Tháng Chạp trời Âu giá lạnh. Mùa đông đang trùm phủ vạn vật. Nhưng ở Việt Nam bây giờ mùa xuân đang trở về, chim én bay liệng trời cao, hoa mai, hoa đào nở rộ. Mọi người đang rộn ràng đón xuân sang.
Tuổi thơ với Tết
Đối với mỗi người Việt Nam dù ở chân trời gốc bể nào, đến ngày Tết vẫn vọng tưởng về quê hương với niềm nhung nhớ, xao xuyến không nguôi. Và hình ảnh khắc sâu trong tâm tư mọi người là hình ảnh của người Mẹ luôn hiện hữu trong những ngày xuân làm cho trái tim chúng ta rung động với bao cảm xúc nhớ thương.
Người Mẹ Việt Nam từ ngàn xưa được khắc họa trong ca dao, dân ca như một cánh cò đơn độc: “Con cò lặn lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.” Mẹ như những thân cò, gầy gò, ốm yếu, đói khổ, lầm than. Là hình ảnh của sự gánh chịu những gieo neo của cuộc đời oằn nặng đôi vai. Thời chiến tranh người phụ nữ một mình nuôi con cô quạnh chờ chồng ra đi ngoài biên ải không biết ngày trở lại. Những ngày xuân ôm con vò vỏ từng đêm chờ đợi người chiến binh trở lại mái nhà xưa. Sự vui buồn đau khổ của người phụ nữ Việt Nam đã gắn liền với những thăng trầm của lịch sử, của chinh chiến điêu linh. Và những ngày hoà bình thì đời sống vẫn nghèo khổ, vất vả và chưa biết đến bao giờ mới thật sự chấm dứt. Nhưng dù nghèo hay giàu, ngày Tết đến Mẹ vẫn vun đắp cho gia đình có đủ những món ăn cổ truyền quen thuộc.
Giáo sư Nguyễn Thị Xuân Nga, thế hệ của những người phụ nữ Miền Bắc
sinh ra lớn lên trong giai đoạn Thế Chiến Thứ II. Bà nhớ về những ngày
Tết cổ truyền của dân tộc Việt trong ký ức xa mờ của những đêm Giao Thừa
ngồi xem mẹ, chị gói bánh chưng bên bếp lửa hồng. Bà kể lại những ngày
Tết xa xưa:
Miền Bắc đi theo chủ nghĩa cộng sản và khởi động cuộc nội chiến quyết tâm chiếm miền Nam. Hành động này đã đẩy hàng triệu người miền Bắc sống trong cảnh nghèo đói khốn cùng. Bà Thế Linh, thành viên của phóng viên Không Biên Giới đã lại kể kỷ niệm khó quên của bà trong ngày Tết trên đất Bắc:
“Chiến tranh Cầu Long Biên bị cắt đi, mọi người phải sinh hoạt bằng cầu phao. Họ ráp vào buổi sáng tháo ra. Ba chị không sang đượclúc đó đói một tuần. Hai đưá đói lắm! Chị ở cùng với cô bạn cùng đi học. Lúc đó còn nhỏ, thời trung học phải chờ viện trợ gia đình. Lúc đó gần Tết mất liên lạc với ba chị do đường sá đi lại. Chị nói với bạn chị hai đứa chúng mình đi mót khoai ăn đi. Đi mót khoai mà cũng chẳng có khoai mà mót nữa. Về hai đứa ăn rau nằm ép bụng xuống giường mà cơn đói không thể nào ngủ được.”
