Monday, November 25, 2013

Gửi Saigon từ một đứa con xa nhà

Địa Danh Sài Gòn được các em du sinh dùng lại trong 1 khúc phim ngắn.
Bài đọc suy gẫm:  Du Sinh, Lao Động, và Lấy Chồng Ngoại của tác giả Lâm Văn Bé.  Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
- Hoa Kỳ. Theo Viện Giáo Dục Quốc Tế IIE với sự hổ trợ của US Department of State’s Bureau of Educational Affairs, trong báo cáo Open Doors 2010 thì năm 2000, tổng số du sinh tại Hoa kỳ là 2,022 người, năm 2009/10 tăng lên đến 13,122 người. Như vậy, trong vòng 10 năm, số du sinh VN tại Hoa Kỳ đã tăng gấp 6 lần và trong số sinh viên năm 2009/10 có 18,7% là du sinh cấp cao học và tiến sĩ mà đa số được các học bổng của nhà cầm quyền Hoa Kỳ (Vietnam Education Foundation, Ford Foundation, Fulbright…) hay của nhà cầm quyền VN trong các chương trình đào tạo hậu đại học.
- Trung cộng và các quốc gia khác ở châu Á. Trung cộng là thị trường cho sinh viên muốn xuất ngoại nhưng có nguồn tài chánh giới hạn bởi lẽ học phí và chi phí chỉ rất thấp, chỉ bằng ¼ so với Anh Mỹ (khoảng 7,000$ một năm), nhưng thời gian học tập để có bằng cử nhân kéo dài 4-5 năm vì phải trải qua ít nhất một năm học tiếng Trung cộng. Đa số du học sinh đến Trung cộng học thương mại, canh nông, y học cổ truyền, và kỹ thuật chế biến. Có độ 12,500 sinh viên VN tại Trung cộng, đứng hạng 4 trong số các du sinh tại Trung cộng (sau Hàn quốc, Nhựt, Hoa Kỳ) và 500 du sinh ở Đài Loan, Singapore là nơi gần nhất VN nhưng có chương trình dạy tiếng Anh nên Singapore là thị trường tốt nhất cho du sinh nghèo vì chi phí ít, và cho du sinh giàu để đến ăn chơi, cuối tuần về VN mà vẫn có «bằng ngoại». Năm 2010, có độ 7,000 du sinh VN ở Singapore.
Chuyện du học ở VN hiện đang lên cơn sốt nên đi du học ở đâu cũng được miễn là có nhãn hiệu du học sinh để nở mặt nở mày với hàng họ và dễ làm ăn. Hàn Quốc đã có đến 1,900 sinh viên VN trong làn sóng phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc. Ấn độ, Phi luật Tân, Mả Lai Á, Thái Lan, thậm chí Miên và Lào cũng mở cửa thị trường du học VN bằng cách cấp học bổng để khai thác thị trường béo bở nầy. Duy chỉ có Nhật Bản, mặc dù là quốc gia hậu kỹ nghệ nhưng ít sinh viên VN thích đến du học vì đại học Nhật chỉ dạy bằng tiếng Nhật và kỹ luật trường học nghiêm minh. Theo Asahi, cơ quan giáo dục quốc tế Nhật, năm 2010, Nhật đón nhận 3,597 sinh viên Việt Nam.
- Các quốc gia khác ở Âu châu ngoài Anh và Pháp. Du học ở Liên Sô và các quốc gia Đông Âu đã sụt giảm sau khi Liên Sô sụp đổ và sau khi VN đã bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ. Tổng số sinh viên VN ở Nga, Tiệp khắc, Slovaquie, Roumanie độ 6,000.Tại các quốc gia Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Hòa Lan) Thụy Sĩ, Đức số sinh viên VN vài trăm tại mỗi nước.
Tính chung, tổng số du sinh VN tại hơn 40 quốc gia trên thế giới vào năm 2009 độ 90,000 người.
1.3. Diện mạo của du sinh Việt Nam

