Tên Việt Cọng đồ tể Nguyễn Đắc Xuân xuyên tạc về Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang
Bản quy hoạch tái thiết Trung tâm Thánh Mẫu Lavang
GS
Nguyễn Lý-Tưởng trả lời Ông Nguyễn Đắc Xuân về Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn
Quốc La Vang: Tại sao Ông Nguyễn Đắc Xuân không phân biệt được "Hội
Đồng Giám Mục Việt Nam tại Miền Nam năm 1961" và "Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam năm 1980"
Nguyễn Lý Tưởng
Chúng tôi vừa đọc được bài của Ông Nguyễn Đắc Xuân do một độc giả đưa lên Diễn Đàn Internet: "Tìm Hiểu Lịch Sử Nhà Thờ La Vang qua các nguồn sử liệu của Thiên Chúa Giáo" (được Diễn Đàn "Chính Nghĩa" phổ biến) trong đó có trích dẫn một đoạn trong bài viết của Nguyễn Lý-Tưởng đã đăng báo và in lại trong sách "Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu" xuất bản năm 2001 tại Hoa Kỳ (xin xem bài của Nguyễn Đắc Xuân phần dưới đây)
Nguyễn Lý Tưởng
Chúng tôi vừa đọc được bài của Ông Nguyễn Đắc Xuân do một độc giả đưa lên Diễn Đàn Internet: "Tìm Hiểu Lịch Sử Nhà Thờ La Vang qua các nguồn sử liệu của Thiên Chúa Giáo" (được Diễn Đàn "Chính Nghĩa" phổ biến) trong đó có trích dẫn một đoạn trong bài viết của Nguyễn Lý-Tưởng đã đăng báo và in lại trong sách "Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu" xuất bản năm 2001 tại Hoa Kỳ (xin xem bài của Nguyễn Đắc Xuân phần dưới đây)
Xin nêu lên những điều sai sót của Ông Nguyễn Đắc Xuân:
1.
Tên sách của Nguyễn Lý-Tưởng là "Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu " (Đợi: chờ
đợi) chứ không phải "Đậu" (Thuyền đậu, thuyền đỗ bến) viết sai tên là
điều sai lầm quan trọng đối với người cầm bút, người mang tiếng là trí
thức, nhà nghiên cứu... như ông Nguyễn Đắc Xuân.
2. Nguyễn Đắc Xuân nói rằng: "La Vang nguyên là chùa thờ Phật bị bên Công Giáo (tức Thiên Chúa Giáo) cướp đoạt để làm nhà thờ"... Đây là điều hoàn toàn xuyên tạc.
Nguyên
đất đó ngày xưa do người làng Trí Bưu (tức họ đạo Cổ Vưu) vào rừng chặt
củi... đã khai phá ra và có tên trong địa bộ làng Trí Bưu là "xóm Lá
Vằng". Xóm Lá Vằng đã có từ thế kỷ 18, trước thời Tây Sơn. Điều nầy
Nguyễn Lý-Tưởng đã giải thích rõ ràng trong bài viết về La Vang nhân dịp
kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang (1798-1998). Theo
lời truyền lai của người xưa: Dưới thời vua Cảnh Thạnh (1798) nhà Tây
Sơn có cuộc bắt đạo, người theo đạo Công giáo các làng Trí Bưu, Thạch
Hãn...chạy vào đây ẩn núp và tập họp nhau dưới gốc cây đa để cầu nguyện
và Đức Mẹ Maria đã hiện ra tại nơi đó để an ủi họ. Từ đó về sau, mỗi lần
vào đây chặt củi hay làm rẫy, họ thường đến nơi nầy họp nhau cầu
nguyện. Dưới thời Văn Thân (9/1885), nơi đây đã có một nhà thờ bằng
tranh...sau đó nhà thờ tranh bị đốt cháy chỉ còn cái nền (người đốt nhà
thờ nầy tên là Thơ con ông Mẹo)...và đã có một số người Công giáo chạy
trốn quân Văn Thân bị bắt tại đây và họ xin được chết trên cái nền nầy
(xem tờ trình của viên Công sứ người Pháp tên là Jabouille viết vào
