Wednesday, April 30, 2014

Vì Sao Chúng Ta Để Mất Miền Nam Cho Cộng Sản

_Lê Duy San.

Cuộc chiến Việt Nam mặc dầu đã được kết thúc trên ba chục năm nay, nhưng nhiều người vẫn còn tự hỏi: “Quân đội của chúng ta hùng mạnh như vậy, tinh thần chiến đấu của quân đội chúng ta anh dũng như vậy, nhiều quân nhân còn xâm chữ “Sát Cộng” vào cánh tay, còn đồng bào ta thì sợ Việt Cộng như cùi, như hủi, bọn chúng tới đâu là đồng bào ta bỏ chạy tới đó, vậy mà tại sao chúng ta lại thua Cộng Sản ?”

Đành rằng nguyên nhân gần và trực tiếp là vì chúng ta bị đồng minh tức Hoa Kỳ bỏ rơi Nhưng còn nguyên nhân sâu xa là gì ? Tại sao người Mỹ lại bỏ Việt Nam? Đã có rất nhiều chính trị gia, chiến lược gia, sử gia Việt Nam cũng như ngoại quốc phân tích và đã đưa ra rất nhiều lý do, chủ quan cũng có, khách quan cũng có, nhưng chưa thấy tác gỉa nào nói tới lý do đạo đức, luật pháp và vì sự thiếu hiểu biết của các chính trị gia miền Nam Việt Nam.

1/ Vì đạo đức.

Vì đạo đức, chúng ta không thể bắt chước Cộng Sản, “thà giết lầm còn hơn tha lầm”. Bắt được những tên Cộng Sản, những tên Việt Gian, những tên ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản, chúng ta vẫn đối xử nhận đạo. Hẳn chúng ta còn nhớ, vào năm 1955-1956, một phong trào mang tên là Phong Trào Hòa Bình do các ông Phạm Huy Thông, Lưu Văn Lang, Trần Kim Quan v.v…thành lập. Đây là một phong trào thiên Cộng họạt  động với mục đích hỗ trợ cho Việt Cộng và đòi Tổng Tuyển Cử theo Hiệp định Geneve 1954, chính phủ Ngô Đình Diệm cũng chỉ tống xuất một vài tên qua cầu Hiền Lương ra Bắc.

Đến đầu năm 1965 một phong trào khác mang tên tương tự là “Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình” do những tên Việt Gian, ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản thành lập như Thượng Tọa Thích Quảng Liên, Bác Sỉ Thú Y Phạm Văn Huyến, Nhà Báo Phi Bằng tức Cao Minh Chiến, Giáo Sư Tôn Thất Dương Kỵ, Bác Sĩ Lê Khắc Quyến v.v. Gần 30 thành viên của phong trào này đã bị bắt giữ, trong đó có Cao Minh Chiến, Tôn Thất Dương Kỵ và Phạm Văn Huyến. Tướng Nguyễn Chánh Thi đã đề nghị thả dù bọn này ra bắc vỹ tuyến 17 tức bên kia cầu Hiền Lương cho Việt Cộng. Nhưng Thủ Tướng Phan Huy Quát cũng chỉ vì lý do nhân đạo, sợ làm như vậy bọn chúng có thể gẫy chân, què tay vì bọn chúng đâu biết nhẩy dù, nên đã lấy cớ rằng làm như vậy, quốc tế sẽ chỉ trích, và chỉ đồng ý giải giao bọn chúng cho Việt Cộng bằng đường bộ qua cầu Hiền Lương.

Ngày nay, ở hải ngoại cũng vậy. Những người chống Cộng luôn luôn bị một số người vin vào lý do đạo đức, văn hóa để chỉ trích người khác. Nếu chống Cộng hăng say qúa thì bị chỉ trích là qúa khích. Nếu dùng danh từ mạnh mẽ qúa hay bình dân qúa thì bị phê bình, chỉ trích là ấu trĩ, là thiếu văn hóa, là phản tuyên truyền có khi còn bị nhục mạ là hạ cấp, là vô học.

Bọn Việt Cộng mở miệng ra nói là thấy tuyền tuyên truyền giả dối, đối đáp thì ngụy biện, vô học, nếp sống thì tàn ác, vô đạo đức. Vậy mà chẳng thấy ai nói gì. Trái lại, nếu có ai vì chống Cộng nói sai một chút, nói qúa lời một câu, mà đâu có phải nói họ mà chỉ là nói bọn Việt Cộng hoăc bọn Việt Gian Cộng Sản là bị chỉ trích, bị phê bình liền, có khi còn bị mạ lỵ. Bọn người này, không biết họ thuộc loại nào ? Có thể họ là bọn Việt Cộng nằm vùng, có thể họ là bọn Việt Gian Cộng Sản, nhưng cũng có thể chỉ vì cảm tình cá nhân nên bênh vực nhau. Nói ra họ lại la làng là bị chụp mũ này, mũ nọ. Có điều chắc chắn là không bao giờ thấy họ viết một bài nào chống Cộng. Hoặc nếu có thì cũng chỉ hời hợt hoặc vô thưởng, vô phạt để chứng tỏ ta đây cũng là người chống Cộng. Còn những bài viết chỉ trích những người chống Cộng thì họ phê bình chỉ trích tới nơi, tới chốn.


2/ Vì luật pháp.

Vì luật pháp, chúng ta cũng không thể cho chúng mò tôm, bắt ốc như bọn Cộng Sản đã làm đối với những người quốc gia trong thời chiến tranh. Chúng ta phải đưa chúng ra tòa để xét xử theo luật pháp. Dù chúng có tội thì cũng chỉ giam giữ ít lâu rồi lại thả ra. Trường hợp phạt chúng tội tử hình, thật là hiếm. Thường thì chúng ta cũng rất nhẹ tay với chúng. Không những thế, nhiều khi còn để tình cảm lấn áp. Do đó có những trường hợp kẻ bị bắt có thế lực hoặc có liên hệ với các ông lớn trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa được can thiệp và cho tại ngoại ngay từ lúc mới bị bắt hoặc được cho biết trước để mà chạy trốn hoặc phi tang chứng cớ.

Trường hợp điển hình là trường hợp của Nguyễn Đình Ngọc, giáo sư trường Đại Học Khoa Học Saigon. Ông này có hoạt động cho Việt Cộng nên bị bắt. Ông Nguyễn Chung Tú, Khoa Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Saigon đã lấy tư cách và uy tín của mình để bảo lãnh cho ông ta. Vì thế, ông Ngọc không những đã được tại ngoại mà cũng chẳng phải ra toà lãnh án.

Trường hợp thứ 2 là Trần Đình Minh, cán bộ xã Hải Nhuận thuộc quận Hương Điền Tỉnh Thừa Thiên, một Việt Cộng nằm vùng. Tháng 5 năm 1972 (mùa hè đỏ lửa), để ngăn chận cuộc tổng nổi dậy của Cộng quân tại Huế, Thiếu Tá Liên Thành, Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên đã mở cuộc hành quân gọi là Chiến Dịch Bình Minh và đã bắt giữ khoảng 1,500 Việt cộng và nội tuyến trong đó có Trần Đình Minh. Chỉ mấy ngày sau khi Trần Đình Minh bị bắt, Thiếu Tá Liên Thành đã nhận được điện thoại của Đại Tá Dương Quang Tiếp Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Vùng I, ra lệnh thả Trần Đình Minh. Lý do là vì Ủy Viên Chính Phủ Tòa án Quân Sự Mặt Trận Vùng I Chiến Thuật, Trung Tá Cao Chánh Hựu là bạn thân của Đại Tá Dương Quang Tiếp đứng ra làm giấy bảo lãnh cho Trần Đình Minh.

Trường hợp điển hình thứ ba là Nguyễn Ngọc Lương. Ông Tạ Quang Khôi cho biết: “Lương là một cán bộ cộng sản được gài vào Nam theo cuộc di cư năm 1954. Sau Lương được nhận vào đài phát thanh Saigon làm biên tập viên phòng bình luận. Lương bị công an bắt, không phải một lần mà nhiều lần. Nhưng không hiểu sao công an bắt rồi thả mà không giam giữ luôn trong tù hoặc đưa ra tòa xét xử dù biết chắc ông hoạt động cho cộng sản? Không những thế, ông Tổng Giám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh còn vào khám thăm Lương mỗi khi y bị bắt.

Trường hợp thứ tư là nhà văn Vũ Hạnh, tên thật là Nguyễn Đức Dũng sinh năm 1926 tại Quảng Nam. Ông là cán bộ văn hoá khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Ông Hạnh bị bắt 5 lần, nhưng lần nào cũng có người bảo lãnh cho tại ngọai. Người bảo lãnh sau cùng cho Vũ Hạnh là Linh Mục Thanh Lãng, Chủ tịch Hội Văn Bút.

