Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) bắt tay đồng nhiệm Ấn Độ Manmohan Singh, New Dehli, 20/05/ 2013.
Ảnh: Reuters
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chọn Ấn Độ làm chặng công du đầu
tiên từ khi nhậm chức cách nay ba tháng cho thấy vị thế quan trọng của
New Dehli trong chính sách bang giao song phương của Bắc Kinh. Trong
cuộc họp báo chung với thủ tướng Ấn Manmohan Singh, ông Lý Khắc Cường
cam kết ba mục tiêu : Tin cậy lẫn nhau, tăng cường hợp tác và hướng về
tương lai phát triển « lành mạnh » với Ấn Độ để mang lại lợi ích cho hòa bình châu Á và toàn cầu.
Nhân vật số hai trong chính quyền Trung Quốc đến New Delhi chỉ ba tuần sau khi tình hình biên giới giữa hai nước trở nên căng thẳng. Ấn Độ tố cáo quân đội Trung Quốc, vào ngày 15/04 vừa qua, tiến sâu vào Ladakh đến 20 km, một vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Từ sau cuộc chiến tranh chớp nhoáng vào năm 1962, hai bên đã ký một thỏa ước « duy trì hòa bình » trong khu vực Himalaya, nhưng đường ranh giới tạm mà trong văn kiện gọi là « đường ranh kiểm soát hiện tại » chưa hề được chính thức ấn định.
Vào năm 1962, quân đội Ấn Độ, thiếu trang bị, đã phải rút lui sau hai tháng giao tranh với Trung Quốc. Quân đội Mao Trạch Đông tiến sát đến bình nguyên Assam, nhưng sau đó rút về biên giới hiện nay. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục đòi hỏi chủ quyền trên phần lớn lãnh thổ bang Arunachal Pradesh. Từ một phần tư thế kỷ nay, vấn đề biên giới đã được hai bên đàm phán 14 lần nhưng không đi đến đâu.
Khi Trung Quốc đưa một đơn vị tiến sâu và lần đầu tiên hạ trại bên trong lãnh thổ Ấn Độ tại Ladkhar hồi giữa tháng Tư, New Dehli đã tỏ thái độ vừa khôn khéo vừa kiên quyết. Mặc cho phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tố ngược là bị Ấn Độ vu khống, chính phủ New Delhi tiến hành ba bước phản công : Một là tăng cường quân sự tại biên giới, cho quân bố trí cách đơn vị Trung Quốc 500 mét đề phòng mọi bất trắc. Thứ hai là công bố cho công luận qua buổi điều trần của bộ trưởng Quốc phòng Shashi Kant Sharma tại Quốc hội về tình hình biên giới bị uy hiếp. Cùng lúc đó, Ngoại trưởng Ấn Salman Khurshid thông báo vẫn sang Trung Quốc vào ngày 09/05 để sửa soạn cho…thủ tướng Trung Quốc sang thăm Ấn Độ.
Như là một phép lạ, ba ngày trước khi Ngoại trưởng Ấn Độ sang Bắc Kinh, phía Trung Quốc không còn lên án Ấn Độ « vu khống » mà lại chấp thuận rút quân sau một cuộc đàm phán cấp chỉ huy lực lượng biên phòng.
Hôm nay, nhân chuyến viếng thăm Ấn Độ, thủ tướng Lý Khắc Cường đã mượn diễn đàn báo chí nước chủ nhà để đề nghị « bắt tay lịch sử trên dãy Himalaya » và mô tả một viễn ảnh tươi sáng của « hai đầu tàu » cùng hợp tác thúc đẩy kinh tế toàn cầu.
Hãng tin Reuters nhận định, sau khi gây sự cố biên giới hồi tháng Tư, Bắc Kinh phải mở một chiến dịch xoa dịu công luận Ấn độ và thế giới.
Từ khi Trung Quốc phát hành hộ chiếu có đường « lưỡi bò » trên biển lấn chiếm biển Đông, còn trên bộ thì gậm nhấm lãnh thổ Ấn Độ, New Delhi đã tăng cường quân lực trên Himalaya, hợp tác quốc phòng với các quốc gia trong khu vực bị Trung Quốc tranh giành lãnh hải như Nhật Bản và Việt Nam.
