Phát biểu của LS Nguyễn Văn Thân trong buổi Lễ Truy Điệu Tử sĩ Hoàng Sa tổ chức tại Sydney ngày thứ Bảy 20 tháng Giêng năm 2012.
Kính thưa
- Ông Đỗ Quang Bích- Gia Trưởng Gia Đình Hải Quân Hàng Hải NSW và TBTC Lễ Truy Điệu Tử sĩ Hoàng Sa
- Quý Thành viên trong GĐHQHH/NSW
- Ông Nguyễn Văn Thanh Chủ Tịch CĐNVTD/UC TB/NSW
- Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, đại diện các HĐ/ĐT, các cơ quan truyền thông. Kính thưa quý vị.
Trước hết chúng tôi xin trân trọng cảm ơn BTC đã mời chúng tôi tham dự Lễ Truy Điệu Tử sĩ Hoàng Sa hôm nay. Và chúng tôi cũng xin cảm ơn BTC đã có nhã ý mời chúng tôi phát biểu ý kiến về đề tài “Giới trẻ hải ngoại nghĩ và phải làm gì trước âm mưu hợp thức hoá chủ quyền HS & TS của Trung Cộng”. Đây quả là một đề tài rộng lớn và phức tạp cũng khó mà chúng tôi có thể trình bày một cách đầy đủ và trọn vẹn trong khoản thời gian 20 phút mà BTC đã dành cho. Chắc chắn là bài nói chuyện của chúng tôi sẽ có thiếu sót và những ý kiến chân thật và thẳng thắn có thể sẽ làm cho một số quý vị không được hài lòng. Vậy cũng xin quý vị thông cảm, góp ý và chỉ bảo giùm cho.
Câu hỏi này đã là cho chúng tôi suy nghĩ khá nhiều. Nói về giới trẻ hải ngoại thì có nhiều thành phần. Với các em học sinh, sinh viên sinh trưởng tại Úc Hoa kỳ hoặc Âu châu ở độ tuổi 18-20 thì câu hỏi này dường như không phải là một vấn đề để các em quan tâm trong đời sống hàng ngày vì các em còn đang lo việc học hành và thi cử. Có lẽ có nhiều em chưa từng nghe qua hoặc biết HS & TS nằm ở nơi đâu trên bản đồ VN. Đối với thành phần ngoài 30, đa phần họ phải chú tâm tìm kiếm việc làm và lo xây dựng sự nghiệp. Chúng tôi không biết là các chú các bác trong Hội Cựu Quân Nhân hoặc trong Gia đình HQHH nếu đặt câu hỏi này với chính con cái của mình thì sẽ nhận được câu trả lời thế nào. Đối với những người ngoài 40 như chúng tôi- cũng thường được coi như là thành phần trẻ thì đa số đều rất bận bịu với công ăn việc làm và gia đình. Trẻ có nghĩa là “trong sáng” những cũng hàm chứa một nhận xét “thiếu kinh nghiệm và thiếu hiểu biết” và vì vậy thì cũng chưa có đủ khả năng làm được chuyện gì. Tổng Thống Obama khi đắc cử nhiệm kỳ thứ nhất chỉ mới 46 tuổi. Chúng tôi chưa bao giờ nghe người Mỹ nói Obama là một Tổng Thống trẻ. Có lẽ khái niệm về “tuổi trẻ” của người Việt chúng ta có nhiều khác biệt so với các dân tộc khác.
Trong thời gian gần đây, chúng tôi tình cờ đọc được một bài báo trên web thuật lại lời phát biểu của một ông Tướng CSVN với một số Việt kiều đại khái là: “hiện tại TQ quá mạnh. Vấn đề giành lại chủ quyền HS & TS hãy để cho thế hệ con cháu của chúng ta lo. Con cháu của chúng ta giỏi hơn chúng ta nhiều”. Hình như người trong nước lẫn người ngoài nước đều có xu hướng đẩy những trách nhiệm nặng nề qua cho thế hệ trẻ hoặc thế hệ nối tiếp.
