Tác giả : Trần Khải
Trong tuần lễ naỳ, nhiều sự kiện về nhân quyền Việt Nam được chú ý tới.
Một lý do vì vài ngày nữa sẽ chính thức là ngày 11 tháng 5 cũng là Ngày
Nhân Quyền Việt Nam, theo luật ký hồi năm 1994 ký bởi Tổng thống Bill
Clinton.
Một bản tin từ Văn Phòng Đối Ngoại Hạ Viện Liên Bang (http://foreignaffairs.house.gov)
cho biết rằng, trong một buổi họp báo tổ chức hôm Thứ Tư 8-5-2013, Dân
biểu Ed Royce (Cộng Hòa, Californai), cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại
Hạ Viện, đã ký tên làm đồng bảo trợ cho Dự Luật Nhân Quyền VN.
Dự luật này soạn thảo bởi Dân biểu Chris Smith (Cộng Hòa, NJ) và được nhiều dân biểu khác đồng bảo trợ, như Frank Wolf, Zoe Lofgren, Alan Lowenthal… trong đó yêu cầu ngăn chận viện trợ phi nhân đaạ đối với VN nếu chính phủ CSVN không cải thiện chính sách về tù nhân chính trị và tôn giáo.
Ed Royce cũng ca ngợi điều khoản trongd ự luật về củng cố ảnh hưởng của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tại Việt Nam, mà ông nói đây là hìnht hức tự do báo chí duy nhất tại VN.
Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận bên lề buổi công bố Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013 — phỏng vấn Dân biểu Chris Smith.
Bản tin VOA ghi nhận:
“…Dân biểu này nói: “Những điểm chính trong dự luật lần này bao gồm việc ngưng các khoản viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam ở mức của năm 2012 cho tới khi nào có các tiến bộ quan trọng và nghiêm túc trong lĩnh vực nhân quyền, gồm có việc thả tù nhân chính trị và tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Ngoài ra, dự luật còn đề cập tới vấn nạn buôn người đang ngày càng xấu đi tại Việt Nam. Chúng tôi cũng kêu gọi Tòa Bạch Ốc liệt Việt Nam vào danh sách Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tự do tôn giáo”.
Nhà ngoại giao kỳ cựu người Mỹ, ông Grover Joseph Rees, là một trong những người lên phát biểu ủng hộ tại buổi lễ công bố.
Ông nói với VOA Việt Ngữ rằng mục tiêu chính của dự luật là thu hút sự chú ý, nhất là tại Thượng viện, về những gì đang thực sự xảy ra tại Việt Nam.
Cựu đại sứ nói: “Tôi nghĩ rằng năm nay dân biểu Chris Smith hy vọng rằng Thượng viện quan tâm nhiều hơn nữa để thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam, thay vì chỉ có chú trọng tập trung duy trì mối quan hệ thân cận với chính phủ nước này bằng mọi giá”.
Dự luật cần phải vượt qua Hạ và Thượng viện Mỹ trước khi chính thức trở thành luật.
Trong các năm trước, các dân biểu Hoa Kỳ đã thông qua dự luật gắn viện trợ của Mỹ với việc Việt Nam phải bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên, dự luật đã bị chặn tại Thượng viện.
