Tác giả:Vi Anh
Trong mùa Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975 thứ 38 của người Việt Quốc gia tự do, dân chủ, theo dõi thời cuộc VN trong tương quan với Mỹ, người ta thấy Mỹ có ba bước tiến mới trong chiến thuật giúp VN phần nào để ngăn chận đà xâm lấn của TC. Mỹ làm mà không nói. Dân chúng VN ở miền Trung mừng khấp khởi. Phe thân Trung Cộng của Nguyễn phú Trọng gốc CS Bắc Việt thủ cựu bối rối, lo sợ phe đổi mới kinh tế đang nắm Nhà Nước cụ thể là phe Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng người đang mạnh nhứt trong chế độ sẽ triệt tiêu đảng quyền như Yeltsin ở Liên xô.
Một là Mỹ vào giúp huấn luyện cảnh sát biển của VN trong công tác
tuần duyên. Không bao lâu sau khi Phó Đô đốc William Lee thuộc bộ Tư
lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ hội nghị với lực lượng tuần duyên của Mỹ, thì
diễn ra hành động nhiều ý nghĩa như sau. Tuần duyên Mỹ đến VN sẵn sàng
giúp huấn luyện VN, bảo vệ ngư dân VN đánh cá xa bờ trong hải phận trên
biển Đông. Ông Phó Đô đốc Mỹ nói “Họ [Việt Nam] có hàng nghìn ngư dân,
ra biển hàng ngày mà không có tổ chức nào giống như Tuần duyên Mỹ với
khả năng ra khơi [trợ giúp] khi họ gặp nạn.”Theo ông, nhu cầu về tuần
duyên, nâng cao năng lực cũng như huấn luyện cho lực lượng này của Việt
Nam là rất lớn, và “hiện tại cầu quá cao so với cung”.Trong mùa Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975 thứ 38 của người Việt Quốc gia tự do, dân chủ, theo dõi thời cuộc VN trong tương quan với Mỹ, người ta thấy Mỹ có ba bước tiến mới trong chiến thuật giúp VN phần nào để ngăn chận đà xâm lấn của TC. Mỹ làm mà không nói. Dân chúng VN ở miền Trung mừng khấp khởi. Phe thân Trung Cộng của Nguyễn phú Trọng gốc CS Bắc Việt thủ cựu bối rối, lo sợ phe đổi mới kinh tế đang nắm Nhà Nước cụ thể là phe Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng người đang mạnh nhứt trong chế độ sẽ triệt tiêu đảng quyền như Yeltsin ở Liên xô.
Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân của CS Hà nội nhơn dịp này công bố, từ năm 2010 tới năm 2012, đã có 1.460 lượt tàu nước ngoài, trong đó có 740 tàu và 126 máy bay Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam ở khu vực miền Trung từ Quảng Bình tới Bình Định.
Phó Đô Đóc Tuần Duyên Mỹ nhơn đây đề nghị VN nên chuyển lực lượng tuần duyên lâu nay thuộc bộ Quốc Phòng sang lực lượng dân sự hay bán quân sự như cảnh sát. Đề nghị này rất khéo, giúp cho Mỹ có thể bán phương tiện bảo vệ chủ quyền VN trẩn vùng biển đảo đang bị TC xâm lấn.
Được tin này người VN nói chung trong ngoài nước, nhứt là hàng 5 triệu ngư dân Miển Trung như cởi được tấm lòng. Ngư dân VN đang căm hờn TC đã cướp nguồn sống của mình tại Biển Đông do đất nước ông bà VN hàng ngàn năm để lại – vô cùng mừng rỡ, coi Mỹ là ân nhân đến che chắn cho mình. Ngư dân VN biết còn lâu TC mới dám đụng tàu Mỹ, lâu nay tàu TC hung hăng với VN nhưng xếp de trước tàu Mỹ, e dè tránh xa khi thấy bóng tàu Mỹ.
Còn Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm bình Minh là một bộ trưởng ngoại giao duy nhứt mà không được vào Bộ Chánh Trị Đảng CSVN dù là con trai của Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn cơ Thạch là người từng móc nối và thiết lập được bang giao giữa Washington và Hà nội. Bộ Trưởng Phạm bình Minh vô cùng mừng đích thân ra đảo Lý Sơn thăm đồng bào để cùng đồng bào thấm thía niềm đau và nỗi khổ trước cảnh bờ cõi giang sơn gấm vóc VN bị xâm lấn.
Hai là Mỹ hứa cho VN mua máy bay và tàu tuần thám biển của Mỹ. Máy bay tuần thám biển loại P-3C Orion do hãng Lockheed Martin chế tạo. Loại này không có vũ trang tấn công sát thương, nhưng có khả năng tuần tra trên mặt biển và dưới lòng sâu, có thể di xa toàn hải phận VN – hơn của Nga nhiều. VN có thể mua liền sáu chiếc.
Còn Nhựt là đồng minh chí thân của Mỹ, nơi Mỹ còn mấy chục ngàn quân đang trú đóng ở Okinawa. Nhựt cũng là nạn nhân của cuộc bành trướng của TC. Có nhiều dấu chỉ cho thấy Mỹ âm thầm dàn xếp cho Nhựt đã hứa cấp cho VN một số tàu tuần duyên như đã cấp Phi luật tân.