Nếu như chúng ta cho rằng những người trẻ là những người thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm thì tại sao lại mong mỏi họ đi làm những chuyện đội đá vá trời như là giành lại chủ quyền HS & TS từ một anh láng giềng khổng lồ như Trung Quốc? Nhất là đối với giới trẻ hải ngoại thì đây là một chuyện quá xa vời. Thật ra HS & TS là đề tài mà thế hệ phụ huynh mới quan tâm. Thế thì tại sao lại đẩy qua cho con cái? Chúng tôi hiểu được là đa số thành phần thuộc thế hệ thứ nhất tại hải ngoại mang nặng ưu tư vì tuổi ngày càng cao, sức khoẻ ngày càng kém, nên họ mong ước được chuyển giao trách nhiệm và đặt kỳ vọng ở giới trẻ. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt hết trách nhiệm trọng đại cho giới trẻ quá sớm mà chưa có sự chuẩn bị hoặc yểm trợ cần thiết thì không công bằng cho con em của mình. Chúng ta không thể nào trao cho các em một chiếc thuyền mục nát rồi bảo các em hãy vượt đại dương và vươn ra biển lớn. Câu hỏi nên được đặt ra là chính chúng ta chớ không phải là thế hệ trẻ phải làm gì trước âm mưu hợp thức hoá chủ quyền HS & TS của Trung Cộng.
Có lẽ đại đa số những người thật sự quan tâm đến tương lai và vận mệnh đất nước đều phải đồng ý rằng chìa khóa cho mọi giải pháp vấn nạn kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và đặc biệt là an ninh và vẹn toàn lãnh thổ là sự chấm dứt và thay đổi chế độ độc tài toàn trị hiện nay bằng một hệ thống chính trị dân chủ đa nguyên với tam quyền phân lập. Chỉ có một thể chế dân chủ đa nguyên mới quy tụ được hết nhân tài, anh hùng hào kiệt ở trong và ngoài nước hợp quần đối đầu với con hổ đói Trung Cộng ngày càng lộ rõ dã tâm và đang giơ nanh vuốt hăm he nuốt trọn cả Biển Đông. Như vậy thì chúng ta có thể làm gì trong cuộc cách mạng dân chủ hóa tại VN? Theo chúng tôi nghĩ, một cách cụ thể chúng ta có thể làm được là góp phần xây dựng một CĐ vững mạnh vì một CĐ vững mạnh sẽ có một tiếng nói có trọng lượng với đồng hương và với chính giới Úc giúp cho nỗ lực vận động cho tự do dân chủ và nhân quyền tại VN được hữu hiệu hơn. Vậy câu hỏi kế tiếp là chúng ta có thể làm gì để xây dựng một CĐ vững mạnh?
Trước khi trả lời câu hỏi quan trọng này, chúng ta hãy thử nhận định tình hình và hoàn cảnh sinh hoạt của người Việt hải ngoại điển hình là tại Úc. Chúng ta cần tỉnh táo xem xét những ưu điểm cũng như thẳng thắn nhìn nhận những nhược điểm, củng cố và tận dụng những mặt thuận lợi cũng như cố gắng khắc phục vượt qua hoặc giảm thiểu, giới hạn tác hại của những mặt khó khăn. Chỉ có như thế thì chúng ta mới hướng tới một tương lai sáng sủa hơn để rồi có thể trao lại một cơ đồ vững mạnh cho giới trẻ. CĐ người Việt tại Úc có nhiều ưu điểm so với các CĐ sắc tộc khác. Thứ nhất là sau 37 năm định cư, chúng ta đã có một thế đứng khá vững vàng trong xã hội đa văn hóa Úc. Có một hệ thống tổ chức CĐ thuần nhất từ cấp tiểu bang đến liên bang. CĐ các tiểu bang có cơ sở sinh hoạt và phục vụ đồng hương. CĐ được chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang công nhận và tài trợ. Các chính giới sẵn sàng tiếp xúc và ghi nhận ý kiến của các vị đại diện trong BCH/CĐ. Và tuy là chưa có sự hiện diện đáng kể tại nghị trường, chúng ta đang có một vài nghị viên tại một số HĐTP.