Tên Bảy Lớp không bắn bỏ cũng uổng
Những người như hắn đã giết gần 60 ngàn
lính Mỹ. Bênh vực cho hắn là đại ngu !
Vụ Têt Mậu Thân 1968, không thiếu gì những tên Việt Cộng giết người một cách dã man, giết người một cách vô tội vạ, giết người hàng loạt. Vậy mà bọn chúng đâu có bị đưa ai ra tòa? Còn chúng ta, nếu vì qúa tức giận trước những hành động qúa độc ác, dã man của bọn chúng mà tự ý giết một tên Việt Cộng nào đó, thì dù có lý do chính đáng đến đâu cũng vẫn bị kết tội là dã man, là vô nhân đạo. Nếu không bị đưa ra tòa thì cũng bị nhiều người phê bình và thế giới nguyền rủa. Đó là trường hợp của tướng Nguyễn Ngọc Loan đã xử tử tên Việt Cộng Nguyễn Văn Lém tự Bẩy Lớp, kẻ đã sát hại cả gia đình một sĩ quan cảnh sát vào Tết Mậu Thân 1968.

3/ Vì thiếu ý thức.

Ngày 24-9-1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, thừa ủy nhiệm Quốc trưởng Bảo Đại, ký Sắc lệnh số 94-CP cải tổ nội các. Nhiều chính trị gia tên tuổi đã tham gia như Trần Văn Đỗ Tổng trưởng Bộ Ngoại giao, Bùi Văn Thinh Tổng trưởng Bộ Tư pháp, Phạm Xuân Thái Tổng trưởng Bộ Thông tin và Chiến tranh tâm lý, Trần Hữu Phương Tổng trưởng Bộ Tài chính, Lương Trọng Tường, Tổng trưởng Bộ Kinh tế, Nguyễn Công Hầu, Tổng trưởng Bộ Canh nông, Trần Văn Bạch, Tổng trưởng Bộ Công chính, Nguyễn Văn Thoại Tổng trưởng Bộ Kế hoạch và Kiến thiết, Huỳnh Kim Hữu Tổng trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Dương Đôn, Tổng trưởng Bộ Quốc gia giáo dục, Nguyễn Mạnh Bảo Tổng trưởng Bộ Xã Lao, Nguyễn Đức Thuận Tổng trưởng Bộ Cải Cách, Nguyễn Tăng Nguyên, Tổng trưởng Bộ Lao động và Thanh niên, Hồ Thông Minh Tổng trường phụ tá Quốc phòng, Trần Ngọc Liên, Bộ trưởng ở Phủ Thủ tướng, đặc nhiệm Công vụ, Phạm Duy Khiêm Bộ trưởng đặc nhiệm tại Phủ Thủ tướng, Bùi Kiện Tín, Bộ trưởng đặc nhiệm tại Phủ Thủ tướng,Huỳnh Văn Nhiệm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Nguyễn Văn Cát Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Khi biết tướng Nguyễn văn Hinh (thân Pháp) muốn lật đổ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, họ sợ ông Diệm mất chức nên một số người đã từ chức gây điêu đứng cho TT Ngô Đình Diệm. Sau khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vượt qua được cơn sóng gió và tống cổ được Nguyễn văn Hinh ra khỏi nước và thiết lập nền đệ nhất Cộng Hòa thì cũng lúc các đảng phái quốc gia nói riêng, giới chính trị gia miền Nam nói chung, vì thiếu ý thức, vì quyền lợi phe nhóm và nhất là vì ngu dốt, đã đặt quyền lợi của đảng phái, của phe nhóm lên trên quyền lợi của quốc gia dân tộc tìm cách đả phá, chỉ trích chính quyền và đòi hỏi những điều chính quyền không thể thỏa mãi họ được.

Họ đã gây ra cuộc đảo chính bất thành ngày 11/11/1960 mà trong đó nhóm Tự Do Tiến Bộ còn gọi là Nhóm Caravelle chủ xướng, vụ 2 phi công VNCH Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc Lập ngày 27/2/1962 do Đại Việt Quốc Dân Đảng chủ mưu làm cho người Mỹ hết tin tưởng vào chính quyền của TT Ngô Đình Diệm dẫn tới cuộc đảo chính ngày 1/11/1963.


Tranh đấu như vậy năm 63 rồi 65 chưa đủ, năm 1975 còn kéo cả đoàn lũ đi rước quân cướp VC vào thành phố nữa mới “đáng khen” chứ !
Nếu cho rằng trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, các chính trị gia, các đảng phái quốc gia đã không có cơ hội để thi thố tài năng. Nhưng trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, họ đã có cơ hội, nhưng họ đã làm được gì? Hết nội các Nguyễn Ngọc Thơ (11/63 - 1/64), các Trần Văn Hương (8/64 - 10/64, đến nội các Phan Huy Quát (2/65 – 6/65), không nội các nào thọ được hơn 4 tháng và dĩ nhiên cũng chẳng ai làm được trò trống gì. Để rồi lại phải trao quyền cho quân đội để trở lại vai trò chỉ trích và quậy phá. Không biết bao nhiêu là cuộc biểu tình, xuống đường để gây rối cho miền Nam. Nào là Phong trào đấu tranh của ký giả miền Nam Việt Nam tục gọi là Phong Trào ký giả đi ăn mày, Phong trào đòi quyền sống của Luật Sư Ngô Bá Thành, Phong trào bài trừ tham nhũng của Linh Mục Trần Hữu Thanh, Ủy Ban Bảo Vệ quyền lợi lao động của Linh Mục Linh mục hốt rác LM Phan Khắc Từ, LM Trương Bá Cần, LM Trần Thế Luân và LM Nguyền Ngọc Lan, và hơn 140 vụ xuống đường khác của bọn Việt Cộng đội lốt sư sãi súi dục học sinh sinh viên biểu tình “chống Mỹ cứu nước”. Đó là chưa kẻ một số người miền Nam khác đã nuôi Việt Cộng trong nhà hay đóng thuế cho Việt Cộng.

Trong cuộc chiến Nam Bắc Hàn, có lúc Nam Hàn chỉ còn một vùng đất nhỏ bằng tỉnh Cà-Mâu của miền Nam, vậy mà nhờ sự quyết tâm hỗ trợ của Mỹ, Nam Hàn vẫn phản công lấy lại toàn lãnh thổ đã mất. Miền Nam Việt Nam còn Thủ Đô, còn vùng 4 và hơn một nửa vùng 3, nếu Mỹ không quyết tâm ngưng viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì dĩ nhiên quân đội VNCH cũng sẽ tiến chiếm lại được những vùng đã mất như đã chiếm lại được Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972. Nhưng tiếc rằng chính chúng ta, hay nói cho đúng hơn, chính bọn tướng lãnh côn đồ đã làm xụp đổ nền đệ nhất VNCH, chính bọn chính trị gia ngu dốt, chính bọn sư sãi, linh mục thân Cộng, chính bọn trí thức ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng Sản, đã làm cho người Mỹ thất vọng, không còn muốn giúp chúng ta nữa. Đó là những nguyên do khiến cho miền Nam Việt Nam phải mất vào tay Cộng Sản.

Lê Duy San

Hành trình H.O.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-04-29


Gia đình và tù nhân chính trị đến Hoa Kỳ theo diện tỵ nạn. Files photos

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 hàng triệu binh sĩ chế độ VNCH buông súng để sau đó hơn 200 ngàn sĩ quan và viên chức vào hơn 80 trại cải tạo trong nhà tù của chế độ mới. Những tù nhân ấy sau khi ra trại lại có một chuyến hành trình nữa được gọi là HO để đến Mỹ bắt đầu vào năm 1990.
Mặc Lâm tìm hiểu thêm chương trình nhân đạo có một không hai này qua lời kể của bà Khúc Minh Thơ, một trong những người vận động cho chương trình H.O. thành hình.

Từ Hội Gia đình Tù nhân Chính trị đến H.O.

Sau ngày 30 tháng 4, hai danh từ mới xuất hiện trong từ điển Việt Nam là thuyền nhân và HO. Thuyền nhân là những người không chịu sống trong chế độ mới, vượt biển đông bất chấp sóng gió, cướp biển cùng những nguy hiểm khác để tìm tự do. HO là những sĩ quan, viên chức bị cải tạo ba năm trở lên trong các nhà tù sau khi trình diện Ủy ban Quân quản tại khắp miền Nam để lên đường vào trại cải tạo gọi là học tập. Những sĩ quan viên chức này trở thành HO khi qua cuộc phỏng vấn của phái đoàn Mỹ tại tp HCM và chính thức có danh sách sang Mỹ bắt đầu bằng hai chữ HO.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bên cạnh sĩ quan các cấp, những chính trị gia, nhà báo, dân biểu, lãnh đạo tôn giáo cũng cùng số phận với những người cầm súng. Tất cả đều được gọi là tù nhân cải tạo, tất cả đều bị đối xử như nhau và tất cả đều không có án.

