Chu chi Nam
Nhiều nhà trí thức quốc nội cũng như hải ngọai,
nhiều chính khách và quan sát viên quốc tế cho rằng Việt Nam hiện nay
phải làm cách mạng, chứ không thể cải cách. Ðây cũng là quan điểm của
tôi, hơn thế nữa tôi còn cho rằng làm cách mạng hiện nay không nhất
thiết phải bạo động, đổ máu, mà có thể hòa bình, như đã xẩy ra ở Liên Xô
và các nước Ðông Âu . Chúng ta hãy cùng nhau xem xét cách mạng là gì,
cách mạng khác cải cách ở chỗ nào và làm thế nào để thực hiện cách mạng ở
Việt Nam.
I) Cách mạng là sự thay đổi sâu rộng và mau lẹ,
thường là bạo động nhưng không nhất thiết, lên cơ chế chính trị, giai
tầng lãnh đạo và trật tự xã hội của một quốc gia. Theo định nghĩa trong
tự điển thì cách mạng (revolution) là một sự đảo lộn quay vòng đổi hướng
để chuyển sang một vòng mới.
Với định nghĩa này, người ta tự hỏi : Tại sao phải làm cách mạng ở Việt Nam hiện nay ? Tòan dân Việt Nam hiện nay phải đứng lên làm cách mạng vì những lý do sau đây :
* Dân Việt phải thay đổi cơ chế chính trị Việt
Nam hiện hành, vì cơ chế này dựa trên tư tưởng Hồ chí Minh và lý thuyết
Mác Lê. Theo diều 4 của Hiến Pháp hiện hành Việt Nam : « Ðảng Cộng
sản Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng
Hồ chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. » Chúng ta thấy lý thuyết Mác Lê thì đã lỗi thời, bị vứt bỏ ở mọi nơi, ngay cả ở quốc gia sinh ra nó là Ðức và Nga ; tư tưởng Hồ chí Minh thì không có.
Ðiều này chính ông Hồ thú nhận, vào lúc còn trẻ, năm 1920, khi ông dự
Hội Nghị Tours ở Pháp, ông còn không phân biệt nổi Ðệ Nhị và Ðệ Tam Quốc
Tế Cộng Sản, ông còn chế riễu không biết có Ðệ Nhị Rưỡi hay không, theo
lời ông nói trong quyển Cuộc Ðời Hồ chí Minh, mà tác giả là Trần dân
Tiến, lại chính là ông. Người ta có thể nói lúc đó ông còn trẻ ; nhưng
sau này vào năm 1960, trả lời phỏng vấn một ký giả tờ báo Nga xô Sụ Thật
(Le Pravda), ông cũng nhắc lại là ông chẳng có tư tưởng gì cả, đã có
Mác, Ăng Ghen, Lê nin và Mao nghĩ hộ. Ông nói: “Tôi không có tư tưởng ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lênin” . Ngay cả những người có dịp gặp ông, như ông Nguyễn Trấn cũng kể lại Hồ chí Minh thường nói : « Tôi chẳng có tư tưởng gì cả. Tôi chỉ là người thực hành. Lạt mềm buộc chặt. »
Cơ chế chính trị hiện nay của Việt Nam dựa trên một sự ảo giác là cái
tư tưởng không hề có của Hồ chí Minh, và trên một cái gì đã lỗi thời là
lý thuyết Mác-Lê. Vì vậy chúng ta phải thay đổi cơ chế chính trị này.
** Dân Việt cũng phải thay đổi giới lãnh đạo đương thời, vì họ «vừa bất tài, vừa bất lực, vừa bất lương»,
theo lời ông Ðại tá Phạm quế Dương, cựu Tổng Biên Tập tạp chí Nghiên
Cứu Lịch sử Quân đội Nhân dân. Theo nhà văn Dương thu Hương, thì :«Dân Việt dù có mù chữ cũng thấy mặt giới lãnh đạo cộng sản vừa tối tăm, vừa ngu dốt ! » Bà còn nói tiếp gần đây khi được phỏng vấn bởi một đài truyền hình Úc : «
Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam cực kỳ thấp hèn và gian ác. Chúng đã
dùng quyền lực để đàn áp dân, bòn rút của cải dân. Tôi không thể chấp
nhận được giới lãnh đạo này. » Theo tướng Trần Ðộ, Phó Chủ Tịch Quốc Hội, Ủy Viên Chính Trị Ðòan Quân Cộng Sản ở miền Nam trước đây, thì : «Cộng sản Việt Nam độc tài hơn cả Tần thủy Hòang và dã man hơn cả Hitler ». Vì vậy nên phải thay đổi giai tầng lãnh đạo này, nếu muốn cứu dân, cứu nước.
*** Dân Việt còn phải thay đổi trật tự hiện hành, vì trật tự này là một trật tự bất công chưa từng có trong lịch sử Việt nam.