 







2.1- Có bao nhiêu người lao động xuất khẩu

Chính sách xuất khẩu lao động được áp dụng từ năm 1980 khi cộng sản VN muốn giải tỏa nạn thất nghiệp trầm trọng trong nước đồng thời dùng người lao động xuất khẩu để trả nợ cho các quốc gia anh em khối cộng sản đã giúp VN trong thời chiến tranh và các quốc gia thân hữu như Irak, Arabie Séoudite, Koweit, Qatar…
Trong thời gian từ 1980-1990, có khoảng nửa triệu người trong đó có khoảng 70,000 sinh viên, nghiên cứu sinh, và khoảng 300,000 người lao động được nhà cầm quyền gởi di Liên Sô, Đông Đức, Tiệp khắc, Bulgarie và khoảng 100,000 người đến các nước Trung cộng, Cuba, Mông Cổ, Bắc Hàn để học tập và làm việc. Tiền lương của nhân công được chia làm ba: một đóng cho nước chủ, một gởi về cho gia đình và một phát cho công nhân. Các công việc phần lớn là công việc người địa phương từ chối: đổ rác, thợ mỏ, phu khuân vác, làm cầu đường, ống dẩn dầu ở Sibérie. Các phụ nữ thường làm nghề may, giúp việc nhà (oshin). Nhưng không bao lâu sau đó, các chế độ cộng sản đã lần lượt sụp đổ, các quốc gia chủ hủy bỏ hợp đồng và cho hồi hương công nhân VN, nhưng đa số công nhân trốn ở lại. Thảm cảnh của công nhân bắt đầu từ đó với cảnh đối xử bất công của dân chúng và chánh quyền địa phương. Thất nghiệp đã đưa đến phạm pháp, tạo thêm ác cảm cho người bản xứ.
Khi bức tường Bá Linh sụp đổ tháng 11/1989, tại Đông Đức có 59,000 lao động xuất khẩu và du sinh VN tập trung tại các thành phố như Karl-Marx-Satadt, Đông Berlin và Leipzig. Sau khi nước Đức được thống nhứt, chính phủ Đức tìm cách giảm bớt số lao động xuất khẩu nầy bằng cách cấp cho mỗi người 3,000 mark để hồi hương. Khoảng phân nửa số người chịu về VN, nhưng những người lao động xuất khẩu ở những nước Đông Âu và Liên Sô lại kéo sang Đức để xin tỵ nạn hay cư trú bất hợp pháp. Trong suốt thập niên 90, chính phủ Đức dùng nhiều biện pháp đưa những người nhập cư bất hợp pháp nầy về VN, nhưng họ không đi mà nhà cầm quyền VN cũng không nhận. Năm 2004, có đến 40,000 người VN cư trú bất hợp pháp trên nước Đức. Họ sống ngoài vòng pháp luật, lập băng đảng, buôn bán thuốc lá lậu và cần sa là những trọng tội đối với nước Đức. Không nói được tiếng Đức, không hội nhập, đa số sống phạm pháp, lại có quan điểm chính trị cộng sản nên số người dân Việt nầy hoàn toàn đối nghịch với cộng đồng người Việt di tản.
Kể từ năm 1990, khi tham nhũng trở thành phổ quát, chính sách xuất khẩu lao động thay đổi theo lối ăn chia với các tổ chức tuyển dụng người xuất khẩu mà các người đứng đầu không ai khác hơn là bè đảng các lãnh đạo thế lực. nhà cầm quyền phụ trách tìm kiếm các hợp đồng với các quốc gia cần nhân công rồi giao cho các công ty tư vấn tuyển dụng nhân công. Đó là chính sách tham nhũng vừa hàng dọc vừa hàng ngang, các công ty tuyển dụng tung hoành bóc lột, lường gạt người dân nghèo phải bán nhà bán ruộng để đóng tiền lệ phí cắt cổ cho các công ty để đi lao động nước ngoài hy vọng thoát được cảnh nghèo đói, nhưng chính sách đem con bỏ chợ của các công ty tư vấn thực chất là các tổ chức buôn bán người, làm giàu trên xương máu của người nghèo trước sự bao che của nhà nước.
Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã hội), từ năm 2001 đến 2011, VN đã gởi 739,710 lao động VN làm việc tại hơn 40 quốc gia trên thế giới, tính trung bình mỗi năm có khoảng 70,000 người. Thu nhập của người lao động xuất khẩu thường từ 6 đến 10 lần cao hơn so với những người cùng làm một công việc trong nước và mỗi năm họ gởi về nước khoảng 1,7 đến 2 tỷ mỹ kim. (Nguyễn Cảnh Toàn. Bước đầu nghiên cứu cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tạp chí Khoa Học Xã hội VN số 1(44) 2011).
2.2- Diện mạo của người lao động xuất khẩu

