Đức Giáo hoàng Phanxicô vẫy chào các giáo dân tại quảng trường Gwanghwamun ở trung tâm Seoul, ngày 16/08/2014.
REUTERS/Korea Pool/Yonhap
Trong buổi lễ cuối cùng ngày 18/08/2014, kết thúc chuyến công du năm
ngày tại Hàn Quốc, Đức Giáo Hoàng đã cầu nguyện cho hòa bình và sự hòa
hợp hai miền Triều Tiên. Lễ cầu nguyện diễn ra cùng với sự tham gia của
hàng chục người dân tị nạn Bắc Triều Tiên và thân nhân của những người
bị Bình Nhưỡng bắt cóc. Đầu bài viết, La
Croix nêu rõ tên tuổi cũng như hình ảnh của những người tị nạn không
được công bố do e sợ bị các gián điệp Bắc Triều Tiên nhận dạng.
Nhật báo Le Monde nhận thấy lời kêu gọi của Ngài được đưa ra trong thời điểm khá căng thẳng. Ngày hôm qua cũng là ngày khởi đầu cho cuộc tập trận chung thường niên Hàn – Mỹ. Đợt tập trận mang tên « Ulchi Freedom Guardian » kéo dài 12 ngày, huy động đến 50 ngàn binh sĩ Hàn Quốc và 30 ngàn lính Mỹ, nhằm mục đích nâng cao khả năng phòng thủ trước một cuộc tấn công bất ngờ đến từ Bắc Triều Tiên. Tờ báo không quên nhấn mạnh điểm mới của đợt tập trận lần này là thử nghiệm kế hoạch ngăn chặn đe dọa hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng, theo như nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Đương nhiên phía Bình Nhưỡng phản đối lại cuộc tập trận trên. Đối với quốc gia phía Bắc, đây chẳng qua chỉ là những bài tập thao dượt chuẩn bị cho sự xâm nhập vào lãnh thổ của họ. Ngày 17/08, phía Bắc đã dọa thực hiện « các vụ phản công mạnh mẽ nhất, khốc liệt nhất theo cách của họ ».
Bắc Kinh vẫn nghi kỵ Tòa Thánh
Không chỉ kêu gọi sự « hòa hợp » hai miền Triều Tiên, Đức Giáo Hoàng còn giang rộng vòng tay về phía Bắc Kinh. Khi bay ngang Trung Quốc, từ máy bay, Ngài đã gởi một bức điện tín đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên bức thông điệp đó cho đến giờ phút này vẫn chưa được hồi âm. La Croix cố gắng giải thích nguyên nhân của sự im lặng trong bài viết đề tựa« Bắc Kinh không hồi đáp đề nghị ‘đối thoại’ của Giáo Hoàng Phanxicô ».
La Croix nhắc lại rằng kể từ năm 1950 cho đến nay, Tòa Thánh và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn chưa có được mối quan hệ ngoại giao nào. Quan hệ giữa đôi bên luôn căng thẳng bất chấp nhiều nỗ lực của Vatican kể từ đời Giáo hoàng Gioan Phaolo II nhằm thiết lập lại các mối bang giao.
Vốn rất nhạy cảm về tình hình cộng đồng công giáo Châu Á từ lúc trẻ, nên nhân chuyến công du Châu Á đầu tiên này, Đức Giáo Hoàng Phanxico hôm 17/08 đã đưa ra lời kêu gọi với nhiều quốc gia trong khu vực mà Tòa Thánh vẫn chưa có bang giao. Tuy không nêu rõ cụ thể Trung Quốc, Ngài bày tỏ sự khát khao của Giáo Hội muốn thiết lập đối thoại « trong tinh thần cởi mở với nhiều quốc gia khác ». Ngài trấn an rằng cuộc đối thoại đó « không chỉ có bàn về đối thoại chính trị mà còn là đối thoại huynh đệ vì lợi ích của mọi người » và rằng « những người công giáo đó không phải là những kẻ xâm lược ».
