Sự kiện thủ tướng Hàn Quốc từ chức sau thảm họa chìm phà Sewol khiến
chúng ta không khỏi ngậm ngùi trước số phận của hàng trăm trẻ em Việt
Nam tử vong do dịch sởi.
Nhiều điều có thể được nêu ra để so sánh giữa hai sự kiện đầy thương tâm
này. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm video trên tôi đã buộc phải thừa nhận
rằng: sẽ thật là khập khiễng nếu so sánh giữa thủ tướng Hàn Quốc Chung
Hong-won và bộ trưởng y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến. Liệu có thể so
sánh giữa cái có và cái không có được hay chăng?
Tại một đất nước dân chủ như Hàn Quốc, việc từ chức và xin lỗi nhân dân
đã trở thành một nét văn hóa, đạo đức của những người làm chính trị. Bản
lĩnh của một vị lãnh đạo dân cử chính là danh dự và trách nhiệm trước
nhân dân.
Còn tại Việt Nam, văn hóa từ chức bị thay thế bằng những thủ đoạn chạy
chức; việc xin lỗi nhân dân cũng vì thế mà trở thành đổ lỗi cho dân.
Bảnh lĩnh của những quan chức đảng cử có khi là những phát ngôn bố láo
và khả năng trơ mặt ra trước búa rìu dư luận.
Quan chức cộng sản được dạy phải học tập và làm theo tấm gương rất xấu của ông Hồ Chí Minh.
Từ năm 1945 đến 1969, trong suốt 24 năm ở đỉnh cao quyền lực, ông Hồ Chí Minh chỉ duy nhất một lần khóc lóc 'xin lỗi' nhân dân sau vụ thảm sát 'cải cách ruộng đất'.
Từ năm 1945 đến 1969, trong suốt 24 năm ở đỉnh cao quyền lực, ông Hồ Chí Minh chỉ duy nhất một lần khóc lóc 'xin lỗi' nhân dân sau vụ thảm sát 'cải cách ruộng đất'.
Dù vậy, đến khi vào lăng Ba Đình, ông Hồ vẫn không dám nhận trách nhiệm
về cái chết của ân nhân mình là bà Nguyễn Thị Năm – người đã bị chính
ông đấu tố bằng bút danh C.B.
Một tội ác diệt chủng chống lại loài người như cải cách ruộng đất, nhưng chỉ cần những giọt nước mắt cũng có thể giúp ông tại vị đến trọn đời.
Một tội ác diệt chủng chống lại loài người như cải cách ruộng đất, nhưng chỉ cần những giọt nước mắt cũng có thể giúp ông tại vị đến trọn đời.
Những học trò 'xuất sắc' của ông, điển hình như là bộ trưởng y tế Nguyễn
Thị Kim Tiến đã bắt chước ông qua việc chây lỳ giữ ghế, bất chấp làn
sóng phẫn nộ của người dân yêu cầu từ chức.
Đến khi dư luận giận dữ sau cái chết của hàng trăm trẻ em, ông thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng mới buộc phải chỉ đạo dập tắt dịch sởi. Lúc này, nhân
dân mới hoảng hốt nhận ra mình đang sống ngay giữa đại dịch sởi.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến là tiến sỹ y tế, còn ông Nguyễn Tấn Dũng là cựu y tá quân y theo đảng đến nay đã 53 năm.
Bà Tiến đổ lỗi dịch sởi bùng phát mạnh là do người dân không chịu tiêm vaccine – hóa ra là lỗi tại dân. Chưa đủ thuyết phục, bà còn đổ lỗi cho thời tiết nóng bức – suy ra là lỗi tại trời. Và tất nhiên, lỗi không phải tại bộ y tế!
Nếu tất cả mọi tội lỗi là tại nhân dân, thì hãy cứ thẳng tay mà cách chức nhân dân. Nếu nhân dân đã không hoàn thành nhiệm vụ chống dịch sởi thì hãy tước luôn nghĩa vụ được đóng thuế của nhân dân.
Bà Tiến đổ lỗi dịch sởi bùng phát mạnh là do người dân không chịu tiêm vaccine – hóa ra là lỗi tại dân. Chưa đủ thuyết phục, bà còn đổ lỗi cho thời tiết nóng bức – suy ra là lỗi tại trời. Và tất nhiên, lỗi không phải tại bộ y tế!
Nếu tất cả mọi tội lỗi là tại nhân dân, thì hãy cứ thẳng tay mà cách chức nhân dân. Nếu nhân dân đã không hoàn thành nhiệm vụ chống dịch sởi thì hãy tước luôn nghĩa vụ được đóng thuế của nhân dân.
Trọng
0 comments:
Post a Comment