Thị trường rộng lớn cộng với tiềm năng quân sự của quốc gia đông dân hạng nhì thế giới đã làm cho Trung Quốc phải từ bỏ thái độ trịch thượng.
Nhân vật số hai trong chính quyền Trung Quốc đến New Delhi chỉ ba tuần sau khi tình hình biên giới giữa hai nước trở nên căng thẳng. Ấn Độ tố cáo quân đội Trung Quốc, vào ngày 15/04 vừa qua, tiến sâu vào Ladakh đến 20 km, một vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Từ sau cuộc chiến tranh chớp nhoáng vào năm 1962, hai bên đã ký một thỏa ước « duy trì hòa bình » trong khu vực Himalaya, nhưng đường ranh giới tạm mà trong văn kiện gọi là « đường ranh kiểm soát hiện tại » chưa hề được chính thức ấn định.
Vào năm 1962, quân đội Ấn Độ, thiếu trang bị, đã phải rút lui sau hai tháng giao tranh với Trung Quốc. Quân đội Mao Trạch Đông tiến sát đến bình nguyên Assam, nhưng sau đó rút về biên giới hiện nay. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục đòi hỏi chủ quyền trên phần lớn lãnh thổ bang Arunachal Pradesh. Từ một phần tư thế kỷ nay, vấn đề biên giới đã được hai bên đàm phán 14 lần nhưng không đi đến đâu.
Khi Trung Quốc đưa một đơn vị tiến sâu và lần đầu tiên hạ trại bên trong lãnh thổ Ấn Độ tại Ladkhar hồi giữa tháng Tư, New Dehli đã tỏ thái độ vừa khôn khéo vừa kiên quyết. Mặc cho phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tố ngược là bị Ấn Độ vu khống, chính phủ New Delhi tiến hành ba bước phản công : Một là tăng cường quân sự tại biên giới, cho quân bố trí cách đơn vị Trung Quốc 500 mét đề phòng mọi bất trắc. Thứ hai là công bố cho công luận qua buổi điều trần của bộ trưởng Quốc phòng Shashi Kant Sharma tại Quốc hội về tình hình biên giới bị uy hiếp. Cùng lúc đó, Ngoại trưởng Ấn Salman Khurshid thông báo vẫn sang Trung Quốc vào ngày 09/05 để sửa soạn cho…thủ tướng Trung Quốc sang thăm Ấn Độ.
Như là một phép lạ, ba ngày trước khi Ngoại trưởng Ấn Độ sang Bắc Kinh, phía Trung Quốc không còn lên án Ấn Độ « vu khống » mà lại chấp thuận rút quân sau một cuộc đàm phán cấp chỉ huy lực lượng biên phòng.
Hôm nay, nhân chuyến viếng thăm Ấn Độ, thủ tướng Lý Khắc Cường đã mượn diễn đàn báo chí nước chủ nhà để đề nghị « bắt tay lịch sử trên dãy Himalaya » và mô tả một viễn ảnh tươi sáng của « hai đầu tàu » cùng hợp tác thúc đẩy kinh tế toàn cầu.
Hãng tin Reuters nhận định, sau khi gây sự cố biên giới hồi tháng Tư, Bắc Kinh phải mở một chiến dịch xoa dịu công luận Ấn độ và thế giới.
Từ khi Trung Quốc phát hành hộ chiếu có đường « lưỡi bò » trên biển lấn chiếm biển Đông, còn trên bộ thì gậm nhấm lãnh thổ Ấn Độ, New Delhi đã tăng cường quân lực trên Himalaya, hợp tác quốc phòng với các quốc gia trong khu vực bị Trung Quốc tranh giành lãnh hải như Nhật Bản và Việt Nam.
Thị trường rộng lớn cộng với tiềm năng quân sự của quốc gia đông dân hạng nhì thế giới đã làm cho Trung Quốc phải từ bỏ thái độ trịch thượng.
0 comments:
Post a Comment