Đối với nhật báo, thông điệp này rất rõ ràng và hòa giải, thậm chí là rất mô phạm. Bởi vì cho đến giờ Bắc Kinh vẫn cho rằng Tòa Thánh luôn có ý định can thiệp vào chuyện nội bộ của mình, thông qua việc bổ nhiệm các linh mục mới.
Cho đến hiện tại, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa có một lời phúc đáp. Tin tức và hình ảnh về chuyến công du của Ngài tại Hàn Quốc khá ít ỏi trên các kênh truyền thông chính thức. Các cộng đồng giáo dân chỉ tiếp cận được các bài thuyết giáo của Ngài thông qua các trang mạng xã hội, nhưng phải rất kín đáo.
Dù vậy, La Croix thấy là có những tín hiệu lạc quan từ phía Bắc Kinh. Đây là lần đầu tiên máy bay của Đức Giáo Hoàng được phép bay ngang lãnh thổ Trung Quốc. Giới ngoại giao Trung Quốc hiện vẫn tỏ ra khá mơ hồ nhưng La Croix hy vọng sẽ có những phản hồi trong thời gian sắp tới. Trước đó, khi ông Tập Cận Bình được bầu vào chức Chủ tịch vào năm 2013, Đức Giáo Hoàng đã gởi lời chúc mừng. Và đích thân ông Tập đã trả lời thư Ngài.
Irak : một vị Giáo Hoàng theo chủ nghĩa can thiệp
Nếu như Le Monde và La Croix nhận thấy Phanxico là một vị Giáo Hoàng cho hòa bình và sự hòa hợp, thì nhật báo Le Figaro lại thấy ở Ngài là một người theo chủ nghĩa can thiệp. Tờ báo chạy tít lớn trên trang nhất : « Irak : Giáo Hoàng giải thích việc kêu gọi can thiệp để ‘ngăn chặn’ các phần tử thánh chiến ».
Hôm qua, Ngài kêu gọi can thiệp vào Irak. Trên đường về Roma, trước sự hiện diện của một vài ký giả trong đó có phóng viên của Le Figaro trên máy bay, lần đầu tiên Ngài nhìn nhận về lời kêu gọi đó, nhưng cũng không quên bổ sung thêm rằng « Tôi không bảo là phải ‘dội bom’ hay ‘gây chiến tranh’ … mà Tôi nói là ‘phải ngăn chặn’ cuộc chiến ! Các cách thức để biết cũng như để ngăn chặn chúng cần phải được đánh giá. Nhưng việc ngăn chặn kẻ bạo tàn bất công là hợp pháp ».
Theo Ngài, việc quyết định phương thức hành động phải thuộc về thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc, chứ không do riêng « một quốc gia » nào dù không nêu rõ cụ thể nhưng Ngài cũng muốn ám chỉ đến Hoa Kỳ. Khi được hỏi về khả năng thăm Irak, Đức Giáo Hoàng khẳng định Ngài rất sẵn sàng và xác nhận rằng từng nghiêm túc nhắm đến dừng chân vài giờ tại Erbil, thủ phủ khu tự trị Kurdistan tại Iraq, trong chuyến quay về.
Các quốc gia vùng Vịnh : Nhà tài trợ chính cho quân khủng bố Hồi giáo EIIL
Cũng liên quan đến tình hình bất ổn tại Irak, La Croix đặt một câu hỏi lớn trên trang nhất : « Ai hỗ trợ cho Nhà nước Hồi giáo ? ».
Theo điều tra của tờ báo, phiến quân Hồi giáo tại Irak phát triển mạnh mẽ là nhờ vào các nguồn tài trợ quốc tế, chủ yếu đến từ nhiều quốc gia vùng Vịnh, trong đó Ả Rập Xê Út và Qatar là hai nhà tài trợ tích cực nhất khi tổ chức này tham gia lực lượng nổi dậy chống lại Bachar Al-Assad ở Syria.
Mặc dù hiện cả hai quốc gia này đã hạn chế tài trợ cho Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông EIIL, nhưng tổ chức này vẫn tiếp tục nhận được hỗ trợ tài chính từ các nguồn đóng góp tư. Nhiều chuyên gia cho là khó có thể ước tính được số tiền tài trợ đó.
