Tết đang đến gần, khoảnh khắc Giao Thừa đang được đếm ngược theo
từng ngày, đó cũng là thời khắc mọi người tiễn đưa năm cũ, đón mừng năm
mới với nhiều niềm kỳ vọng, mơ ước cho một năm đang đến. Nhưng, nhìn đi
nhìn lại, thử điểm lại một năm qua ở Việt Nam, có thể nói rằng đây là
năm của chuyện buồn và khôi hài, lố bịch, một năm đánh đổi bằng mồ hôi,
xương máu của hơn bảy chục triệu người cho xấp xỉ ba triệu con người
trên đất nước hình chữ S này!
Nói đây là một năm với quá nhiều chuyện buồn là vì:
Những cái chết oan ức của người dân trong đồn công an vẫn diễn ra
đều đều theo cấp số nhân, công an đối xử với đồng loại, đồng tộc còn tệ
hơn thú vật cư xử với nhau.
Nền kinh tế đất nước vốn đang khủng hoảng lại thêm phần oằn nặng vì
những tập đoàn kinh tế nhà nước đổ đốn, đầy nợ nần và tai tiếng.
Mặc dù Việt Nam đạt mức kỉ lục xuất khẩu gạo nhưng người nông dân
Việt Nam vẫn không thoát khỏi khốn đốn vì chưa có một giải pháp nào mang
lại sự bình ổn đời sống cho họ.
Những cuộc đàn áp biểu tình ngày càng gắt gao, gắt máu và bạo lực tính tăng cao.
Những nông dân bị mất đất bởi những công trình đi đêm giữa tư bản
đỏ và cán bộ nhà nước Cộng sản ngày càng nhiều, tiếng kêu oan ức, uất
hận ngày thêm lan rộng.
Những dân oan mất đất phải chịu cái rét cắt da cắt thịt, bị đuổi
kéo lê từ vườn hoa Mai Xuân Thưởng sang công viên Lý Tự Trọng, giữa lòng
Hà Nội hào nhoáng, họ đói ăn, thiếu mặc và vô định, u ám…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần như bị đứt mất dây thần kinh tự
trọng, sau hàng loạt những sai phạm trong quản lý kinh tế, chính trị, xã
hội, để thâm thủng ngân sách quốc gia, đẩy đất nước lên tầm con nợ quốc
tế, tham nhũng lan tràn… Vẫn ung dung nói vài lời xin lỗi, kiên quyết
không từ chức và nói cười tơn hớn như chưa hề có chuyện gì.
Những đấu đá nội bộ đảng Cộng sản ngày càng tăng, dẫn đến nguy cơ làm kiệt quệ đất nước.
Tàu Trung Quốc tiếp tục đâm chìm, bắt bớ ngư dân Việt Nam. Nhà nước
Cộng sản Trung Quốc chính thức tuyên bố, khẳng định và đưa ra những
hành động gây hấn trên Biển Đông nhằm tỏ rõ âm mưu xâm chiếm lãnh hải,
lãnh thổ và thách thức Việt Nam.
Nhà cầm quyền Trung Quốc chính thức hợp thức hóa hành động bắt bớ
ngư dân Việt Nam trong khu vực Trường sa, Hoàng Sa. Nguyễn Chí Vịnh vẫn
khư khư quan điểm cấm nhân dân biểu tình chống Trung Quốc, trong một
chừng mực nào đó, ông Vịnh giống một thái thú Trung Quốc hơn là tướng
lĩnh Việt Nam. Điều này khiến cho người ta phải đặt câu hỏi liệu trong
bộ máy cầm quyền Cộng sản Việt Nam còn bao nhiêu người giống ông Vịnh?
Và còn rất nhiều chu
yện buồn khác…!
Tiếp theo là những chuyện khôi hài, lố bịch:
Nếu như vài năm trước, sự khôi hài, lố bịch được xoáy vào trung tâm
điểm là ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với những bài phát biểu mà
ông càng phát biểu, càng chứng minh với quốc tế rằng lãnh đạo Việt Nam
có nhiều dấu hiệu thiểu năng trí tuệ, thì năm nay, sự khôi hài, lố bịch
được trải đều trên một số cán bộ.