Quyết định cuối cùng của bà là phải bán đi con chó thân yêu của mình. Bà kể lại trong sự xúc động:
“Con Quít của mình nó đẹp lắm mập mạp. Nhưng chẳng có gì cho nó ăn cả. Bán nó đi chị tiếc ghê lắm!Thương nó nữa. Nhưng mà không bán thì không có gì để ăn. Thôi thì đem ra chợ bán hay đổi gạo cho người ta để lấy gạo ăn. Hai đứa kéo con chó. Nó xinh đẹp lông màu nâu mắt nó tròn hoe. Nó cứ nhìn mình. Nó cứ vẫy đuôi. Chị kéo đi mà không đành lòng, chị nhỏ mà mắt thì khóc, cứ khóc, nước mắt cứ chảy ra. Con chó kéo đi nó cảm giác rằng nó phải đi bán hay đi mất. Nó cứ bệt cái đít nó xuống. Càng kéo bao nhiêu nó lại càng khó đi. Cuối cùng cô bạn chị ôm lên. Hôm đó là phiên chợ Trầm, Huyện Thuận Thành, Hà Bắc, chị còn nhớ ở đó có phiên chợ lớn lắm hàng tháng họp lại. Ở quê, người nào có gạo thì mang đi bán, có trái cây thì mang đi bán, mình đem con chó đi không ai mua cho mình cả. Tại vì người ta sống không đủ ăn thì làm sao mà mua con chó đó được. Nghĩ bụng thời chị Dậu bán chó còn có người mua. Thời bao cấp mình đi bán chó không có ai mua hết. Cuối cùng có một bà, bà đem gạo bán mà cũng không bán được. Bà nói thôi bây giờ các cháu đổi cho bác con chó này để đổi lấy gạo cho các cháu. Thế là cuối cùng đổi được ít gạo. Đó thì mang về sống hết qua ngày đoạn tháng.”
Thế hệ trẻ lớn lên sau 1975, chỉ nghe cha mẹ kể lại những câu chuyện của những ngày Tết xa xưa tại miền Nam Việt Nam, dù khói lửa chiến tranh nhưng những ngày Tết sung túc đầy đủ có hoa, pháo, bánh mứt, trái cây, có tiền lì xì và những trò chơi bầu cua cá cọp. Nhưng sau năm 1975, Sài Gòn thất thủ thì những ngày Tết ở miền Nam đâu còn có niềm vui. Cô Phan Việt Minh Thư, Bác Sĩ Nha Khoa hiện đang thực tập tại New York đã ghi lại trong ký ức những ngày Tết khi còn ở tại Việt Nam. Cô nói:
“Con sanh sau 1975, nên chỉ nghe Ba Mẹ kể lại những ngày Tết quê nội, quê ngoại yên vui đầm ấm trước khi chiến tranh. Nhưng sau 1975 thì Ba bị đi học tập cải tạo lúc anh Hai con mới được tám tháng ! Mẹ và Anh Hai ở nhà hồi đó rất đói khổ thiếu thốn. Nhưng mẹ con cũng phải tảo tần, dầm mưa, dãi nắng nhịn ăn nhịn mặc lo sắm gửi quà Tết cho Ba ở trong tù. Có khi được gói tôm khô. Sau sáu năm tù, Ba con mới được về. Tuy con còn nhỏ nhưng con vẫn còn nhớ lúc đó gia đình rất nghèo cơ cực không sao nói hết! Nhưng Mẹ Ba cũng luôn cố gắng lo may sắm quần áo mới và thêm nhiều thức ăn cho mấy ngày Tết của 3 anh em con được ấm cúng phần nào.
Khi đó, tụi con lo phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp để đón Tết. Ba đứa 3 anh chị em con đi xem chợ hoa, mua mai vàng, mua bông vạn thọ, hoa cúc, rồi có khi được xem múa lân nữa! Mẹ bày trên bàn thờ đầy xoài, đu đủ, mãn cầu, dưa hấu ..v..v..
Đêm giao thừa, chúng con thức đốt pháo. Cả xóm con nhớ rất nhộn nhịp. Con cũng như bao nhiêu đứa trẻ khác thích nhất ngày Tết được đi với Ba Mẹ thăm chúc Tết mấy bác mấy cô và được tặng phong bì tiền lì xì đỏ.”
“Tôi bắt đầu xuống chợ Tân bình mua áo, mua vải ký về bắt đầu may quần áo bán cho con nít. Khúc lớn may quần đùi lớn, khúc nhỏ may quần đùi nhỏ còn dư thì may áo gối. Cái lớn hơn nữa thì may đồ cho con nó bận.”
