Vi Anh
Trong đảng có phe, trong phe có nhóm, là qui luật bất biến của đảng
phái. Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng là một đảng chánh trị, lại là một đảng
đang cầm quyền chuyên chính nên dễ phân hoá, chia rẽ, tách đôi ba hơn
nữa. Nhứt là Việt Nam là một nước rất dài, sự khác biệt địa phương về
địa lý, kinh tế, nhân văn khá nặng nên những người trong đảng cầm quyền
dễ khác nhau về nguồn gốc, tư tưởng, suy nghĩ, hành động. Miền Nam Việt
Nam tiếp xúc nhiều với ngoại quốc trong lịch sử cận đại. Nam Việt Nam
thời nào kinh tế cũng phồn thịnh hơn Miền Trung và Bắc. Thời CSVN đổi
sang kinh tế thị trường, những Thủ Tướng Phan văn Khải, Võ văn Kiệt,
Nguyễn tấn Dũng, những Chủ tịch Nước Nguyễn minh Triết, Trương tấn Sang
nắm Nhà Nước đều là người gốc Miền Nam, đa số sống và chiến đấu ở Miền
Nam. Đó là những người vận động đưa VNCS sang chế độ kinh tế thị trường,
mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào, cứu nền kinh tế VN không bị chính
sách kinh tế qui hoạch, tập trung cứng rắn của những người CS Bắc Việt
làm cho dân nghèo “ăn độn”, nước mạt sắp phá sản, đột quị khi mất viện
trợ của Liên xô. Phàm trong kinh tế chánh trị, ai nắm hầu bao, ai làm ra
tiền của thì người đó sẽ nắm quyền, bằng cách này hay cách khác, sớm
muộn thôi. Cuộc đấu đá toàn diện đối nội lẫn đối ngoại, của hai phe, phe
nắm chánh quyền tức Nhà Nước, đứng đầu là Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng và
phe nắm đảng quyền đứng đầu là Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng, có thể thấy
qua tin tức, thời sự tiêu biểu sau đây..
Đối nội, Nguyễn phú Trọng Tổng Bí Thư Đảng CSVN hồi năm 2013 dùng cả thế
lực Đảng để hạ Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng trong đại hội triệu tập rầm
rộ, sớm hơn hạn kỳ mà không hạ nỗi Ba Dũng. Kết quả “trớt qướt” không
làm rụng được một sợi lông “chưn” của Ba Dũng, mà còn làm trò cười cho
bàng dân thiên hạ, chứng tỏ thế yếu của Đảng. Sau mấy ngày họp kín,
Trọng báo cáo trước đại hội trung ương Đảng, rằng Bộ Chánh Trị đứng lên
xin nhận “kỷ luật” mà đại hội trung ương Đảng không chấp nhận kỷ luật Bộ
Chánh Trị trong đó có “ một đồng chí X” — không nói ra tên — nhưng cả
nước đều biết là Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đối thủ không “khoang nhượng”
của Trọng.
Thua keo này bày keo khác, Tổng Trọng nhờ một “đại biểu nhân dân”
“học giả học thiệt” gì đó trong cái gọi là Quốc Hội “Đảng cử Dân bầu”
kêu gọi Ba Dũng tạo ra “văn hoá từ chức”. Ba Dũng tỉnh bơ trả lời, kẹt
cứng cho Đảng. Ba Dũng nói mấy chục năm theo Đảng, Ba Dũng chưa bao giờ
xin điều gì, Đảng bảo gì làm nấy, Đảng bảo sao làm vậy, chưa bao giờ Ba
Dũng từ chối nhiệm vụ Đảng giao hay “bỏ cù” việc Đảng giao.
Ngay sau đó người “Nam kỳ cục” này của Cà Mau Rạch Giá, người CS của
Khu Uỷ Tây Nam bộ này “nổi quạo, cọc lên”,”chơi sát ván” Nguyễn bá
Thanh, một đồ đệ của Tổng Trọng được Tổng Trọng kéo từ Đà nẵng ra Hà Nội
làm Trưởng Ban Nội Chính. Vừa ra nhận chức, Nguyễn bá Thanh theo thói
quen CS Bắc Việt “nổ” tá lả bồn binh, tuyên bố chinh đông, chinh tây bài
trừ tham nhũng dưới mọi hình thức. TT Dũng không nói mà “cười mím chi
cọp”, và hành động, cho Ban Thanh tra của chánh phủ phanh phui hồ sơ
chính TT Dũng trước đây đóng dấu mật, liên quan đến một trong các vụ
tham nhũng của thành phố Đà Nẵng dưới thời ông Nguyễn Bá Thanh từng làm
Chủ Tịch Ủy Ban, Chủ Tịch Hội Đồng Nhân dân và Bí Thư Thành Uỷ, đã làm
thất thu trên 3.4 ngàn tỷ đồng, tức trên 170 triệu Mỹ kim.TT Dũng còn
giao Bộ công an “bồ nhà” của Ba Dũng điều tra và chỉ thị cho Bộ phải cử
cả đoàn công an tức tốc vào ngay sào huyệt của Nguyễn bá Thanh để bươi
móc, vạch lá tìm sâu thêm. Chưa đủ Ba Dũng còn “dằn mặt” Đảng trên
phương diện luật pháp và “tổ chức chánh quyền” nữa. Ba Dũng tự tiện ký
quyết định thành lập Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tội Phạm trực thuộc chính
phủ, mà Ba Dũng là người nắm cán lẫn lưởi. Coi như liệt bại, Trưởng Ban
Nội Chính của Tổng Trọng một thời gian im lìm rồi âm thầm xuất ngoại,
người con trai cho biết là đi chữa bịnh bên Mỹ, chưa nghe nói ngày về.
