Nam Nguyên, phóng viên RFA
Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai hôm
27/5 kêu gọi tạm hoãn việc sửa đổi Hiến pháp cho đến khi phục hồi những
quyền cơ bản của công dân như quyền trưng cầu dân ý, quyền tự do hội họp
và biểu tình, quyền lập hội.
Sửa đổi Hiến Pháp: một trò đùa lãng phí thời gian và tiền bạc
Quốc hội Việt Nam dành trọn ngày 27/5 cho các cuộc thảo luận ở tổ, phát biểu dài 15 phút của đại biểu Dương Trung Quốc được báo chí đưa lên mạng, thể hiện quan điểm là người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp.
Vietnam Net ghi nhận ý kiến của sử gia Dương Trung Quốc khá đầy đủ, vị đại biểu tỏ ra thất vọng qua nhận định “vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định là đã tập hợp tất cả ý kiến nhân dân. Đại biểu Dương Trung Quốc, cũng là một thành viên Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã ghi nhận một sự thật trần trụi: bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp thể hiện sự tiếp nhận tinh thần cởi mở, ý kiến đa chiều. Nhưng đến dự thảo cuối cùng tất cả các vấn đề mà ông Quốc gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như dự thảo ban đầu. Tuy ông Quốc không nói ra nhưng sự trở lại mức xuất phát bao gồm không bỏ điều 4 Hiến pháp, không ban hành Luật về Đảng Cộng sản, không đổi tên Nước, không bỏ qui định thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế.
“ Đó là một trò đùa lãng phí thời gian và tiền bạc của người dân của đất nước rất nhiều và tưởng rằng thế giới này người ta không biết. Rất là buồn nhưng phải cười…”
Theo Vietnam Net và Tiền Phong Online, Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh rằng, sửa đổi hay soạn thảo Hiến pháp là cả một cơ hội lịch sử, bởi nó sẽ chi phối hay điều chỉnh xã hội ít nhất trong vài chục năm. Không thể sửa Hiến pháp vì những cái trước mắt mà phải thông qua việc sửa đổi Hiến pháp có giá trị lâu dài.
Đại biểu Dương Trung Quốc tự nhận là ý kiến của ông hơi trái chiều,
theo đó có thể cần hoãn việc sửa đổi Hiến pháp, đồng thời sớm hồi phục
một số quyền cơ bản của công dân vốn bị treo trong các Hiến pháp từ 1946
cho tới nay. Sau đó có thể sửa đổi Hiến pháp một cách căn cơ. Về những
vấn đề đòi hỏi bức xúc của xã hội bây giờ, ông Quốc cho là có thể điều
chỉnh bằng một số văn bản luật.
Độc giả báo mạng VietnamNet có rất nhiều phản hồi để tán dương và ủng hộ quan điểm của Đại biểu Dương Trung Quốc, cũng như mong Quốc hội có thật nhiều những Đại biểu có tinh thần trách nhiệm với nhân dân như sử gia Dương Trung Quốc.
GSTS Nguyễn Thế Hùng từ Đà Nẵng nhận định:
Ý kiến nhân dân hay nhân danh nhân dân
Theo lời Đại biểu Dương Trung Quốc được VietnamNet trích thuật, vấn đề quan trọng nhất là phải giải quyết tình trạng mà ông gọi là “treo” Hiến pháp. Theo đó, những quyền để thực hiện quyền phúc quyết của người dân bị treo suốt 68 năm qua, hiến pháp 1946 và các Hiến pháp sau này đều có nói tới nhưng không có luật để thi hành. Đó là ba quyền căn bản, thứ nhất tự do hội họp và biểu tình. Thứ hai là quyền lập hội, người dân phải có cơ hội và diễn đàn thể hiện quyền của mình. Thứ ba là quyền được trưng cầu dân ý, không có những công cụ này thì người dân thể hiện ý nguyện của mình ở diễn đàn nào, định lượng thế nào? Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh, Nhà nước Việt Nam lúc nào cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh nhân dân mà thôi.
Tiền Phong Online ngày 29/5 trích lời đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đơn vị Hà Nội nói rằng, người dân rất mong muốn được phúc quyết bản Hiến pháp của mình. Vị nữ đại biểu nhấn mạnh, cần sớm xây dựng Luật biểu tình để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này. Bà Khánh mong muốn Luật biểu tình được đưa ra trong nhiệm kỳ này và nhấn mạnh, nếu cứ để lại không biết đến bao giờ mới được đưa ra.
