Nhóm văn nghệ sĩ hải ngoại ở Mỹ tổ chức buổi văn nghệ giới thiệu các ca khúc đã khiến tác giả của chúng bị Việt Nam cầm tù.
Hai nhạc sĩ trẻ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lãnh tổng cộng 10 năm tù
về tội “tuyên truyền chống nhà nước” hồi cuối tháng 10 năm ngoái sau khi
sáng tác những bài nhạc bày tỏ lòng yêu nước, phản đối bất công xã hội,
và chống Trung Quốc xâm lược mà Hà Nội gọi là “xuyên tạc, chống phá
chính sách của đảng, gây mất ổn định chính trị.”
Buổi văn nghệ mang tên Dòng Nhạc Tuổi trẻ Yêu nước diễn ra ngày 18/5
tại San Jose miền Bắc bang California, một trong những nơi có đông người
Việt sinh sống nhất ở hải ngoại.
Ban tổ chức nói ngoài mục đích vinh danh hai nhạc sĩ yêu nước, sự kiện này nhằm gửi đến công chúng nhiều ca khúc của Việt Khang và Anh Bình tuy chưa được phổ biến nhưng có trong cáo trạng của Việt Nam kết tội hai nhạc sĩ này.
Góp mặt trong chương trình để thể hiện một số ca khúc của Việt Khang và Anh Bình có thi-nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh, một tên tuổi nổi bật trong làng ca nhạc tranh đấu cho tự do-nhân quyền Việt Nam. Ông là cựu tù nhân chính trị, một trong những sáng lập viên của Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, sáng lập viên của Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam và Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do.
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi trước khi Chương trình Văn nghệ Dòng nhạc Tuổi trẻ Yêu nước diễn ra.
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh: Tôi muốn dồn hết nỗ lực để hát những bản nhạc của tuổi trẻ trong nước và cũng muốn bày tỏ thay họ những điều họ muốn nói. Vì 2 bản nhạc, Việt Khang bị 4 năm tù, Trần Vũ Anh Bình bị 6 năm tù. Vì vậy, tôi muốn hát những bản nhạc mà chính Việt Khang và Anh Bình viết.
VOA: Là một trong những người trình bày tác phẩm của hai nhạc sĩ trẻ Việt Khang và Anh Bình trong chương trình Dòng nhạc Tuổi trẻ Yêu nước, với tư cách một nhạc sĩ thế hệ đi trước, ông có cảm xúc thế nào về các sáng tác đưa hai nhạc sĩ này vào tù tại Việt Nam?
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh: Khi tôi nghe bản nhạc ‘Anh là ai’ và ‘Việt Nam tôi đâu’, tôi xúc động vô cùng. Nghe lần nào, nước mắt cũng tuôn. Tôi đã tham gia đi khắp nơi để hát nhạc tranh đấu cho một Việt Nam tự do-dân chủ-nhân quyền. Tuy nhiên, phải nói là sau ba mươi mấy năm, sự xúc động lớn nhất đối với người sinh hoạt văn nghệ là khi tôi nghe tuổi trẻ trong nước gióng lên những tiếng nói làm tôi rúng động. Ở hải ngoại và trong nước khi nghe những lời tâm tình của Tuổi trẻ Yêu nước thật sự nồng nàn, gióng lên tiếng nói để chống ngoại xâm, tôi nghĩ mọi người cũng xúc động như tôi. Bây giờ tôi được đọc và hát mấy bản nhạc của Anh Bình, tôi thực sự ngưỡng mộ tuổi trẻ yêu nước. Nếu còn có cơ hội, tôi sẽ ủng hộ họ hết mình.
VOA: Theo ông, dòng nhạc Tuổi trẻ Yêu nước có ý nghĩa thế nào và gửi thông điệp gì đến giới trẻ Việt Nam?
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh: Dòng nhạc Tuổi trẻ Yêu nước của Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang là tiêu biểu, ý nghĩa nói lên vô cùng sâu sắc và chính đáng. Hồn thiêng sông núi đã dồn vào những lời ca tiếng hát và tâm hồn của họ để họ bày tỏ nỗi niềm của một người Việt ngàn năm chống phương Bắc. Và bây giờ họ đang hiên ngang đứng lên bất chấp tù tội, cùm gông để tranh đấu cho một Việt Nam tự do-độc lập thực sự, chứ không phải tự do-độc lập như đảng cộng sản nói. Đây là một tiếng chuông, một thông điệp gióng lên cho những người Việt Nam trong nước và hải ngoại.