Nhưng đâu phải cuộc mưu sinh suông sẻ. Đôi lúc bà bị quản lý thị trường bắt giữ và tịch thu cả vốn lẫn lời:
“Tôi chở quần áo trong xóm thì tụi quản lý thị trường nó bắt lầm mà lỡ rồi thì nó bắt luôn thôi. Đem về quản lý thị trưòng tịch thu quần áo. Đem phạt. Cứ bán như vậy thì cuối năm hết vốn. Ổng viết báo mới có chút đỉnh tiền, mới lấy đắp vô trả nợ rồi đầu năm cứ bán. Từ từ cuối năm lại hết vốn, cứ vậy.”
Ngày Tết là những ngày vất vả nhất trong năm. Vợ chồng quá nghèo nên phải đi về quê xin nếp đem về gói bánh chưng cho 3 ngày Tết:
“Hồi xưa thì khổ sở quá! Mỗi năm gần Tết thì về quê xin vài ký nếp lên rồi cắt lá gói bánh. Anh Châu thì rất thích ăn bánh tét. Năm nào cũng vậy một mình gói thôi vừa lau lá vừa gói. Gói mười mấy đòn rồi đem cho bà già, cho mấy người quen. Còn áo quần mấy nhóc thì năm nào cũng vậy lo buôn lo bán, rồi đi mua vải khúc cho tới ngày Mùng Một mới rãnh rang cắt áo cho con rồi may tay.”
Đối với mỗi người Việt Nam dù ở chân trời gốc bể nào, đến ngày Tết vẫn vọng tưởng về quê hương với niềm nhung nhớ, xao xuyến không nguôi. Và hình ảnh khắc sâu trong tâm tư mọi người là hình ảnh của người Mẹ luôn hiện hữu trong những ngày xuân làm cho trái tim chúng ta rung động với bao cảm xúc nhớ thương.
Người Mẹ Việt Nam từ ngàn xưa được khắc họa trong ca dao, dân ca như một cánh cò đơn độc: “Con cò lặn lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.” Mẹ như những thân cò, gầy gò, ốm yếu, đói khổ, lầm than. Là hình ảnh của sự gánh chịu những gieo neo của cuộc đời oằn nặng đôi vai. Thời chiến tranh người phụ nữ một mình nuôi con cô quạnh chờ chồng ra đi ngoài biên ải không biết ngày trở lại. Những ngày xuân ôm con vò vỏ từng đêm chờ đợi người chiến binh trở lại mái nhà xưa. Sự vui buồn đau khổ của người phụ nữ Việt Nam đã gắn liền với những thăng trầm của lịch sử, của chinh chiến điêu linh. Và những ngày hoà bình thì đời sống vẫn nghèo khổ, vất vả và chưa biết đến bao giờ mới thật sự chấm dứt. Nhưng dù nghèo hay giàu, ngày Tết đến Mẹ vẫn vun đắp cho gia đình có đủ những món ăn cổ truyền quen thuộc.
00:00
00:00
Tụi con lo phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp để đón Tết. Ba đứa 3 anh chị em con đi xem chợ hoa, mua mai vàng, mua bông vạn thọ, hoa cúc.Phan Việt Minh Thư“Tết thì nhớ hồi còn bé. Chị Cả và mẹ cô gói bánh chưng tất cả mấy chị em quây quần lại xem. Mỗi người được gói một cái bánh chưng nhỏ. Cô còn nhỏ quá không biết gói nên các chị gói hộ. Thế rồi cứ ngồi chờ luộc bánh chưng. Chờ vớt bánh chưng xong rồi mới đi ngủ. Tết thì được mặc áo nhung đỏ, mang giày nguyên đỏ, đeo kiềng vàng, được bố mẹ mừng tuổi. Xong rồi bố mới đốt pháo. Những đứa con nhà nghèo đi múa lân có treo giải thưởng. Chúng nó công kênh nhau đi lấy tiền. Đêm giao thừa thì chờ xem ở nhà cúng, chờ đón ông bà về.”