Thứ hai, chúng ta có một số lượng HĐ đáng kể là thành viên chính thức của CĐ thuộc nhiều khía cạnh gồm có tôn giáo, truyền thông, văn hóa, thân hữu, các gia đình quân đội và các tổ chức đấu tranh chính trị đều nắm dưới cây dù của CĐ. Tuy có những âm mưu thành lập CĐ thứ hai, thứ ba nhưng nhìn chung, đồng hương và các đoàn thể nhận thấy rõ ý đồ xấu của những phần tử phá hoại này và những tổ chức CĐ tự chế biến này không có thực chất, không có BCH, không có HĐ hoặc BCH là những thành phần giấu mặt. Nếu chúng ta chịu khó để ý thì chỉ có một hoặc hai người nặc danh hoặc sử dụng tên giả luôn dùng phương tiện điện thư cổ xúy cho những tổ chức CĐ giấu mặt này và chuyễn những thông tin phá hoại, tạo hiềm khích và gây chia rẽ giữa các thành viên trong CĐ. Nói chung, những cách đánh phá này chưa có ảnh hưởng hoặc tác hại đáng kể vì mọi người nhận thấy rõ ác ý của những phần tử này.
Thứ ba, thành phần BCH/CĐ tại các tiểu bang và liên bang đặc biệt nhất là tại NSW, BCH/CĐ đương nhiệm đều là những người có khả năng lãnh đạo, có uy tín cao, có một lập trường rõ ràng, trong sáng và minh bạch và có một quá trình sinh hoạt đóng góp tích cực cho CĐ. Nhờ vậy mà BCH/CĐ được sự hỗ trợ rộng rãi của đồng hương, của HĐ/ĐT, các tổ chức tôn giáo và các cơ quan truyền thông. Riêng tại NSW trong thời gian vừa qua, chúng ta đã gặt hái được rất nhiều thành quả gồm có xây dựng thành công hội trường TTVH & SHCĐ, hoàn tất đài tưởng niệm ngoài cổng TT, nâng cao tượng đài chiến sĩ Úc Việt và hoàn thành đài tưởng niệm thuyền nhân ngay tại trung tâm thành phố Bankstown. Chúng ta có thể hãnh diện với những thành tích này khi so sánh với những CĐ sắc tộc khác.
Dĩ nhiên là bên cạnh đó, CĐ cũng phải đối diện với nhiều khó khăn. Trước khi lượt qua những thách thức, chúng tôi xin được đề cập tới kết quả của Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ liệt kê 10 tố chất cơ bản của người Việt được đăng tải trên trang web cá nhân của TS Toán học Lê Văn Út tại Phần Lan. Theo Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ thì người Việt có 10 tố chất cơ bản sau:
- Cần cù lao động song dễ thỏa mãn.
- Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
- Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
- Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
- Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, người Việt học tập không phải chỉ vì kiến thức (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
- Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
- Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).
- Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
- Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu tiết làm mất đại cuộc.
- Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).