Việt nam hiện nay là một trong 10 nước nghèo đói
nhất thế giới. Theo báo Le Monde - Bilan du Monde-edition 2004, thì
tổng sản lượng của Viet Nam là 34,9 tỷ $, sản lượng tính theo đầu người
hàng năm là 430$. Theo báo Le Nouvel Observateur-Atlas Eco-2003, thì sản
lượng hàng năm tính theo đầu người là 398$, đứng vào hàng thứ 186 trong
227 nước, trong đó có khỏang 40 nước quá nhỏ như Monaco, Tòa Thánh
Vatican v.v.., trong khi đó sản lượng tính theo đầu người hàng năm của
Nam Han là 10 172$, Ðài loan 14 093$, Thái Lan 1867$ ; để bắt kịp Thái
Lan, ngay dù với mức tăng trưởng hiện nay la 7,5%, Việt Nam phải mất 33
năm. 400$ đó là trung bình, nhưng vào tháng 11 năm 2003, tờ báo Lao Ðộng
xuất Bản ở Việt Nam có đăng một cuộc nghiên cứu của Bộ Lao động, Xa
hội, thì ở những vùng hẻo lánh như Cao Bắc Lạng, Cao Nguyên Trung phần,
các tỉnh xa xôi miền Nam, thì người dân không có đến 3$ một tháng để
sống, tức không đầy 36$ một năm. Từ đó chúng ta có thể nói có những
người không có 10 cents một ngày để sống, trong khi đó con ông cháu cha
tiêu tiền vứt qua cửa sổ, một đêm có thể tiêu xài hai ba ngàn $, có thể
đánh bạc mất đi cả 100 000$. Có những ông lớn, con ông lớn không muốn
đánh bạc ở Việt Nam, sang tận Ma Cao, Las Végas. Một nhân viên của Hội
Ðồng Mậu dịch Mỹ Việt ở Hà Nội tiết lộ rằng từ 80 đến 100 cán bộ cộng
sản cao cấp có tài sản từ 300 triệu tới hàng tỷ $, đảng cộng sản Việt
Nam là một trong những đảng có tài sản lớn nhất thế giới, trên 20 tỷ $.
Ngòai ra một cựu chiến binh Hoa Kỳ sang khảo sát 3 tuần ở Việt Nam, để
tính việc đầu tư thương mại, cho biết rằng quyết định cho phép chuyển ra
nước ngòai trên 500 000$ đã tạo cơ hội cho các cán bộ cao cấp chuyển
tiền ra nước ngòai. Ông còn cho biết thêm một viên chức cao cấp về hưu
của Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam tiết lộ có vào khỏang 700 triệu phú và
tỷ phú Việt Nam, mà phần lớn là ủy Viên Bộ chính Trị, Trung Ương đảng và
công chức cao cấp. Ðó là trật tự vô cùng bất công của xã hội Việt Nam
hiện thời. Người dân Việt phải đứng lên để đạp đổ trật tự này, để xây
dựng một trật tự mới, công bằng hơn.
II) Cách mạng khác cải cách ở chỗ nào ? Nhiều
người cho rằng chỉ cần những cải cách ở việt Nam, tức là thực hiện
những thay đổi nhỏ. Ðiều này sai, và chỉ đúng với những nước đã có cơ
chế chính trị tốt, giới lãnh đạo giỏi do dân bầu ra, trật tự xã hội
tương đối công bằng, chẳng hạn như Hoa Kỳ hay những nước phát triển
khác, người ta chỉ cần những tu chính cho hiến pháp, thay đổi một vài
người lãnh đạo chứ không phải cả một giai tầng, người ta chỉ cần tìm
cach cải thiện trật tự xã hôi. Trong khi đó ở Việt Nam, thì phải làm
cách mạng vì cơ chế chính trị, đó là bản hiến pháp dựa trên tư tưởng Hồ
chí Minh thì không có, trên lý thuyết Mác Lê thì đã lỗi thời, chủ trương
độc khuynh, độc đảng, độc đóan, độc tài, trong khi chúng ta đang sống
trong một kỷ nguyên tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, vì tòan giới
lãnh đạo quá bất tài, vì trật tự quá bất công. Chúng ta co thể ví một
quốc gia như một con tàu. Nếu con tàu đi đúng hướng, đòan thủy thủ có
tài, trật tự trên con tàu tương đối công bằng, thì chúng ta chỉ cần một
vài sửa đổi nhỏ, đó là cải cách. Trong khi một con tàu, hướng đi sai,
đòan thủy thủ bất tài, trật tự trên tàu thì bất công, chúng ta bắt buộc
phải làm những thay đổi lớn, từ hướng con tàu, đòan thủy thủ và trật tự.
Ðó là cách mạng.
III) Cách mạng phải chăng là tạo cảnh nồi da xáo thịt ? Có
người nói rằng nếu chúng ta làm cách mạng ở Việt Nam thì chúng ta lâm
vào cảnh nồi da xáo thịt, vô trị, Thập Nhị Sứ Quân. Thật ra thì hiện nay
dưới chế độ cộng sản, dân Việt mới đang sống cảnh nồi da xáo thịt, Thập
Nhị Sứ Quân. Cảnh 70 đến 80% dân Việt bị bệnh không dám đi bác sĩ hay
nhà thương do chính báo cộng sản công bố, vì phải vay mượn hay phải bán
nhà bán cửa để trả, cảnh đĩ điếm đầy đường, ma túy khắp nơi, cảnh xuất
cảng lao động, chợ trời bán người, đưa đất nước dật lùi vào thời nô lệ ;
đấy mới chính là cảnh nồi da, xáo thịt, cảnh giết người không có chiến
tranh, không có tiếng súng. Nếu làm cách mạng chấm dứt những cảnh đó,
chính là chấm dứt cảnh nồi da xáo thịt.