Đối ngoại, trước tình hình TC xâm lấn biển đảo của VN ngày càng mạnh
và nhiều dân chúng càng ngày càng phẫn nộ Đảng CSVN quá nhu nhược như
thông đồng với Trung Cộng, TT Dũng đứng đầu chánh phủ, lên tiếng, điều
hành Nhà Nước vận động ngoại giao kềm chế đà bành trướng của TC trên
biển đảo VN. Nổi bật là hành động Nhà Nước VNCS chống TC đưa giàn khoan
vào vùng đặc quyền kinh tế VN. Ba Dũng xuất tướng lấy lòng dân và dằn
mặt phe thân Trung Cộng trong Đảng. Một số dấu chỉ cho thấy trên phương
diện ngoại giao, bên ngoài có một số nước công khai giúp cho Nhà Nước
VN. Mỹ Hành Pháp, Lập pháp, quân đội nới lỏng lịnh cấm vận, hứa bán vũ
khí sát thương, huấn luyện hải quân bảo vệ biển đảo giúp VN. Liên Âu bán
vũ khí cho VN, phát triễn đối tác kinh tế, quốc phòng, giúp giảm lệ
thuộc kinh tế cho VN đối với TC. Nhựt ở miền đông bắc, Ấn ở Tây Nam TC,
liên kết với VN về quốc phòng, an ninh hàng hải và khai thác, thăm dò
dấu khí của và với VN.
Đấu đá, phân hoá, chia rẽ phe đảng trong lời ăn tiếng nói. Tam đầu
chế Trọng, Sang, Dũng thường hay kẻ nói gà, người nói vịt. Về thời sự nợ
công nóng hổi của VNCS, Sang nói “nguy ngập”, Dũng nói “trong giới hạn
cho phép”.
Ngày 24 tháng 10, 2014, Ông Đặng Xương Hùng, Vụ Phó Bộ Ngoại Giao của
chính phủ VNCS, gần đây chính thức tuyên bố bỏ đảng, tỵ nạn chính trị
tại Thụy Sĩ, có nói trên RFA, những trống đánh xuôi kèn thổi ngược về
đảng phái CSVN. TT Dũng “khi đề cập đến vấn đề cải cách thể chế, hay các
vấn đề nhân quyền, tự do dân chủ, điều được dư luận cho là trái ngược
với chính sách và chủ trương của Đảng CSVN từ trước đến nay.” Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói tại Quốc Hội rằng: “Khi
trao đổi với bạn [TC], nói chung bạn ghi nhận ý kiến của phía Việt Nam”.
Còn “Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – Tổng Tham mưu
trưởng lại nói “Âm mưu thực hiện hóa đường lưỡi bò, độc chiếm biển Đông
của Trung Quốc là không thay đổi. Chỉ có điều chuyển sang giai đoạn đấu
tranh khác, thậm chí quyết liệt hơn, phức tạp hơn”. Ô Hùng nhận định,
“Những phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng vừa qua theo tôi là đều không
thông qua Bộ Chính trị, mà là phát biểu với tính cách cá nhân nhằm mục
đích tạo hình ảnh cá nhân của ông ấy cho ở trong và ngoài nước. Tức là
ông ấy muốn cho thấy ông ấy đã độc lập với Bộ Chính trị, ông ấy có đủ
sức mạnh và thẩm quyền để đối phó với sự lãnh đạo tập thể hiện nay của
Bộ Chính trị, vì lợi ích của cá nhân. Theo tôi đấy mới là vấn đề.”
“Trong Đảng CSVN đang ngấm ngầm tồn tại hai phái theo hai trục trong
Đảng, tức là một trục theo Đảng còn một trục theo Chính phủ. Mà nguyên
nhân chính theo tôi là do các phe đang tranh giành, đối chọi nhau về lợi
ích để giành quyền chi phối của Đảng và nhà nước, giành cái lợi thế
trong cuộc đấu tranh vì quyền lực.”“Nguyên nhân là trong nội bộ của họ
đã có sự phân hóa, sự tập trung quyền lực thống nhất quyền lực từ trung
ương đến địa phương hay tư tưởng của các quan chức không còn như trước
đây nữa. Đây là hậu quả của sự phân hóa theo ê kíp, phe nhóm thậm chí là
ở ngay cùng một cơ quan hay tổ chức.”./
0 comments:
Post a Comment