Miền Bắc đi theo chủ nghĩa cộng sản và khởi động cuộc nội chiến quyết tâm chiếm miền Nam. Hành động này đã đẩy hàng triệu người miền Bắc sống trong cảnh nghèo đói khốn cùng. Bà Thế Linh, thành viên của phóng viên Không Biên Giới đã lại kể kỷ niệm khó quên của bà trong ngày Tết trên đất Bắc:
“Chiến tranh Cầu Long Biên bị cắt đi, mọi người phải sinh hoạt bằng cầu phao. Họ ráp vào buổi sáng tháo ra. Ba chị không sang đượclúc đó đói một tuần. Hai đưá đói lắm! Chị ở cùng với cô bạn cùng đi học. Lúc đó còn nhỏ, thời trung học phải chờ viện trợ gia đình. Lúc đó gần Tết mất liên lạc với ba chị do đường sá đi lại. Chị nói với bạn chị hai đứa chúng mình đi mót khoai ăn đi. Đi mót khoai mà cũng chẳng có khoai mà mót nữa. Về hai đứa ăn rau nằm ép bụng xuống giường mà cơn đói không thể nào ngủ được.”
Quyết định cuối cùng của bà là phải bán đi con chó thân yêu của mình. Bà kể lại trong sự xúc động:
“Con Quít của mình nó đẹp lắm mập mạp. Nhưng chẳng có gì cho nó ăn cả. Bán nó đi chị tiếc ghê lắm!Thương nó nữa. Nhưng mà không bán thì không có gì để ăn. Thôi thì đem ra chợ bán hay đổi gạo cho người ta để lấy gạo ăn. Hai đứa kéo con chó. Nó xinh đẹp lông màu nâu mắt nó tròn hoe. Nó cứ nhìn mình. Nó cứ vẫy đuôi. Chị kéo đi mà không đành lòng, chị nhỏ mà mắt thì khóc, cứ khóc, nước mắt cứ chảy ra. Con chó kéo đi nó cảm giác rằng nó phải đi bán hay đi mất. Nó cứ bệt cái đít nó xuống. Càng kéo bao nhiêu nó lại càng khó đi. Cuối cùng cô bạn chị ôm lên. Hôm đó là phiên chợ Trầm, Huyện Thuận Thành, Hà Bắc, chị còn nhớ ở đó có phiên chợ lớn lắm hàng tháng họp lại. Ở quê, người nào có gạo thì mang đi bán, có trái cây thì mang đi bán, mình đem con chó đi không ai mua cho mình cả. Tại vì người ta sống không đủ ăn thì làm sao mà mua con chó đó được. Nghĩ bụng thời chị Dậu bán chó còn có người mua. Thời bao cấp mình đi bán chó không có ai mua hết. Cuối cùng có một bà, bà đem gạo bán mà cũng không bán được. Bà nói thôi bây giờ các cháu đổi cho bác con chó này để đổi lấy gạo cho các cháu. Thế là cuối cùng đổi được ít gạo. Đó thì mang về sống hết qua ngày đoạn tháng.”
Thế hệ trẻ lớn lên sau 1975, chỉ nghe cha mẹ kể lại những câu chuyện của những ngày Tết xa xưa tại miền Nam Việt Nam, dù khói lửa chiến tranh nhưng những ngày Tết sung túc đầy đủ có hoa, pháo, bánh mứt, trái cây, có tiền lì xì và những trò chơi bầu cua cá cọp. Nhưng sau năm 1975, Sài Gòn thất thủ thì những ngày Tết ở miền Nam đâu còn có niềm vui. Cô Phan Việt Minh Thư, Bác Sĩ Nha Khoa hiện đang thực tập tại New York đã ghi lại trong ký ức những ngày Tết khi còn ở tại Việt Nam. Cô nói:
“Con sanh sau 1975, nên chỉ nghe Ba Mẹ kể lại những ngày Tết quê nội, quê ngoại yên vui đầm ấm trước khi chiến tranh. Nhưng sau 1975 thì Ba bị đi học tập cải tạo lúc anh Hai con mới được tám tháng ! Mẹ và Anh Hai ở nhà hồi đó rất đói khổ thiếu thốn. Nhưng mẹ con cũng phải tảo tần, dầm mưa, dãi nắng nhịn ăn nhịn mặc lo sắm gửi quà Tết cho Ba ở trong tù. Có khi được gói tôm khô. Sau sáu năm tù, Ba con mới được về. Tuy con còn nhỏ nhưng con vẫn còn nhớ lúc đó gia đình rất nghèo cơ cực không sao nói hết! Nhưng Mẹ Ba cũng luôn cố gắng lo may sắm quần áo mới và thêm nhiều thức ăn cho mấy ngày Tết của 3 anh em con được ấm cúng phần nào.