VnEconomy ngày 25/5 trích lời đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói rằng,
quyền biểu tình có ở cả 4 bản Hiến pháp từ 1946 đến 1992. Nếu tính từ
1992 đến nay đã hơn 20 năm mà vẫn chưa ra được Luật biểu tình.
“Đó là quyền của Quốc hội, ai có thể làm điều ấy được. Biểu tình hay không thì phải có luật chứ…Bởi vì mấy chục năm nay tư duy của mình chưa đạt đến, kỳ này ý kiến nhân dân nhất là qua quá trình soạn thảo thì nhiều đại biểu nhiều người cũng có ý kiến rồi, những chuyện ấy không phải là xa lạ gì. Bây giờ chưa có luật biểu tình thì ra luật biểu tình, không ai cấm ra luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý. Tôi nghĩ nếu Quốc hội biểu quyết thì Bộ Chính trị không ngăn cấm chuyện ấy…Quốc hội kỳ này hơi hiền …”
VnEconomy ngày 27/5 trong mục Nhật ký nghị trường đã ghi nhận một câu chuyện, nếu mô phỏng cách diễn tả của GSTS Nguyễn Thế Hùng thì đây cũng là một chuyện buồn mà phải cười. Theo đó, tại phiên thảo luận tổ của đoàn đại biểu TP.HCM tại Quốc hội ngày 27/5, Đại biểu Trần Du Lịch, Tiến sĩ kinh tế đã lên tiếng xin lỗi tập thể đại biểu, do việc ông được chọn làm thành viên ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã cố gắng thiết kế một số cải cách liên quan đến qui định về chính quyền địa phương và điều 59 về quản lý ngân sách. Nhưng dự thảo Hiến pháp lần mới nhất này đã không đưa một chữ nào cả, nên tác giả tự thấy phải xin lỗi các đại biểu. Cải cách theo đề xuất của đại biểu Trần Du Lịch có thể giúp tách biệt ngân sách quốc gia, ngân sách địa phương để chấm dứt hoàn toàn cơ chế xin-cho như hiện nay.
Trong cuộc phỏng vấn của Gia Minh Đài Á Châu Tự Do, Luật gia Lê Hiếu Đằng nguyên Phó chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM nhận định rằng, do phạm quá nhiều sai lầm, mất lòng dân, nên tập đoàn cai trị Việt Nam đang sợ mất chế độ mất Đảng. Ông nói:
“ Theo suy nghĩ của tôi thì chúng ta không mong gì có thay đổi ở một Nhà nước toàn trị cả, vì bây giờ chính quyền đang gắn liền với các tập đoàn lợi ích; do đó chúng ta không mong gì có sự thay đổi căn bản cả. Nếu có thay đổi chỉ là râu ria thôi, còn căn bản thì không.”
Nếu như Hiến pháp của một quốc gia là đạo luật mẹ của hệ thống pháp luật, thì những cải cách mà đại biểu TS Trần Du Lịch đề xuất bị loại bỏ hoàn toàn trong dự thảo Hiến pháp, có thể có liên quan tới những chính sách hiện hành. Trong dịp trả lời chúng tôi về vấn đề Việt Nam quá chậm trong cải cách ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh nhận định:
“Điều rất quan trọng là việc cải cách thể chế và sửa đổi lại các chính sách mà hiện nay hướng đến tìm kiếm lợi nhuận bằng cách thu hồi đất của nông dân, bằng khai khoáng bằng đốn rừng …v..v…tất cả những chính sách đó hiện nay chưa có sự thay đổi cần thiết.”
Ý kiến của Đại biểu Dương Trung Quốc được cho là chuyện hiếm thấy tại Quốc hội Việt Nam, mặc dù trong giới trí thức, tư duy đổi mới dân chủ không còn là điều xa lạ. Các chuyên gia nghiên cứu chính trị cho rằng: trong chế độ một đảng cai trị toàn dân, Đảng Cộng sản đứng trên cả Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, thì cải cách dân chủ dù chỉ trong chừng mực cũng vẫn là quá xa xỉ.
Sửa đổi Hiến Pháp: một trò đùa lãng phí thời gian và tiền bạc
Quốc hội Việt Nam dành trọn ngày 27/5 cho các cuộc thảo luận ở tổ, phát biểu dài 15 phút của đại biểu Dương Trung Quốc được báo chí đưa lên mạng, thể hiện quan điểm là người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp.