Người lao động xuất khẩu ra nước ngoài có hai dạng: ra đi hợp pháp dưới sự quản lý của các công ty tuyển dụng, ra đi bất hợp pháp hay ở lại bất hợp pháp sau khi khế ước làm việc chấm dứt. Ngoài ra, những phụ nữ ra đi lấy chồng Hàn Quốc, Trung cộng, Đài Loan, thực chất cũng là một hình thức xuất khẩu lao động.

- Người lao động xuất khẩu theo hợp đồng
Từ năm 1990, chánh sách tham nhũng và vô trách nhiệm của nhà nước cộng sản đã làm nở rộ các loại công ty môi giới lao động nước ngoài, phát triển từ thành phố đến nông thôn. Đó là một sách lược tham nhũng toàn bộ, chia phần từ trung ương đến địa phương. Những người muốn đi lao động không phải là những người tứ cố vô thân mà phải có chút ít tài sản. Họ hay thân nhân họ phải bán nhà, bán đất hay thế chấp tài sản cho ngân hàng (danh từ sổ đỏ dùng để chỉ tiền nợ ngân hàng với tài sản thế chấp) để đóng tiền lệ phí cho cơ quan tuyển dụng. Theo những văn kiện của nhà cầm quyền, tiền lệ phí nầy không được hơn một tháng tiền lương, nhưng thực tế, những công ty môi giới khuynh đảo thị trường bởi người dân nghèo quá đông, mật ít ruồi nhiều, nên họ bày ra đủ thứ lệ phí, thường từ 5,000 đến 15,000 mỹ kim tùy theo nơi đến làm việc và thời gian của hợp đồng. Thử tưởng tượng tiền lương của một giáo chức, sau khi khấu trừ mọi thứ đóng góp cho nhà nước chỉ còn lại độ 30 mỹ kim mỗi tháng thì số tiền lệ phí như trên quả là một tài sản khổng lồ. Với những hợp đồng bảo đảm tiền lương tại nước ngoài trên 1,000 mỹ kim hàng tháng, điều kiện làm việc thuận lợi, nhiều gia đình nghèo tranh nhau đi tìm số đỏ với sổ đỏ. Người lao động xuất khẩu đong đưa với vận may nếu hợp đồng được tôn trọng, hy vọng trả được hết nợ và có chút vốn khi trở về nước. Nhưng thế giới cộng sản là thế giới của lừa đão, những công ty tư vấn lường gạt dân nghèo với những viễn cảnh tốt đẹp để vơ vét lệ phí đủ loại, đưa người ra nước ngoài rồi phủi tay, hành xử theo lối đem con bỏ chợ. Những người đi lao động ở Nga, ở Trung Đông bị áp bức, làm việc trong những điều kiện tồi tệ, không được trả lương theo như hợp đồng, hay bị hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn, bơ vơ nơi xứ người không biết liên lạc với ai. Một lời thán oán trong muôn một của một người lao động xuất khẩu tại nước Nga: «Ba tháng không có lương, đấu tranh thì bị chủ dọa đuổi, gọi điện thoại về hỏi công ty xuất khẩu thì được bảo: chờ hết suy thoái chủ sẽ trả lương, muốn bỏ về thì tự túc mua vé mà về… »