Ông Smith bày tỏ hy vọng và lạc quan với VOA Việt Ngữ rằng dự luật lần này sẽ qua được Thượng viện.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức tại Thượng viện vì chúng tôi nghĩ rằng năm nay vấn đề nhân quyền ở Việt Nam còn tệ hơn năm ngoái và một năm trước nữa. Tình hình đã xấu đi một cách có hệ thống. Tôi đã làm việc về nhiều dự luật có liên quan tới nhân quyền. Nếu lần đầu tiên không được thông qua thì cứ phải tiếp tục thúc đẩy dự luật đó cho tới khi nào được thông qua thì thôi…”(hết trích)
Bản tin VOA cũng nhắc rằng, hồi tháng Tư, tại buổi điều trần về vấn đề nhân quyền và chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun nói rằng Washington nhận thấy còn nhiều việc cần phải làm ở các nước như Việt Nam nhằm bảo đảm rằng tất cả mọi công dân được hưởng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Trong khi đó, trên mạng Bauxite VN (http://boxitvn.blogspot.com/) nhà văn Thiện Tùng qua bài viết tựa đề “Giành quyền làm người” đã phân tích về trường hợp Việt Nam:
“…Hãy xem việc nói và làm của lãnh đạo VN sẽ nhận ra ngay:
Nói: Phát ngôn vi phạm Nhân quyền trở thành “chuyện hàng ngày ở huyện” trong giới lãnh đạo VN. Mới đây thôi, trong chuyến công du sang Ba Lan, ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, cán bộ cao cấp của Đảng CS VN – trả lời chất vấn với giới lãnh đạo Ba Lan về nhân quyền ở VN, đã nói: “…Việt Nam chúng tôi sẽ nới rộng nhân quyền” – sẽ là thì sắp tới, đang là thì hiện tại, đã là thì đã qua ? Như vậy ông thừa nhận nhân quyền ở VN: Đã siết, đang siết và sẽ nới rộng. Sẽ là đến khi nào hay không bao giờ?! Chắc là không bao giờ nếu còn giữ thể chế độc tôn.
Làm: Đã có biết bao người phải vào tù vì nói và viết ra chính kiến của mình. Là dân tộc VN sống trên đất nước của mình mà phải có hộ khẩu, phải khai báo tạm trú, tạm vắng, ra đường có đuôi “sao chổi” bám theo… Chỉ Đảng CSVN có quyền lập hội này hội nọ, được dùng ngân sách quốc gia trả lương cho các hội đó, ngoài ra không ai được phép lập hội hè gì cả. Từ khi đổi mới kinh tế, người dân mới được sở hữu những thứ linh tinh, còn những thứ then chốt như đất chẳng hạn thì Nhà nước nắm giữ, thao túng. Việc tham gia chính quyền phải theo thể thức “Đảng chọn Dân bầu”…”(hết trích)
Có vẻ như cuộc chiến nhân quyền vẫn còn nhiều gian nan. Đảng CSVN vẫn không chịu hòa giải với người dân, vẫn không lộ vẻ nhượng bộ gì về nhân quyền, vẫn giữ thái độ cứng rắn và bất chấp mọi áp lực.
Tại sao? Có phải, dưới mắt Đảng CSVN người dân không thuộc diện cần nhân quyền, nghĩa là người dân phải bị đối xử như sinh vật cõi khác.
Thật khó hiểu vậy.
Dự luật này soạn thảo bởi Dân biểu Chris Smith (Cộng Hòa, NJ) và được nhiều dân biểu khác đồng bảo trợ, như Frank Wolf, Zoe Lofgren, Alan Lowenthal… trong đó yêu cầu ngăn chận viện trợ phi nhân đaạ đối với VN nếu chính phủ CSVN không cải thiện chính sách về tù nhân chính trị và tôn giáo.
Ed Royce cũng ca ngợi điều khoản trongd ự luật về củng cố ảnh hưởng của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tại Việt Nam, mà ông nói đây là hìnht hức tự do báo chí duy nhất tại VN.
Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận bên lề buổi công bố Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013 — phỏng vấn Dân biểu Chris Smith.
Bản tin VOA ghi nhận:
“…Dân biểu này nói: “Những điểm chính trong dự luật lần này bao gồm việc ngưng các khoản viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam ở mức của năm 2012 cho tới khi nào có các tiến bộ quan trọng và nghiêm túc trong lĩnh vực nhân quyền, gồm có việc thả tù nhân chính trị và tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Ngoài ra, dự luật còn đề cập tới vấn nạn buôn người đang ngày càng xấu đi tại Việt Nam. Chúng tôi cũng kêu gọi Tòa Bạch Ốc liệt Việt Nam vào danh sách Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tự do tôn giáo”.
Nhà ngoại giao kỳ cựu người Mỹ, ông Grover Joseph Rees, là một trong những người lên phát biểu ủng hộ tại buổi lễ công bố.
Ông nói với VOA Việt Ngữ rằng mục tiêu chính của dự luật là thu hút sự chú ý, nhất là tại Thượng viện, về những gì đang thực sự xảy ra tại Việt Nam.