Khi đó, tụi con lo phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp để đón Tết. Ba đứa 3 anh chị em con đi xem chợ hoa, mua mai vàng, mua bông vạn thọ, hoa cúc, rồi có khi được xem múa lân nữa! Mẹ bày trên bàn thờ đầy xoài, đu đủ, mãn cầu, dưa hấu ..v..v..
Đêm giao thừa, chúng con thức đốt pháo. Cả xóm con nhớ rất nhộn nhịp. Con cũng như bao nhiêu đứa trẻ khác thích nhất ngày Tết được đi với Ba Mẹ thăm chúc Tết mấy bác mấy cô và được tặng phong bì tiền lì xì đỏ.”
Khó khăn ngày Tết
Hồi xưa thì khổ sở quá! Mỗi năm gần Tết thì về quê xin vài ký nếp lên rồi cắt lá gói bánh.Nguyễn Thị ThuNhững công nhân viên chức, giáo viên, với đồng lương chết đói thì cuộc sống thiếu thốn trăm bề. Bà Nguyễn Thị Thu, giáo viên tại Thị Xã Thủ Dầu Một, Bình Dương, bồi hồi nhớ lại mảnh đời nghèo khó, long đong của thầy cô giáo. Hàng ngày, sau khi đi dạy học về, bà phải đạp xe đạp lặn lội mua vải vụn đem về may quần sọt để đem ra chợ bán. Gian hàng bé nhỏ của bà là vĩa hè, hay dưới lòng đường bên cạnh những người bán hàng rong. Bà trãi những tấm ny-lon rồi bày đồ lên trên để chào mời khách. Bà phơi nắng suốt ngày trên chợ dưới trời những tia nắng gay gắt, hừng hực đầy bụi của mùa hè hay dưới những cơn mưa dầm dề để kiếm tiền nuôi các con. Tuổi xuân của bà uá tàn theo tháng năm. Bà nói:
“Tôi bắt đầu xuống chợ Tân bình mua áo, mua vải ký về bắt đầu may quần áo bán cho con nít. Khúc lớn may quần đùi lớn, khúc nhỏ may quần đùi nhỏ còn dư thì may áo gối. Cái lớn hơn nữa thì may đồ cho con nó bận.”
Nhưng đâu phải cuộc mưu sinh suông sẻ. Đôi lúc bà bị quản lý thị trường bắt giữ và tịch thu cả vốn lẫn lời:
“Tôi chở quần áo trong xóm thì tụi quản lý thị trường nó bắt lầm mà lỡ rồi thì nó bắt luôn thôi. Đem về quản lý thị trưòng tịch thu quần áo. Đem phạt. Cứ bán như vậy thì cuối năm hết vốn. Ổng viết báo mới có chút đỉnh tiền, mới lấy đắp vô trả nợ rồi đầu năm cứ bán. Từ từ cuối năm lại hết vốn, cứ vậy.”
Ngày Tết là những ngày vất vả nhất trong năm. Vợ chồng quá nghèo nên phải đi về quê xin nếp đem về gói bánh chưng cho 3 ngày Tết:
“Hồi xưa thì khổ sở quá! Mỗi năm gần Tết thì về quê xin vài ký nếp lên rồi cắt lá gói bánh. Anh Châu thì rất thích ăn bánh tét. Năm nào cũng vậy một mình gói thôi vừa lau lá vừa gói. Gói mười mấy đòn rồi đem cho bà già, cho mấy người quen. Còn áo quần mấy nhóc thì năm nào cũng vậy lo buôn lo bán, rồi đi mua vải khúc cho tới ngày Mùng Một mới rãnh rang cắt áo cho con rồi may tay.”