Cuộc sống của những tù nhân này được nuôi dưỡng bằng mồ hôi nước mắt của người thân, cha mẹ vợ con thậm chí là bạn bè, hàng xóm. Cũng có những trường hợp vợ con của họ vượt biên và nơi xa xôi tưởng chừng như mù mịt ấy những món quà nhỏ bé chắt chiu gửi về thăm nuôi họ. Sợi giây ràng buộc mong manh ấy đã ngày một bện chặt hơn khi số thuyền nhân ngày càng nhiều và ý tưởng cứu những người tù cải tạo ra khỏi đất nước một cách hợp pháp đã nảy sinh trong lòng những người vợ của họ đang sống tại Mỹ.

Một trong những người như thế là bà Khúc Minh Thơ, chồng bà là một sĩ quan đã chết trước khi trở thành một HO và bà có rất nhiều bạn bè của chồng vẫn nằm trong trại cải tạo. Bà Khúc Minh Thơ sang Mỹ năm 1977 và ý tưởng vận động cho tù nhân cải tạo vẫn thôi thúc trong lòng bà. Ông Shef Lawman, một chuyên viên của Bộ Ngoại giao Mỹ làm việc tại Việt Nam cho tới phút cuối. Do có vợ Việt ông Lawman hiểu rất rõ tình hình chính trị, văn hóa và xã hội Việt Nam và là người đầu tiên bà Khúc Minh Thơ gặp và trao đổi với ông ý tưởng của mình. Từ sự gợi ý của ông Lawman, một hội mang tên Gia đình Tù nhân Chính trị Việt Nam thành hình tập hợp vợ con của những người tù cải tạo để có tiếng nói chung.

Bà Khúc Minh Thơ kể lại giai đoạn đầu khi bà nghĩ tới bắt tay vào việc vận động này:

-Khi mà tôi qua tới đây giống như trong một con đường tăm tối mà tôi phải đi tại vì không làm cách gì ngoài tình thương của gia đình, tình thương của bạn bè mà tôi cùng với anh chị em trong hội Gia đình Tù nhân Chính trị để mà làm. Có hy vọng nhưng không bao giờ nghĩ tới mình sẽ thành công nhưng vì không thể nào không nghĩ tới những người thân yêu ruột thịt của mình chết trong tù mà mình không làm gì được.

Khi nghe bà Khúc Minh Thơ vận động một việc làm không khác gì mò kim đáy biển như thế rất nhiều người e ngại cho sự thành công là quá ít và kéo dài vô tận vì nước Mỹ vừa mới thất bại trên chiến trường, tiếng nói không còn mạnh như xưa đối với Việt Nam và nhất là dân chúng Mỹ chưa chắc chấp thuận một gánh nặng cho hàng trăm ngàn người Việt như thế.

Tuy nhiên nhạc sĩ Nam Lộc lúc đó đang làm việc cho cơ quan thiện nguyện USCC chuyên giúp đỡ người tị nạn tại Mỹ lại không bi quan như vậy căn cứ vào kinh nghiệm của ông:

-Việc tranh đấu cho những người tù nhân chính trị bị cộng sản giam giữ mà họ gọi là cải tạo rất nhiều người nghĩ rằng là một nỗ lực không tưởng, khó để thành công. Nhưng cá nhân tôi thì tôi rất tin tưởng. Cũng những suy nghĩ tiêu cực như vậy đã xảy ra trước đó cả chục năm khi cơ quan thiện nguyện USCC cùng một số cơ quan định cư khác nỗ lực thành lập chương trình ODP thành ra chúng tôi nghĩ nếu ODP thành công thì việc tranh đấu cho các tù nhân chính trị này cũng không phải là điều không tưởng.


Bà Khúc Minh Thơ (thứ 2 từ trái) trong một buổi lễ của cựu tù nhân chính trị .
Một người Mỹ khác có công rất nhiều trong việc vận động cho chương trình này là ông Robert Funseth, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Chương trình Tỵ nạn. Ông là một nhà ngoại giao dành hầu như toàn bộ cuộc đời ngoại giao của ông tại Việt Nam từ khi bước chân sang cho tới khi miền Nam sụp đổ. Ông chứng kiến nhiều cảnh chiến đấu của người lính VNCH và rất hăng hái trong việc vận động tổng thống Reagan và Quốc Hội Hoa Kỳ cũng như đứng ra thương thuyết thẳng với Việt Nam về vấn đề trao đổi đối với những người tù chính trị. Bà Khúc Minh Thơ cho biết thêm về ông và những người như ông trong tiến trình giúp bà vận động:

-Người thúc đẩy cho tôi nhiều nhất là ông Robert Funseth, ông ấy đặc trách chương trình tỵ nạn của Bộ ngoại giao, hai nữa người mà theo dõi diễn tiến của tụi tôi nhiều nhất là ông Shef Lowman, ông ấy là nhân viên của Bộ ngoại giao, hiểu nhiều nhất chương trình tù nhân chính trị, cũng như những người bị bắt ở tù thành ra rất là ủng hộ tôi về vấn đề này. Ngoài ra bên lập pháp còn có Thượng nghị sĩ John McCain và Thượng nghị sĩ Robert Kennedy và hầu hết phần đông những thượng nghĩ sĩ, dân biểu mà hồi xưa là cựu chiến binh Hoa Kỳ họ hiểu hoàn cảnh của anh em họ rất là ủng hộ.

Chuyến bay HO đầu tiên

Đoạn đường vận động phía Hoa Kỳ chấp nhận thương thuyết đã gian nan, nhưng về phía Việt Nam, nơi nắm giữ vận mạng của hàng trăm ngàn tù nhân chính trị cũng không phải là dễ thuyết phục khi bản thân chính quyền đang say sưa trên chiến thắng, bà Khúc Minh Thơ kể:

-Mình vận động rất là lâu tới chừng cuối cùng tôi lên gặp tòa đại sứ của Việt Nam cộng sản ở New York. Tôi nhớ là ngày 30 tháng 4, tôi luôn luôn lấy ngày 30 tháng 4 như một điểm quan trọng, tôi được Bộ Ngoại giao và Quốc hội sắp xếp cho tôi gặp ở trên đó để đòi cho được họ thả tù nhân chính trị và định cư ở Mỹ. Ba tháng sau cái ngày cuối cùng đó thì họ chấp thuận ký cái thỏa hiệp, agreement để cho tù nhân chính trị ra đi là ngày 30 tháng 7 năm 1989.
Ngày mà ông Funseth và phái đoàn đi qua để thương thuyết cái thỏa hiệp này tôi vô tới Bộ Ngoại giao cầu chúc ông ấy thành công thì ông ấy cho tôi một lịch trình làm việc của ông ấy, tôi để cái lịch trình ấy trước mặt để mà cầu nguyện.
Khi ông Funseth tới phi trường Bangkok thì ông gọi cho vợ là bà Funseth để bà này báo tin cho tôi biết là đã ký xong. Lúc đó không thể tưởng tượng, không thể nói được lời nào vì mình đâu có nghĩ kết quả lại trọn vẹn như vậy.
Ngày 5 tháng 1 năm 1990 có lẽ là ngày lịch sử đối với hàng trăm ngàn người trong đại gia đình tù nhân chính trị Việt Nam. Chuyến bay chở nhóm HO đầu tiên ghé Bangkok làm thủ tục trung chuyển sang Mỹ đã làm cộng đồng người Việt tại Mỹ theo dõi từng giây phút. Sau bao nhiêu năm chờ đợi trong một đống tin tức lệch lạc thậm chí sai sự thật thì những tù nhân ấy đã chính thức bước chân xuống Mỹ
.

Nhạc sĩ Nam Lộc kể lại ngày vui mừng ấy khi ông ra phi trường đón những người tù nhân này trong nhóm người ra đi đầu tiên dưới cái tên HO 1

-Khi những người trong đợt đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ thì đó là một ngày chúng tôi chờ mong, một ngày giấc mơ đã thành sự thật. Tôi đã ra phi trường đón tiếp những người đầu tiên trong số đó có anh Nguyễn Tiến Chỉnh một người bạn thân của chúng tôi từ khi còn rất trẻ. Anh là một trung úy không quân, một thành viên của ban nhạc Spot Light và là một trong những người thuộc nhóm đầu tiên đến Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, sau khi 5 năm trôi qua chương trình HO phải ngưng lại vì Quốc hội chỉ cho phép với giới hạn 5 năm. Sự ngưng lại ấy lại làm cho những người vận động cho chương trình một lần nữa phải tìm cách đối phó, bà Khúc Minh Thơ kể:

-Ở trong Quốc hội Bộ Ngoại giao họ nói với tôi nếu tôi xin nhiều thì Quốc hội sẽ không chấp thuận thành ra khi đầu tiên bắt đầu xin cho chương trình đó vào năm 1990 là tới 1996 là 5 năm cho chương trình HO. Sau đó ông Funseth các người bên văn phòng của McCain, Kennedy nói rằng sau đó thì sẽ xin lại thêm chứ bây giờ mà xin 10 năm, 20 năm thì họ đâu có chịu! nhưng tù nhân mà xin 5 năm thì làm sao cho đủ? Vì vậy tới năm 1996 nó ngưng thì tôi lại phải vận động để 10 năm sau, năm 2005 tôi mới có được cái thỏa hiệp thứ hai để cho chương trình HO tiếp tục, tuy nhiên những người nào đã được chấp thuận (approve) rồi thì tiếp tục ra đi cho tới khi nào tới Mỹ.