VOA: Thế nhưng có ý kiến cho rằng nhạc tranh đấu, dòng nhạc ông từng theo đuổi mấy chục năm nay, là dòng nhạc phản động, chống phá nhà nước Việt Nam. Phản hồi của ông thế nào?
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh: Theo tôi, đó là cách nói của những người bán nước. Bây giờ họ nhốt hai nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình, những người trong tay không một tấc sắt chỉ bày tỏ rằng: “Anh là ai mà đánh tôi? Anh là ai mà mắng tôi bằng giọng nói dân tôi? Dân tộc anh ở đâu?” Những câu nói như thế đi sâu vào tim óc của những người Việt Nam quan tâm đến đất nước. Khi họ nói những người viết nhạc tranh đấu, đi tranh đấu, hay những lời ca tranh đấu là phản động thì hoàn toàn ngược lại, chính họ là những người phản động. Những người trẻ này tranh đấu rất chân chính, không bạo động, không muốn dân tộc đổ máu, không muốn xâm lăng. Họ muốn toàn vẹn lãnh thổ của tiền nhân, cha ông để lại. Tiếng nói của họ là tiếng nói bất khuất, chân chính, không thể nói họ là những người phản động. Phản động chính là đảng cộng sản, họ đã bán nước.
VOA: Ngoài những bản nhạc đã rất phổ biến của hai nhạc sĩ Anh Bình và Việt Khang như Việt Nam tôi đâu, Anh là ai, có những lời ca, đoạn nhạc nào trong những bản nhạc khác của họ mà ông cảm thấy tâm đắc nhất?
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh: Tôi chọn Quê hương Ngày về cũng của Tuổi trẻ Yêu nước. Có những đoạn thế này: “Việt Nam tôi đó, đã đến ngày lịch sử sang trang, đã đến ngày tà thuyết tan hoang, cho Việt Nam thoát ra ngục tù. Việt Nam tôi đó, sau bao năm lửa khói điêu linh, nay còn đâu ánh nắng bình minh?”
Trong số các ca khúc của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình bị cáo buộc là “chống nhà nước” có bài Ngục tối Hiên ngang và Người Việt Nam.
Bản án 4 năm tù của Việt Khang và 6 năm tù của Anh Bình bị quốc tế xem là một hành động thêm nữa chứng tỏ những vi phạm trầm trọng của Hà Nội đối với quyền tự do bày tỏ tư tưởng của công dân, một trong những nhân quyền căn bản mà Việt Nam đã ký cam kết tôn trọng với quốc tế.
Ban tổ chức nói ngoài mục đích vinh danh hai nhạc sĩ yêu nước, sự kiện này nhằm gửi đến công chúng nhiều ca khúc của Việt Khang và Anh Bình tuy chưa được phổ biến nhưng có trong cáo trạng của Việt Nam kết tội hai nhạc sĩ này.
Góp mặt trong chương trình để thể hiện một số ca khúc của Việt Khang và Anh Bình có thi-nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh, một tên tuổi nổi bật trong làng ca nhạc tranh đấu cho tự do-nhân quyền Việt Nam. Ông là cựu tù nhân chính trị, một trong những sáng lập viên của Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, sáng lập viên của Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam và Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do.
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh: Tôi muốn dồn hết nỗ lực để hát những bản nhạc của tuổi trẻ trong nước và cũng muốn bày tỏ thay họ những điều họ muốn nói. Vì 2 bản nhạc, Việt Khang bị 4 năm tù, Trần Vũ Anh Bình bị 6 năm tù. Vì vậy, tôi muốn hát những bản nhạc mà chính Việt Khang và Anh Bình viết.
VOA: Là một trong những người trình bày tác phẩm của hai nhạc sĩ trẻ Việt Khang và Anh Bình trong chương trình Dòng nhạc Tuổi trẻ Yêu nước, với tư cách một nhạc sĩ thế hệ đi trước, ông có cảm xúc thế nào về các sáng tác đưa hai nhạc sĩ này vào tù tại Việt Nam?