tháng 9/1885 đăng trên Bulletin des Amis du vieux Hue tức báo Châu Thành
Hiếu Cổ do LM Leopold Cadiere chủ biên, tháng 10/1923). Sau đó, người
ngoại giáo nghe tin nơi đây có một Bà linh thiêng hiện ra [với người Công Giáo bị bắt đạo -BBT]
nên họ làm một cái chùa lợp tranh để thờ Phật. Nhưng việc thờ Phật
không được thuận lợi nên 03 làng Ba Trừ, Thạch Hãn và Cổ Thành đồng
thuận trả chỗ đó cho người bên đạo Công giáo vị họ biết chỗ "cây đa" đó
là của người Công giáo. Sau 1885, Giám Mục Caspar ở Huế đã có dự tính
xây một nhà thờ nhỏ tại La Vang nhưng mãi đến đầu thế kỷ 20 (1901) mới
thực hiện được. Từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đã có nhiều người
trong vùng (không phân biệt tôn giáo) đến hành hương tại đây để cầu
nguyện với Đức Mẹ Maria. Câu chuyện được ghi chép lại về nguồn gốc nhà thờ La Vang là như vậy.
Không hề có chuyện bên Công giáo (ông Nguyễn Đắc Xuân gọi là Thiên Chúa giáo) cướp ngôi chùa của bên Phật giáo.
Toàn bộ đất đai thuộc Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang hiện nay đã được bên
Giáo hội Công giáo mua thêm của những tư nhân để mở rộng diện tích và đã
có giấy chủ quyền đất đai do triều đình Huế (thời vua Duy Tân, Khải
Định) cấp. Sau 1975, hơn 2/3 đất nầy bị chiếm làm nhà ở,v.v... Mới đây,
Tòa Giám Mục Huế đã thương lượng bồi thường cho những gia đình chiếm đất
của nhà thờ La Vang để họ đi nơi khác, đồng thời Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam (gồm có 4 vị Giám Mục đại diện ký tên là Giám Mục Nguyễn Văn Hòa,
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt (Hà Nội), Tổng
Giám Mục Nguyễn Như Thể (Huế) Tổng Giám Mục (Hồng Y) Phạm Minh Mẫn,
(Saigon) xin Ủy Ban Tôn Giáo Nhà Nước tại Hà Nội trả lại đất La Vang cho
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vì nơi nầy đã được chọn làm Trung Tâm Thánh
Mẫu Toàn Quốc trong kỳ họp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tại Hà Nội
(1/5/1980).
La Vang không phải là một giáo xứ thuộc Quảng Trị hay thuộc Giáo phận Huế mà là của toàn thể Giáo Hội Công giáo Việt Nam.
Về
phía nhà nước CSVN sau khi nghiên cứu các giấy tờ hợp pháp, xét hoàn
cảnh có tình có lý và nhất là nhận thấy các sinh hoạt tại La Vang từ
ngày tổ chức Đại Hội kỷ niệm 200 năm (1798-1998) đến nay là thuần túy
tôn giáo, không bị lợi dung cho mục tiêu tranh đấu có tính cách chính
trị đối lập với chính quyền và nhà nước CSVN hiện nay... nên đã quyết
định trả lại toàn bộ đất đai của Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang cho Giáo
Hội Công giáo Việt Nam. Chương trình xây dựng Trung Tâm Thánh Mẫu cũng
là Trung Tâm Hành Hương La Vang nầy là của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,
của Giáo Hội Việt Nam, của 8 triệu người Công giáo Việt Nam ở trong nước
(và cũng là gia sản tinh thần của người Công giáo Việt Nam ở trong nước
cũng như ở hải ngoại, của tất cả những ai không phân biệt tôn giáo,
quốc tịch có lòng tin tưởng và đến hành hương, du lịch, cầu nguyện tại
đây).