Hiện nay các ông huyện ủy, tỉnh ủy cộng sản tha
hồ bóc lột dân chúng, thông đồng với gian thương, mafia ngọai quốc, nhập
cảng hàng lậu, giết chết nền kinh tế non trẻ Việt Nam, nhập cảng ma
túy, làm hủy họai tuổi trẻ, sức khỏe dân chúng, miễn là không đe dọa
quyền hành trung ương; nếu chúng ta làm cách mạng chấm dứt tình trạng
này, chính là chúng ta chấm dứt nạn Thập Nhị Sứ Quân đang hòanh hành ở
Việt Nam, mà người dân ai cũng biết.
IV) Mục đích của cách mạng Việt Nam : Cách mạng độc lập cứu quốc và Cách mạng dân chủ kiến quốc.
Cách mạng độc lập cứu quốc
Có thể nói từ thời Tự Ðức, khi chiến thuyền Pháp
và Y Pha Nho đánh phá cửa Ðà Nẵng năm 1858, rồi 6 năm sau đó chúng ta
ký Hòa uóc Patenôtre 1864 tới nay, đất nuóc chúng ta chưa có độc lập.
Chúng ta tuong đối có độc lập là ở miền Nam vào thời Ðệ Nhất Cộng Hòa từ
năm 1954 tới năm 1963, còn truóc đó và cho tới nay là hoàn toàn không
có độc lập. Chính quyền cộng sản ngay từ khi cuóp chính quyền, ngày
19/8/1945, đã hoàn toàn lệ thuộc cộng sản quốc tế, tự nhận làm con chốt,
tay sai cho chính sách bành truóng của cộng sản quốc tế, truóc đó là
Liên Sô, sau khi Liên Sô sụp đổ, thì ngày nay lệ thuộc Trung Cộng. Chúng
ta cũng có thể nói đất nuóc chúng ta chưa bao giờ có một giai tầng lãnh
đạo hèn hạ và lệ thuộc ngoại bang như giới lãnh đạo cộng sản. Ngay cả
Lê chiêu Thống và Mạc đăng Dung ngày xưa cũng không hèn hạ như vậy. Họ
không tự nhiên dâng đất nhuọng biển cho Tàu.
Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam, truóc đó thì
chửi Tàu thậm tệ, sau khi Liên So sụp đổ, muốn theo Tàu, Tàu đã khinh
bỉ, đã đòi giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam phải di bộ sang « triều
cống», thế mà họ vẫn làm vào năm 1992, ngay sau khi Liên Sô sụp đổ vào
năm 1991. Ðất nuóc chúng ta ngày hôm nay là hoàn toàn lệ thuộc Tàu,
không những về ngoại giao, mà còn cả về kinh tế và văn hóa. Hàng hóa
Trung Cộng hiện nay tràn ngập thị truòng Việt Nam, theo nhiều nhà chuyên
viên, quan sát kinh tế, thì ít nhất là 50% mặt hàng ở Việt Nam là của
Trung Cộng, điều đáng buồn hơn nữa là những mặt hàng này, không được
nhập cảng chính thức, mà do các ông vua con cộng sản, huyện ủy, tỉnh ủy,
ăn hối lộ của gian thương Tàu, chuyển vào Việt Nam, làm chết nền kinh
tế Việt Nam. Không những bị lệ thuộc về ngoại giao, kinh tế mà còn cả về
văn hóa, phim ảnh, bài hát Trung Cộng, Ðài Loan, Hồng Kông, Nam Hàn
tràn ngập thị truòng Việt Nam. Hỏi những em bé ở Việt Nam tên những vị
anh hùng, hay ca sĩ, tài tử Việt Nam, nhiều khi nó không biết, nhưng hỏi
tên ca sĩ Hồng Kông, tài tử Ðại Hàn, thì nó thuộc nằm lòng. Nguy cơ
Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Cộng do sự cai trị hèn hạ và ngu
dốt của giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam là một điều có thật.
Bởi lẽ đó dân Việt phải đứng lên lật đổ chế độ
cộng sản hiện nay, để làm một cuộc cách mạng độc lập cứu quốc, giành lại
chủ quyền về tay dân tộc.
Cách mạng dân chủ kiến quốc
Nhân dịp khánh thành Hội nghị Pháp ngữ, tổ chức tại Hà nội vào năm 1992, Tổng thống Pháp F. Mittérand đã tuyên bố : «Dân chủ, tự do là mảnh đất mầu mở cho phát triển kinh tế nẩy mầm. »
Sau đó 8 năm, nhân chuyến thăm viếng Việt nam, năm 2 000, Tổng thống Mỹ
Bill Clinton đọc một bài diễn văn ở Ðại học Hà nội, có nói :«Ðừng
nghĩ một nhà trí thức hay một nhà báo viết một bài văn hay bài báo chỉ
trích hay khong đồng quan điểm với chính quyền là họ phản hay có âm mưu
lật đổ chính cuyền. Việc này rất là thường ở những nước tự do dân chủ.