Vietnam Net ghi nhận ý kiến của sử gia Dương Trung Quốc khá đầy đủ, vị đại biểu tỏ ra thất vọng qua nhận định “vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định là đã tập hợp tất cả ý kiến nhân dân. Đại biểu Dương Trung Quốc, cũng là một thành viên Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã ghi nhận một sự thật trần trụi: bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp thể hiện sự tiếp nhận tinh thần cởi mở, ý kiến đa chiều. Nhưng đến dự thảo cuối cùng tất cả các vấn đề mà ông Quốc gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như dự thảo ban đầu. Tuy ông Quốc không nói ra nhưng sự trở lại mức xuất phát bao gồm không bỏ điều 4 Hiến pháp, không ban hành Luật về Đảng Cộng sản, không đổi tên Nước, không bỏ qui định thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế.
Đó là một trò đùa lãng phí thời gian và tiền bạc của người dân của đất nước rất nhiều và tưởng rằng thế giới này người ta không biết. Rất là buồn nhưng phải cười…Trả lời chúng tôi vào tối 29/5, GSTS Nguyễn Thế Hùng hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng nhận định về sự kiện 26 triệu lượt ý kiến và 28.000 cuộc hội nghị hội thảo để góp ý sửa đổi Hiến pháp và cuối cùng là những con số không vĩ đại, đối với những vấn đề mà xã hội mong muốn cải cách nhiều nhất.
GSTS Nguyễn Thế Hùng
“ Đó là một trò đùa lãng phí thời gian và tiền bạc của người dân của đất nước rất nhiều và tưởng rằng thế giới này người ta không biết. Rất là buồn nhưng phải cười…”
Theo Vietnam Net và Tiền Phong Online, Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh rằng, sửa đổi hay soạn thảo Hiến pháp là cả một cơ hội lịch sử, bởi nó sẽ chi phối hay điều chỉnh xã hội ít nhất trong vài chục năm. Không thể sửa Hiến pháp vì những cái trước mắt mà phải thông qua việc sửa đổi Hiến pháp có giá trị lâu dài.
GSTS Nguyễn Thế Hùng. Photo SBTV
Độc giả báo mạng VietnamNet có rất nhiều phản hồi để tán dương và ủng hộ quan điểm của Đại biểu Dương Trung Quốc, cũng như mong Quốc hội có thật nhiều những Đại biểu có tinh thần trách nhiệm với nhân dân như sử gia Dương Trung Quốc.
GSTS Nguyễn Thế Hùng từ Đà Nẵng nhận định:
Đã gọilà Hiến pháp thuộc về toàn dân thì phải được người dân phúc quyết,không thể nói người dân không phúc quyết mà lại có Hiến pháp của toàn dân, lúc đó chúng ta trở về là một trong những Nhà nước phong kiến“ Ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc rất đáng ghi nhận…Tôi thấy là có rất nhiều nhà trí thức cũng như người dân, người tâm huyết người ta đều muốn như thế. Ở Việt Nam những quyền căn bản của công dân không được thực hiện, chưa thực sự tự do nên quyền phúc quyết chưa thể hiện từ ngay trong tâm người ta, có thể người ta phải chịu áp lực nào đó thì phúc quyết cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đã gọi là Hiến pháp thuộc về toàn dân thì phải được người dân phúc quyết, không thể nói người dân không phúc quyết mà lại có Hiến pháp của toàn dân, lúc đó chúng ta trở về là một trong những Nhà nước phong kiến.”
GSTS Nguyễn Thế Hùng
Ý kiến nhân dân hay nhân danh nhân dân
Theo lời Đại biểu Dương Trung Quốc được VietnamNet trích thuật, vấn đề quan trọng nhất là phải giải quyết tình trạng mà ông gọi là “treo” Hiến pháp. Theo đó, những quyền để thực hiện quyền phúc quyết của người dân bị treo suốt 68 năm qua, hiến pháp 1946 và các Hiến pháp sau này đều có nói tới nhưng không có luật để thi hành. Đó là ba quyền căn bản, thứ nhất tự do hội họp và biểu tình. Thứ hai là quyền lập hội, người dân phải có cơ hội và diễn đàn thể hiện quyền của mình. Thứ ba là quyền được trưng cầu dân ý, không có những công cụ này thì người dân thể hiện ý nguyện của mình ở diễn đàn nào, định lượng thế nào? Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh, Nhà nước Việt Nam lúc nào cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh nhân dân mà thôi.
Tiền Phong Online ngày 29/5 trích lời đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đơn vị Hà Nội nói rằng, người dân rất mong muốn được phúc quyết bản Hiến pháp của mình. Vị nữ đại biểu nhấn mạnh, cần sớm xây dựng Luật biểu tình để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này. Bà Khánh mong muốn Luật biểu tình được đưa ra trong nhiệm kỳ này và nhấn mạnh, nếu cứ để lại không biết đến bao giờ mới được đưa ra.
Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992. Files photos
Quyền được trưng cầu dân ý, không có những công cụ này thì người dân thể hiện ý nguyện của mình ở diễn đàn nào, định lượng thế nào?…Nhà nước Việt Nam lúc nào cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh nhân dân mà thôiChúng tôi phỏng vấn TS Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Tư pháp về vấn đề người dân không có công cụ để thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp. TS Nguyễn Đình Lộc tỏ ra có óc trào phúng sâu sắc khi ông đẩy trách nhiệm cho Quốc hội.
Đại biểu Dương Trung Quốc
“Đó là quyền của Quốc hội, ai có thể làm điều ấy được. Biểu tình hay không thì phải có luật chứ…Bởi vì mấy chục năm nay tư duy của mình chưa đạt đến, kỳ này ý kiến nhân dân nhất là qua quá trình soạn thảo thì nhiều đại biểu nhiều người cũng có ý kiến rồi, những chuyện ấy không phải là xa lạ gì. Bây giờ chưa có luật biểu tình thì ra luật biểu tình, không ai cấm ra luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý. Tôi nghĩ nếu Quốc hội biểu quyết thì Bộ Chính trị không ngăn cấm chuyện ấy…Quốc hội kỳ này hơi hiền …”
VnEconomy ngày 27/5 trong mục Nhật ký nghị trường đã ghi nhận một câu chuyện, nếu mô phỏng cách diễn tả của GSTS Nguyễn Thế Hùng thì đây cũng là một chuyện buồn mà phải cười. Theo đó, tại phiên thảo luận tổ của đoàn đại biểu TP.HCM tại Quốc hội ngày 27/5, Đại biểu Trần Du Lịch, Tiến sĩ kinh tế đã lên tiếng xin lỗi tập thể đại biểu, do việc ông được chọn làm thành viên ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đã cố gắng thiết kế một số cải cách liên quan đến qui định về chính quyền địa phương và điều 59 về quản lý ngân sách. Nhưng dự thảo Hiến pháp lần mới nhất này đã không đưa một chữ nào cả, nên tác giả tự thấy phải xin lỗi các đại biểu. Cải cách theo đề xuất của đại biểu Trần Du Lịch có thể giúp tách biệt ngân sách quốc gia, ngân sách địa phương để chấm dứt hoàn toàn cơ chế xin-cho như hiện nay.
Trong cuộc phỏng vấn của Gia Minh Đài Á Châu Tự Do, Luật gia Lê Hiếu Đằng nguyên Phó chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM nhận định rằng, do phạm quá nhiều sai lầm, mất lòng dân, nên tập đoàn cai trị Việt Nam đang sợ mất chế độ mất Đảng. Ông nói:
“ Theo suy nghĩ của tôi thì chúng ta không mong gì có thay đổi ở một Nhà nước toàn trị cả, vì bây giờ chính quyền đang gắn liền với các tập đoàn lợi ích; do đó chúng ta không mong gì có sự thay đổi căn bản cả. Nếu có thay đổi chỉ là râu ria thôi, còn căn bản thì không.”
Nếu như Hiến pháp của một quốc gia là đạo luật mẹ của hệ thống pháp luật, thì những cải cách mà đại biểu TS Trần Du Lịch đề xuất bị loại bỏ hoàn toàn trong dự thảo Hiến pháp, có thể có liên quan tới những chính sách hiện hành. Trong dịp trả lời chúng tôi về vấn đề Việt Nam quá chậm trong cải cách ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh nhận định:
“Điều rất quan trọng là việc cải cách thể chế và sửa đổi lại các chính sách mà hiện nay hướng đến tìm kiếm lợi nhuận bằng cách thu hồi đất của nông dân, bằng khai khoáng bằng đốn rừng …v..v…tất cả những chính sách đó hiện nay chưa có sự thay đổi cần thiết.”
Ý kiến của Đại biểu Dương Trung Quốc được cho là chuyện hiếm thấy tại Quốc hội Việt Nam, mặc dù trong giới trí thức, tư duy đổi mới dân chủ không còn là điều xa lạ. Các chuyên gia nghiên cứu chính trị cho rằng: trong chế độ một đảng cai trị toàn dân, Đảng Cộng sản đứng trên cả Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, thì cải cách dân chủ dù chỉ trong chừng mực cũng vẫn là quá xa xỉ.
0 comments:
Post a Comment