Số
tiền dâng cúng để xây dựng đền thờ Đức Mẹ La Vang và Trung Tâm Thánh
Mẫu, Trung Tâm Hành Hương La Vang mang một ý nghĩa tốt đẹp, là để xây
dựng một di tích lịch sử, văn hóa của người Công giáo Việt Nam và của
dân tộc Việt Nam.
Vương Cung Thánh đường Lavang trước năm 1973
Vương Cung Thánh Đường La Vang 2008
3.
Ông Nguyễn Đắc Xuân không phân biệt được quyết định của Hội Đồng Giám
Mục Việt Nam (Miền Nam) ngày 8/8/1961 và quyết định của Hội Đồng Giám
Mục Việt Nam họp tại Hà Nội ngày 1/5/1980 khác nhau như thế nào. Tại sao
đã có quyết định ngày 8/8/1961 để cho La Vang trở thành Trung Tâm Thánh
Mẫu Toàn Quốc, rồi gần 20 năm sau lại có quyết định thứ hai cho La Vang
trở thành "Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc"?
Xin
thưa: lần thứ 1, vào ngày 8/8/1961, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam quyết
định "La Vang " trở thành Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc đó chỉ là quyết
định của Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam. Lúc đó, Việt Nam có 02
Giáo Hội: Giáo Hội Công Giáo Miền Bắc do TGM Trịnh Như Khuê ở Hà Nội làm
Chủ Tịch và Giáo Hội Công Giáo Miền Nam do TGM Ngô Đình Thục làm Chủ
Tịch (vừa là niên trưởng). Hoàn cảnh Giáo Hội Công Giáo VN tại miền Bắc
lúc đó bị chi phối bới chủ trương, chính sách của đảng Cộng Sản Miền Bắc
do Hồ Chí Minh lãnh đạo, gọi là Giáo Hội bên kia "bức màn sắt", không
được hưởng các quyền tự do về tôn giáo như Giáo Hội CG ở miền Nam trước
1975. Ví thế, vào năm 1980, sau khi thống nhất đất nước, lần đầu tiên
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mới họp đại hội tại Hà Nội ngày 1/5/1980 và
đã có tiếng nói thống nhất của hai miền Nam Bắc Việt Nam. Sở dĩ Nguyễn
Lý-Tưởng nhắc đến quyết định ngày 1/5/1980 của Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam chọn La Vang làm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc vì nó có một ý nghĩa
khác với quyết định của HĐGMVN (Miền Nam) ngày 8/8/1961. Quyết định tại
Hà Nội ngày 1/5/1980 của HĐGMVN có ý nghĩa to lớn hơn, quan trọng hơn
quyết định ngày 8/8/1961 của HĐGMVN tại miền Nam. Thiết tưởng cả thế
giới đều biết chuyện nầy, có gì đâu mà ông Nguyễn Đắc Xuân phải thắc
mắc.
Lập
trường chính trị của ông Nguyễn Đắc Xuân và Nguyễn Lý-Tưởng tuy khác
nhau: ông Nguyễn Đắc Xuân đi theo Cộng Sản khi còn là sinh viên; ông
Nguyễn Lý-Tưởng đi theo quốc gia, là đảng viên Đại Việt Cách Mạng khi
còn là sinh viên. Ông Nguyễn Đắc Xuân thuộc về phe "thắng" và Nguyễn
Lý-Tưởng thuộc về phe "bại" bị hai lần tù dưới chế độ CSVN tổng cộng 14
năm. Nhưng cả hai đều xuất thân từ Đại Học Sư Phạm Huế, tuy khác ban
(Nguyễn Đắc Xuân thuộc ban Quốc Văn; Nguyễn Lý-Tưởng thuộc ban Sử Địa)
nhưng cùng một khóa. Dù sao thì cũng là chỗ quen biết. Hai người đối lập
với nhau về phương diện chính trị, chắc chắn phải biết nhau hơn người
khác. Độc giả trên Diễn Đàn Internet sẽ có nhận xét riêng của mình về
bài viết của ông Nguyễn Đắc Xuân (với mục đích gì?).
Cali, 26/11/2013 Nguyễn Lý-Tưởng
0 comments:
Post a Comment