Thông tin lại cho biết từ ngày 14 đến 18 tháng 8 lại có bốn tàu
của ngư dân đảo Lý Sơn bị phía tàu Trung Quốc rượt đuổi không cho đánh
bắt trong vùng biển truyền thống Hoàng Sa, trong đó có hai tàu còn bị
phía Trung Quốc nhảy sang đánh đập, phá hủy ngư cụ, tịch thu thiết bị đi
biển và hải sản đánh bắt được.
Thực tế ra sao và đến khi nào ngư dân Việt Nam mới có thể thoát khỏi tình trạng đó để yên tâm làm ăn?
Người cũ, chuyện mới!
Chuyện kể của những thuyền trưởng bốn tàu cá đảo Lý Sơn bị đánh đập tàn nhẫn, tàu bị phá, ngư cụ bị hủy một cách không thương tiếc, trang thiết bị trên tàu và hải sản đánh được đều bị phía những viên chức hung hãn Trung Quốc tịch thu được các báo ghi lại một cách chi tiết.
Câu chuyện của họ cũng không khác mấy với các nạn nhân từng phải chạy thoát trở về kể lại trong những lần bị nạn suốt những năm gần đây.
Theo lời kể của hai thuyền trưởng Trần Hiền bị tấn công vào ngày 14 tháng 8 và Lê Khởi vào ngày 15 tháng 8 thì tàu Hải giám của phía Trung Quốc sau khi phát hiện đã thả xuồng và người xuống tiếp cận tàu Việt Nam, nhảy sang mang theo búa đinh, dùi cui. Họ dồn ngư dân xuống mũi tàu, đánh đập thuyền trưởng. Hành động tiếp của họ là đập phá kính ca bin, thuyền thúng, cắt toàn bộ dây hơi. Sau đó họ lấy các loại máy định vị, Icom, máy dò cá và dầu cùng toàn bộ hải sản đánh bắt được trên tàu rồi rút đi.
Hai tàu bị tàu của Trung Quốc vây ráp, rượt đuổi dữ dội ngay khi mới đến ngư trường là tàu QNg 96416 TS của ông Nguyễn Lộc và QNg 96417 TS của ông Bùi Văn Bốn.
Theo những nạn nhân thì đây không phải là lần đầu tiên họ gặp nạn tại Hoàng Sa như thế. Bản thân họ cũng như nhiều ngư dân khác tại đảo Lý Sơn từng bị cướp phá, bị bắt bớ và có người đã bỏ mạng do phía Trung Quốc gây nên; nhưng rồi sau những chuyến ra khơi không may như thế họ và người thân lại phải vay mượn để sắm tàu, ngư cụ ra khơi tiếp vì đó là nghề truyền thống mà bao đời ông cha họ đã theo. Ngoài ra đối với người đàn ông ở đảo cách đất liền như họ đó là con đường mưu sinh duy nhất.
Ngư dân Võ Minh Vương, thuyền trưởng tàu QNG 96787 TS mới hồi đầu tháng 7 bị phía Trung Quốc truy đuổi, tấn công, đập phá và thu giữ thiết bị đi biển, thiệt hại chừng 400 triệu đồng, nhưng rồi sau khi sửa chữa cũng lại ra khơi chuyến khác và vừa về hôm 20 tháng 8. Anh cho biết:
Phản ứng của các cơ quan chức năng
Cũng như những lần trước, sau khi ngư dân thoát nạn về được bờ và có báo cáo cho cơ quan chức năng, Hội Nghề Cá Việt Nam vào ngày 20 tháng 8 ra tuyên bố phản đối hành động của phía Trung Quốc.
Ông Trần Cao Mưu, tổng thư ký Hội Nghề Cá Việt Nam, cho biết:
Tiếp tục lên tiếng phản đối hành động ngang ngược, thô bạo của phía Trung Quốc đã làm ản hưởng đến hoạt động của ngư dân Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Phải khẳng định rằng đây là một hành động liên tục tiếp diễn, liên tục xảy ra hằng chục năm nay, đặc biệt Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây là những hành động coi như ngang ngược, thô bạo, thiếu nhân tính của phía Trung Quốc.