Điều tra của La Croix còn nhấn mạnh đến vai trò lập lờ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với tổ chức Hồi giáo này. Từ lâu chính quyền Ankara nhắm mắt làm ngơ về các hoạt động của nhóm Hồi giáo nổi dậy này ở ngay vùng biên giới của mình. Giờ đây đối mặt trước thái độ chủ nghĩa cực đoan của họ và vấn đề an ninh quốc gia đến từ các làn sóng nhập cư tị nạn mới, chính phủ của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan buộc phải đưa ra một số cam kết với các đồng minh phương Tây.
Hoa Kỳ : Ferguson hay những căng thẳng chủng tộc
Vụ một thanh niên da đen bị một cảnh sát da trắng bắn chết, dẫn đến tình trạng bạo động tại bang Missouri Hoa Kỳ cũng tràn ngập trên nhiều trang báo Pháp hôm nay. Le Monde chạy tít :« Ferguson : Sự nổi giận của người Mỹ da đen ». Libération trên trang nhất đăng hình một phụ nữ hai tay giơ cao ngay giữa làn khói cay, cũng đồng tình với Le Monde qua hàng tít « Ferguson. Cơn giận dữ đen ».
Giờ đây câu nói của chàng thanh niên da màu nói với viên cảnh sát da trắng « Giơ tay rồi. Dừng đi. Đừng bắn nữa » đã trở thành khẩu hiệu cho cuộc biểu tình. Theo nhận định của hai tờ báo, trong vòng 10 ngày qua, vụ Ferguson đang làm nổi rõ những căng thẳng chủng tộc và xã hội của Hoa Kỳ. Với số dân 21 ngàn người, thành phố này có đến 2/3 là người Mỹ gốc Phi nhưng chỉ có 3 nhân viên cảnh sát da màu. Le Monde còn đưa ra các biểu đồ so sánh về dân số và kinh tế cho thấy trong vòng có 10 năm, người da trắng tại đây ngày càng ít đi, dân cư ngày càng nghèo hơn. Hệ quả của sự nghèo hóa đó là cảnh sát cũng ngày càng ít được đào tạo hơn.
Theo kết quả xét nghiệm tử thi độc lập như gia đình nạn nhân yêu cầu, Michael Brown lãnh ít nhất 6 viên đạn, trong đó có 2 viên vào đầu. Vụ việc giờ đây đã chuyển sang màu sắc chính trị. Và điều đó sẽ còn gây nhiều khó khăn hơn cho vị tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ, Barack Obama hiện đang bị chỉ trích gay gắt.
Libération trích dẫn nhận định của ông Jesse Jackson, một trong những nhà đấu tranh kỳ cựu đòi quyền công dân cho người da màu cho rằng « Ferguson là hiện thân cho mọi lời hứa hảo đối với cộng đồng da đen tại Hoa Kỳ ».
Hoàng tử Ả Rập bị mai phục tại Paris : Chuyện như trong phim ảnh
Trở lại Pháp, các tờ báo chú ý đến một vụ việc tưởng chừng như chỉ có trên phim ảnh. Hôm Chủ nhật 17/08/2014 vừa qua, đoàn xe của một hoàng tử Ả Rập Xê Út bị một băng đảng phục kích tấn công cướp mất 250.000 euro tiền mặt và nhiều hồ sơ được cho là « nhạy cảm ».
Nhật báo Le Parisien đưa tít trên trang nhất : « Mai phục trên xa lộ ». Le Figaro nghiêm túc chạy tựa « Vụ cướp ngoạn mục một đoàn xe Ả Rập Xê Út tại Paris ». Libération hóm hỉnh hơn, với bức vẽ như trong các truyện tranh một nhóm người bịt mặt tay cầm súng bao vây một chiếc xe mang logo hãng Mercedes-Benz, tờ báo cho hay « Một băng đảng được cung cấp thông tin cướp đoàn xe của một hoàng tử Ả Rập Xê Út ».