Giờ đây bà đã về hưu, người chồng thân yêu đã về với thiên thu. Các
con đã lớn khôn. Chúng như những cánh chim trời bay đi muôn hướng. Nhưng
như một thói quen của người mẹ hiền, suốt đời hy sinh cho chồng con,
ngày 23 Tết bà Thu vẫn đi chợ, mua sắm, nấu nướng cúng ông bà và chờ đợi
một cuộc sum họp gia đình êm ấm.
Không khí ngày Tết đã lan tỏa trong cộng đồng người Việt khắp Năm Châu. Ngay cả người bản xứ cũng tôn trọng ngày vui trọng đại này của cộng đồng Việt Nam. Cho dù thật bận rộn với công ăn việc làm, học hành. Cộng đồng người Việt vẫn tổ chức Hội chợ Tết mỗi năm thu hút hàng ngàn người tham dự. Truyền thống này, người Việt hải ngoại vẫn gìn giữ trong suốt gần 38 năm sống lưu vong.
Cô Phan Việt Minh Thư kể rằng cho dù cô lớn lên tại Hoa Kỳ nhưng ngày Tết truyền thống vẫn được chị em cô gìn giữ. Cô nói:
“Con qua Mỹ lúc 9 tuổi. Ngày Tết nhằm ngày đi học không được thức khuya. Nhưng mà con nhớ tối ngày 23 tháng Chạp mẹ có mua bánh mứt cúng tiễn ông bà Táo về chầu trời . Có khi rảnh Me còn nấu chè trôi nước, với xôi đậu để cúng ông bà . Mẹ gọi điện thoại về Việt Nam mừng tuổi chúc Tết Bà Ngoại, mấy cậu mợ.”
Nhiều khi ba mẹ đi làm về trễ. Anh chị em phải đợi ba mẹ về cúng ông bà rồi mới mừng tuổi chúc Tết ba mẹ. Sau đó là cùng ăn bữa cơm gia đình đặc biệt để nhớ đến ngày Tết quê hương mình.”
Mỗi năm Tết đến, hai chị em đã thay mẹ để chuẩn bị cho ngày Tết đơn sơ trên xứ lạ, quê người. Cô nói:
“Mẹ con bị bệnh Stroke* năm 1999, sau khi qua Mỹ được 4 năm. Lúc đó con 12 tuổi. Con nhớ Ba và anh Hai phải chăm chỉ đi làm, chỉ còn hai chị em gái nhỏ ở nhà lo chuẩn bị cơm Tết cúng ông bà.”
Tâm trạng của những thế hệ đi trước luôn khắc khoải nhớ về nguồn cội với những nỗi buồn. Họ chờ đợi đã quá lâu và mãi ôm ấp những hoài bão là được nhìn thấy ánh bình minh trên quê hương Việt Nam, và thiết tha mong đợi được nhìn thấy vết thương chiến tranh thực sự khép lại. Nhưng những hoài vọng đó ngày càng tàn lụi. Nhà tù vẫn mở rộng giam hãm biết bao người vô tội. Giáo Sư Nguyễn Thị Xuân Nga nói:
“Ngày Tết mỗi năm càng buồn thêm. Nhiều người vẫn bị bắt bớ tù đầy. Cô thương cho những người còn ở lại.”
Thế hệ trẻ luôn hướng về tương lai, vẫn vun đắp niềm hy vọng và nuôi dưỡng một giấc mơ. Cô Minh Thư nói:
“Ở Mỹ không có những ngày Tết như ở Việt Nam, anh em tụi con người đi làm, người đi học mong thành tài cho Ba Mẹ niềm tự hào vui sống. Con thấy nơi đây phong tục tập quán ngôn ngữ đều rất khác xa với văn hóa Việt Nam mình đã từng khắc sâu vào tâm hồn, máu huyết của ba mẹ. Con rất mong ước một ngày nào đó sẽ trở về quê hương hưởng một cái Tết thật yên vui với những trò chơi và phong tục đẹp ở thôn quê mình như ngày xưa mà Ba Mẹ vẫn thường kể.”