Họ không những không có âm mưu lật chính quyền, mà còn chỉ bảo chính
quyền, làm những việc có lợi cho quốc gia dân tộc». Ðó là những bài học mà người ta muốn dạy giới lãnh đạo Việt Nam, thế mà giới này cho tới nay vẫn không chịu học.
Thật vậy, dân chủ quả thật là mảnh đất mầu mở
cho phát triển kinh tế nẩy mầm, vì chúng ta đang sống ở kỷ nguyên văn
minh tri thức, điện tóan. Những phát minh, sáng kiến, điện tóan đóng một
vai trò chủ yếu trong kinh tế, trong trong tất cả các khâu của sản xuất
kinh tế từ lúc lập hãng xưởng đến lúc sản xuất và bán ra thị trường. Sự
giàu có của một quốc gia ngày hôm nay ít được tính qua những hầm mỏ nằm
trong lòng đất, đất rộng, dân đông, mà nằm trong khối óc con người, dân
tộc đó có một cơ chế dân chủ không, có một giới lãnh đạo biết giúp đỡ
dân, biết mở mang dân trí, tạo ra nhiều phát minh, sáng kiến không. Nói
một cách khác đi là mô hình tổ chức nhân xã vào thế kỷ này là mô hình tự
do, dân chủ, vì chỉ có tự do, dân chủ, những ý tưởng, tư tưởng, những
công trình nghiên cứu mới được lưu chuyển dễ dàng, mới có phát minh sáng
kiến.
V) Những cuộc cách mạng lớn ở thế giới :
- cách mạng độc lập cứu quốc và dân chủ kiến quốc Hoa Kỳ 1776,
- cách mạng dân quyền Pháp 1789, cách mạng Nga 1917,
- cách mạng lật đổ cộng sản ở các nước Ðông Âu.
Cuộc Cách mạng độc lập cứu quốc và dân chủ kiến quốc Hoa Kỳ :
Ðây là cuộc cách mạng, theo tôi nghĩ, thành công
nhất trong lịch sử nhân lọai cho tới ngày hôm nay, vì nó đã mang lại
độc lập cho Hoa Kỳ, đưa nước này thóat khỏi thuộc địa của Anh ; đồng
thời nó đã tạo dựng nên nền móng dân chủ, là một trong những nguyên do
chính, nếu chúng ta không muốn nói là nguyên do chính, đưa đến sự cường
mạnh của Hoa Kỳ ngày hôm nay.
Cuộc
cách mạng này lúc đầu bắt nguồn từ những cuộc phản đối sưu cao, thuế
nặng, mang hình thức hợp pháp, sau đó mang hình thức bạo động, như vụ
thảm sát ở Boston năm 1770. Họp thành Ðại Hội ở Philadelphie năm 1774,
theo ý kiến của Benjamin Franklin, người có công trong việc sọan thảo
Hiến Pháp Hoa Kỳ, những Ðại biểu của những Dân tộc thuộc địa đã sọan
thảo một bản Tuyên Ngôn về Thuế má. Sau một vài thắng lợi quân sự của
những người chống lại chế độ thuộc địa ở Massachussettes, họ sọan thảo
bản Tuyên bố Ðộc lập, mà sọan giả chính la Thomas Jefferson, được công
bố vào ngày 4/7/1776. Những người nổi dậy, dưới sự lãnh đạo của Georges
Washington, được sự giúp đỡ của Pháp với quân đội tình nguyện của
Lafayette, và quân đội chính qui của Rochambeau, đã thắng quân đội Anh ở
Yorktown vào năm 1781. Hai năm sau, qua Hiệp Ước Versailles, nước Anh
công nhận Hoa kỳ độc lập. Ðại Hội Philadelphie sọan thảo Hiến Pháp Hoa
Kỳ, công bố vào ngày 17/7/1787, mà người tổng thống đầu tiên là G.
Washington nhậm chức vào năm 1789. Cuộc cách mạng Hoa Kỳ bắt đầu bởi
những đòi hỏi đơn giản và thiết thực của người dân, không có tham vọng
cao siêu như cuộc cách mạng Pháp và Nga, không được hướng hướng dẫn bởi
những người làm chính tri chuyên nghiệp như cuộc cách mạng Nga, nhưng
tính về hậu quả của nó, cuộc Cách mạng Hoa Kỳ là cuộc cách mạnh thành
công nhất cho tới nay trong lịch sử nhân loai.
Cách mạng Nhân Quyền Pháp 1789
Ðây là một cuộc Cách mạng Nhân quyền và Dân
Quyền, vì bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền hiện nay là lấy trong bản
Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Cách Mạng Pháp. Cũng như quyền tự quyết của
các dân tộc cũng từ đó mà ra.