Cho tới nay hai chữ HO vẫn là cái tên chính thức cho chương trình ra đi này. Nhiều người tra tìm chữ viết tắt của HO đã không hài lòng về kết quả của nó. Một lần nữa bà Khúc Minh Thơ cho biết nguồn gốc của hai từ này, nó không phải của Mỹ mà là từ Việt Nam:

-Cái chữ HO hồi đó có nhiều người hỏi tôi cho nên tôi hỏi lại những người làm việc tại Bộ Ngoại giao phòng đặc trách về người tỵ nạn thì họ nói hai chữ HO của bên Việt Nam chứ không phải của Bộ Ngoại giao hay chính phủ Hoa Kỳ. Đầu tiên HO 1 mới kêu là HO cho tới khi HO10 thì không còn là HO nữa mà là H10. Bộ Ngoại giao họ thì thường trong ba tháng họ gửi cho chúng tôi để biết cái chương trình tỵ nạn đã có bao nhiêu người qua thì họ gọi là Political Prisoners Sub-Committee chứ họ không gọi là HO.

Theo nhạc sĩ Nam Lộc cũng là giám đốc USCC tại miền Nam California cho biết có khoảng trên dưới 200 ngàn tù nhân chính trị và gia đình đã sang Mỹ theo diện HO kéo dài cho tới năm 2008 thì mới chính thức chấm dứt.

-Đó là sự chờ đợi của tất cả những người Việt ờ hải ngoại cũng như thân nhân những người tù nhân chính trị họ vui mừng không còn chỗ nào vui hơn sau năm 1975. Đó là niềm vui cho tất cả mọi người Việt Nam. Sự ra đi chính thức của hàng trăm ngàn tù nhân chính trị và thân nhân có thể được xem là một phép lạ của thượng đế bù đắp những khốn khổ, chết chóc mà dân tộc này phải chịu. Các thế hệ nối tiếp đã có những thành tựu trong nhiều lĩnh vực tại Hoa kỳ do con em HO thực hiện. Thành quả ấy không phải do một mình bà Khúc Minh Thơ, tổng thống Reagan, ông Funseth hay John McCain, hoặc Robert Kennedy mà là kết hợp của tất cả trong niềm tin: đây là một đất nước hình thành từ di dân, do đó mọi ý tưởng cứu người bị ngược đãi, đàn áp là phương châm đầu tiên của cả dân tộc này để rồi những người di dân sau tiếp tục phát triển, bồi đắp triết lý nhân văn ấy.

MADISON NGUYỄN VÀ BĂNG ĐẢNG VIỆT TÂN!

LÃO MÓC
Dẫn nhập: Bài viết “Sau Hoàng Duy Hùng đến Madison Nguyễn?” đáng lẽ phải đổi ngược lại thành “Sau Madison Nguyễn đến Hoàng Duy Hùng?”; nhưng vì mọi chuyện đã bị đảo ngược vì “những thủ đoạn chính trị nhơ bẩn” đã được những thế lực đen, đỏ lắm bạc nhiều tiền được điều động bởi những cố vấn chính trị nhiều mưu ma, chước quỷ đứng sau lưng Madison Nguyễn vận dụng hết công suất nên sinh mạng chính trị của y thị đã “sống sót” sau cuộc quyết đấu sinh tử trong kỳ bãi nhiệm (recall).

MadisonNguyễn
Cũng cùng một nguyên lý, “những con tu hú” núp trong Ban Đại Diện Cộng Đồng VN/BC là “Liên Đoàn Cử Tri” đã tìm mọi cách vu oan, giá hoạ với mục đích đánh gục cố Tiến sĩ Lê Hữu Phú. Sau đó, chính tổ chức LĐCT lại vạch rõ mặt thật của Minh Dương do chính họ đưa ra đã giúp Madison Nguyễn đắc cử nhiệm kỳ 2.

Theo trang web của Thư ký thành phố San José, Madison Nguyễn là 1 trong 12 người đã nộp đơn ứng cử chức Thị Trưởng San José vào năm 2014.

“Ôn cố, tri tân!” Bài viết sau đây có mục đích giúp cử tri thấy rõ mặt thật của bà nghị viên “ăn cháo đái bát” Madison Nguyễn và những thế lực đen tối nào đứng sau lưng y thị, để cử tri người Mỹ gốc Việt xử dụng lá phiếu của mình chính xác trong kỳ bầu cử năm 2014.

*****

“Bắc thang lên đến tận mây
Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời?
Cuội nghe hỏi thế Cuội cười
Bởi hay nói dối nên ngồi ấp cây!
(Ca dao)
Bốn câu ca dao trên ứng dụng vào các ông “cán lớn” của đảng Việt Tân (VT) là đúng y chang không làm sao mà sai cho được.

Trong nhiều bài viết về “Mặt Trận” (MT) (trước kia) và đảng Việt Tân (hiện nay), chúng tôi đã đưa ra những bằng chứng chứng tỏ những cán bộ lãnh đạo của đảng Việt Tân lànhững kẻ nói dối bẩm sinh.

Bỏ qua chuyện MT lừa bịp đồng bào suốt 14 năm về cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh; bỏ qua chuyện bà doctor-to-be Trần Diệu Chân triệu hương linh của ông Hoàng Cơ Minh để cùng đứng tên với bà ta để kiện đài phát thanh Quê Hương (khi đài này còn mưu sinh bằng “chiêu bài chống Cộng”) với chủ nhân Tổng đài AM 1120 và cơ quan FCC. Nói chung những chuyện nói dối như cuội là những chuyện thuộc loại chuyện dài “nhân dân tự vệ” của đảng VT.

Chuyện nói dối như cuội “nổi nang” nhất là chuyện nhiều năm trước đây, “Thằng Cuội”Hoàng Thế Dân (HTD), Chủ tịch của cái gọi là Hội Đồng Điều Hành Cộng Đồng Người Việt Bắc California trả lời “tung, hứng” cho tuần báo Việt News, cơ quan tuyên truyền của đảng VT.

Trong nhiều bài viết, chúng tôi đã chứng minh những cái láo lường, gian ngoa, điêu trá, bần tiện, bỉ ổi, nói dối không biết ngượng miệng của HTD.

Những người có theo dõi những việc làm phá thối cộng đồng và chôm chỉa credit của đảng VT chắc chắn sẽ nhớ chuyện vào năm 2006, khi ông đốc-tờ Nguyễn Xuân Ngãi dàn dựng và trình diễn vở tuồng Tập Họp Thanh Niên Dân Chủ cho 2 du sinh VCNguyễn Tiến Trung, Nguyễn Hoàng Lan tại hội trường GI Forum thì đảng VT và 5 “chính đảng” khác đã đứng sắp hàng ủng hộ 2 du sinh này. HTD lúc đó lại nhân danh Chủ tịch Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali và nhân danh luôn cả mấy ông chủ tịch cộng đồng tiền nhiệm của Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali (là một tổ chức không dính dáng gì đến Ban Đại diện cộng đồng tiếm danh của Hoàng Thế Dân) là các ông Đỗ Hùng, Nguyễn Tái Đàm, Phạm Hữu Sơn, Nguyễn Ngọc Tiên ( nhưng HTD cũng không biết rõ tên họ của ông này nên đã đổi tên ông này thànhPhan Ngọc Tiên).

Cứ sau mỗi lần quậy phá cộng đồng để chôm chỉa credit bị thất bại, đảng VT lại giở trò ma giáo để… kềm chế sự tác hại.

Bài phỏng vấn HTD của tuần báo Việt News nằm trong mục đích này. Do đó, không ai ngạc nhiên khi báo này đưa ra câu hỏi sau vụ ông Hoàng Cơ Định bênh vực Madison Nguyễn trong lễ Khánh Thọ của các cụ trong Hội Đền Hùng Bắc California:

“5/Lý do tại sao mà cá nhân ông và một vài nhân vật nổi khác của đảng Việt Tân lại lên tiếng bênh vực nghị viên Madison Nguyễn, người mà dư luận tại San Jose cho rằng đã phản bội cộng đồng?”

HTD đã bịa chuyện để “gỡ gạc uy tín” cho “xếp lớn” của mình là ông Hoàng Cơ Định như sau:

“…Cá nhân chúng tôi và Tiến sĩ Hoàng Cơ Định được Hội Đền Hùng Hải Ngoại mời tham dự Lễ Khánh Thọ cho quý cụ cao niên trong Hội được tổ chức vào lúc 11 giờ ngày 19 tháng 9 năm 2008 tại nhà hàng Bay Buffet Restaurant tại San Jose. Chúng tôi được Ban Tổ Chức sắp xếp ngồi chung với quý cụ trong Hội, một vài vị quan khách và sau đó có thêm cô Nghị viên Madison Nguyễn, Nghị viên thành phố San Jose. Sau giờ khai mạc, có vài người đã xông đến mắng chửi cô Madison Nguyễn là phản bội cộng đồng. Quý cụ ngồi cùng bàn đã tỏ ra hốt hoảng và có người bật khóc; trong tình cảnh đó, Tiến sĩ Hoàng Cơ Định phải đứng dậy kêu gọi những người đang mắng chửi cô Madison đừng la nữa và tìm cách can ngăn họ xấn tới hành hung cô (sic!)”