Ba là Mỹ mặc thị thừa nhận Hoàng sa là của VN. Vì Mỹ có tuyên bố Mỹ không đứng bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo của các nước khi chuyển trục quân sự và 60% hải lực sang Á châu Thái bình Dương, nên Mỹ phải tế nhị và khéo léo khi hành động can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Thí dụ như trong âm mưu lấn chiếm đảo Senkaku của Nhựt, Mỹ xác nhận Mỹ có hiệp ước bảo vệ an ninh cho Nhựt, ý muốn nói xâm phạm Nhựt là xâm phạm Mỹ. Còn về đảo Hoàng sa của VN thì Mỹ không nói mà hành động mặc thị thừa nhận chủ quyền VN trên đảo này.
Tổng lãnh sự Mỹ ở VN, Ô. Lê Thành Ân, một người Mỹ gốc Việt hướng dẩn một phái đoàn của Toà Đại sứ có tham vụ chính trị, văn hóa, thương mại và một số viên chức chuyên môn về việt nam sự vụ của tòa Đại sứ Mỹ đi Đà Nẵng thăm trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân huyện Hoàng Sa (đường Yên Bái, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) ngày 23-4-2013. Theo tin RFA, tại đây, “Đoàn công tác Tổng lãnh sự bày tỏ lập trường ủng hộ giải pháp hòa bình đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, khẳng định sự cần thiết hợp tác để bảo đảm chủ quyền, bảo đảm hòa bình, an ninh an toàn và tự do hàng hải (…) trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật biển 1982″.
Bốn, sau cùng và quan trọng, những diển biến trên chỉ là bọt biển báo hiệu nhiều làn sóng ngầm lớn với nhiều tác động có thể làm thay đổi tình hình chánh trị VN. Vị trí của VN là một nhu cầu chiến lược của Mỹ trong việc bảo vệ tự do hàng hải từ eo biển Mã lai lên Bắc Thái Bình Dương. Đó là quyền lợi then chốt mà người Mỹ gọi là quyên lợi quốc gia của Mỹ.Vi trí VN cần cho Mỹ nên trong cuộc vận động thành lập hiệp ước Đối tác Xuyên Thái bình Dương, TPP, Hành Pháp Mỹ dành cho VN một thành viên duy nhứt dù còn theo chế độ CS. Nhưng Lập Pháp, nhứt là Thượng Viện đã lên tiếng, phải liên kết vấn đề nhân quyền vào hiệp ước – tức là VN phải cải tiến dân chủ thì mới hội đủ điều kiện truyền thống và hiến định bất thành văn nhưng long trọng và thiết yếu để trở thành đồng minh với Mỹ. Ý này của Thượng Viện rất quan trọng vì phê chuẩn hiệp ước là quyền của Thượng Viện.
Do đó, dân chủ hoá chế độ VNCS là một nhu cầu tiên quyết để Mỹ có thể viện trợ quân sự cho VN. Đây là một công tác tối mật của ngành an ninh chánh trị, chỉ một số viên chức then chốt toà đại sứ, bộ ngoại giao, phủ tổng thống biết mà thôi. CIA trung ương tình báo và DIA tình báo quốc phòng là cơ quan thực hiện. Nhiều chuyển biến ít ai dè gần đây, Mỹ thẳng thắn đặt vấn dề nhân quyền một cách mạnh mẽ, và rốt ráo. Mỹ trực tiếp vinh danh nhiều nhà ly khai chống chủ nghĩa CS và chống đảng độc tài đảng trị CS quá nhu nhược trước TC xâm lược.
Trong khi đó Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng ít ai dè chẳng những thoát một cách dễ dàng trước đòn thù quyết hạ bệ của hai đối thủ Nguyễn phú Trọng và Trương tấn Sang trong đại hội trung ương Đảng. Chẳng những thế hai con gà của Trọng và Sang đề nghị vào Bộ Chánh Trị bị loại trong khi hai con gà của Dũng lại được vào Bộ Chánh trị. Nói một cách khác, phe đổi mới do Nguyễn tấn Dũng cầm đầu ở mức độ và trên phương diện nào đó đã làm liệt môt phần lớn đảng quyền và nâng quyền lực của nhà nước. Nguyễn tấn Dũng trở thành người mạnh nhứt. Dù chuyện đảo chánh ít khi xảy ra trong chế độ CS vì Đảng nắm cán trong nhà nước. Nhưng với VNCS trong thời Nguyễn tấn Dũng thì khác. Trung ương uỷ viên, uỷ viên Bộ Chánh Trị đều nằm trong chánh phủ của Nhà Nước. Dũng là ngươi dám “chung chi”, vai mang túi bạc kè kè, lại táo bạo, nên có ảnh hưởng sống còn với các bí thư đô tỉnh thị và trung ương uỷ viên trong chánh phủ, cục vụ, viên và bộ nha, kể cả công an cảnh sát và quân đội. Với cán cân thế lực nghiêng về Ba Dũng, một cuộc đảo chánh hay chỉnh lý đảng quyền như Yeltsin đã làm đối với Thủ Tướng Dũng không phải là chuyện khó. Đó cũng là điều Mỹ muốn để VN dân chủ hoá, thích hợp với truyền thống dân chủ mà Mỹ muốn có nơi một đồng minh, một chánh quyền mạnh, một chánh quyền dân chủ./.
0 comments:
Post a Comment