Tượng tự như vậy, có một tác giả tên Nguyễn Thủy trong một bài viết đăng trên web đã phác hoạ chân dung của người Việt qua hai câu đôi là:
Khôn lỏi, thích chen, sĩ diện, đoàn kết kém
Tự ti, tự đại, cảm tính, thiếu kiên trì
Chúng tôi không thẩm định được mức độ khoa học hoặc chính xác kết quả
của Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học HK về đặc điểm của người VN nhưng khi
đọc điểm số 9 là “Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng
vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu tiết làm mất đại cuộc” thì nghe
sao mà nó gần và giống với trường hợp của một số đoàn thể trong CĐ chúng
ta. Tuy là con số HĐ lên tới hàng trăm, nhưng có một số ĐT hữu danh vô
thực hoặc là hoàn toàn không có sinh hoạt đóng góp gì cho CĐ. Số hội
viên của nhiều đoàn thể ngày càng ít. Các gia đình quân đội và Hội CQN
ngày nào là những thành viên rường cột của CĐ thì theo thời gian và tuổi
tác sẽ tan biến mà vẫn chưa xây dựng được một đôi ngũ hậu duệ để tiếp
nối. Và cũng đặc biệt là trong các GĐQĐ và HCQN có một số ĐT có dấu hiệu
ngày càng cục bộ, chia rẽ trầm trọng, tư tưởng bè phái ngự trị, thay vì
đóng góp tích cực cho CĐ và cho chuyện chung thì lại dồn nỗ lực đả phá
nhau rồi lôi kéo cả CĐ nghiêng về phía này hoặc ngả về phe kia. Sự rạn
nứt từ một ĐT có nguy cơ lan rộng tạo chia rẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt
của HCQN và luôn cả tổ chức CĐ.Tự ti, tự đại, cảm tính, thiếu kiên trì
Đi sâu vào lý do tại sao lại có hiện tượng này trong thời gian gần đây thì theo ý kiến của chúng tôi, vấn nạn này không phải là vì có sự bất đồng về mục tiêu hoặc đường lối của tổ chức mà bắt đầu bằng những mâu thuẫn và bất hòa giữa một vài cá nhân. Tranh cãi vì bất đồng ý kiến về một số chuyện lặt vặt bỗng biến đồng môn, chiến hữu thành những kẻ thù bất cộng đái thiên. Trong khi bọn ngoại bang từ phương Bắc đang xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải nước ta và bọn bán nước ở Ba Đình mới thật sự là kẻ thù truyền kiếp. Sự chia rẽ này có tác hại rất lớn vì nó tạo cơ hội cho những phần tử xấu lợi dụng khai thác làm suy yếu CĐ. Đó là chưa kể có những lớp trẻ khoa bảng, chuyên gia là những nhân tố khan hiếm mà CĐ rất cần thì cũng phải lắc đầu ngao ngán khi nhìn thấy thế hệ cha chú mới ngày nào còn cụng ly chén tạc chén thù trong tinh thần huynh đê chi binh mà giờ đây lại trở mặt mạt sát nhau không thương tiếc. Làm sao mà lớp trẻ còn hứng thú để tham gia vào sinh hoạt CĐ khi nhìn thấy những cảnh trái ngang như vậy?
Trở lại với kết quả của Viện Nghiên Cứu Xã Hội học Hoa kỳ, điểm số 10 nói rằng “Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).” Chúng ta có trên dưới 100 HĐ ĐT ghi tên làm hội viên chính thức của CĐ. Nhưng những tổ chức HĐ này có liên kết và sinh hoạt chặt chẽ với nhau không hay là rất rời rạc? Nói về các tổ chức đấu tranh thì có một số tổ chức ngày càng co cụm, các thành viên ngày càng cao tuổi và từ từ rút lui hoặc ngưng sinh hoạt. Nhân sự ngày càng ít, tài chánh yếu kém. Trước mắt là ngõ cụt. Cũng có một số tổ chức có nhân sự và tài chánh nhưng lại không có cái cần thiết nhất đó là lòng tin của quần chúng. Một tổ chức như một cá nhân khi mất tiền có thể kiếm lại tiền. Khi thiếu người có thể bổ sung nhân sự. Nhưng khi một tổ chức hoặc cá nhân đã đánh mất lòng tin của quần chúng thì khó mà phục hồi lại được vì có câu “một lần thất tín, vạn lần bất tin”. Cho dù đa số thành viên của của các tổ chức này đều là những người có một tấm lòng và lý tưởng đáng quý nhưng một tổ chức không được lòng dân thì khó có cơ hội thành công trong cuộc đối đầu với tập đoàn CS gian manh và quỷ quyệt.