Hầu hết các tờ báo đều có chung nhận định vụ tấn công xảy ra chớp nhoáng và rất chính xác. Vụ cướp được thực hiện một cách gọn gàng bởi vì không ai bị thương và cũng không ai nghe một tiếng súng nổ nào.Vụ việc xảy ra nhanh như chớp đã gây bất ngờ cho lực lượng hộ tống cho nhân vật chủ chốt. Tổng cộng cả đoàn xe có đến 13 chiếc cùng với nhiều vị quan chức, thân nhân và các vệ sĩ.
Theo tiết lộ của ba tờ báo, những kẻ tấn công nắm rất rõ lộ trình và cách thức di chuyển của đoàn xe. Bọn chúng chừng 5-8 người có trang bị vũ khí di chuyển trên hai chiếc xe hiệu BMW đứng đợi đoàn xe vị hoàng tử Ả Rập tại một cửa ngõ phía bắc Paris. Khi chiếc xe đầu tiên chở nhóm quản gia của hoàng tử, tách đoàn đi trước để làm các thủ tục sân bay, vừa đến ngay khu vực ngoại vi, bọn cướp liền bám theo cho chặn xe lại và cướp lấy tay lái. Sau đó chúng thả người và xe ở một đoạn khá xa trước khi biến mất hoàn toàn cùng với 250.000 euro và nhiều hồ sơ ngoại giao quan trọng.
Hiện vụ việc được giao cho Đội trấn áp Băng đảng thuộc Phòng Cảnh sát Tư pháp Paris điều tra. Cho đến ngày hôm qua cảnh sát Paris vẫn chưa có được một manh mối nào. Đại sứ Ả Rập Xê Út tại Paris hôm nay cũng chưa có phản ứng. Giả thuyết duy nhất có được hiện nay cho thấy những tay tấn công này là những kẻ rất thiện nghệ và hiển nhiên « hiểu rất rõ điều chúng muốn tìm khi chỉ nhắm tấn công vào một chiếc xe chứ không phải những xe khác ».
Nhìn chung cả ba tờ báo đều công nhận vụ cướp này khá ngoạn mục, chưa từng có bao giờ. Tuy nhiên các báo cũng nhắc nhở rằng khu vực cửa ngõ Porte de la Chapelle, phía bắc Paris thường xuyên xảy ra các vụ tấn công xe tải chở hàng, xe du khách… do đây là con đường đi đến sân bay.
Nhật báo Le Monde nhận thấy lời kêu gọi của Ngài được đưa ra trong thời điểm khá căng thẳng. Ngày hôm qua cũng là ngày khởi đầu cho cuộc tập trận chung thường niên Hàn – Mỹ. Đợt tập trận mang tên « Ulchi Freedom Guardian » kéo dài 12 ngày, huy động đến 50 ngàn binh sĩ Hàn Quốc và 30 ngàn lính Mỹ, nhằm mục đích nâng cao khả năng phòng thủ trước một cuộc tấn công bất ngờ đến từ Bắc Triều Tiên. Tờ báo không quên nhấn mạnh điểm mới của đợt tập trận lần này là thử nghiệm kế hoạch ngăn chặn đe dọa hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng, theo như nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Đương nhiên phía Bình Nhưỡng phản đối lại cuộc tập trận trên. Đối với quốc gia phía Bắc, đây chẳng qua chỉ là những bài tập thao dượt chuẩn bị cho sự xâm nhập vào lãnh thổ của họ. Ngày 17/08, phía Bắc đã dọa thực hiện « các vụ phản công mạnh mẽ nhất, khốc liệt nhất theo cách của họ ».
Bắc Kinh vẫn nghi kỵ Tòa Thánh
Không chỉ kêu gọi sự « hòa hợp » hai miền Triều Tiên, Đức Giáo Hoàng còn giang rộng vòng tay về phía Bắc Kinh. Khi bay ngang Trung Quốc, từ máy bay, Ngài đã gởi một bức điện tín đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên bức thông điệp đó cho đến giờ phút này vẫn chưa được hồi âm. La Croix cố gắng giải thích nguyên nhân của sự im lặng trong bài viết đề tựa« Bắc Kinh không hồi đáp đề nghị ‘đối thoại’ của Giáo Hoàng Phanxicô ».