Khi được hỏi về những biện pháp cụ thể để có thể giúp cho ngư dân Việt Nam nói chung và ngư dân tại đảo Lý Sơn nói riêng có thể tiếp tục bám biển tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa mà nay quần đảo này đang bị Trung Quốc chiếm đóng và phát triển thành khu vực của họ, ông tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, Trần Cao Mưu trình bày:
Mỗi lần xảy ra thì các cơ quan chức năng của Nhà nước và các tổ chức xã hội trong nước cũng như ngoài nước đã có lên tiếng ủng hộ về mặt tinh thần, động viên ngư dân trong quá trình tham gia sản xuất trong vùng biển chủ quyền của mình.
Thứ hai nữa là rất nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã có những hành động tích cực, đó là quyên góp để ủng hộ cho ngư dân khắc phục sớm thiệt hại do phía Trung Quốc gây ra. Đặc biệt Nhà nước Việt Nam cũng đã có những chính sách, mặc dù đây là những chính sách trong đề án phát triển kinh tế thủy sản từ năm 2013 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; như là thời điểm ngư dân có điều kiện để nhận được sự hổ trợ rất tích cực của Nhà nước để đóng mới thêm tàu, sắm thêm ngư cụ để tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là tiếp tục khai thác và tiếp tục hành nghề trên vùng chủ quyền của mình.
Trong thực tế, Trung Quốc đã thành công khống chế không cho ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa của họ như trước đây. Bắc Kinh bố trí lực lượng chấp pháp trong khu vực và tàu đánh cá của Việt Nam đi vào đều bị phát hiện, xua đuổi hoặc bị bắt bớ, đánh phá như vừa nêu.
Để đối phó lại lực lượng đó, Việt Nam đang có những biện pháp gì? Ông Trần Cao Mưu cho biết:
Trung Quốc có trang bị đầy đủ và thậm chí có những hành động thô bạo đâm chìm tàu, phá tàu của ngư dân Việt Nam. Nhưng chủ trương của Việt Nam là đấu tranh trên cơ sở bảo đảm luật pháp, tuân thủ Công ước Liên hiệp quốc ( về luật biển) năm 1982, luật pháp về biển cũng như tôn trọng quyền chủ quyền của mình.
Trong đấu tranh không phải chúng ta trang bị vũ khí đầy đủ hay là lớn mà được. Đây là đấu tranh thực sự ra để cho dư luận thế giới thấy rằng nhân dân Việt Nam với lòng yêu chuộng hòa bình của mình, với thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình bằng đấu tranh đảm bảo tính luật pháp; chứ còn tranh cãi với một kẻ thích tranh cãi hay thích quấy phá thì điều đó cũng vô nghĩa. Chúng ta phải đấu tranh trên lẽ phải, trên tất yếu được sự ủng hộ chung của nhân dân thế giới rằng cách đấu tranh của chúng ta là mềm dẻo mà sẽ khẳng định được thanh thế của mình, đó là không phải người Việt Nam gây hấn, người Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình và rất tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chỉ cách đảo Lý Sơn chừng 120 hải lý. Phía Việt Nam phản đối như thế là vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982; tuy nhiên Bắc Kinh lập luận đó là vùng biển của họ vì chỉ cách Đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đang quản lý 17 hải lý mà thôi. Tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa từ phía Việt Nam Cộng Hòa, và chính phủ Hà Nội lúc đó không lên tiếng phản đối gì.
Nay ngư dân đảo Lý Sơn phải thường xuyên đối diện với mối nguy Trung Quốc, họ được chính quyền Hà Nội kêu gọi bám biển. Tuy nhiên như dã tràng xe cát, họ chắt góp được một khoản tiền để sắm tàu, ngư cụ và chuẩn bị mọi thứ cho một chuyến ra khơi để rồi lại bị cướp phá hết, bị xâm phạm thân thể hay bị đuổi về tay không như các tàu mới cập bến trong những ngày qua.
Thực tế ra sao và đến khi nào ngư dân Việt Nam mới có thể thoát khỏi tình trạng đó để yên tâm làm ăn?
Người cũ, chuyện mới!
Chuyện kể của những thuyền trưởng bốn tàu cá đảo Lý Sơn bị đánh đập tàn nhẫn, tàu bị phá, ngư cụ bị hủy một cách không thương tiếc, trang thiết bị trên tàu và hải sản đánh được đều bị phía những viên chức hung hãn Trung Quốc tịch thu được các báo ghi lại một cách chi tiết.