Nhưng có lẽ khó khăn lớn nhất của chúng ta là vấn đề nhân sự đặc biệt là thành phần lãnh đạo, cụ thể trước mắt là trong cuộc bầu cử BCH/CĐNVTD/NSW trong vài tháng sắp tới đây, chúng ta sẽ phải đối diện với một sự khủng hoảng trầm trọng về nhân sự lãnh đạo. Nhân tài như lá mùa thu. Tuấn kiệt như sao buổi sớm. Rồi đây chúng ta sẽ phải rất thấm thía với 2 câu này. Thật ra CĐNV chúng ta không thiếu nhân tài. Bằng chứng là hàng năm chúng ta có hàng chục học sinh đạt điểm thi tú tài xuất sắc trên 99%. Hàng năm chúng ta có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp đại học trong tất cả mọi ngành nghề như y khoa, luật, kỹ sư, điện toán v.v… Bao nhiêu phần trăm trong số nhân tài này tham gia và đóng góp cho CĐ? Rất ít, như sao buổi sớm. Chúng ta phải kết luận là CĐ không thu hút được nhân tài. Lý do tại sao?
Dĩ nhiên là có những yếu tố khách quan mà chúng ta không thay đổi được. Đa số những sinh viên mới vừa tốt nghiệp đều phải lo tìm việc làm và xây dựng sự nghiệp. Họ chỉ có thể sinh hoạt thiện nguyện trong thời gian rảnh rỗi mà đối với họ rất là khan hiếm. Nhưng cũng có lý do khác mà do chính chúng ta tạo ra. Ví dụ như những mâu thuẫn nội bộ trong một số ĐT dẫn đến những cuộc tranh cãi với những lời lẽ mạt sát và thiếu văn hóa của một số cá nhân đã làm nản lòng nhiều người có tâm huyết. Ngoài ra, một vài phần tử có ý đồ riêng lợi dụng khai thác những mâu thuẫn nội bộ này để tạo ấn tượng CĐ như là một chốn giang hồ gió tanh mưa máu. Cho dù có những nhân tài trẻ muốn tìm đến CĐ thì chắc chắn cũng sẽ bị gia đình của họ khuyên cản. Nhưng thủ phạm chính không phải là những thành phần phá hoại mà là thái độ và chủ nghĩa mặc kệ nó của chúng ta vì chúng ta đã nuôi dưỡng và dung túng để cho những phần tử phá hoại nghĩ rằng họ có thể tự tung tự tác thoải mái khai thác những mâu thuẫn trong CĐ mà không có ai dám lên tiếng vì sợ đụng chạm. Tại sao chúng ta lại sợ đụng chạm? Chúng tôi xin hỏi quý vị cựu quân nhân, quý vị đã từng cầm súng đối diện với kẻ thù và kề cận với tử thần, đã trải qua những ngày tháng khổ nhục trong lao tù CS, đã liều mình trên biển cả với hải tặc. Tại sao quý vị lại e ngại và sợ đụng chạm?
Chúng tôi trình bày một số khó khăn của chúng ta không phải là để bêu riếu đoàn thể hoặc thành viên CĐ của mình hay vạch áo cho người xem lưng mà với thành ý là chúng ta cần can đảm nhìn nhận khiếm khuyết của mình trước khi đi tìm giải pháp. Trở lại với câu hỏi là người Việt hải ngoại phải làm gì trước âm mưu hợp thức hóa chủ quyền Biển Đông của Trung Cộng, chúng tôi mạn phép đưa ra một vài đề nghị. Thứ nhất, chúng ta hãy xem chuyện Biển Đông và chuyện VN là chuyện của mình, chớ không phải là chuyện của người trong nước hay người ngoài nước. Hay là chuyện của thế hệ này hay thế hệ khác. Nhân kỷ niệm 31 năm ngày chế độ CS Ba Lan ban hành thiết quân lực trước khi bị sụp đỗ, nhà báo Lê Diễn Đức đã viết rằng: “Nhiều người mơ ước về một lộ trình dân chủ cho VN như MĐ. Điều này quá lãng mạn và siêu thực. Nếu hàng ngàn nhà sư, trẻ em sinh viên đại học không bị dìm trong biển máu trong các cuộc biểu tình năm 1988 thì đã không có sự xuất hiện của bà An San Sư Chi và Đảng Dân chủ của bà”. Theo chúng tôi hiểu thì ý của tác giả là vấn đề VN chính yếu là chuyện của những người trong nước. Người ngoài nước thỉ chỉ cần ung dung bình phẩm mà thôi. Nếu chúng ta cho rằng VN muốn có dân chủ thì phải có đổ máu, tại sao chúng ta không trở về để đổ máu? Tại sao chúng ta là những người sống an toàn ở hải ngoại không chịu đổ mồ hôi mà lại muốn đồng bào trong nước phải tắm trong biển máu? Thậm chí khi có một số người trẻ trong nước đứng lên đấu tranh và bị tù tội như là LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Công Định, ... thì vẫn có người ở ngoài cho rằng họ là thành phần cuội. Tại sao những bình luận gia ở hải ngoại này không thử về xem thử tù cuội của CS thoải mái thế nào?