—
Chú thích: *Tai biến mạch máu não.
Không khí ngày Tết đã lan tỏa trong cộng đồng người Việt khắp Năm Châu. Ngay cả người bản xứ cũng tôn trọng ngày vui trọng đại này của cộng đồng Việt Nam. Cho dù thật bận rộn với công ăn việc làm, học hành. Cộng đồng người Việt vẫn tổ chức Hội chợ Tết mỗi năm thu hút hàng ngàn người tham dự. Truyền thống này, người Việt hải ngoại vẫn gìn giữ trong suốt gần 38 năm sống lưu vong.
Cô Phan Việt Minh Thư kể rằng cho dù cô lớn lên tại Hoa Kỳ nhưng ngày Tết truyền thống vẫn được chị em cô gìn giữ. Cô nói:
“Con qua Mỹ lúc 9 tuổi. Ngày Tết nhằm ngày đi học không được thức khuya. Nhưng mà con nhớ tối ngày 23 tháng Chạp mẹ có mua bánh mứt cúng tiễn ông bà Táo về chầu trời . Có khi rảnh Me còn nấu chè trôi nước, với xôi đậu để cúng ông bà . Mẹ gọi điện thoại về Việt Nam mừng tuổi chúc Tết Bà Ngoại, mấy cậu mợ.”
Nhiều khi ba mẹ đi làm về trễ. Anh chị em phải đợi ba mẹ về cúng ông bà rồi mới mừng tuổi chúc Tết ba mẹ. Sau đó là cùng ăn bữa cơm gia đình đặc biệt để nhớ đến ngày Tết quê hương mình.”
Mỗi năm Tết đến, hai chị em đã thay mẹ để chuẩn bị cho ngày Tết đơn sơ trên xứ lạ, quê người. Cô nói:
“Mẹ con bị bệnh Stroke* năm 1999, sau khi qua Mỹ được 4 năm. Lúc đó con 12 tuổi. Con nhớ Ba và anh Hai phải chăm chỉ đi làm, chỉ còn hai chị em gái nhỏ ở nhà lo chuẩn bị cơm Tết cúng ông bà.”
Tâm trạng của những thế hệ đi trước luôn khắc khoải nhớ về nguồn cội với những nỗi buồn. Họ chờ đợi đã quá lâu và mãi ôm ấp những hoài bão là được nhìn thấy ánh bình minh trên quê hương Việt Nam, và thiết tha mong đợi được nhìn thấy vết thương chiến tranh thực sự khép lại. Nhưng những hoài vọng đó ngày càng tàn lụi. Nhà tù vẫn mở rộng giam hãm biết bao người vô tội. Giáo Sư Nguyễn Thị Xuân Nga nói:
“Ngày Tết mỗi năm càng buồn thêm. Nhiều người vẫn bị bắt bớ tù đầy. Cô thương cho những người còn ở lại.”
Thế hệ trẻ luôn hướng về tương lai, vẫn vun đắp niềm hy vọng và nuôi dưỡng một giấc mơ. Cô Minh Thư nói:
“Ở Mỹ không có những ngày Tết như ở Việt Nam, anh em tụi con người đi làm, người đi học mong thành tài cho Ba Mẹ niềm tự hào vui sống. Con thấy nơi đây phong tục tập quán ngôn ngữ đều rất khác xa với văn hóa Việt Nam mình đã từng khắc sâu vào tâm hồn, máu huyết của ba mẹ. Con rất mong ước một ngày nào đó sẽ trở về quê hương hưởng một cái Tết thật yên vui với những trò chơi và phong tục đẹp ở thôn quê mình như ngày xưa mà Ba Mẹ vẫn thường kể.”
—
Chú thích: *Tai biến mạch máu não.
0 comments:
Post a Comment