tránh là "xuất cảng trang thiết bị". Abe kín đáo,
"bán trang thiết bị quốc phòng" cho các nước bạn nằm dọc theo con đường
biển vận chuyển dầu hỏa và khí đốt cho Nhật Bản mà không phải là mối đe
dọa cho hòa bình và an ninh thế giới! Bán cho ai? Danh sách đầu tiên là
Phi Luật Tân, VN, Brunei và Mã Lai.
TƯƠNG QUAN CÁC BÊN
Nếu nói tương quan lực lượng trên trận liệt mới ở Á Đông - TBD thì đã phân định rõ rệt như sau:
1. Một bên là TQ phải nói là vĩ, vĩ đại với diện
tích bao la như ta đã thấy, với 1357 triệu dân gồm 56 dân tộc lại chia
ra 167 hệ tộc. Thí dụ khu tự trị Choang (dòng Bách Việt, Quảng Tây)
khoảng 17 triệu dân (15 triệu năm 1995) lại chia ra 20 tộc hệ. Dân tộc
Nùng khoảng 8 tộc hệ. Giải phóng quân và các lực lượng ND võ trang
khoảng 7 triệu (GP 3 triệu), chưa kể dân phòng và công an.
2. Một bên là Mỹ và các nước vệ tinh của Mỹ, dẫn
đầu là Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, xuôi nam là Úc Đại lợi,
Tân Tây Lan (2 nước này bao giờ cũng son sắt trong khối văn minh
Anglo-Saxons với Mỹ và Canada).
Như quí độc giả đã rõ: Mỹ ràng buộc với Nhật,
Nam Hàn và Phi bằng các hiệp ước an ninh hỗ tương. Thí dụ TC tấn công
một hải đảo nào của Phi là Mỹ can thiệp ngay bằng quân sự. Đó là nghĩa
vụ chung. Còn Đài Loan vẫn được mô tả là một HKMH của Hoa Kỳ. Mỹ có bổn
phận bảo vệ Đài Loan bằng một đạo luật 1979 do quốc hội Mỹ thông qua.
Cho đến hôm nay, chỉ một Đài Loan và TC đối đầu nhau, dù "lấy thịt đè
người" chưa chắc TC có thể ăn sống nuốt tươi Đài Loan. Khi Mỹ bán cho
Đài Loan chiến hạm hiện đại Aegis, TC khó mà có thể vượt qua eo biển Đài
Loan. Khi chính phủ Đài Bắc "phi quân sự" nghĩa là giải tỏa các căn cứ
quân sự phòng thủ các đảo Kim Môn, Mã Tổ đã đủ tỏ Đài Loan tự tin như
thế nào.
MỸ - TRUNG VẪN SON SẮT!
Sẽ không xảy ra chiến tranh ở Á Đông vào thời
này do nhiều điều kiện tất yếu mà không bên nào muốn, không dám gây
chiến, có chăng chỉ là đấu võ mồm. Làm ăn trước đã. Dù Hoa - Mỹ căng
thẳng, Mỹ vẫn phải bảo vệ Hoa Lục một cách vô hình, giản dị đây là đất
hứa của Tư bản Mỹ. Hơn 20 năm qua, các đại công ty Mỹ đã "cắm sào đón
khách" ở Hoa Lục. Trở lại lịch sử, nửa thế kỷ sau thứ 19, chính Mỹ đã
giúp nhà Mãn Thanh chống nội loạn. Chính Mỹ đã trực tiếp tham dự vào
cuộc kháng chiến chống xâm lược Nhật từ năm 1934 đến 1945, với cả 2 phe
Quốc và Cộng. Xin đừng ảo tưởng Mỹ - Hoa sẽ "đánh nhau". Cả 2 phải sống
với nhau, nương tựa vào nhau. Sống như thế nào, đó là nguyên nhân chính
để hai bên không ưa nhau, chống nhau, tưởng như sẽ đập chết nhau đến
nơi. Sau khi hội họp với tướng Thường Vạn Toàn và phái đoàn tướng lãnh
TC, Bộ trưởng Hagel đến thăm CT Tập Cận Bình lại tay bắt mặt mừng.
Hơn ai hết họ Tập phải biết tường tận cái yếu
cái mạnh, cái bất toàn bất cập cuả đảng và nhà nước CHNDTH hôm nay: to
con lớn xác, oai hùng lẫm liệt nhưng châu thân lục phủ ngũ tạng đã chất
ngất độc tố và bệnh tật nan y. Họa môi trường ô nhiễm là đại họa của TQ
đã kéo dài triền miên hơn 30 năm qua, càng ngày càng trầm trọng. Trong
tình huống hôm nay khó có động lực ghê gớm nào phá sập được chế độc độc
tài toàn trị của TQ nhưng chính nó, do nó và chỉ có nó mới làm cho nó
sụp đổ từng mảng rồi toàn diện. Đó là họa ô nhiễm môi trường trên toàn
cõi Hoa Lục và ô nhiễm tinh thần trong xã hội TQ.