Nguyên nhân sâu xa của cuộc Cách mạng Pháp 1789
là tư tương tự do, dân chủ của những người như J.J Rousseau (1718-1778),
Montesquieu (1689-1755), Voltaire (1694-1778), Diderot (1718-1784) và
những người làm ra Bách Khoa tự Ðiển mà người đứng đầu là Diderot. Thêm
vào đó là nạn mất mùa , mà 80 % dân Pháp là nạn nhân. Các hãng xưởng bị
đình trệ vì thiếu tiền đầu tư, gây ra thất nghiệp. Dân chúng nghèo khổ,
nổi lên chống sưu cao, thuế nặng, chống lại đặc quyền, đặc lợi của giới
quí tộc, tăng lữ và những người có quyền thế. Nguyên nhân gần là hội Tam
Ðiểm (Franc Maçon), vì phần lớn những người chủ trương cách mạng lúc
bấy giờ đều thuộc trong hội này, người chủ tịch không ai là công tước
Orléans, em ruột của vua Louis XVI. Ý muốn của công tước là đi đến một
chế độ quân chủ lập hiến, cộng hòa. Những người quan trọng của cách mạng
phải kể Lafayette, cánh tay mặt của công tước Orléans, Marat,
Grouchy,Tayllerand, Condorcet, Danton. Ðây là một cuộc cách mạng bộc
phát từ dân, không phải do một đảng chính trị nhà nghề thực hiện như
cuộc cách mạng Nga 1917. Có thể nói đến vai trò của hội Tam Ðiểm, nhưng
đây cũng chỉ là một hội văn hóa triết học, chứ không phải là một đảng
chính trị như đảng của Lénine.
Cuộc
Cách mạng Pháp có kết quả tốt là đã nói lên được những quyền căn bản
của con người và của các dân tộc, nhưng cũng có những kết quả xấu đó là
đã quá kéo dài, giết quá nhiều người và sinh ra cảnh cách mạng “ăn thịt
con”, như giết nhà giáo dục kiêm kinh tế gia Condorcet, lúc đầu rất có
công và là một trong những người chính của cách mạng, chương trình giáo
dục của ông đã chủ trương một nền giáo dục hướng thượng, nhân bản, tiến
bộ, khoa học và đại chúng. Cách mạng còn giết thêm những người nổi tiếng
như nhà bác học Lavoisier, được coi như cha đẻ của ngành hóa học hiện
đại, chính ông đã phân tích nước ra thành hydrogène và oxygène. Có người
đã khóc ông : « Chỉ cần 3 giây đồng hồ đã làm rơi đầu Lavoisier
xuống đất ; nhưng để tạo một bộ óc như Lavoisier, nước Pháp phải cần đến
3 trăm năm, và có thể chưa chắc đã tạo ra ! »
Cách mạng cộng sản Nga 1917
Nhiều người lầm tưởng đây là một cuộc cách mạng
từ dân nổi lên ; nhưng thực sự, đây chỉ là một cuộc đảo chánh, mà người
cầm đầu là Trotsky. Lợi dụng được chính phủ Dân chủ xã hội của Kérenski
ân xá, Lénine đã được Bộ Tổng Tham Mưu Ðức đưa từ Thụy sĩ về, tới
Pétrograd ngày 17/4/1917. Sở dĩ Ðức đưa Lénine về cướp chính quyền vì
Lénine chủ trương hòa bình bằng bất cứ giá nào với Ðức. Chúng ta nên nhớ
lúc đó là vào cuối Ðệ Nhất Thế Chiến, trận chiến trở nên vô cùng ác
liệt, Ðức không thể đảm đương một lúc 2 mắt trận, Ðông Bắc và Tây Nam,
vì vậy đã dồn vào mặt trận Tây Nam, muốn ký hòa ước với Nga, nên đã giúp
Lénine đủ mọi phương tiện, nhất là tiền bạc để cướp chính quyền. Người
dùng tiền do Lénine đưa cho, huấn luyện một đội quân đảo chánh, đó là
Trotsky. Ðêm ngày 6, rạng mồng 7/11/1917, những người cộng sản, dưới sự
hướng dẫn của Ủy Ban Quân Sự Cách mạng, được thành lập trước đó không
lâu, đứng đầu bởi Trotsky, đã nổi lên cướp các công sở, trước sự lãnh
đạm và thờ ơ của dân. Vào 6 giờ chiều, đàn em của Trotsky oanh tạc lâu
đài Mùa Ðông (palais d'Hiver), vào 8g40, chính quyền Kerenski bỏ trốn.
Hội đồng Ủy viên nhân dân được thành lập,
- Chủ tịch : Lénine,
- Ủy viên Ngọai giao : Trotsky,
- Ủy viên về Vấn đề Dân Tộc Thiểu số : Staline.