La Croix nhắc lại rằng kể từ năm 1950 cho đến nay, Tòa Thánh và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn chưa có được mối quan hệ ngoại giao nào. Quan hệ giữa đôi bên luôn căng thẳng bất chấp nhiều nỗ lực của Vatican kể từ đời Giáo hoàng Gioan Phaolo II nhằm thiết lập lại các mối bang giao.
Vốn rất nhạy cảm về tình hình cộng đồng công giáo Châu Á từ lúc trẻ, nên nhân chuyến công du Châu Á đầu tiên này, Đức Giáo Hoàng Phanxico hôm 17/08 đã đưa ra lời kêu gọi với nhiều quốc gia trong khu vực mà Tòa Thánh vẫn chưa có bang giao. Tuy không nêu rõ cụ thể Trung Quốc, Ngài bày tỏ sự khát khao của Giáo Hội muốn thiết lập đối thoại « trong tinh thần cởi mở với nhiều quốc gia khác ». Ngài trấn an rằng cuộc đối thoại đó « không chỉ có bàn về đối thoại chính trị mà còn là đối thoại huynh đệ vì lợi ích của mọi người » và rằng « những người công giáo đó không phải là những kẻ xâm lược ».
Đối với nhật báo, thông điệp này rất rõ ràng và hòa giải, thậm chí là rất mô phạm. Bởi vì cho đến giờ Bắc Kinh vẫn cho rằng Tòa Thánh luôn có ý định can thiệp vào chuyện nội bộ của mình, thông qua việc bổ nhiệm các linh mục mới.
Cho đến hiện tại, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa có một lời phúc đáp. Tin tức và hình ảnh về chuyến công du của Ngài tại Hàn Quốc khá ít ỏi trên các kênh truyền thông chính thức. Các cộng đồng giáo dân chỉ tiếp cận được các bài thuyết giáo của Ngài thông qua các trang mạng xã hội, nhưng phải rất kín đáo.
Dù vậy, La Croix thấy là có những tín hiệu lạc quan từ phía Bắc Kinh. Đây là lần đầu tiên máy bay của Đức Giáo Hoàng được phép bay ngang lãnh thổ Trung Quốc. Giới ngoại giao Trung Quốc hiện vẫn tỏ ra khá mơ hồ nhưng La Croix hy vọng sẽ có những phản hồi trong thời gian sắp tới. Trước đó, khi ông Tập Cận Bình được bầu vào chức Chủ tịch vào năm 2013, Đức Giáo Hoàng đã gởi lời chúc mừng. Và đích thân ông Tập đã trả lời thư Ngài.
Irak : một vị Giáo Hoàng theo chủ nghĩa can thiệp
Nếu như Le Monde và La Croix nhận thấy Phanxico là một vị Giáo Hoàng cho hòa bình và sự hòa hợp, thì nhật báo Le Figaro lại thấy ở Ngài là một người theo chủ nghĩa can thiệp. Tờ báo chạy tít lớn trên trang nhất : « Irak : Giáo Hoàng giải thích việc kêu gọi can thiệp để ‘ngăn chặn’ các phần tử thánh chiến ».
Hôm qua, Ngài kêu gọi can thiệp vào Irak. Trên đường về Roma, trước sự hiện diện của một vài ký giả trong đó có phóng viên của Le Figaro trên máy bay, lần đầu tiên Ngài nhìn nhận về lời kêu gọi đó, nhưng cũng không quên bổ sung thêm rằng « Tôi không bảo là phải ‘dội bom’ hay ‘gây chiến tranh’ … mà Tôi nói là ‘phải ngăn chặn’ cuộc chiến ! Các cách thức để biết cũng như để ngăn chặn chúng cần phải được đánh giá. Nhưng việc ngăn chặn kẻ bạo tàn bất công là hợp pháp ».