Văn sĩ Hoa Hoàng Lan bị cận vệ Việt Tân
của Madison Nguyễn uy hiếp
Nhưng theo bài tường thuật của ký giả Hạnh Dương được viết theo chương trình truyền hình NewLand và được đăng tải trên Việt Báo thì “sự thật về vụ chống đối NV Madison Nguyễn tại buổi đại yến tiệc “Khánh Thọ Đại Hỷ” do Hội Đền Hùng tổ chức” thì mọi chuyện lại khác hẳn với câu trả lời của ông HTD.

Theo bài báo này thì:

“Lúc 11:07am thì ông Hoàng Cơ Định là Ủy Viên Trung Ương của đảng Việt Tân đưa nghị viên Madison vào và cả hai đến ngồi chung bàn với nữ nhà văn Hoa Hoàng Lan. Theo quan sát của nhóm phóng viên NewLand TV thì khi Madison Nguyễn ngồi vào bàn, bà Hoa Hoàng Lan vội đứng dậy nói với Ban Tổ Chức là “Chúng tôi không muốn ngồi chung với con người này!”và cả bàn của ông Thanh Thương Hoàng được Ban Tổ chức đưa đến một bàn khác gần trong góc…” Cũng theo bài báo thì “trong khi ông Nguyễn Phú đang nói chuyện hơi to tiếng với kỹ sư Nguyễn Thanh Liêm thì bất chợt ông Hoàng Cơ Định và MC Tony Hiếu chạy đến xô đẩy ông Nguyễn Phú.” Phóng viên nhiếp ảnh Trương Xuân Mẫn nói:“Tôi có chụp được một số hình và tôi nghe rõ tiếng ông Nguyễn Phú nói lớn:“Hoàng Cơ Định không được đụng vào người tôi.”

Giáo sư Nguyễn Châu nói với phái viên VietPress USA rằng: “Lúc đó tôi nói lớn“Hoàng Cơ Định không được làm như vậy!” Nhưng Hoàng Cơ Định vẫn tiếp tục đẩy mạnh Nguyễn Phú.”

Và bài báo viết tiếp: “Giáo sư Nguyễn Châu trên 70 tuổi cầm máy chụp hình đưa lên chụp cảnh MC Tony Hiếu bẻ tay Hoa Hoàng Lan thì lập tức bị ông Hoàng Cơ Định thấy vậy chạy đến đẩy giáo sư Nguyễn Châu để gạt máy ảnh không cho giáo sư Nguyễn Châu chụp hình. Phóng viên nhiếp ảnh Trương Xuân Mẫn nói với ký giả Hạnh Dương rằng:“Lúc đó tôi thấy là ông Hoàng Cơ Định hất tay của giáo sư Nguyễn Châu và giáo sư Châu nói lớn “Hoàng Cơ Định bỏ tay ra, không được làm như thế! Anh và tôi không xa lạ gì!” Sự việc này làm cho cụ Trương Đình Sửu, Chủ Tịch Hội Cao Niên đã trên 80 tuổi, ngồi gục xuống bàn và khóc lớn như một đứa trẻ nít trước ống kính của NewLand TV. Nước mắt của cụ Trương Đình Sửu chảy ra dàn dụa và miệng mếu máo nói: “Mắc cỡ quá… Mắc cỡ quá!” Nghị viên Madison Nguyễn vội lấy khăn giấy ngồi xích lại gần để chặm nước mắt cho cụ, nhưng cụ lại lách người tránh ra xa và nói tiếp “Mắc cỡ quá… Mắc cỡ quá… hu hu…!” Chẳng hiểu ý của cụ mắc cỡ điều gì nhưng cuối cùng Madison Nguyễn cũng ngồi sát đến và lau được nước mắt cho cụ mặc dầu bị cụ tránh ra tới 3 lần trước ống kính của NewLand TV.”

Qua bài viết của ký giả Hạnh Dương được y cứ vào phần thu hình của chương trình truyền hình NewLand ai cũng thấy rõ ông Hoàng Cơ Định, đảng viên cao cấp của đảng Việt Tân đưa NV Madsion Nguyễn vào dự Lễ Khánh Thọ của các cụ như một là một“bodyguard” của bà này.

Và qua bài tường thuật, ai cũng thấy rõ ông Hoàng Cơ Định và ông MC Tony Hiếu đã giở trò “bắp thịt trước đã” đối với các ông Nguyễn Phú, Nguyễn Châu và bà Hoa Hoàng Lan.

Trước sự thật không thể chối cãi như thế nhưng “thằng cuội” HTD đã trả lời tuần báo Việt News, cơ quan tuyên truyền của đảng VT một cách tỉnh bơ như sau:

“Tuy nhiên ngày hôm sau, nhóm người định hành hung cô Madison Nguyễn đã khai thác vụ này tấn công tiến sĩ Hoàng Cơ Định là bao che, là theo phe Madison Nguyễn chống lại nhóm Little Saigon. Đây là sự vu khống. Thưa quý độc giả, trong hoàn cảnh như vậy quý vị sẽ phải làm gì. Các chiến hữu của chúng tôi đã không thể ngồi nhìn các cụ khóc và cô Madison Nguyễn bị hành hung trong Lễ Khánh Thọ do quý cụ cao niên tổ chức hai năm một lần…”

Thực ra không phải các “cán bộ cao cấp” của đảng VT chỉ giở thói côn đồ với người khác mà chính những người này cũng đã áp dụng ngay với cả đoàn viên của MT (trước kia) và đảng viên VT (hiện nay).

Như mọi người đều biết trước đây, bà Đoan Trang , giám đốc đài phát thanh Quê Hương đã tổ chức “Diễn Đàn Công Luận” để Hoàng Duy Hùng, Phạm Văn Thành tố cáo Hoàng Cơ Định và băng đảng MT đã thanh trừng các chiến hữu như thủ tiêu, cắt lưỡi, tra tấn thành phế nhân…

Nay thì bà Đoan Trang lại “miêu thử đồng miên” với các ông Hoàng Cơ Định, Hoàng Thế Dân, đảng VT, Madison Nguyễn và bè lũ ra sức chống phá những người chống Cộng và ra sức “lóc thịt” những người chống Cộng cho ngọt “nồi xáo măng cuối đời.” Tiếc thay, khi “chiêu bài chống Cộng” đã rơi xuống, khi bộ mặt giả nhân, giả nghĩa đã rơi xuống thì “phượng hoàng chống Cộng” như bà ta đã từng hãnh diện khoe mẽ đã hiện nguyên hình chỉ là con chim sâu, chim sẻ đáng cho người đời phỉ nhổ, chê cười! Đúng là:

“Phượng hoàng đậu nhánh gieo neo
Sa cơ thất thế phải theo đàn gà!”
Bây giờ thì gà què cũng không có để theo mà phải theo loài chim cú hôi, chồn cáo như băng đảng Việt Tân!

Và mọi người chắc còn nhớ mấy năm trước, khi ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư của VT ra mắt sách “Đông Âu tại Việt Nam?” tại San Jose thì bà Kim Loan, đảng viên của đảng VT đã đứng lên tố cáo đài phát thanh Chân Trời Mới và Tiếng Nước Tôi đã cho phát thanh bài viết của tên Việt gian Hà Dương Dực ca tụng VC và tên tội đồ dân tộcHồ Chí Minh thì ngay lập tức bà này đã bị bà Tiến sĩ Trần Diệu Chân, vợ của ông Tổng bí thư Lý Thái Hùng kẹp cổ lôi ra khỏi hội trường!

*****

Chuyện những “thằng cuội” trong băng đảng Việt Tân phải tìm mọi cách để kềm chế sự tác hại, ngay cả việc dung vũ lực chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì đây là một đảng phái xôi thịt. Chuyện những “thằng cuội” trong băng đảng Việt Tân phải làm như thế không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì đó là đạo tắc của những kẻ làm chính trị thời cơ!

Đáng trách và đáng thương nhất là những cơ quan truyền thông “chống Cộng” và “nên vóc nên hình” nhờ đồng bào chống Cộng lại xoay chiều 180 chống lại người chống Cộng!

Càng đáng thương hơn là những kẻ tự coi mình như “cội nguồn văn hoá” lại tự biến thành “cội nguồn ô nhục”!

Càng đáng thương hơn như tổ chức Liên Minh Dân Chủ mà vị lãnh đạo là nhà chí sĩ Nguyễn Ngọc Huy đã phải gục ngã trên đường hoạt động, nay những kẻ thừa kế lại muối mặt theo tên Việt gian Hoàng Duy Hùng “trực diện - đối thoại” vố điều kiện với Việt Cộng để kiếm chút cơm thừa, canh cặn cuối đời.