Câu chuyện của họ cũng không khác mấy với các nạn nhân từng phải chạy thoát trở về kể lại trong những lần bị nạn suốt những năm gần đây.
Theo lời kể của hai thuyền trưởng Trần Hiền bị tấn công vào ngày 14 tháng 8 và Lê Khởi vào ngày 15 tháng 8 thì tàu Hải giám của phía Trung Quốc sau khi phát hiện đã thả xuồng và người xuống tiếp cận tàu Việt Nam, nhảy sang mang theo búa đinh, dùi cui. Họ dồn ngư dân xuống mũi tàu, đánh đập thuyền trưởng. Hành động tiếp của họ là đập phá kính ca bin, thuyền thúng, cắt toàn bộ dây hơi. Sau đó họ lấy các loại máy định vị, Icom, máy dò cá và dầu cùng toàn bộ hải sản đánh bắt được trên tàu rồi rút đi.
Họ dồn ngư dân xuống mũi tàu, đánh đập thuyền trưởng. Hành động tiếp của họ là đập phá kính ca bin, thuyền thúng, cắt toàn bộ dây hơi. Sau đó họ lấy các loại máy định vị, Icom, máy dò cá và dầu cùng toàn bộ hải sản đánh bắt được trên tàu rồi rút điTàu QNg66074 TS của thuyền trưởng Trần Hiền bị thiệt hại chừng 200 triệu đồng, còn tàu QNg96697 TS của thuyền trưởng Lê Khởi mất mát khoảng 700 triệu đồng Việt Nam.
thuyền trưởng Trần Hiền
Hai tàu bị tàu của Trung Quốc vây ráp, rượt đuổi dữ dội ngay khi mới đến ngư trường là tàu QNg 96416 TS của ông Nguyễn Lộc và QNg 96417 TS của ông Bùi Văn Bốn.
Theo những nạn nhân thì đây không phải là lần đầu tiên họ gặp nạn tại Hoàng Sa như thế. Bản thân họ cũng như nhiều ngư dân khác tại đảo Lý Sơn từng bị cướp phá, bị bắt bớ và có người đã bỏ mạng do phía Trung Quốc gây nên; nhưng rồi sau những chuyến ra khơi không may như thế họ và người thân lại phải vay mượn để sắm tàu, ngư cụ ra khơi tiếp vì đó là nghề truyền thống mà bao đời ông cha họ đã theo. Ngoài ra đối với người đàn ông ở đảo cách đất liền như họ đó là con đường mưu sinh duy nhất.
Tàu Trung Quốc ngang nhiên chặn bắt tàu cá Việt Nam
Ngư dân Võ Minh Vương, thuyền trưởng tàu QNG 96787 TS mới hồi đầu tháng 7 bị phía Trung Quốc truy đuổi, tấn công, đập phá và thu giữ thiết bị đi biển, thiệt hại chừng 400 triệu đồng, nhưng rồi sau khi sửa chữa cũng lại ra khơi chuyến khác và vừa về hôm 20 tháng 8. Anh cho biết:
Tiếp tục ở Hoàng Sa tiếp chứ vì đó hồi giờ của Việt Nam nên chúng tôi cứ bám biển chứ biết đi đâuTiếp tục ở Hoàng Sa tiếp chứ vì đó hồi giờ của Việt Nam nên chúng tôi cứ bám biển chứ biết đi đâu.
Ngư dân Võ Minh Vương
Phản ứng của các cơ quan chức năng
Cũng như những lần trước, sau khi ngư dân thoát nạn về được bờ và có báo cáo cho cơ quan chức năng, Hội Nghề Cá Việt Nam vào ngày 20 tháng 8 ra tuyên bố phản đối hành động của phía Trung Quốc.
Ông Trần Cao Mưu, tổng thư ký Hội Nghề Cá Việt Nam, cho biết:
Tiếp tục lên tiếng phản đối hành động ngang ngược, thô bạo của phía Trung Quốc đã làm ản hưởng đến hoạt động của ngư dân Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Phải khẳng định rằng đây là một hành động liên tục tiếp diễn, liên tục xảy ra hằng chục năm nay, đặc biệt Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây là những hành động coi như ngang ngược, thô bạo, thiếu nhân tính của phía Trung Quốc.