Thực ra cuộc cách mạng gọi là cộng sản của Nga
sô chỉ là một cuộc đảo chính, được thực hiện bởi những người đấu tranh
chính trị, cách mạng, khủng bố nhà nghề như Lénine, Trotsky và Staline,
được hướng dẫn bởi một ý thức hệ không tưởng là lý thuyết của Marx, vừa
phản khoa học, phản kinh tế, mà những người đồng thời của Marx ở những
nước Tây phương như Ðức, chẳng hạn 2 người cùng đấu tranh, cùng là bạn
của Marx, là sáng lập viên của đảng dâ chủ Xã hội Ðức hiện nay, ông
Lassalle và Bernstein, đã nhìn thấy sai lầm của lý thuyết Marx.
Nhưng tiếc thay những người như Lénine, Staline,
Mao, Hồ không thấy, cứ nghĩ đây là lý thuyết khoa học, tân tiến, khi có
chính quyền, thì áp dụng bằng bất cứ giá nào, lâm vào cảnh “đẽo chân để
đi vừa giày”, qua những vụ bãi bỏ quyền tư hữu như Marx chủ trương,
đánh tư bản, mại sản, gây ra biết bao đau thương cho nhân lọai.
Ðây là cuộc cách mạng mà kết quả tai hại nhất,
với gần 100 triệu nạn nhân như quyển sách Quyển Sách Ðen về Chủ nghĩa
Cộng sản (Le Livre noire du Communisme) của S. Courtois và một số sử gia
Pháp thực hiện.
Cách mạng giật sâp chế độ cộng sản ở Liên Sô và các nước Ðông Âu
Người ta có thể nói những cuộc giật sập những
chế độ cộng sản từ Nga sô qua Ðông Ðức, Tiệp Khắc, tới Ba lan, cũng là
những cuộc cách mạng, vì nó đã thay đổi cơ chế chính trị, đi từ độc
khuynh, độc đảng qua đa khuynh, đa đảng ; từ kinh tế tập trung qua kinh
tế thị trường ; đã thay đổi giai tầng lãnh đạo, giới lãnh đạo trước đi
từ đảng cộng sản, ngày nay, đi từ nhiều đảng khác nhau, người dân đã có
quyền hòan tòan xử dụng tự do lá phiếu của mình ; và đã thay đổi trật tự
xã hội, trật tự ngày hôm nay công bằng hơn, kinh tế phồn thịnh hơn.
Tiêu biểu là 3 cuộc cách mạng Liên Sô, Tiệp Khắc và Ba Lan.
-- Cuộc cách mạng Liên Sô là do Gorbatchev và
Boris Eltsine, một người là đương kim Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Sô,
một người là Ủy viện Bộ Chính trị, với sự cộng tác của giới trí thức mà
tiêu biểu là nhà bác học Sakharov. Gorbatchev ý thức được sự sai lầm
của lý thuyết Mác Lê, sự bế tắc của chế độ cộng sản, đã đưa ra chính
sách Tái Cấu Trức (Le Pérestroika) và chính sách Trong Sáng (Le
Glasnost) để sửa sai chế độ. Nhưng người giật sập chế độ cộng sản chính
là Boris Eltsine.
-- Cuộc Cách Mạng Nhung ở Tiệp Khắc do một số
trí thức của nhóm Hiến Chương Prague 1979 chủ trương, mà người cầm đầu
là nhà viết kịch Vaclas Havel. Do tình hình thế giới biến đổi, do những
cuộc biểu tình của người dân trong hòa bình, Quốc Hội đương thời đã họp,
biểu quyết sửa đổi Hiến Pháp, chấp nhận bầu cử tự do, chế độ đa khuynh,
đa đảng, thả ông Havel ra khỏi tù, sau đó ông đã được bầu làm tổng
thống.
-- Cuộc cách mạng ở Ba lan do Công Ðòan Ðòan kết
Solidarnost cầm đầu với một công nhân thợ điện Lech Walesa làm chủ
tịch, có sự hậu thuẫn của giới trí thức như nhà sử học Gérémek, sự yêm
trợ của giới lãnh đạo Thiên chúa giáo và của Tòa Thánh La Ma, vì Ðức
Giáo Hòang Jean Paul II là người Ba Lan. Cuộc đấu tranh giữa Phe Cách
Mạng và Phe Bảo Thủ Cộng sản cũng có nhiều lúc khó khăn, có một vị linh
mục đã bị giết, sau đó thì đi đến Hội Nghị Bàn Tròn 2 bên. Cuối cùng phe
Bảo Thủ đã nhượng bộ, chịu nguyên tắc tổ chức bầu cử tự do. Lech Walesa
thắng cử được bầu lên tông thống, nhưng sau đó ông đã thất cử, một
người cựu đảng viên đảng cộng sản, đã thắng cử và hiện là đương kim tổng
thống, ông Alexandre Kwanieswski.
VI) Phải chăng cách mạng tất yếu phải là bạo động ?