Vậy mà có kẻ trong tổ chức này lại cứ bô bô cái miệng là “đã giáng cho VC những đòn đích đáng” mà không biết ngượng miệng.

Đáng giận thay! Mà cũng đáng tội nghiệp thay!

LÃO MÓC
tieng-dan-weekly.blogspot.com

JOHN RIORDON GIẢI CỨU 105 NGƯỜI VIỆT 30/04/1975


Bốn cuộc triệt thoái lịch sử của QLVNCH

Báo Mai

Từ ngàn xưa cho đến thời đại ngày nay, trong tất cả binh thư đông tây, những nhà quân sự mưu lược cùng có một nhận định chung, những cuộc tấn công đánh địch, chiến thắng dễ dàng hơn là cuộc triệt thoái, rút lui bảo toàn được lực lượng.

Trong các cuộc tiến đánh chiếm lĩnh mục tiêu, bất cứ cấp chỉ huy nào từ đơn vị nhỏ đến đại đơn vị đều phải điều nghiên địa hình, nắm biết rõ sự tương quan lực lượng giữa ta và địch nên khi đánh địch, giành phần thắng chắc chắn và dễ dàng hơn. Vì vậy, trong Tôn Tử Binh Pháp đã có khái niệm chíến lược, chiến thuật như là khuôn vàng thước ngọc mà các nhà quân sự nào cũng phải quan tâm, chiêm nghiệm, đại ý: Biết người biết ta, trăm trận đánh trăm trận thắng. Biết người không biết ta (hay ngược lại) với kết quả một thắng một bại. Còn không biết người và cũng không biết ta, như kẻ mù khi điều quân, không hiểu rõ khả năng của mình và khả năng của đối phương, chắc chắn trăm trận đánh trăm trận thua.

BỐN CUỘC TRIỆT THOÁI LỊCH SỬ KHI MIỀN NAM ĐANG HẤP HỐI.

Từ đầu tháng 3 năm 1975, khi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không được Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận viện trợ 300 triệu Mỹ kim và cũng từ ngày giờ đó, miền Nam Việt Nam đang đi vào cảnh hấp hối, không còn cơ may xoay đổi được tình thế, cuộc chiến đang hồi ngặt nghèo, bi thảm về phía VNCH.


Với Hiệp Định Balê quái ác ký ngày 21 tháng 1 năm 1973 cộng với cái gọi là Việt Nam Hóa Chiến Tranh để Hoa Kỳ rút quân hay nói cách khác “Bỏ Của Chạy Lấy Người”mà người Mỹ khoác cho danh từ hảo: rút quân trong danh dự. Như vậy, Hoa Kỳ bỏ mặc chính phủ, dân chúng và QLVNCH từng là đồng minh thân thiết với họ làm tiền đồn chống cộng cho thế giới tự do… đang bị khan kiệt tiếp liệu về quân dụng, kinh tế… để đương đầu với CSBV được tập đòan cộng sản quốc tế trang bị, tiếp tế đầy đủ và tiến quân công khai vào xâm chiếm miền Nam.

Cuộc tấn công của CSBV đánh chiếm Ban Mê Thuột vào ngày 10 tháng 3 năm 1975, mở màn cho sự sụp đổ hoàn toàn cả Quân Khu II do Thiếu Tướng Phạm Văn Phú làm Tư Lệnh.

Trong vòng 45 ngày từ ngày 16 tháng 3 đến ngày 29 tháng 4 năm 1975 với 4 cuộc triệt thoái, rút quân lịch sử đầy bi thương đã đưa đẩy miền Nam Việt Nam vào con đường bại vong về tay cộng sản Bắc Việt (CSBV), đánh dấu bằng ngày 30.4.1975.

1- Cuộc Triệt Thoái Thứ Nhất: Thiếu Tướng Phạm Văn Phú


Sau cuộc họp lịch sử ngày 14.3.75 tại Cam Ranh với đầy đủ các vị đầu não ở trung ương: Tổng Thống, Thủ Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng, Phụ Tá Quân Sự… Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tự quyết định, chỉ thị Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đang là Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II, rút bỏ Cao Nguyên gọi là tái phối trí lực lượng ở vùng duyên hải để tương lai tái chiếm lại Ban Mê Thuột, Kontum và Pleiku… Kế hoạch cuộc triệt thoái Kontum, Pleiku được soạn thảo một cách vội vàng.

Hai ngày sau cuộc họp tại Cam Ranh, ngày 16.3.1975, cuộc rút quân bắt đầu và chọn đường liên tỉnh lộ số 7 nhỏ hẹp, nối Pleiku và Phú Yên, thay vì dùng quốc lộ 19 nối liền Pleiku với Qui Nhơn vì đã bị CSBV chiếm đóng nhiều nơi nên không thể sử dụng ngay được. Cuộc triệt thoái này đã bị thất bại ngay từ đầu vì lệnh của cấp trên và ngay cấp thừa hành cũng vấp phải sự yếu kém, không ước tính được tình hình diễn tiến cuộc rút quân quy mô nhất từ trước đến lúc bấy giờ của nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Kế hoạch triệt thoái của Tướng Phạm Văn Phú đã tan vỡ từ khi bị quân CSBV chận đánh ở đèo Tuna, phía đông Phú Bổn.


Cả Quân Khu II bị thất thủ kéo theo Quân Khu I và sau đó cả miền Nam Việt Nam. (Trách Nhiệm Làm Mất Miền Nam VN - Lữ Giang - Những Biến Cố Cần Được Ghi Laị do Hội HO Sacramento xuất bản năm 1996). Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh chiến trường Quân Khu II và là cấp chỉ huy trực tiếp trách nhiệm cuộc triệt thoái bi thảm nhất trong 4 cuộc triệt thoái lịch sử trong chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

Sinh vi tướng, tử vi thần, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã can đảm chọn cái chết hào hùng, tuẫn tiết tại Sài Gòn khi đoàn quân xâm lược của CSBV tiến chiếm Thủ Đô VNCH ngày 30.4.1975

2- Cuộc Triệt Thoái Thứ Hai: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng


Ngày 13.3.1975, trong một cuộc họp tại Sài Gòn, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I biết sẽ rút hết SĐ Dù và SĐ Thủy Quân Lục Chiến về làm lực lượng tổng trừ bị và ra lệnh cho Tướng Trưởng rút quân về phòng thủ vùng duyên hải từ Huế tới Chu Lai.

Ngày 19.3.1975, QLVNCH rút khỏi Quảng Trị, về lập phòng tuyến ở Mỹ Chánh, giữa Huế và Quảng Trị. Tướng Trưởng vào Sài Gòn gặp Tổng Thống Thiệu trình bày kế hoạch giữ ba “đầu cầu” (enclaves) Huế, Đà Nẵng và Chu Lai, Tổng Thống Thiệu chấp thuận (Trích trong bài Trách Nhiệm Làm Mất Miền Nam của Lữ Giang, sách dẫn thượng). Nhưng, tối 20.3.1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại ra lệnh rút thêm Lữ Đoàn 2 Dù về Sài Gòn. Như vậy, QK1 chỉ còn Sư Đoàn TQLC đang tăng cường, Tướng Trưởng bối rối trước sự việc quân CSBV càng ngày gây áp lực nặng nề và 4 SĐ trừ bị CSBV đang sẵn sàng vượt sông Bến Hải kết hợp với các đơn vị của CSBV đã có sẵn ở QK I, tiến chiếm toàn bộ QK I. Ngày 21.3.1975, CSBV đã cắt đứt QL1 ở Truồi, giữa Huế và Đà Nẵng và đóng chốt ở đèo Phú Gia. Đường bộ giữa Huế và Đà Nẵng đã bị quân CS cắt đứt.


Ngày 25.3.1975, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng quyết định cho các đơn vị TQLC rút ra cửa Thuận An. Sư Đoàn 1 BB, BĐQ và Địa Phương Quân được lệnh xuống cửa Tư Hiền đề tàu Hài Quân đến đón. Hai đoàn quân rút lui đã tan rả tại 2 cửa biển này, về tới Đà Nẵng chỉ còn 1 phần 3 quân số. Sự rút lui của SĐ2 tương đối thành công hơn vì chỉ phải di chuyển từ Chu Lai ra bờ biển để được tàu Hải Quân chở ra Cú Lao Ré ở gần đó và SĐ 2 về tới Bình Tuy, quân số cùng chỉ còn một nửa.

Ngày 27.3.1975, tình hình Đà Nẵng vô cùng nghiêm trọng, CSBV pháo kích liên tục gây bất ổn làm cho nhân tâm thêm xao xuyến. Hơn nữa, dân chủng từ Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quãng Tín… đổ về đây quá đông. Khi tình hình Đà Nẵng không còn kiểm soát được, Tướng Trưởng ra lệnh bỏ Đà Nẵng. Ngày 28.3.1975, tàu Hải Quân đến Đà Nẵng đón binh sĩ và dân chúng, ưu tiên cho TQLC, đưa vào Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu…

Ngày 29.3.1975, Quân Khu I hoàn toàn thất thủ.


Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là vị Tư Lệnh Chiến Trường QK I với chỉ thị, lệnh lạc của trung ương tiền hậu bất nhất làm cho Tướng Quân lừng danh nhất trong QLVNCH đành phải bó tay để cho cuộc “di tản chiến thuật” của QK I chìm trong cảnh hổn loạn.

Sư triệt thoái nhiều lúc không kiểm soát được, không thành công và Tướng Trưởng khi về tới Saìgòn bị khiển trách, làm kiểm điểm… Mặc dù vậy, các nhà quân sự ngoại quốc, đặc biệt là nhiều tướng lãnh Hoa Kỳ thông cảm và chấp nhận sự việc triệt thoái toàn bộ lực lượng của QK I dù có nhiều cảnh hỗn loạn trên đường rút quân. Nhưng, họ luôn chiêm ngưỡng và kính trọng Tướng Quân Ngô Quang Trưởng, uy danh của ông vẫn sừng sững oai hùng trên trang quân sử VNCH và chiếm trọn sự kính mến của nhiều người và đặc biệt của các chiến sĩ gần gũi và trực tiếp dưới quyền ông.

Ngày 22.1.2007, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã “giã từ vũ khí” tại Tiểu Bang Virginia, ông ra đi để lại bao sự tiếc thương cho nhiều người.


Trên tờ nhật báo Sacramento Bee, mục Metro, của Thủ Phủ Sacramento, phát hành ngày chủ nhật 28.1.07 đã đăng lại nguyên văn một bài viết của tờ nhật báo có thể nói là tờ báo uy tín và lớn nhất Hoa Kỳ, Washington Post về một vị Tướng tài giỏi của QLVNCH.

Từ năm 1968, trong trận tổng công kích và nổi dậy của VC vào dịp Tết Mậu Thân và cuộc chiến đẫm máu nhất trong quân sử QLVNCH mùa hè lửa đỏ 1972, Tướng Quân (từ của nhà văn Phan Nhật Nam) Ngô Quang Trưởng đã chứng tỏ khả năng điều binh của nhà quân sự nổi danh nhất của QLVNCH mà Đại Tướng Creighton Abrams, Tư Lệnh các lưc lượng Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, khẳng định khả năng cầm quân của Tướng Trưởng sẽ chỉ huy được cả sư đoàn chính quy của Quân Lực Hoa Kỳ.


Đại Tướng Norman Schwarzkopf, một tướng tài của Quân Lực Hoa Mỹ, từng là Tư Lệnh Chiến Trường Bão Táp Sa Mạc ở Iraq vào thập niên 90. Trong cuốn hồi ký autobiography xuất bản 1992, Đại Tướng Schwarzkopf đã viết về Tướng Quân Ngô Quang Trưởng: Mr. Truong was “the most brilliant tactical commander I’d ever known”, Tướng Schwarzkopf khi tham chiến ở Việt Nam với cấp Tá và từng làm Cố Vấn Trưởng cho Đại Tá Ngô Quang Trưởng, mối thâm tình đó và ông biết rõ khả năng điều động, chỉ huy đơn vị và sự liêm khiết của Tướng Trưởng, Tướng Schwarkkopf nói rằng ông đã học hỏi nơi Tướng Trưởng, áp dụng trong cuộc chiến ở Iraq và ông đã chiến thắng.

Trong hàng mấy mươi vị tướng lãnh chỉ huy các đại đơn vị trong QLVNCH, chỉ có Tướng Quân Ngô Quang Trưởng là vị tướng được nhiều tướng lãnh Hoa Kỳ không tiếc lời khen ngợi và kính trọng

3- Cuộc Triệt Thoái Thứ Ba: Thiếu Tướng Lê Minh Đảo


Sau khi Quân Khu II và Quân Khu I triệt thoái không thành công, các đơn vị tinh nhuệ của QLVNCH nay bị tan tác và quân số khiển dụng của 2QK này không còn được một nửa, khí thế chiến đấu giảm sút đáng kể. Quân của các đại đơn vị CSBV tự do di chuyển từ vùng vĩ tuyến 17, vùng cao nguyên và con đường mòn Hồ Chí Minh rộn rịp chuyển quân vào Quân Khu III như chỗ không người. Nhiều SĐ chính quy của CSBV sau khi “bôn tập” về vùng Xuân Lộc - Long Khánh, CSBV quyết “nhổ” mặt trận này để chúng nhanh chóng tiến quân thẳng về Thủ Đô Sài Gòn. Những trận mưa pháo ngày đêm của cộng quân rót vào Xuân Lộc, tỉnh lỵ Long Khánh, nơi có sự hiện diện của SĐ 18 BB dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. Nơi đây là nơi thử sức cuối cùng giữa các đơn vị thiện chiến của CSBV và SĐ 18 BB cùng với các đơn BĐQ, ĐPQ, NQ, Thiết Giáp, Pháo Binh… và các đơn vị tăng phái đã diễn ra một cuộc chiến dữ dội nhất của tháng tư đen năm 1975. Vinh dự thay cho đơn vị thiện chiến SĐ 18 BB và các đơn vị tăng phái, chận đứng được làn sóng tiến công vũ bão của CSBV về điểm hẹn là Thủ Đô Sài Gòn.


Mặt trận Xuân Lộc – Long Khánh là nơi chôn vùi hàng chục ngàn chiến binh CSBV và danh dự của QLVNCH đã được khôi phục mà nhiều ký gỉa chiến trường ngoại quốc và Việt Nam không tiếc lời ca ngợi. Lúc bấy giờ, từ vĩ tuyến 17 xuyên qua lãnh thổ QK I và QK II, đã nằm dưới quyền kiểm soát của CSBV, chưa kể hậu phương lớn của toàn thể miền Bắc như bỏ ngõ, CSBV đưa hết quân vào cưỡng chiếm miền Nam cho bằng được mà địa danh Xuân Lộc - Long Khánh là cửa ngõ dẫn về Thủ Đô Sài Gòn.

Một con mãnh hổ SĐ 18 BB không thể đương cự được vơí một tập đoàn hồ ly vây quanh. Vì vậy, dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo đã mở một cuợc triệt thoái thành công thoát hiểm trước nanh vuốt của hàng chục SĐ quân CSBV định nuốt trửng đơn vị tinh nhuệ này.


Tuy nhiên, SĐ 18 BB vừa thoát cảnh bị bao vây tiêu diệt, con đường bộ lui binh ngắn, tương đối an toàn về hướng Biên Hoà và Sài Gòn. Cuối cùng cả đơn vị này cùng chung số phận chung của các đơn vị QLVNCH đều phải vứt bỏ vũ khí, quân trang, quân dụng và tan hàng, rã ngũ khi Đại Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng CSBV sáng ngày bi thảm 30.4.1975.

Người chỉ huy cuộc lui binh cùng đi bộ với các đơn vị của ông dù an toàn về tới Sài Gòn, nhưng, sau đó, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo đã phải trả một cái giá đắt trong lao tù cộng sản, ông đã gở đến hết lịch, đến cuốn thứ 17 và nay được định cư ở Hoa Kỳ theo diện HO. tại Tiểu Bang Connecticut.

4- Cuộc Triệt Thoái Thứ Tư: Đô Đốc Chung Tấn Cang


Thủ Đô Sài Gòn trong những giờ phút hấp hối, khi các đại đơn vị CSBV áp sát tất cả bốn hướng đông, tây, nam, bắc, sau khi SĐ 18 BB và Bộ Tư Lệnh QĐ III cùng các đơn vị trực thuộc di tản về Sài Gòn từ đêm 28.4.1975. Xung quanh Thủ Đô Sài Gòn hàng chục SĐ CSBV hiện diện, những trận mưa pháo vào phi trường Tân Sơn Nhất, nội thành Sài Gòn và các đơn vị đồn trú trong lãnh thổ của Biệt Khu Thủ Đô. Saì Gòn náo loạn, chính phủ mới của Đại Tướng Dương Văn Minh không biết phải làm gì để đối phó với tình hình nguy kịch này. Lúc bấy giờ nhiều phái đoàn của cái goị là thành phần thứ ba, các Nghị Sĩ, Dân Biểu gọi là thiên tả, đối lập hay xìu xìu ển ển, thường chống chính quyền và kể cả phái đoàn chánh thức của chánh phủ Dương Văn Minh – Vũ Văn Mẫu, chạy tới chạy lui vào Camp Davis trong khu vực phi trường Tân Sơn Nhất để xin yết kiến xin xỏ VC tìm giải pháp. Nhưng, VC trên đà chiến thắng, họ không “quởn” nói chuyện với các phái đoàn đó.

Trong bối cảnh, các đơn vị lớn nhỏ QLVNCH đang hiện diện trong nội thành Sài Gòn và vùng ngoại ô, không nhận được lệnh lạc gì của cấp trên, Bộ Tổng Tham Mưu hay cuả chính phủ mới. Các đơn vị trưởng còn bám trụ ở đơn vị, không vọt đi ra biển hay đi bằng phi cơ thì tùy nghi quyết định lấy số phận của đơn vị mình, tiếp tục chiến đấu đến viên đạn cuối cùng hay bỏ đơn vị về nhà hay tìm cách vượt thoát ra biển Đông…


Ngày 29.4.75 Sài Gòn hổn loạn, cảnh người chen chúc đến Toà Đại Sứ Mỹ để hy vọng được lên trực thẳng di tản hay người ta đổ xô xuống các bến tàu tìm chỗ để ra đi khỏi Sài Gòn đang ngột ngạt dẫy chết.

