Thursday, November 21, 2013

Cách viện trợ Philippines của người Nhật khiến cả thế giới phải suy ngẫm


Trong khi các nước phải “tranh cướp miếng ăn của nhau” hay tự mình lo cho mình đối phó với những thảm họa thiên tai, thì ở Nhật Bản người ta “nhường nhau” từng miếng cơm, manh áo cho bạn bè láng giềng. 
Điển hình là cơn bão Haiyan vừa qua, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ sớm nhất, không tiếc cả sức người và của cho nước bạn Philippines. 
Siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines sáng sớm ngày 8/11, với sức gió lên tới 320 km/h và được ghi nhận là cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm nay. Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Nguy cơ Thiên tai Quốc gia Philippines hôm nay xác nhận 2.275 người đã thiệt mạng, trong khi khoảng 800.000 người bị mất nhà. Những người sống sót đang ở trong tình trạng thiếu lương thực và chăm sóc y tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cho biết Nhật Bản dự kiến sẽ gửi tối đa 1000 binh sĩ từ Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tới Philippines, nơi hàng ngàn người dân đang phải đấu tranh để giành được thực phẩm, nước uống và thuôc men sau gần một tuần xảy ra cơn bão Haiyan.
Một quan chức Bộ Quốc phòng cho biết chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc gửi thêm ba tàu hải quân, một máy bay trực thăng vận tải đến hỗ trợ Philippines. Nhiệm vụ cứu trợ mà Nhật Bản dự định tăng cường ở Philippines sẽ lớn hơn rất nhiều so với nỗ lực cứu trợ Indonesia trong thảm họa sóng thần năm 2004.
Hiện Nhật Bản đã hỗ trợ Philippines 10 triệu USD, 25 nhân viên y tế và 50 binh sĩ phục vụ công tác tìm kiếm những nạn nhận còn mất tích sau cơn bão Haiyan.
Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga cho biết Nhật Bản đã gửi binh sĩ đến hỗ trợ Philippines theo đề nghị từ Manila hồi đầu tuần. Philippines đang ngày càng xem Nhật Bản như đồng minh chiến lược cùng với Mỹ trong vai trò đối trọng với Trung Quốc ở biển Đông.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 15/11 cho biết sẽ viện trợ bổ sung 40 triệu USD cho Philippines nhằm khác phục hậu quả cơn bão Haiyan vừa qua.
Theo Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, Tokyo dự định sẽ tiếp tục tăng hỗ trợ nhiều nhất có thể cho Philippines nhằm đáp lại tình cảm của nước láng giềng khi Nhật Bản gánh chịu trận động đất, sóng thần hồi năm 2011.
 
Trung Quốc viện trợ khiêm tốn cho Philippines
Trung Quốc đang “đánh mất” cơ hội xây dựng uy tín trong khu vực Đông Nam Á khi viện trợ “khiêm tốn” cho Philippines. Trong khi đó Liên Hợp Quốc vừa kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp Philippines 301 triệu USD.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đồng thời là một nhà đầu tư đang nuôi tham vọng tạo ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, nơi mà Nhật Bản và Mỹ có uy tín lớn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho đến nay tuyên bố viện trợ nhân đạo 100.000 USD cho Philippines. Trang tin ABC của Australia cho rằng, Trung Quốc mất đi cơ hội thể hiện sự hào phóng, kiên định và khả năng lãnh đạo trước nguy cơ thiên tai, với việc chỉ viện trợ 100.000 USD.
Số tiền 100.000 USD hỗ trợ sau cơn bão Haiyan chỉ bằng một phần mười số tiền mà Trung Quốc tặng cho Philippines năm 2011. Quan hệ hai nước khi đó chưa trở nên căng thẳng bởi tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Trong một diễn biến khác, tàu sân bay hạt nhân USS George Washington sẽ đến Philippines vào đêm ngày 14/11 cùng với một tàu hải quân khác của Mỹ. Geogre Washington đến Manila cùng với 5000 thủy thủ, hơn 80 máy bay cùng lượng lớn hàng cứu trợ bao gồm thực phẩm và nước uống.
Sự cứu trợ của nước Pháp
Cũng trong ngày 15/11, hãng sản xuất máy bay Airbus đã cho tổ chức Phi chính phủ Pháp mang tên “Hành động chống đói” (Action Contre La Faim) mượn một trong những chiếc máy bay đang thử nghiệm của mình để vận chuyển vật tư y tế và nhân đạo cho các nạn nhân chịu thiệt hại bởi cơn bão Haiyan ở Philippines.
Theo đó, hơn 30 tấn vật tư y tế đã được chuyên chở bằng máy bay A340 của Airbus từ thành phố Lyon, Pháp đến Philippines.
Ông Jean-Baptiste Lemarche –Giám đốc phụ trách vận chuyển của Tổ chức Hành động chống đói cho biết: “Chúng tôi đang gửi thực phẩm, bánh bích quy, các chất tẩy rửa và hóa chất làm sạch nước tới vùng chịu ảnh hưởng tại Philippines. Những đồ này chúng tôi sẽ phân phát tới các hộ gia đình ở đó để họ có thể vượt qua khó khăn trước mắt”.
Văn Hóa Nhật

0 comments:

Powered By Blogger