Có nhiều người cho rằng hễ cách mạng thì phải là
bạo động, đi đến chém giết, chiến tranh. Ðây là một sự lầm lẫn và cũng
là luận điệu của một số trí thức cộng sản bênh vực chế độ, đưa ra để hù
dọa dân, để cố tình kéo dài một chế độ phản dân, hại nước. Chúng ta nhìn
3 cuộc cách mạng lớn ở trên thế giới và những cuộc cách mạng giật sập
những chế độ cộng sản ở Nga và Ðông Âu, thì cuộc cách mạng đẫm máu nhất
là cuộc cách mạng Pháp. Cuộc cách mạng Hoa Kỳ có chết chóc là vì chiến
tranh với đế quốc Anh. Chính cuộc cách mạng không đẫm máu, trong thời kỳ
cách mạng, và xảy ra mau lẹ vì là một cuộc đảo chính, đó là cách mạng
Nga, vì thực sự đây chỉ là một cuộc đảo chánh. Hậu quả của cuộc cách
mạng này mới đẫm máu khủng khiếp, vì theo ý thức hệ của Marx chủ trương
bãi bỏ quyền tư hữu, đánh tư bản mại sản, chủ trương đấu tranh giai cấp,
bạo động lịch sử, gây ra nội chiến, tương tàn.
Ngược
lại, tất cả những cuộc cách mạng gần đây, không theo lý thuyết Mác Lê,
chúng ta không thấy một cuộc cách mạng nào mà hậu quả đẫm máu. Trường
hợp Ðông Ðức va Tây Ðức là điển hình. Không những không đẫm máu, mà dân
Tây Ðức còn giúp đỡ tận tình dân Ðông Ðức cho tới ngày hôm nay. Một bằng
chứng, ngay vừa mới thống nhất, thủ tướng Kohl của Tây Ðức lấy quyết
định cho 2 đồng tiền Ðông Ðức và Tây Ðức bằng giá, có nghĩa là giúp dân
Ðông Ðức giầu lên 7 lần, vì giá chính thức cũng như giá chợ đen trước đó
thì 1 đồng Mark Tây Ðức ăn 7 lần 1 đồng Mark Ðông Ðức.
VII) Làm thế nào để thực hiện cách mạng Việt nam ?
Bất cứ một chế độ độc đóan, độc tài nào, từ cổ
chí kim, từ đông sang tây, đều dựa trên 2 cột trụ chính. Ðó là bộ máy
công an kìm kẹp và bộ máy thông tin, tuyên truyền bưng bít, xuyên tạc sự
thật. Ðể đánh sập một chế độ độc tài, hãy nhằm vào 2 cột trụ này để đánh, bằng
cách này hay cách khác, mỗi người một hòan cảnh, một khả năng. Chế độ
càng độc tài bao nhiêu, thì khi 2 cột trụ này bị gãy, sức mạnh kiến trúc
càng nặng nề, càng dễ sập và sập mau lẹ. Ðiển hình gần đây là chế độ
độc tài cộng sản Ðông Ðức, đây là một chế độ có một bộ máy công an khủng
khiếp nhất thế giới, có một bộ máy thông tin tuyên truyền tinh vi nhất
thế giới, được cộng sản Việt Nam ca tụng là thiên đàng của thế giới cộng
sản. Thế mà khi Egon Krenk lên chức Tổng Bí Thư đảng cộng sản, thấy quĩ
quốc gia trống rỗng, sang Liên sô xin viện trợ. Liên Sô lúc bấy giờ của
Gorbatchev cũng bị khủng khỏang kinh tế, không thể thỏa mãn yêu cầu của
Ðông Ðức, chính Egon Krenk tuyên bố : «Ðông Ðức là con đẻ của chiến tranh lạnh, của Liên Sô, nay Liên Sô không chịu giúp, thì phải chết !» Chỉ
một vài tháng sau, Ðông Ðức sụp đổ. Chúng ta phải hiểu để duy trì 2 bộ
máy trên thì phải có tiền bạc, nay không có, thì 2 bộ máy đó tan rã, đưa
đến sụp đổ chế độ.
