Thursday, May 30, 2013

Trang blog của Trương Duy Nhất đe dọa chế độ?


000_Hkg8180264-305.jpg
Một người dân uống cà phê và đọc báo trên mạng, hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam những năm gần đây
AFP photo


Sau khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt, ông Lê Hiếu Đằng có trả lời hãng truyền thông BBC Việt ngữ là việc bắt bớ này là một hành động nhằm trấn áp những người yếu bóng vía của nhà cầm quyền Việt Nam. Trong một bài tường trình của Mặc Lâm, RFA, về vụ việc này các ông Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến có uy tín và Phạm Chí Dũng một nhà báo tự do từng bị bắt vào năm ngóai, lại bán tín bán nghi về việc tranh chấp phe phái đã dẫn đến việc ông Nhất bị bắt, và cái nguyên nhân trực tiếp là việc ông Nhất tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm các vị lãnh đạo chính trị Việt Nam trên trang blog của mình. Trên không gian mạng thì luồng ý kiến đa số là ông Nhất bị rơi vào vòng xóay của cuộc tranh chấp phe phái.
Trong một lần trả lời phỏng vấn của chúng tôi, ông Trương Duy Nhất nói về trang blog của ông như sau,
“Trang của tôi là một trang tạo nên hiệu ứng tích cực trong xã hội.”
Ông cũng khẳng định rằng hình thức truyền thông qua mạng Internet hiện đang lấn lướt các lọai báo in. Quả thực Internet đã mang đến nhiều thay đổi về sự lưu chuyển thông tin trong xã hội và nhà cầm quyền không thể che dấu những sai lầm của mình một cách tòan vẹn. Mặt khác các chỉ trích của những ngừơi bất đồng chính kiến cũng nhanh chóng đến được với mọi người, nhất là những người có khả năng tiếp cận Internet.
Trang blog của ông Nhất đã chỉ trích nhiều vị lãnh đạo Việt Nam, chỉ trích nhiều chính sách hay quyết định sai lầm của chính phủ. Nhưng trang blog này không phải là trang blog duy nhất làm việc đó ở Việt Nam. Chắc hẳn mọi người còn nhớ trước đây có một trang blog của bà Hồ Thu Hồng cũng chỉ trích rất nhiều một số người đương chức đương quyền, và có lần ám chỉ cả đến thần tượng của chế độ là ông HCM. Nhưng chủ nhân trang blog này vẫn an tòan cho đến ngày nay. Nhiều trang blog cá nhân khác cũng nổi tiếng như vậy nhưng cũng không có việc gì xảy ra cho đến hôm nay.
Một số blogger đã bị cầm tù như Điếu Cày, Tạ Phong Tần của Câu lạc bộ nhà báo tự do. Nhưng các người viết blog này đã có những họat động thực tế khác bên ngòai không gian mạng như xuống đường phản đối Trung quốc. Và chính những họat động thực tế đó, tập hợp và xuống đường, là điều người cộng sản sợ nhất. Trong bài khảo luận “Làm gì?”, Lenin, ông tổ của cách mạng cộng sản có nói rằng những nhà cách mạng phải hiểu nhiệm vụ của mình là giúp cho người công nhân trở thành những người kích động, những nhà tổ chức và những người tuyên truyền. Đó chính là sự tập hợp đám đông mà người cộng sản đã từng làm và do vậy họ cũng rất sợ đến phiên những người khác sẽ làm như thế để chống lại họ.
Internet có làm được chuyện tập hợp và tổ chức đó hay không? Câu trả lời là có và nó đã xảy ra trong cuộc cách mạng Ả Rập gần đây. Nhưng dường như nó chưa làm được như vậy ở Việt nam, nơi có đại đa số dân chúng không tiếp cận với Internet và bị kiểm sóat cho đến làng xã, khóm ấp bởi hệ thống của đảng cộng sản.