Viện Nghiên Cứu Phát Triển Xã Hội Việt Nam hợp tác với trường đại học Western Ontario (Canada) đã thực hiện một cuộc khảo sát về người lao động xuất khẩu VN tại 4 quốc gia ở Châu Á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Mã Lai) trong giai đoạn 2000-2009 đã công bố kết quả ngày 15 tháng 3 năm 2010 như sau: «… chỉ có 33% người XKLĐ trả hết nợ trước khi về nước, trung bình muốn trả hết nợ vay mượn phải làm việc 18 tháng, 36% người bị tổn thương sức khỏe và tâm lý vì môi trường và điều kiện làm việc, 26% người không được trả lương như mong đợi và 8% bị hành hạ về mặt thể chất. Nhiều người bị hủy giao kèo hay không chịu nổi sự bốc lột phải trở về nước, gánh thêm nợ nần. Một tỷ lệ quan trọng không thấy có sự cải thiện về mặt kinh tế sau khi đi XKLĐ, thậm chí tình trạng còn tồi tệ hơn: 40,1% hài lòng vì số thu nhập tăng lên, 51,1% không thấy có sự thay đổi tích cực nào, 8,8% bị mắc nợ nhiều hơn….» (Đi xuất khẩu lao động để mưu sinh. baomoi.com, ngày 15/5/2010).
Chánh sách xuất khẩu lao động của nhà cầm quyền cộng sản phơi bày bản chất vô nhân đạo và vô trách nhiệm. Những công ty môi giới là những công ty quốc doanh hay phe nhóm của cấp lãnh đạo đã lợi dụng sự nghèo đói của người dân, nhẩn tâm bốc lột người nghèo rồi vô trách nhiệm đưa đám người nầy ra nước ngoài phải tự phấn đấu với bao nhiêu cam go không chuẩn bị. Chánh sách tham nhũng bất lương nầy không giải quyết trọn vẹn được nạn thất nghiệp và nghèo đói triền miên trong nước mà còn lại tạo nên một hiểm họa ở ngoài nước bằng cách xuất cảng một khối người Việt sống bất hợp pháp và phạm pháp tại nhiều quốc gia trên thế giới.
- Người xuất khẩu lao động bất hợp pháp
Đa số người XKLĐ là nông dân, công nhân ít học, vì nghèo đói phải đi lao động nước ngoài hy vọng sẽ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Không am tường ngôn ngữ xứ người, không thích nghi với điều kiện sống và làm việc, không biết thông tin khi gặp bất công, bất trắc, người XKLĐ quả thực làm cuộc phiêu lưu lớn khi đặt niềm tin vào các công ty môi giới mà đa số chỉ là nhóm người bất lương được nhà nước bao che. Ngoài ra, nếu đa số người XKLĐ là nạn nhân của các công ty từ trong nước đến ngoài nước, nhưng trong nhiều trường hợp, chính họ cũng lại là tác nhân của những khốn khổ của họ. Chỉ đan kể một số trường hợp phổ quát: không tuân hành luật lệ xứ người, không tuân hành hợp đồng, tác phong bất xứng (gây gổ, trộm cắp). Tại Hàn Quốc, theo tin tức của chính Bộ Lao Động, 32% người XKLĐ Việt Nam đòi đổi nghề khi đến Đại Hàn, 8,750 người ở lại bất hợp pháp sau khi hết hợp đồng (trên 60,000 XKLĐ), có người bỏ trốn ngay khi vừa đến phi trường, đến nổi Hàn Quốc phải ngưng không nhận XKLĐ Việt Nam. (các bản tin tháng 8, 2011).