Theo phúc trình mới nhất của LHQ, quý đầu năm
2014 này, môi trường TQ bị ô nhiễm nhất toàn cầu, thiệt hại về kinh tế
lên đến 1000 tỷ USD, 1000 nhà máy nhiệt điện chạy than sản xuất 70% điện
lực toàn quốc, TQ đã sử dụng 50% tổng sản lượng than đá toàn cầu. Theo
số liệu của bộ y tế Bắc Kinh, năm ngoái đã có 500,000 người thiệt mạng
do ô nhiễm. Theo phúc trình của viện y tế "Health Effect Institute" năm
2010, TQ có 1.2 triệu người chết vì các bệnh do ô nhiễm. Trong 5 năm
qua, cứ một phút ở TQ lại có một chiếc ô tô ra đời, số bụi ô nhiễm một ô
tô nhả ra theo tiêu chuẩn là 2 microgram gọi là "hạt siêu bụi" mà ở Bắc
Kinh số hạt siêu bụi thả ra là từ 500 đến 1000 microgr. Theo phúc trình
MIT "Damages from air pollution in China", từ năm 2005 đến 2010 tăng
gấp 3 theo tiêu chuẩn. Tính đến năm 2025, số người ung thư phổi ở TQ sẽ
là một triệu người một năm. Chết đã vậy, thiệt hại về tài chính mới
khủng khiếp. Đầu năm nay, UBND thành phố Bắc Kinh với 20 triệu dân đã
cho biết, năm 2013 ngân sách thủ đô phải chi ra 15 tỷ ND tệ hay 2 tỷ $US
để khắc phục ô nhiễm. Tháng 2, 2014, Bắc Kinh chìm trong sương mù ô
nhiễm (màu vàng, nhiễm độc chất dầy đặc) y như đợt sương mù ô nhiễm bao
phủ thủ đô tháng 1-2010. Với tình huống như thế, TC ngày nay liệu có đủ
sức mạnh nội lực để mở ra một mặt trận gọi là "bảo vệ chủ quyền dân tộc"
của một đại cường suốt dọc Á Đông TBD không? Trận liệt bao la ấy có thể
tóm tắt trong một cảnh vực đơn giản như sau: TQ và Nhật Bản xoay quanh
vùng đảo Điếu Ngư - TQ và ĐNA xoay quanh Biển Đông, Hoa Kỳ nghiễm nhiên
thành một ông xếp lớn quân cảnh MP với 60% toàn lực không hải quân và
TQLC đứng đó.
Nghiễm nhiên, Phi Luật Tân được đẩy ra hàng đầu
đầy thách đố Bắc Kinh. Ngày 11-4 vừa qua, bộ ngoại giao Phi đưa ra lời
tuyên bố dạy khéo Bắc Kinh về đạo lý của nước lớn qua vụ Phi đưa Bắc
Kinh ra tòa án quốc tế La Hague để gọi là "thuyết phục đạo lý TQ" trước
sự chiếm đoạt đảo phi pháp của TQ. Tiếp theo Phủ tổng thống Phi trên 2
đài truyền hình ABS và CBN, phát ngôn viên của Phi gần như thóa mạ Bắc
Kinh, nói rằng "Các lời tuyên bố của TQ từ trước đây (về chủ quyền Biển
Đông) đã không dựa trên luật pháp quốc tế".
Ngày 24-4 tới đây, TT Obama đến Nhật rồi đến
Manila, Nhật và ĐNA coi như một biến cố lớn. Quả thực thập niên 1950,
Mao Trạch Đông đã làm cỗ sẵn "Đại Hán bành trướng bá quyền" rồi mời
Uncle Sam qua Obama đến ăn!
Dù vậy, VN sẽ lãnh hậu quả! Bắc Kinh sẽ tiếp tục
bám chặt VN để giữ vững vị trí chiến lược ở Biển Đông. Tội nghiệp cho
các ông con Trời, không phải để đương đầu với "đế quốc Mỹ" mà lại đương
đầu với đảo quốc Phi Luật Tân. Tóm lại Uncle Sam đã đẩy Phi ra tuyến đầu
đọ sức với TQ "Có ngon, chơi đi"! Đó là cái thế mà Bắc Kinh kẹt to.
Chính trị Mỹ có câu rất tiêu chuẩn: Chính trị là diễn xuất (Politics is
acting)! Hagel đến Bắc Kinh đưa ra lời gián tiếp cảnh cáo các chư tướng
TQ trước khi TT Obama đến Tokyo và Manila.
HÀ NHÂN VĂN
0 comments:
Post a Comment