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh: Khi tôi nghe bản nhạc ‘Anh là ai’ và ‘Việt Nam tôi đâu’, tôi xúc động vô cùng. Nghe lần nào, nước mắt cũng tuôn. Tôi đã tham gia đi khắp nơi để hát nhạc tranh đấu cho một Việt Nam tự do-dân chủ-nhân quyền. Tuy nhiên, phải nói là sau ba mươi mấy năm, sự xúc động lớn nhất đối với người sinh hoạt văn nghệ là khi tôi nghe tuổi trẻ trong nước gióng lên những tiếng nói làm tôi rúng động. Ở hải ngoại và trong nước khi nghe những lời tâm tình của Tuổi trẻ Yêu nước thật sự nồng nàn, gióng lên tiếng nói để chống ngoại xâm, tôi nghĩ mọi người cũng xúc động như tôi. Bây giờ tôi được đọc và hát mấy bản nhạc của Anh Bình, tôi thực sự ngưỡng mộ tuổi trẻ yêu nước. Nếu còn có cơ hội, tôi sẽ ủng hộ họ hết mình.
VOA: Theo ông, dòng nhạc Tuổi trẻ Yêu nước có ý nghĩa thế nào và gửi thông điệp gì đến giới trẻ Việt Nam?
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh: Dòng nhạc Tuổi trẻ Yêu nước của Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang là tiêu biểu, ý nghĩa nói lên vô cùng sâu sắc và chính đáng. Hồn thiêng sông núi đã dồn vào những lời ca tiếng hát và tâm hồn của họ để họ bày tỏ nỗi niềm của một người Việt ngàn năm chống phương Bắc. Và bây giờ họ đang hiên ngang đứng lên bất chấp tù tội, cùm gông để tranh đấu cho một Việt Nam tự do-độc lập thực sự, chứ không phải tự do-độc lập như đảng cộng sản nói. Đây là một tiếng chuông, một thông điệp gióng lên cho những người Việt Nam trong nước và hải ngoại.
VOA: Thế nhưng có ý kiến cho rằng nhạc tranh đấu, dòng nhạc ông từng theo đuổi mấy chục năm nay, là dòng nhạc phản động, chống phá nhà nước Việt Nam. Phản hồi của ông thế nào?
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh: Theo tôi, đó là cách nói của những người bán nước. Bây giờ họ nhốt hai nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình, những người trong tay không một tấc sắt chỉ bày tỏ rằng: “Anh là ai mà đánh tôi? Anh là ai mà mắng tôi bằng giọng nói dân tôi? Dân tộc anh ở đâu?” Những câu nói như thế đi sâu vào tim óc của những người Việt Nam quan tâm đến đất nước. Khi họ nói những người viết nhạc tranh đấu, đi tranh đấu, hay những lời ca tranh đấu là phản động thì hoàn toàn ngược lại, chính họ là những người phản động. Những người trẻ này tranh đấu rất chân chính, không bạo động, không muốn dân tộc đổ máu, không muốn xâm lăng. Họ muốn toàn vẹn lãnh thổ của tiền nhân, cha ông để lại. Tiếng nói của họ là tiếng nói bất khuất, chân chính, không thể nói họ là những người phản động. Phản động chính là đảng cộng sản, họ đã bán nước.
VOA: Ngoài những bản nhạc đã rất phổ biến của hai nhạc sĩ Anh Bình và Việt Khang như Việt Nam tôi đâu, Anh là ai, có những lời ca, đoạn nhạc nào trong những bản nhạc khác của họ mà ông cảm thấy tâm đắc nhất?
Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh: Tôi chọn Quê hương Ngày về cũng của Tuổi trẻ Yêu nước. Có những đoạn thế này: “Việt Nam tôi đó, đã đến ngày lịch sử sang trang, đã đến ngày tà thuyết tan hoang, cho Việt Nam thoát ra ngục tù. Việt Nam tôi đó, sau bao năm lửa khói điêu linh, nay còn đâu ánh nắng bình minh?”
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn với nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh
Nhạc sĩ Việt Khang nổi tiếng qua hai nhạc phẩm ‘Việt Nam tôi đâu’ và ‘Anh là ai’ sau khi trình bày và đưa lên mạng hai bài hát chất vấn nhà cầm quyền về cách hành xử với người dân và với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.Trong số các ca khúc của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình bị cáo buộc là “chống nhà nước” có bài Ngục tối Hiên ngang và Người Việt Nam.
Bản án 4 năm tù của Việt Khang và 6 năm tù của Anh Bình bị quốc tế xem là một hành động thêm nữa chứng tỏ những vi phạm trầm trọng của Hà Nội đối với quyền tự do bày tỏ tư tưởng của công dân, một trong những nhân quyền căn bản mà Việt Nam đã ký cam kết tôn trọng với quốc tế.
0 comments:
Post a Comment