Tại Mã Lai, nhà cầm quyền phải ân xá cho 13,000 người Việt XKLĐ ở lậu, tại Arabie Séoudite, tài xế XKLĐ đình công viện lẽ thời tiết quá nóng đến 45 độ mà xe vận tải không có máy điều hòa không khí (trước khi đi, họ đã biết sẽ làm việc trong vùng khí hậu sa mạc và xe vận tải ở VN có chiếc nào có máy điều hòa không khí?).
Tại Moscou, cảnh sát Nga dẹp các xưởng may «chui», bắt giữ 500 người Việt XKLĐ ở lại bất hợp pháp thì họ quay lại tố cáo chủ nhân bắt họ làm việc như người nô lệ. Thì ra, người XKLĐ Việt Nam cũng mưu chước không kém gì những công ty môi giới và công ty mướn người lao động. Một thống kê của Bộ Lao Động, Thương-Binh Xã hội ước lượng có khoảng 50,000 người XKLĐ bất hợp pháp trên thế giới, nhiều nhất tại Á Châu và các quốc gia Đông Âu.
Ngoài những người XKLĐ ở lại bất hợp pháp, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối diện với tình trạng người Việt định cư bất hợp pháp, do nhập cư lậu và người đi với visa du lịch rồi ở lại sau khi hết hạn, tổ chức các hoạt động phạm pháp như trồng cần sa, mãi dâm, tập hợp thành băng đảng chém giết nhau, gây rối loạn trật tự công cộng.
Số người di cư nầy được các tổ chức mafia VN đưa bằng đường bộ đến Nga, phần lớn qua ngả Trung cộng. Một số ở lại Nga sống bằng nghề buôn bán lẻ ở các chợ trời, may quần áo hay các nghề lao động linh tinh.
Tháng 6/2009, chính phủ Nga đóng cửa chợ Vòm (Cherkizovsky), nơi có 6,000 thương buôn người Việt tập trung các hàng lậu thuế từ Trung cộng.
Ngoài nước Nga, tại Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức (cũ), mỗi nơi hàng có chục ngàn người Việt sống ngoài vòng pháp luật, gồm những người XKLĐ không về nước và những người nhập cảnh lậu. Dariusz Loranty, cảnh sát trưởng ở Warsaw đã nói với Ulricht Adrian, ký giả của đài truyền hình Đức ARD như sau:
«… Dân VN không bao giờ chết, chưa hề thấy đám tang người Việt. Một ngày kia, chúng tôi thấy một xác người Việt bị mafia thủ tiêu quăng trong ven rừng ở Warsaw. Một người Việt nào đó mới đến bất hợp pháp sẽ mang tên người chết mà không ai kiểm soát được. Với chúng tôi, người Việt Nam nào cũng giống nhau không phân biệt được. Bọn mafia còn giết người đồng hương thiếu nợ lấy các bộ phận đem bán… » (Ulricht Adrian. Wo Warschau vietnamesisch ist- DCV online dịch).
Món nợ mà ông cảnh sát trưởng Warsaw nói là món nợ từ 10,000 đến 15,000 mỹ kim mà người di cư lậu phải mượn của bọn mafia VN trước khi lên đường, một món nợ quá lớn phải trả suốt đời. Cách trả nợ nhanh nhứt là tham gia vào các tổ chức trồng cần sa, buôn ma túy. Ba Lan hiện nay là trung tâm sản xuất cần sa lớn nhất ở Đông Âu mà các người cầm đầu đường dây đa số là người Việt.
Người rừng Téteghem