Nhưng người ta tự hỏi : «Như vậy mà tại sao cộng
sản Việt Nam không sụp đổ vào những năm 90 ? » Ðể trả lời câu hỏi này
một cách rõ ràng, chi tiết, xin Quí Vị xem bài của tôi, với bút hiệu
Trực Ngôn hay Chu chi Nam, đăng trên báo www.conong.com hay
diendandanchu.net, mang tựa đề : «Tại sao cộng sản Việt Nam không sụp đổ vào những năm cuối 80, đầu 90, mà có thể sụp đổ ngày hôm nay ? » Ở đây tôi xin trả lời ngắn gọn : «Cộng
sản Việt nam còn tồn tại một phần lớn là tại Cộng Ðồng người Việt hải
ngọai !» Tại sao như vậy ? Vì Cộng Ðồng chúng ta gửi về một năm hơn 3 tỷ
đô la, trong khi đó ngân sách quốc gia của cộng sản, trước đây chỉ có 9
tỷ, mới lên 11 tỷ năm 2003, như vậy là chúng ta đã cung cấp 1/3 hay gần
1/3 ngân sách quốc gia. Thêm vào đó những người bị bạo quyền
xuất cảng lao động gửi về từ 1,5 đến 1,7 tỷ. Cộng lại là gần nửa ngân
sách quốc gia, chúng dùng tiền này để duy trì hai cột trụ chính để nâng
đỡ chế dộ, đó là bộ máy công an và kìm kẹp. Nếu chúng ta gửi bớt về, ít
du lịch về Việt Nam. Chúng ta chỉ gửi khi tối cần, chúng ta chỉ về khi
bất đắc dĩ hay về để đấu tranh âm thầm, chứ không về để áo gấm về làng,
về để tìm thú vui trên thân những em bé chưa đủ thành niên, về ăn một tô
phở mà có cả chục đứa bé đứng bên cạnh để ăn đồ thừa. Nếu mỗi người
Việt chúng ta ở hải ngọai làm được như vậy, thì sự sụp đổ chế độ cộng
sản Việt nam sẽ đến rất nhanh. Ðây cũng là điều mà đảng Dân chủ của Hoa
Kỳ nghĩ tới. Vào năm 1996, khi ký Hiệp ước bình thường hóa bang giao
kinh tế thương mại với Việt Nam, tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố :
«Tiến trình bình thường hóa kinh tế thương mại với các nước Ðông Âu đã
giúp những nước này tìm thấy dân chủ và tự do. Tôi hy vọng rằng tiến
trình bình thường hóa kinh tế và thương mại với Việt Nam sẽ giúp dân tộc
Việt Nam tìm thấy dân chủ và tự do.» Bình thường hóa để kinh tế các
nước độc tài lệ thuộc kinh tế các nước Tây phương. Nhưng đến lúc phải
ngừng buôn bán, giúp đỡ, để có một cuộc khủng khỏang kinh tế, kéo theo
một cuộc khủng khỏang chính trị, để đưa đến sự sụp đổ của chế độ. Phải
chăng đây là lúc Hoa Kỳ cùng các nước Tây Phương nhận thấy cần phải
ngưng buôn bán và giúp đỡ cộng sản Việt Nam. Phải chăng đó là lý do của
Ðạo luật Nhân Quyền H.R.427, kết án cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền
và đàn áp tôn giáo, được chấp nhận ở Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ, rồi sau đó
426 Nghị sĩ Âu Châu cũng đồng thanh, không một phiếu chống, không một
phiếu trắng, chấp nhận một đạo lïuật mà nội dung cũng giống như đạo luật
H.R 427 . Ðó cũng chính là nội dung của Chương trình Bầu cử tổng thống
Hoa Kỳ năm 2004 của đảng Dân Chủ. Trong Bản Cương Lĩnh đưa ra chính thức
cho cuộc tranh cử chức vụ Tổng thống Hoa kỳ năm 2004 tới đây của đảng
Dân Chủ, tại trang 29 từ câu 57 đến 61, trong phần chính sách tại Á
châu, ghi rõ : “Hỗ trợ mạnh mẽ nguyện vọng của nhân dân Việt nam về nhân
quyền, tự do, dân chủ, và tiếp tục đặt vấn đề về nhân quyền đối với
Việt nam. Ðặt các điều kiện dành cho quốc gia tối huệ quốc đối với Việt
Nam khi có sự tiến bộ về tình trạng nhân quyền có hợp tác nhiều hơn của
Hà Nội trong các chương trình người mất tích và trao đổi hài cốt ». Theo
báo Calitoday thì Văn phòng đảng Dân Chủ ở Californie : Ðảng Dân chủ
đồng ý với quan niệm rằng muốn chống khủng bố thì phải phát triển tự do,
dân chủ ; hiện nay tại Việt Nam chính Ðảng CSVN và những người cai trị
độc tài, độc đảng là khủng bố đối với dân họ. Nhân vật đảng Dân Chủ này
nói rằng:
|
Việt Cọng tiếc vì mất mấy trăm con bò sửa đang
nuôi dưỡng chúng trong tai nạn máy bay này |
«Từ đầu năm 2003 tới nay, những
người Mỹ tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới đã gửi
về nội địa Việt Nam tổng cộng 2,7 tỷ Mỹ kim. Số tiền này đã làm rảnh
tay cho giới cầm quyền Cộng Sản Việt Nam để họ tăng cường nỗ lực bắt bớ
đày ải các Tu Sĩ Phật Giáo, Công giáo, Tin Lành, Phật giáo Hòa hảo, cũng
như giam giữ không xét xử, hoặc xét xử bằng cách bịa đặt bằng chứng để
triệt hạ các nhà họat động nhân quyền, các nhà đối lập chính kiến tại
Việt Nam. » ( theo báo www.calitoday.com/news/ - ngày 25/11/2003).
Cuộc cách mạng độc lập cứu quốc và dân chủ kiến
quốc hiện nay đã hội đủ điều kiện khách quan : Dân chúng quốc nội chán
ghét cộng sản, tình hình thế giới chống khủng bố, đấu tranh cho dân chủ
nhân quyền đang thuận lợi, mỗi người Việt trong quốc nội cũng như ở hải
ngọai hãy cố gắng tận nhân lực, làm hết khả năng của mình, cố gắng đấu
tranh có đường hướng và có tổ chức, rồi số mạng sụp đổ của chế độ bạo
tàn cộng sản sẽ sớm tới với chúng ta .
Paris ngày 03/01/2004
Trực Ngôn Chu chi Nam
0 comments:
Post a Comment