Góc nhìn của Trương Duy Nhất

Trong một lần trao đổi với chúng tôi, anh Lê Thăng Long người khởi xướng phong trào con đường Việt Nam sau khi ra tù trong một vụ án được nhà cầm quyền gọi là tuyên truyền nhằm lật đổ chính quyền nhân dân cách đây bốn năm, nói với chúng tôi về những tiến bộ trong tự do ngôn luận gần đây như sau,
000_APH2001041144009-250.jpg
Một nhân viên văn phòng làm việc trong một công ty nhà nước bên cạnh một màn hình hiển thị trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam. AFP photo
“Những họat động như đòi sửa điều bốn Hiến Pháp, quân đội chỉ trung thành với nhân dân , sửa đổi luật đất đai, không thể được tha thứ trước đây. Những phản bác lại chỉ dừng ở thông tin đại chúng chứ không có những vụ bắt bớ hàng lọat xảy ra.”
Quả thật là những việc như vậy đã xảy ra và nó diễn ra ở trên mạng. Trong kỳ họp đang diễn ra hiện nay của quốc hội mà đại đa số thành viên là đảng viên đảng cộng sản, những người cầm quyền Việt Nam xem các sự kiện như Kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức, Tập hợp những công dân tự do đòi lập Hiến Pháp mới như nó chưa từng xảy ra. Điều thực sự được đại đa số dân chúng Việt Nam xem và nghe đều được chuyển tải qua hệ thống truyền thông khổng lồ của nhà nước.
Trở lại trường hợp ông Trương Duy Nhất, qua trang blog của Một góc nhìn khác, ông nêu rõ quan điểm của ông là ủng hộ những gì ông Nguyễn Bá Thanh, người đồng hương của ông thực hiện, và đồng thời ủng hộ ông này tiến vào Bộ chính trị, cơ quan quyền lực thực sự cao nhất ở Việt Nam. Sau khi ông Nguyễn Bá Thanh không vào được Bộ chính trị, ông Nhất đã cảm thán rằng, hịên tượng Nguyễn Bá Thanh là một hiện tượng đẹp.
Một nhà quan sát bên ngòai là Tiến sĩ Vũ Tường ở đại học Oregon, Hoa Kỳ có cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh được phe của ông Nguyễn Phú Trọng đưa vào Bộ chính trị trong kỳ đại hội trung ương 7 vừa rồi nhưng thất bại. Và sự kiểm sóat của phe đảng đã yếu thế hơn phe của chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm.
Chúng tôi biết ông Nhất người có liên quan chặt chẽ với các họat động chính trị trong nước ông hay tháp tùng các đoàn rất cao cấp để đi ra hải ngọai, ông ấy phải là người có liên hệ với các tổ chức chính trị cấp cao mới có vai trò như vậy.
-Ông Hà Sĩ Phu
Điểm lại những sự việc này, như tác giả Mặc Lâm trong bài viết mới đây, có thể nói rằng Internet làm cho mọi nỗ lực nhằm bít lỗ hổng tin tức về các tranh chấp nội bộ không thành công như xưa nữa. Nhưng ở Việt Nam dường như nó chỉ mới dừng lại ở đó. Việc bàn tán xôn xao về tranh chấp nội bộ này không phải mới, và không chỉ một mình ông Trương Duy Nhất bàn đến trên không gian mạng.
Ông Hà Sĩ Phu nhận xét về ông Trương Duy Nhất trong bài tường trình của tác giả Mặc Lâm như sau,
“Chúng tôi biết ông Nhất người có liên quan chặt chẽ với các họat động chính trị trong nước ông hay tháp tùng các đoàn rất cao cấp để đi ra hải ngọai, ông ấy phải là người có liên hệ với các tổ chức chính trị cấp cao mới có vai trò như vậy.
Đặc điểm thứ hai đặt vấn đề có phải ông ấy là người của một nhóm nào đấy hay không? Gần đây thì anh em cũng thấy một điều lạ là vai trò của ông Trương Duy Nhất lúc thì ủng hộ nhóm này nhưng có lúc lại ủng hộ nhóm khác.
Tiếp cận nhiều vị trí cao cấp trong chính trị, khi ủng hộ nhóm này, khi ủng hộ nhóm khác, dường như đây mới là nguyên nhân chính, chứ không phải việc bắt bớ này để đe dọa những người yếu bóng vía.

0 comments:

Powered By Blogger