Khi được hỏi về những biện pháp cụ thể để có thể giúp cho ngư dân Việt Nam nói chung và ngư dân tại đảo Lý Sơn nói riêng có thể tiếp tục bám biển tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa mà nay quần đảo này đang bị Trung Quốc chiếm đóng và phát triển thành khu vực của họ, ông tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, Trần Cao Mưu trình bày:
Mỗi lần xảy ra thì các cơ quan chức năng của Nhà nước và các tổ chức xã hội trong nước cũng như ngoài nước đã có lên tiếng ủng hộ về mặt tinh thần, động viên ngư dân trong quá trình tham gia sản xuất trong vùng biển chủ quyền của mình.
Thứ hai nữa là rất nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã có những hành động tích cực, đó là quyên góp để ủng hộ cho ngư dân khắc phục sớm thiệt hại do phía Trung Quốc gây ra. Đặc biệt Nhà nước Việt Nam cũng đã có những chính sách, mặc dù đây là những chính sách trong đề án phát triển kinh tế thủy sản từ năm 2013 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; như là thời điểm ngư dân có điều kiện để nhận được sự hổ trợ rất tích cực của Nhà nước để đóng mới thêm tàu, sắm thêm ngư cụ để tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là tiếp tục khai thác và tiếp tục hành nghề trên vùng chủ quyền của mình.
Trung Quốc có trang bị đầy đủ và thậm chí có những hành động thô bạo đâm chìm tàu, phá tàu của ngư dân Việt Nam. Nhưng chủ trương của VN là đấu tranh trên cơ sở bảo đảm luật pháp, tuân thủ Công ước LHQ năm 1982, luật pháp về biển cũng như tôn trọng quyền chủ quyền của mìnhBiện pháp đấu tranh
Ông Trần Cao Mưu
Trong thực tế, Trung Quốc đã thành công khống chế không cho ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa của họ như trước đây. Bắc Kinh bố trí lực lượng chấp pháp trong khu vực và tàu đánh cá của Việt Nam đi vào đều bị phát hiện, xua đuổi hoặc bị bắt bớ, đánh phá như vừa nêu.
Để đối phó lại lực lượng đó, Việt Nam đang có những biện pháp gì? Ông Trần Cao Mưu cho biết:
Trung Quốc có trang bị đầy đủ và thậm chí có những hành động thô bạo đâm chìm tàu, phá tàu của ngư dân Việt Nam. Nhưng chủ trương của Việt Nam là đấu tranh trên cơ sở bảo đảm luật pháp, tuân thủ Công ước Liên hiệp quốc ( về luật biển) năm 1982, luật pháp về biển cũng như tôn trọng quyền chủ quyền của mình.
Trong đấu tranh không phải chúng ta trang bị vũ khí đầy đủ hay là lớn mà được. Đây là đấu tranh thực sự ra để cho dư luận thế giới thấy rằng nhân dân Việt Nam với lòng yêu chuộng hòa bình của mình, với thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình bằng đấu tranh đảm bảo tính luật pháp; chứ còn tranh cãi với một kẻ thích tranh cãi hay thích quấy phá thì điều đó cũng vô nghĩa. Chúng ta phải đấu tranh trên lẽ phải, trên tất yếu được sự ủng hộ chung của nhân dân thế giới rằng cách đấu tranh của chúng ta là mềm dẻo mà sẽ khẳng định được thanh thế của mình, đó là không phải người Việt Nam gây hấn, người Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình và rất tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chỉ cách đảo Lý Sơn chừng 120 hải lý. Phía Việt Nam phản đối như thế là vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982; tuy nhiên Bắc Kinh lập luận đó là vùng biển của họ vì chỉ cách Đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đang quản lý 17 hải lý mà thôi. Tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa từ phía Việt Nam Cộng Hòa, và chính phủ Hà Nội lúc đó không lên tiếng phản đối gì.
Nay ngư dân đảo Lý Sơn phải thường xuyên đối diện với mối nguy Trung Quốc, họ được chính quyền Hà Nội kêu gọi bám biển. Tuy nhiên như dã tràng xe cát, họ chắt góp được một khoản tiền để sắm tàu, ngư cụ và chuẩn bị mọi thứ cho một chuyến ra khơi để rồi lại bị cướp phá hết, bị xâm phạm thân thể hay bị đuổi về tay không như các tàu mới cập bến trong những ngày qua.
0 comments:
Post a Comment