Sau khi tung ra 2 bài báo bịa đặt và vu khống các thành viên của Mạng
Lưới Blogger Việt Nam tổ chức cà phê Nhân Quyền lần 3, và bị vạch trần (1), Báo Khánh Hòa lại ngây ngô viết thêm một bài viết ngây ngô khác với những câu viết ngây ngô như "...cớ
sao mà các nhà “cà phê nhân quyền” này lại tự nhận cho mình cái trách
nhiệm là đấu tranh bảo vệ nhân quyền trong việc phản đối công an bạo
hành, một việc làm giống như cố gắng xông vào một căn phòng với cánh cửa
đã mở rất rộng? Họ có ngộ nhận về vai trò của họ trong bảo vệ nhân
quyền không?"
Trong bài báo được đăng tải vài ngày trước đây Lộ bộ mặt lừa đảo của kẻ luôn tự xưng là "người đấu tranh cho dân chủ báo
Khánh Hòa vu khống chị Ngô Thị Ánh Tuyết và Trần Thị Tâm là thân nhân
của anh Ngô Thanh Triều bị chết trong đồn công an đã “nổi sung” dẫn đến
cãi vã, lời qua tiếng lại với các thành viên của MLBVN vì các thành viên
này thất hứa. Điều này đã bị chính chị Tuyết công khai phản bác bằng
chính lời nói có ghi âm của chị. (1)
Lần này, sau khi... lộ bộ mặt lừa đảo điển hình của truyền thông lề đảng, báo Khánh Hoà trong bài viết Sự ngộ nhận có chủ ý của các nhà "cà phê nhân quyền (2)
đã quay sang biện minh cho hành vi công an giết người và lên án người
dân trong việc phản đối hoặc góp phần cải thiện tệ trạng công an giết
người bằng hai thí dụ ở Hoa Kỳ.
Để "bàn về việc làm của các nhà "cà phê
nhân quyền" có thực sự là hành động bảo vệ nhân quyền hay là sự ngộ
nhận về nhân quyền một cách có chủ ý?" báo Khánh Hoà viết (2):
"Thứ nhất, luật pháp của Việt Nam cũng
như các nước trên thế giới đều nghiêm cấm cảnh sát dùng nhục hình đối
với người dân. Tuy nhiên, cảnh sát cũng là con người. Trong lực lượng
cảnh sát ở đâu trên thế giới cũng có một bộ phận khi thi hành công vụ có
xu hướng lạm dụng quyền lực, xử lý hơi thái quá với đối tượng trấn áp."
Ở đâu cũng có một bộ phận xấu. Tuy nhiên, luật pháp mỗi nước mỗi khác và
mức độ áp dụng luật pháp để nghiêm trị những thành phần xấu có khác
nhau. Ở Việt Nam, khi đảng cầm quyền xác định công an là thanh gươm và lá chắn của chế độ
thì đối tượng phục vụ của công an là đảng cộng sản chứ không phải là
người dân. Luật pháp Việt Nam do đảng đưa ra, tuỳ nghi áp dụng. Và vì
công an bảo vệ đảng nên pháp luật của đảng đương nhiên đứng về phía công
an. Do đó, tình trạng lộng hành của công an tại Việt Nam không giống,
và tồi tệ hơn rất nhiều so với các quốc gia khác.
Sau khi biện minh cho sự giống nhau về hành vi giết người, công an Việt cũng giống như cảnh sát các nước, Báo Khánh Hoà thay vì lên án bộ phận xấu này thì quay sang lên án chung những người dân phản đối tệ trạng này bằng 2 thí dụ ở Mỹ:
"Mỹ là quốc gia hàng năm vẫn thực hiện
báo cáo đánh giá tình hình nhân quyền của các quốc gia khác trên thế
giới. Thế nhưng cảnh sát của Mỹ có thực sự không dùng bạo lực với đối
tượng không? Hẳn các nhà “cà phê nhân quyền” còn nhớ vụ bạo động ở Los
Angeles ngày 29-4-1992. Khi ấy một tòa án xử trắng án cho 4 cảnh sát
trong khi một đoạn video cho thấy các cảnh sát này từng đánh Rodney
King, một người Mỹ gốc Phi. Hàng nghìn người phản đối quyết định của tòa
án và bạo loạn nổ ra ở khắp Los Angeles trong vòng 6 ngày. Cướp bóc,
tấn công, đốt phá, giết người tràn lan trong thời điểm trên. 53 người
chết và hơn 2.000 người bị thương, hàng trăm ô tô bị đốt cháy. Người ta
nhận định, bạo động ở Los Angeles là vụ lớn nhất nước Mỹ kể từ những năm
1960.
Hay là vụ bạo động nổ ra ở thành phố
Oakland, bang California ngày 12-7-2010 sau khi thẩm phán kết tội
Johannes Mehserle, sĩ quan cảnh sát da trắng phạm tội ngộ sát trong vụ
bắn chết Oscar Grant - một thanh niên da đen không vũ trang khi anh đang
nằm úp mặt xuống tại sân ga Oakland. Trong cuộc biểu tình phản đối này,
ít nhất hàng chục doanh nghiệp bị thiệt hại, những cửa kính ngân hàng
bị đập vỡ, lửa cháy khắp nơi và một quả bom nhỏ nổ gần một đồn cảnh
sát..."
Và sau đó hỏi: "Những thông tin này,
trong thời đại số hóa này, ai cũng có thể kiểm chứng được! Các nhà “cà
phê nhân quyền” nói sao về điều này?"