Đáng kể trong câu chuyện khôi hài, lố bịch cuối năm 2012 có lẽ là
việc ông Nguyễn Bá Thanh được bổ nhiệm lên làm chức Trưởng ban nội chính
trung ương, chưa nhậm chức, ông này đã dương dương tự đắc, tuyên bố
hàng loạt vấn đề cho thấy ông đang tập trung mũi dùi vào đối thủ và cách
nói năng của ông chỉ chứng minh cho thế giới thấy rằng những lãnh đạo
của Việt Nam thích ăn nói sỗ sàng, lỗ mảng, thiếu cẩn ngôn.
Nhưng có lẽ, nổi cộm nhất là bải giảng của ông đại tá quân đội Trần
Đăng Thanh với hàng loạt luận điểm, luận cứ vừa rất vô lý vừa mang hơi
hướm thân Tàu, thù Mĩ và phản động nhân dân. Đặc biệt là câu chuyện cuốn
sổ lương hưu ông Trần Đăng Thanh mang ra hù dọa các cán bộ Cộng sản,
biến nó thành một cái bùa hộ mệnh của chế độ.
Chính cái bùa hộ mệnh “sổ hưu” mà Trần Đăng Thanh mang ra múa may
trước các ông hiệu trưởng các trường đại học phía Bắc đã phát lộ một
tương quan giữa hơn bảy chục triệu cuốn sổ lương hưu của nông dân với
hơn ba triệu cuốn sổ lương hưu của cán bộ Cộng sản.
Nói cuốn sổ hưu của người nông dân Việt Nam, nghe tưởng nói đùa,
nhưng đó là sự thật ngấm nhiều mồ hôi và nước mắt mặn chat, thậm chí
xương máu của người nông dân. Ở đây, cuốn sổ hưu của người nông dân Việt
Nam được hiểu là mảnh ruộng đã nhiều đời bán mặt cho đất, bán lưng cho
trời để có được, để khi tuổi già bóng xế, nỗi lo về cái đói của họ được
giảm bớt, dù gì, họ cũng còn một mảnh đất dưỡng già, một nơi mà chỉ cần
nhìn thấy nó, họ cũng đủ tự tin để hy vọng vào thế hệ sau, và, mỗi chén
cơm họ ăn như một ân sủng của Thượng Đế ban phát cho họ thông qua những
hạt lúa mang về từ mảnh ruộng thân yêu.
Nhưng, trong những năm gần đây, càng ngày, nông dân bị mất đất càng
nhiều ra, tiếng kêu oan của họ thấu tận trời xanh, ai cũng nghe, người
trong nước nghe, người ngoài nước nghe, thậm chí người điếc cũng có thể
nghe nỗi oan của họ, chỉ trừ những cán bộ Cộng sản là không nghe thấy
gì, vẫn cứ tiếp tục gây ra oan trái, vẫn lấy đất của dân làm bàn đạp
kinh tế cho gia đình, cho phe nhóm và cho bè lũ.
Mọi sự phản kháng, phản đối của người dân mất đất nằm lọt thỏm giữa
tiếng cười đắc ý và lời răn đe đầy bạo lực của nhà cầm quyền. Điều này
cho thấy gì? Nó nói lên rằng chế độ Cộng sản đã chính thức công khai bộ
mặt thật của mình, họ không còn sợ nhân dân không tin vào mình, thay vì
phụng sự cho cộng đồng, quốc gia, dân tộc, họ đàn áp, hà hiếp, chiếm
đoạt của nhân dân, bán rẻ tài sản quốc gia từ tài nguyên đến lãnh thổ,
lãnh hải… Để rồi đi đêm với giặc.