Thứ hai, chúng tôi đề nghị là chúng ta hãy tuyên chiến với chủ nghĩa mặc kệ nó. Trong một lần trò chuyện với LS Lưu Tường Quang trên Chương Trình Phát Thanh Sinh Hoạt Cộng Đồng của Đài 2VNR, LS Lưu Tường Quang có nói là CĐ người Do Thái không bao giờ bỏ qua bất cứ chuyện gì. Ví dụ như khi SBS phát hình hoặc phát thanh một chương trình nào đó mà người Do Thái cho là thiên vị hoặc không công bằng thì họ lập tức và tích cực gửi thư khiếu nại và phản đối.Và Ban Giám Đốc SBS phải điều tra và xét xử. Vì vậy khó có chuyện nhân viên truyền thông có thể giởn mặt với CĐ người Do Thái. Họ hành xử như vậy vì họ đã học được một bài học rất cay đắng về hậu quả của thái độ thờ ơ và mặc kệ nó. Họ đã trả một cái giá rất đắt bằng sinh mạng của 6 triệu người Do Thái trong Đệ Nhị Thế chiến. Chúng ta hãy học bài học của người Do Thái. Đừng bỏ qua bất cứ chuyện gì. Từ một bài báo chụp mũ, một chương trình phát thanh xuyên tạc đánh phá và cố tình tấn công cá nhân các vị CT lãnh đạo CĐ, đến một lá thư ngỏ của một MC nổi tiếng có thể tạo ngộ nhận về uy tín và tư cách của các vị lãnh đạo CĐ đều phải có một sự đáp trả tương xứng, đúng đắn và đúng mức. Chúng ta phải từ giả thái độ e dè và sợ đụng chạm. Chúng ta không thể chấp nhận làm ngơ để các phần tử phá hoại tự tung tự tác. Đối với những người có thiện chí đóng góp ý kiến và phê bình trong tinh thần xây dựng, chúng ta sẽ trân trọng hết mình. Đối với những phần tử cố ý phá hoại, chúng ta phải đánh trả thẳng tay, không rụt rè và không khoan nhượng.
Đề nghị thứ ba, chúng ta hãy nói không với tư tưởng bè phái và chia rẽ. BCH/CĐ đương nhiệm đều là những người có nhiều khả năng, uy tín và kinh nghiệm sinh hoạt CĐ. Họ đã có những quyết định rất sáng suốt đối với một ĐT đang bị vi khuẫn chia rẽ tấn công và tách làm hai là không làm việc với bất cứ bên nào cho đến khi hai bên giải quyết xong mâu thuẫn nội bộ và hợp nhất lại. Đây là giải pháp cô lập vết thương giữ lại ở bàn tay, ngăn cản không cho nó nhiễm trùng lan tràn tới cánh tay rồi đến khắp cơ thể. Chúng ta đừng vì cảm tính hoặc vì quen với bên này hoặc thân với bên nọ mà hãy nên tích cực hỗ trợ quyết định của BCH/CĐ để tránh tạo ra cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Khi nào chúng ta giúp BCH/CĐ giải quyết dứt điểm được tệ nạn bè phái thì ngày đó cơ chế CĐ mới được vững mạnh để mà chúng ta có thể an tâm trao lại cho giới trẻ.