Cựu đại sứ nói: “Tôi nghĩ rằng năm nay dân biểu Chris Smith hy vọng rằng Thượng viện quan tâm nhiều hơn nữa để thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam, thay vì chỉ có chú trọng tập trung duy trì mối quan hệ thân cận với chính phủ nước này bằng mọi giá”.
Dự luật cần phải vượt qua Hạ và Thượng viện Mỹ trước khi chính thức trở thành luật.
Trong các năm trước, các dân biểu Hoa Kỳ đã thông qua dự luật gắn viện trợ của Mỹ với việc Việt Nam phải bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên, dự luật đã bị chặn tại Thượng viện.
Ông Smith bày tỏ hy vọng và lạc quan với VOA Việt Ngữ rằng dự luật lần này sẽ qua được Thượng viện.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức tại Thượng viện vì chúng tôi nghĩ rằng năm nay vấn đề nhân quyền ở Việt Nam còn tệ hơn năm ngoái và một năm trước nữa. Tình hình đã xấu đi một cách có hệ thống. Tôi đã làm việc về nhiều dự luật có liên quan tới nhân quyền. Nếu lần đầu tiên không được thông qua thì cứ phải tiếp tục thúc đẩy dự luật đó cho tới khi nào được thông qua thì thôi…”(hết trích)
Bản tin VOA cũng nhắc rằng, hồi tháng Tư, tại buổi điều trần về vấn đề nhân quyền và chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun nói rằng Washington nhận thấy còn nhiều việc cần phải làm ở các nước như Việt Nam nhằm bảo đảm rằng tất cả mọi công dân được hưởng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Trong khi đó, trên mạng Bauxite VN (http://boxitvn.blogspot.com/) nhà văn Thiện Tùng qua bài viết tựa đề “Giành quyền làm người” đã phân tích về trường hợp Việt Nam:
“…Hãy xem việc nói và làm của lãnh đạo VN sẽ nhận ra ngay:
Nói: Phát ngôn vi phạm Nhân quyền trở thành “chuyện hàng ngày ở huyện” trong giới lãnh đạo VN. Mới đây thôi, trong chuyến công du sang Ba Lan, ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, cán bộ cao cấp của Đảng CS VN – trả lời chất vấn với giới lãnh đạo Ba Lan về nhân quyền ở VN, đã nói: “…Việt Nam chúng tôi sẽ nới rộng nhân quyền” – sẽ là thì sắp tới, đang là thì hiện tại, đã là thì đã qua ? Như vậy ông thừa nhận nhân quyền ở VN: Đã siết, đang siết và sẽ nới rộng. Sẽ là đến khi nào hay không bao giờ?! Chắc là không bao giờ nếu còn giữ thể chế độc tôn.
Làm: Đã có biết bao người phải vào tù vì nói và viết ra chính kiến của mình. Là dân tộc VN sống trên đất nước của mình mà phải có hộ khẩu, phải khai báo tạm trú, tạm vắng, ra đường có đuôi “sao chổi” bám theo… Chỉ Đảng CSVN có quyền lập hội này hội nọ, được dùng ngân sách quốc gia trả lương cho các hội đó, ngoài ra không ai được phép lập hội hè gì cả. Từ khi đổi mới kinh tế, người dân mới được sở hữu những thứ linh tinh, còn những thứ then chốt như đất chẳng hạn thì Nhà nước nắm giữ, thao túng. Việc tham gia chính quyền phải theo thể thức “Đảng chọn Dân bầu”…”(hết trích)
Có vẻ như cuộc chiến nhân quyền vẫn còn nhiều gian nan. Đảng CSVN vẫn không chịu hòa giải với người dân, vẫn không lộ vẻ nhượng bộ gì về nhân quyền, vẫn giữ thái độ cứng rắn và bất chấp mọi áp lực.
Tại sao? Có phải, dưới mắt Đảng CSVN người dân không thuộc diện cần nhân quyền, nghĩa là người dân phải bị đối xử như sinh vật cõi khác.
Thật khó hiểu vậy.
0 comments:
Post a Comment