Và tất cả những gì họ đã làm, đều chứng minh rằng họ là một bộ máy
khát máu, phản động, đàn áp và bóc lột nhân dân. Ở đây, ông Trần Đăng
Thanh đã dùng cuốn sổ hưu để hù dọa cán bộ Cộng sản, trên thực tế, đừng
nhầm tưởng cuốn sổ hưu ông Thanh muốn nhắc đến là một cuốn sổ mà các cán
bộ khi về hưu được nhân vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng để sống
qua ngày, điều này không đáng kể đâu! Vấn đề Trần Đăng Thanh ngầm đưa ra
và muốn nhấn mạnh chính là cái lý lịch tham nhũng của tất cả cán bộ
Cộng sản đã dính chàm mà nếu có sự thay đổi về chế độ, chắc chắn những
kẻ đã gây tội này khó bề sống yên với nhân dân, và những cái tội này sẽ
được bưng bít hoàn toàn, thậm chí những quyền lợi con ông cháu cha dành
cho con cháu của cán bộ vẫn tiếp tục được thực hiện nếu chế độ Cộng sản
còn tồn tại. Nói khác đi, cuốn sổ lương hưu vừa ngầm răng đe tội lỗi,
vừa ban ra lời hứa về quyền lợi phe nhóm, đảng phái cho những thế hệ kế
tiếp của cán bộ Cộng sản, chữ “hưu” ở đây cần phải được hiểu là nhà cao
cửa rộng, chức vụ cho con cháu của giới cán bộ. Hiểu như vậy mới đầy đủ.
Và, để đảm bảo cho chế độ tồn tại trong lúc lòng dân đã trống rỗng,
thất vọng, không còn tin tưởng vào đảng Cộng sản, thì chỉ còn một cách
duy nhất là đàn áp về mặt an ninh, chính trị, nhồi sọ tư tưởng, bóc lột
kinh tế và tập trung tài lực về một mối: đảng Cộng sản. Một khi lòng dân
càng mất tin tưởng, nhà nước Cộng sản càng tỏ ra gắt máu và bóc lột
trắng trợn. Bằng chứng là sau vụ Tiên Lãng – Đoàn Văn Vươn, liền đó có
ngay vụ Văn Giang với hàng ngàn công an trang bị vũ khí tận chân răng để
đàn áp bà con nông dân. Vì, suy cho cùng, nếu không đạp lên quyền lợi
và số phận của nhân dân, khó có cơ hội sống sót cho đảng Cộng sản bởi nó
không còn phù hợp với dân tộc trên mọi nghĩa.
Mỗi khi có một tập hợp đông đảo nông dân bị cướp bóc, đàn áp, điều
này cũng đồng nghĩa với có một tập đoàn, phe nhóm trong đàng Cộng sản
mập thêm ra, giàu có hơn, quyền lực được đảm bảo hơn bởi thế lực tài
chính đã mạnh thêm một chút. Cứ trên đà này, nhân dân càng khổ, càng mất
mát thì đảng viên Cộng sản càng có cơ hội giàu ra, vinh thân phì da.
Xét về bản chất, có thể nói rằng những cuốn lương hưu của nông dân
càng bị tước/cưỡng đoạt bao nhiêu, thì những cuốn sổ lương hưu của cán
bộ Cộng sản càng lấp lánh, mập mạp bấy nhiêu. Và, cái thông điệp Trần
Đăng Thanh đã thay mặt đảng Cộng sản gửi đến cán bộ Cộng sản chính là
chỗ phải biết cùng nhau biến những cuốn sổ lương hưu ốm o của hơn bảy
chục triệu nông dân thành hơn ba triệu cuốn sổ lương hưu mập mạp của cán
bộ. Bản chất thật cũng nằm ở chỗ này.
Bên thềm năm mới, ngẫm đến chuyện buồn, chuyện khôi hài và chuyện
lố bịch, trơ trẽn vể cuốn sổ hưu của bài nói chuyện của ông với các cán
bộ Cộng sản, tự dưng, chẳng còn mong Tết về nữa. Vì nếu Tết có về, nó
cũng chưa kịp lột xác để thoát khỏi cái Tết thời Cộng sản!
0 comments:
Post a Comment