Theo Ngài, việc quyết định phương thức hành động phải thuộc về thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc, chứ không do riêng « một quốc gia » nào dù không nêu rõ cụ thể nhưng Ngài cũng muốn ám chỉ đến Hoa Kỳ. Khi được hỏi về khả năng thăm Irak, Đức Giáo Hoàng khẳng định Ngài rất sẵn sàng và xác nhận rằng từng nghiêm túc nhắm đến dừng chân vài giờ tại Erbil, thủ phủ khu tự trị Kurdistan tại Iraq, trong chuyến quay về.
Các quốc gia vùng Vịnh : Nhà tài trợ chính cho quân khủng bố Hồi giáo EIIL
Cũng liên quan đến tình hình bất ổn tại Irak, La Croix đặt một câu hỏi lớn trên trang nhất : « Ai hỗ trợ cho Nhà nước Hồi giáo ? ».
Theo điều tra của tờ báo, phiến quân Hồi giáo tại Irak phát triển mạnh mẽ là nhờ vào các nguồn tài trợ quốc tế, chủ yếu đến từ nhiều quốc gia vùng Vịnh, trong đó Ả Rập Xê Út và Qatar là hai nhà tài trợ tích cực nhất khi tổ chức này tham gia lực lượng nổi dậy chống lại Bachar Al-Assad ở Syria.
Mặc dù hiện cả hai quốc gia này đã hạn chế tài trợ cho Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông EIIL, nhưng tổ chức này vẫn tiếp tục nhận được hỗ trợ tài chính từ các nguồn đóng góp tư. Nhiều chuyên gia cho là khó có thể ước tính được số tiền tài trợ đó.
Điều tra của La Croix còn nhấn mạnh đến vai trò lập lờ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với tổ chức Hồi giáo này. Từ lâu chính quyền Ankara nhắm mắt làm ngơ về các hoạt động của nhóm Hồi giáo nổi dậy này ở ngay vùng biên giới của mình. Giờ đây đối mặt trước thái độ chủ nghĩa cực đoan của họ và vấn đề an ninh quốc gia đến từ các làn sóng nhập cư tị nạn mới, chính phủ của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan buộc phải đưa ra một số cam kết với các đồng minh phương Tây.
Hoa Kỳ : Ferguson hay những căng thẳng chủng tộc
Vụ một thanh niên da đen bị một cảnh sát da trắng bắn chết, dẫn đến tình trạng bạo động tại bang Missouri Hoa Kỳ cũng tràn ngập trên nhiều trang báo Pháp hôm nay. Le Monde chạy tít :« Ferguson : Sự nổi giận của người Mỹ da đen ». Libération trên trang nhất đăng hình một phụ nữ hai tay giơ cao ngay giữa làn khói cay, cũng đồng tình với Le Monde qua hàng tít « Ferguson. Cơn giận dữ đen ».
Giờ đây câu nói của chàng thanh niên da màu nói với viên cảnh sát da trắng « Giơ tay rồi. Dừng đi. Đừng bắn nữa » đã trở thành khẩu hiệu cho cuộc biểu tình. Theo nhận định của hai tờ báo, trong vòng 10 ngày qua, vụ Ferguson đang làm nổi rõ những căng thẳng chủng tộc và xã hội của Hoa Kỳ. Với số dân 21 ngàn người, thành phố này có đến 2/3 là người Mỹ gốc Phi nhưng chỉ có 3 nhân viên cảnh sát da màu. Le Monde còn đưa ra các biểu đồ so sánh về dân số và kinh tế cho thấy trong vòng có 10 năm, người da trắng tại đây ngày càng ít đi, dân cư ngày càng nghèo hơn. Hệ quả của sự nghèo hóa đó là cảnh sát cũng ngày càng ít được đào tạo hơn.
Theo kết quả xét nghiệm tử thi độc lập như gia đình nạn nhân yêu cầu, Michael Brown lãnh ít nhất 6 viên đạn, trong đó có 2 viên vào đầu. Vụ việc giờ đây đã chuyển sang màu sắc chính trị. Và điều đó sẽ còn gây nhiều khó khăn hơn cho vị tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ, Barack Obama hiện đang bị chỉ trích gay gắt.