Báo Khánh Hoà đã gian manh đồng hoá mọi sinh hoạt xã hội dân sự của công
dân các nước trên thế giới với 2 trường hợp biểu tình tại Los Angeles
và Oakland. Trong 2 sự cố riêng lẽ này, Báo Khánh Hoà lại gian manh đồng
hoá tất cả những công dân Hoa Kỳ tham gia vào cuộc biểu tình phản đối
với một số thành phần lợi dụng thời cơ cướp bóc, phá phách. Câu hỏi dành
cho các nhà "cà phê nhân quyền" cũng đã gian manh chụp mũ các thành
viên của MLBVN rằng tổ chức thảo luận về hiện tượng công dân Việt Nam bị
chết trong đồn công an sẽ dẫn đến tình trạng ở Mỹ đã được báo Khánh Hoà
diễn dịch, bóp méo.
Sau khi biện minh cho sự giống nhau về hành vi giết người, sau khi lên án chung chung những người dân phản đối tệ trạng này, bước "logic gian manh" kế của báo Khánh Hoà là: chuyện phát hiện giám sát là chuyện của báo đảng:
Thứ hai, phải khẳng định một điều rất
rõ ràng là, những vụ việc công an dùng nhục hình với dân bị đưa ra dư
luận từ trước đến nay đều là do báo chí phát hiện. Một điều chắc các nhà
“cà phê nhân quyền” đều hiểu là báo chí Việt Nam hoàn toàn do các cơ
quan tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội là chủ quản. Việt Nam không có
báo tư nhân. Như vậy chứng tỏ báo chí trong nước đã làm tốt chức năng
phát hiện, giám sát của mình và điều này luôn được Đảng và Nhà nước
khuyến khích. Các vụ việc khi được đưa ra đều được các cơ quan bảo vệ
pháp luật xét xử nghiêm minh. Chưa vụ nào thấy các blog hay trang mạng
của các nhà “cà phê nhân quyền” phát hiện và đấu tranh mà chỉ là té nước
theo mưa, “ăn theo” thông tin từ báo chí chính thống.
Báo Khánh Hoà thừa nhận báo chí trong nước là công cụ của đảng và Việt
Nam không có báo tư nhân. Vì thế, đừng lo! Không ai không biết truyền
thông đã được đảng ghi tên làm chủ. Nhưng đảng muốn độc quyền là một
chuyện, dân cho cho đảng độc quyền hay không là chuyện khác. Hãy nhìn
vào thực tế thông tin hiện nay để thấy đảng không còn khả năng độc quyền
mọi tin tức. Nếu không tin, lấy ngay một trường hợp liên quan đến vụ
việc đang xảy ra: báo nào, báo đảng hay báo dân đã đăng tải thông tin
chị Ngô Thị Ánh Tuyết lên tiếng vạch trần sự dối trá của báo Khánh Hoà.
Báo Khánh Hoà nói rằng "Chưa vụ nào thấy các
blog hay trang mạng của các nhà “cà phê nhân quyền” phát hiện và đấu
tranh mà chỉ là té nước theo mưa, “ăn theo” thông tin từ báo chí chính
thống.
Thưa rằng, mọi công dân Việt Nam đều có quyền sử dụng mọi thông tin,
nhất là từ các cơ quan dùng tiền thuế của dân - trong đó có Báo Khánh
Hòa - là "cơ quan của đảng bộ đảng cộng sản VN, tỉnh Khánh Hoà, tiếng nói của đảng bộ chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hoà".
Thưa rằng, rất nhiều vấn nạn xã hội ngày hôm nay đã được các blogger,
công dân Việt Nam phát hiện và thông tin. Nếu những nỗ lực này chưa đủ,
chưa mạnh, chưa phát triển như ở những nước khác thì đây - lý do được
xác định bởi chính báo Khánh Hoà: "báo chí Việt Nam hoàn toàn do các cơ quan tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội là chủ quản. Việt Nam không có báo tư nhân."
Báo Khánh Hoà đặt câu hỏi tiếp: "Như
vậy, cớ sao mà các nhà “cà phê nhân quyền” này lại tự nhận cho mình cái
trách nhiệm là đấu tranh bảo vệ nhân quyền trong việc phản đối công an
bạo hành, một việc làm giống như cố gắng xông vào một căn phòng với cánh
cửa đã mở rất rộng? Họ có ngộ nhận về vai trò của họ trong bảo vệ nhân
quyền không?"
Tại sao lại không? tại sao lại phải... cớ sao!?
Đấu tranh giải quyết những vấn nạn của xã hội là bổn phận và trách nhiệm
của mọi công dân. Báo Khánh Hoà có thể nào trích dẫn một điều luật nào
ngăn cấm công dân Việt Nam "tự nhận cho mình cái trách nhiệm là đấu tranh bảo vệ nhân quyền trong việc phản đối công an bạo hành"?
Và "cánh cửa đã mở rất rộng"?
Hỏi rằng: mở rất rộng CHO AI? Những cái đấm, tát, bắt lên xe, ngăn cấm
các blogger cùng nhau trao đổi một đề tài xã hội bởi công an Khánh Hoà
vào ngày 19 tháng 4, 2014 vừa qua là câu trả lời cụ thể nhất. Và "cánh cửa đã mở rất rộng" hình như chưa hẹp đủ nên báo Khánh Hoà - vừa cơ quan của đảng bộ đã phải đâm đầu vào cuộc với những bài báo như bài này.
___________________________________
Chú thích:
0 comments:
Post a Comment