Để tránh sự cạnh tranh, một số di dân lậu được tổ chức đưa qua Đức, Pháp và điểm đến sau cùng là Vương Quốc Anh, bởi tại đó luật pháp liên quan đến ma túy có phần nhẹ hơn các nơi khác. Muốn đến Anh, những người nầy tập trung ở miền Bắc nước Pháp, trốn trong rừng Téteghem, Grande Synthe, từ đó họ chờ đến đêm để «nhảy bãi» qua cảng Pas de Calais để sang Anh. Có khi họ phải chờ hàng tuần, hàng tháng trong những khu rừng lạnh lẽo nầy. Họ vứt bỏ tất cả giấy tờ, hình ảnh để khi cảnh sát bắt họ không biết lý lịch, xuất xứ của họ, do đó người Anh gọi họ là «người rơm». Những người rơm nầy đang hoành hành Vương Quốc Anh. Nick Thorpe, phóng viên đài BBC trong bài EU’s biggest crackdown on Vietnamese illegal migrants ngày 26/6/2010 đã viết : «… người Việt định cư hợp pháp ở Anh khoảng 30,000 nhưng số người bất hợp pháp lên đến 35,000».

Hình từ Sunday Times, em bé bị bọn buôn người bắt trông coi cần sa, hình bên Lê Quang Nhật bị chính quyền Odessa – Ukraina bắt về tội trồng cần sa quy mô.


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ông Lâm Hoàng Mạnh, một người Việt ở Anh đã viết một bài dài về người rơm đăng trong Talawas blog ngày 3/10/2010 có những đoạn như sau: «… Ngày 18/8/2010, tờ Metro London đăng tin theo báo cáo, năm 2009 cảnh sát đã bắt được 6,866 vụ trồng cần sa, tăng 30% so với năm 2008 là 4,951 vụ. Như vậy, chỉ trong 2 năm 2008-2009, số trại trồng cỏ bị phát hiện 12,000 vụ do người Việt điều khiển, có nghĩa trung bình mỗi tuần cảnh sát bắt gần 140 vụ, mỗi ngày 20 vụ trồng cần sa. Chưa kể những trang trại chưa bị phát hiện, con số trang trại cần sa của người Việt tại Anh phải hàng vạn… Hầu như báo chí tuần nào cũng đăng tin người Việt bị bắt vì trồng cần sa và nhập cảnh bất hợp pháp. Lang thang khu Hackney, Woolwich, Southward, Lewisham, Brixton… gặp rất nhiều người Việt rơm, họ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, công khai nói chuyện trồng cỏ bằng tiếng (Việt) lóng…
Hàng năm, số tiền thu được do việc trồng cần sa của các băng đảng người Việt ở Anh lên tới hàng triệu bảng Anh đã được rửa bằng còn đường chánh ngạch cũng như tiểu ngạch để đầu tư vào bất động sản và khu công nghiệp ở VN. Những đồng tiền kiều hối nầy đã giúp nhà cầm quyền VN tăng trưởng GDP hàng năm. Thập niên 1990, từ vài trăm triệu, đến năm 2008, kiều hối đã tăng lên 8 tỷ. Kiều hối gửi về ngoài đồng tiền sạch (xuất khẩu lao động, trợ giúp thân nhân) còn có rất nhiều tiền bẩn do người rơm rửa tiền. Chúng ta thử làm phép tính cộng trừ nhân chia sẽ rõ: 8 tỷ mỹ kim do nhà cầm quyền VN công bố chia đều cho 3 triệu người VN hải ngoại, từ trẻ sơ sinh đến người già gần đất xa trời, bình quân mỗi người Việt gửi về VN gần 3,000 mỹ kim. Tiền ở đâu ra mà Việt kiều gửi về cho thân nhân tiêu xài mỗi năm 3,000 mỹ kim tức 60 triệu đồng VN nếu trong đó không có tiền bẩn khổng lồ của những kẻ tội phạm… »

Người rơm không phải chỉ có ở Anh mà tràn lan khắp nơi có cộng đồng người Việt. Tại Ba Lan, tên lóng là người xù, tại Đức là người đầu

0 comments:

Powered By Blogger