Đề nghị thứ tư, chúng ta đừng hỏi giới trẻ phải làm gì cho CĐ mà hảy hỏi chúng ta có thể làm gì cho giới trẻ. Hãy quan tâm tới và đầu tư vào giới trẻ đặc biệt là giới sinh viên. Hãy đến với các em không phải bằng những bài giảng mo ran mà bằng những sự hỗ trợ thiết thực ví dụ như giúp set up âm thanh khi các em có một sinh hoạt nào đó, giúp trang trí sân khấu và phụ khiêng giùm một cái ghế vì những cử chỉ và hình ảnh này quý và có giá trị hơn gấp trăm lần những bài giản mo ran. Chúng ta có thể mở các lớp dạy tiếng Việt miễn phí để giúp các em có thể viết trong đơn xin việc là các em có khả năng song ngữ giúp cho các em tìm việc dễ dàng hơn. Hãy hỏi các em cho biết là cần giúp đỡ thế nào và chúng ta sẽ cố gắng trong khả năng và điều kiện. Hãy khuyến khích các em đã tốt nghiệp thành lập hội cựu sinh viên để giữ quan hệ với CĐ. Từ sinh viên đến chuyên gia rồi thật sự trở thành một người trí thức biết thổn thức tới CĐ, quê hương và tổ quốc là cả một quá trình vun xới chớ không phải tự nhiên mà có được.
Đề nghị thứ năm và có lẽ là đề nghị khó thực hiện được nhất là chúng ta hãy liên kết thành lập và xây dựng tổ chức đấu tranh với mục tiêu và đường lối rõ ràng, với thành phần nhân sự lãnh đạo có khả năng, uy tín và lập trường trong sáng và minh bạch để lấy lại lòng tin của quần chúng. Hãy chứng minh đặc điểm số 10 của Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa kỳ là không có tính khoa học và không đúng sự thật. Đừng nói tại sao người Việt không có ý thức như người Do Thái hay là kỷ luật như người Nhật Bản vì nếu không có ý thức và kỷ luật thì làm sao lịch sử VN có những Lý Thường Kiệt với Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư, những Trần Hưng Đạo với Hịch Tướng Sĩ, những Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo, những Nguyễn Huệ Quang Trung với bài hiểu dụ
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam Quốc sơn hà chi hữu chủ!
Không phải bản chất của người VN là vô ý thức hoặc vô kỷ luật mà chỉ
có một số cá nhân mà trong bất cứ dân tộc nào cũng có là thiếu ý thức và
kém kỷ luật. Hãy kềm chế tự ái và dẹp bỏ cái tôi xấu xí trong mỗi con
người chúng ta và đặt đại cuộc lên trên hết. Chúng ta hãy tự nhắc nhở
mình hàng ngày với hai câu đối của tác giả Nguyễn Thủy làĐánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam Quốc sơn hà chi hữu chủ!
Khôn lỏi, thích chen, sĩ diện, đoàn kết kém
Tự ti, tự đại, cảm tính, thiếu kiên trì
và tìm cách sửa lại cho đúng bản chất thật sự của người Việt làTự ti, tự đại, cảm tính, thiếu kiên trì
Bản lãnh, kỹ cương, sĩ khí, nhiều ý thức
Tự tin, tự trọng, dũng trí lắm kiên cường
Định mệnh khiến xui dân tộc ta ở cạnh ngay một đế quốc Đại Hán nhiều
mưu lắm kế. Nếu như chúng ta không cố gắng vượt qua những nhược điểm,
khó khăn và thách thức của mình thì khó tránh khỏi có ngày VN cũng trở
thành một khu tự trị như là Tân Cương hay là Tây Tạng của Trung Cộng.
Trước khi dứt lời, chúng tôi xin được một lần nữa cảm ơn BTC đã cho
chúng tôi cơ hội trình bày ý kiến, cảm ơn quý vị đã lắng nghe và trước
thềm năm mới xin chúc tất cả quý vị một năm mới an lành và vạn sự như ý.
Trân trọng cảm ơn và kính chào tất cả quý vị.Tự tin, tự trọng, dũng trí lắm kiên cường
Nguyễn văn Thân
0 comments:
Post a Comment