Libération trích dẫn nhận định của ông Jesse Jackson, một trong những nhà đấu tranh kỳ cựu đòi quyền công dân cho người da màu cho rằng « Ferguson là hiện thân cho mọi lời hứa hảo đối với cộng đồng da đen tại Hoa Kỳ ».
Hoàng tử Ả Rập bị mai phục tại Paris : Chuyện như trong phim ảnh
Trở lại Pháp, các tờ báo chú ý đến một vụ việc tưởng chừng như chỉ có trên phim ảnh. Hôm Chủ nhật 17/08/2014 vừa qua, đoàn xe của một hoàng tử Ả Rập Xê Út bị một băng đảng phục kích tấn công cướp mất 250.000 euro tiền mặt và nhiều hồ sơ được cho là « nhạy cảm ».
Nhật báo Le Parisien đưa tít trên trang nhất : « Mai phục trên xa lộ ». Le Figaro nghiêm túc chạy tựa « Vụ cướp ngoạn mục một đoàn xe Ả Rập Xê Út tại Paris ». Libération hóm hỉnh hơn, với bức vẽ như trong các truyện tranh một nhóm người bịt mặt tay cầm súng bao vây một chiếc xe mang logo hãng Mercedes-Benz, tờ báo cho hay « Một băng đảng được cung cấp thông tin cướp đoàn xe của một hoàng tử Ả Rập Xê Út ».
Hầu hết các tờ báo đều có chung nhận định vụ tấn công xảy ra chớp nhoáng và rất chính xác. Vụ cướp được thực hiện một cách gọn gàng bởi vì không ai bị thương và cũng không ai nghe một tiếng súng nổ nào.Vụ việc xảy ra nhanh như chớp đã gây bất ngờ cho lực lượng hộ tống cho nhân vật chủ chốt. Tổng cộng cả đoàn xe có đến 13 chiếc cùng với nhiều vị quan chức, thân nhân và các vệ sĩ.
Theo tiết lộ của ba tờ báo, những kẻ tấn công nắm rất rõ lộ trình và cách thức di chuyển của đoàn xe. Bọn chúng chừng 5-8 người có trang bị vũ khí di chuyển trên hai chiếc xe hiệu BMW đứng đợi đoàn xe vị hoàng tử Ả Rập tại một cửa ngõ phía bắc Paris. Khi chiếc xe đầu tiên chở nhóm quản gia của hoàng tử, tách đoàn đi trước để làm các thủ tục sân bay, vừa đến ngay khu vực ngoại vi, bọn cướp liền bám theo cho chặn xe lại và cướp lấy tay lái. Sau đó chúng thả người và xe ở một đoạn khá xa trước khi biến mất hoàn toàn cùng với 250.000 euro và nhiều hồ sơ ngoại giao quan trọng.
Hiện vụ việc được giao cho Đội trấn áp Băng đảng thuộc Phòng Cảnh sát Tư pháp Paris điều tra. Cho đến ngày hôm qua cảnh sát Paris vẫn chưa có được một manh mối nào. Đại sứ Ả Rập Xê Út tại Paris hôm nay cũng chưa có phản ứng. Giả thuyết duy nhất có được hiện nay cho thấy những tay tấn công này là những kẻ rất thiện nghệ và hiển nhiên « hiểu rất rõ điều chúng muốn tìm khi chỉ nhắm tấn công vào một chiếc xe chứ không phải những xe khác ».
Nhìn chung cả ba tờ báo đều công nhận vụ cướp này khá ngoạn mục, chưa từng có bao giờ. Tuy nhiên các báo cũng nhắc nhở rằng khu vực cửa ngõ Porte de la Chapelle, phía bắc Paris thường xuyên xảy ra các vụ tấn công xe tải chở hàng, xe du khách… do đây là con đường đi đến sân bay.
0 comments:
Post a Comment