Trong khi đó, Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang Tư Lệnh Hải Quân, ông mới về đảm nhận chức vụ này chỉ được một thời gian rất ngắn. Với tầm nhìn của vị tướng lãnh sáng suốt, sau khi 2 Quân Khu II & I thất thủ, Đô Đốc đã tự hoạch định một phương cách bảo toàn lực lượng để có thế ứng phó với cơn dầu sôi lửa bỏng đang ầm ập lao tới. Với tư cách là Tư Lệnh Hải Quân mới, ông thường xuyên mở những cuộc họp tham mưu và những cuộc họp lớn có tất cả các đơn vị trưởng các Hạm Đội, Vùng Duyên Hải, Vùng Sông Ngòi… đang có mặt tại 4 Quân Khu để Đô Đốc nắm chắc những gì Hải Quân sẽ sử dụng hiệu quả khi có biến cố, cần tới.

Qua bài viết của Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang được phổ biến trên các diễn đàn sau khi Đô Đốc Chung Tấn Cang qua đời ngày 24 tháng 1 năm 2007 tại Thành Phố Bakersfield - California, hưởng thọ 82 tuổi, chúng ta đọc không khỏi ngậm ngùi thương cảm cho một vị Tướng Hải Quân kỳ tài vì có quá ít thời gian phục vụ ngành chuyên môn của mình. Đô Đốc Chung Tấn Cang dù phục vụ trong Hải Quân, thời gian chỉ có 5% cuộc đời binh nghiệp của ông, như Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang viết, nhưng, Tướng Cang biểu tỏ thiên tài của ông về sự chỉ huy, điều động các đơn vị Hải Quân dưới quyền. Tướng Quân Cang tâm sự với người viết bài này, cách đây 6 năm khi đến thăm ông vì tình thầy trò trong Quân Đội, ông nói rằng rất tiếc, BTL Hải Quân đặt tại một địa điểm nhỏ hẹp tại Thủ Đô Sài Gòn, cách biển khá xa mà Hải Quân là quân chủng cần vẫy vùng hoạt động hữu hiệu ở vùng sông nước, biển cả. Lúc bấy giờ, tôi có ý nghĩ, cấp lãnh đạo quốc gia chưa có tầm nhìn đúng về khả năng tinh nhuệ của quân chủng Hải Quân, họ phải hoạt động ở trên mặt nước, khi đưa Hải Quân lên bờ là chặt tay chặt chân họ. Đô Đốc Cang có ý ám chỉ về số phận của ông, là một Phó Đô Đốc (tướng lãnh 3 sao), cấp bậc cao nhất trong Quân Chủng Hải Quân lại phải xa rời màu nước xanh biên biếc của biển cả, ông không được phục vu hay chỉ huy ngành chuyên môn của mình một thời gian quá dài.


Vật đội sao rời, có một thời gian ngắn, sau cuộc đảo chánh 1.11.1975, Đô Đốc Chung Tấn Cang cũng được về làm Tư Lệnh Hải Quân và sau đó ông bị cho “lên bờ”, ông đi lang thang trên bộ, giữ những chức vụ như Chỉ Huy Trưởng Trường Chỉ Huy Tham Mưu ở tận Đà Lạt, cách xa Sài Gòn và xa biển cả mênh mông. Sau đó, Đô Đốc Cang được đổi về làm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sài Gòn - Gia Định vài năm mà người viết bài này được may mắn làm việc dưới quyền của một vị Tướng mà tôi kính trọng nhất trong cuộc đời binh nghiệp 13 năm của mình. Đô Đốc Chung Tấn Cang đã chứng tỏ, đặc biệt là cựu chiến sĩ QLVNCH, rất hãnh diện có một vị tướng tài, có tầm nhìn chiến thuật, chiến lược sâu rộng và Đô Đốc Cang xứng đáng là vị tướng tài nhất trong QLVNCH về phương diện hành quân triệt thoái thành công và tuyệt vời nhất


Trở lại cuộc triệt thoái của Quân Chủng Hải Quân, tất cả hạm đội được Đô Đốc Chung Tấn Cang ra lệnh “Lên Neo”, nghĩa là sãn sàng tham dự cuộc hành quân triệt thoái vĩ đại nhất của Quân Chủng Hải Quân và điểm hẹn là đảo Côn Sơn và Phú Quốc. Lệnh hành quân triệt thoái lịch sử được ban ra vào ngày N tức là sáng sớm ngày 29 tháng 4 năm 1975 trong khi chính phủ Dương Văn Minh – Vũ Văn Mẫu hết có thuốc chửa, không ngăn chận được sự tiến quân như vũ bão, bôn tập, của CSBV về cưỡng chiếm Thủ Đô Sài Gòn. Lúc này, Đô Đốc Chung Tấn Cang không nhận được bất cứ một lệnh lạc gì của chính phủ của Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Quân Chung Tấn Cang chứng tỏ khả năng nhìn xa hiểu rộng của một vị tướng tài trong QLVNCH, ông đã có kế hoạch sẵn sàng chờ lệnh là thi hành, nhưng lệnh không có thì không lẽ ông bó tay chờ CSBV đến tiếp thu BTL Hải Quân mà Tướng Quân đang ngồi ở đó. Đô Đốc Chung Tấn Cang tự ý ra lệnh cho Hạm Đội cuả Quân Chủng Hải Quân Lên Neo và tất cả những chiến ham, tàu tuần duyên, các giang đoàn còn khiển dụng nhổ neo ra khơi theo lệnh của ông để khi được lệnh của thượng cấp là quay tàu về giải cứu Sài Gòn. (Xin quý độc giả tìm đọc bài viết Một Thoáng Suy Tư của Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang, nguyên Tư Lệnh đơn vị Đặc Nhiệm Thủy Bộ 211 để biết rõ về cuộc hành quân triệt thoái này).


Một hay hai ngày trước cuộc triệt thoái 29.4.75, một Phụ Tá Bộ Quốc Phòng Mỹ cùng đi với một người Mỹ nói tiếng Việt rất giỏi đến thuyết phục Đô Đốc ra đi bằng chiếc trực thăng họ đã lái tới đậu ở BTL Hải Quân. Nếu Đô Đốc Chung Tấn Cang chỉ biết mình mà không lo đến sự an toàn sinh mạng của các chiến sĩ dưới quyền và đồng bào, thân nhân của Hải Quân, lấy chiếc trực thăng cùng với gia đình bay ra khơi, an toàn cho gia đình ông, dễ dàng quá. Nếu thế, chúng ta không có gì để phải nói nhiều vế Đô Đốc Chung Tấn Cang. Chính Đô Đốc là người anh hùng bảo toàn được tài sản quý giá hàng triệu triệu Mỹ kim của quốc gia VNCH và của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ nữa không để lọt vào tay địch. Quan trọng hơn, có trên 40 ngàn người VN đã được di tản an toàn đên bến bờ tự do, biết bao gia đình nhờ có cuộc ra đi của vị chỉ huy “vô kỷ luật” chưa có lệnh của thượng cấp mà tự ý cho lệnh Lên Neo mà ngày nay nhiều gia đình ăn nên làm ra.


Kết Luận:

Qua 4 cuộc triệt thoái, lui binh, cuộc rút quân của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo có tầm vóc nhỏ hơn 3 cuộc triệt thoái khác ở cấp Quân Đoàn và Quân Đoàn cộng mà cuộc triệt thoái do Đô Đốc Chung Tấn Cang điều động chỉ huy là cuộc triệt thoái thành công và tuyệt vời nhất.

Về danh tiếng, Tướng Quân Ngô Quang Trưởng là người chỉ huy tài giỏi và thanh liêm, ai cũng nghe danh và khi Tướng Quân Trưởng ra đi có biết bao người thương tiếc và kể cả báo chí Mỹ cũng viết bài, đưa tin, chia buồn và vinh danh ông… Tôi không có may mắn làm việc dưới quyền ông nên không dám có bài viết về Tướng Quân Ngô Quang Trưởng.

Còn Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tướng Quân sống âm thầm tại một nơi đìu hiu, ít người Việt. Cuộc sống của Đô Đốc cũng lặng lẽ như bản tính của ông. Suốt cuộc đời binh nghiệp, ông tỏ ra một cấp huy tài giỏi, thanh liêm, mẫu mực và đến khi ông ra đi cũng lặng lẽ, ít có người viết về ông. May mắn có Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang đã viết một bài có thể gây sự chú ý, tôi chưa dám nói là làm chấn động tâm tư tình cảm của nhiều người vì biết được sự thật về Đô Đốc Chung Tấn Cang.

Anh Phương Trần Văn Ngà
Powered By Blogger