Ông Dương Trung Quốc (DTQ), nhà sử học của nước CHXHCN Việt
Nam, Tổng thư ký Hội Khoa Học Lịch Sử VN, ngoài ra ông còn có chức rất
lớn là Đại biểu Quốc Hội CHXHCN Việt Nam. Khi được đài BBC phỏng vấn ông
DTQ đã cho rằng Hoa Kỳ đã có hành vi đồng lõa với Trung Quốc khi Trung
Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Sàigòn, chỉ non 1
năm sau khi Hiệp định Paris ký kết.
Trao đổi với BBC Việt ngữ nhân nhìn lại 40 năm Hoà Đàm Paris (1973-2013), sử gia DTQ nói: “Hành động của Mỹ là một sự đồng lõa,” và ông cũng đặt câu hỏi: “có phải sự tiếp tay, phối hợp với nhau chăng”
khi được hỏi vì sao Hoa Kỳ không có sự can thiệp hoặc thông tin cho
VNCH, một quốc gia được cho là đồng minh của họ ở Đông Nam Á trong cuộc
chiến chống “làn sóng đỏ” của chủ nghĩa cộng sản.
Sử gia cho rằng sau khi có một “nước Việt Nam thống nhất,” Hoa Kỳ và
TQ tiếp tục có hành vi “bao vây” VN, với TQ thậm chí đã tiến hành chiến
tranh ở biên giới phía Bắc VN, còn “Hoa Kỳ đứng sau lưng Pol Pot”.
Trong khi đó thì một ông “sử gia” mới nổi là nhà báo VC Huy Đức thì lại viết khác hẳn “sử gia” DTQ về chuyện này như sau:
“Hà Nội gần như không có phản ứng chính thức ngay cả khi Pol Pot
đã cho đánh tới cấp quy mô cấp Sư đoàn 268. Áp lực từ các đơn vị quân
đội và các địa phương tăng lên dần. Ông Nguyễn Thành Thơ kể. Cuối năm 1977, trong một lần đưa Tổng bí thư Lê Duẫn
thăm Cần Giờ bằng tàu quân sự, đến văn phòng Huyện ủy đã khoảng 12 giờ,
anh Ba nói, “Mệt quá cho tôi nghỉ một lát”. Anh nghỉ một lúc rồi nói:
“Các anh có gì hỏi, tôi giải đáp”. Anh em chúng tôi có khoảng 30 người,
phấn khởi rộ lên: “Xin hỏi K(ampuchea) nó quấy rối biên giới ta, tàn sát
cướp phá rất dã man, sao ta đối phó rất lôi thôi, chúng tôi khó hiểu”.
Anh Lê Duẫn trả lời: “Các đồng chí hỏi đúng vào một tình hình cả nưóc
đang quan tâm. Chúng tôi đau đầu lắm, ngủ không được. Không phải là vấn đề Khmer Đỏ, vấn đề Pol Pot mà là vấn đề ai ở đằng sau Khmer Đỏ, đằng sau Pol Pot.
Ta đã đưa đại quân đâu, bọn nó làm sao chống ta nổi, nhưng ta đánh nó,
Trung Quốc đánh ta thôi. Nếu ta không chiếm K, Trung Quốc cũng không
chiếm ta”. (Bên Thắng Cuộc – cuốn I, trang 157).
Một ông sử gia khác ở trong nước là ông Hà Văn Thịnh thì viết
bài vạch rõ cái sai của sử gia DTQ và chỉ rõ Liên Xô là “kẻ đồng lõa” để
TC chiếm Hoàng Sa vì chính Liên Xô đã ký với Việt Nam hiệp ước Xô-Việt.
Ông này cũng vạch rõ “Sách Trắng” của chính phủ CHXHCN Việt Nam đã công bố về sự tiếp tay, viện trợ, cố vấn của TQ cho Khmer Đỏ.
Đọc đến đây chắc bạn đọc đã thấy rõ sử gia nào “viết sử” và sử gia nào “giết” sử!
Nhưng vì sao một nhà sử học, lại là Tổng thư ký Hội Khoa Học Lịch Sử
VN, là Đại Biểu Quốc Hội mà ông Dương Trung Quốc lại can đảm nói những
điều biạ đặt trắng trợn – như môt kẻ “giết” sử – khi được đài BBC Việt ngữ phỏng vấn?
Để trả lời câu hỏi: “Tại sao DTQ có thể muối mặt nói những điều gian trá như thế?”, tác giả Đi Tới trong bài báo “Cặp loa rè Dương Trung Quốc và Trần Đăng Thanh” đã viết như sau:
“Có người cho rằng ông hèn, người khác nói ông vì cái sổ hưu. Mấy năm trước, nhà văn Dương Thu Hương cho biết “DTQ là điềm chỉ viên cho công an A.25 từ năm 2004…” khi ông Bạch Thái Quốc,
giám đốc đài RFI nói với Dương Thu Hương rằng: “… không ngờ DTQ lại nói
dối, nói láo… Bây giờ, trong giới sử học tại Cali và Paris khinh bỉ
Quốc” nhà văn Dương Thu Hương trả lời: “Tại sao đòi hỏi nó (DTQ) không
nói dối? Nó không nói dối mới là chuyện lạ… Nó nói dối là phải bởi nó
đang muốn sống, muốn làm Đại biểu Quốc Hội, nó đương muốn đòi lại căn
nhà của mẹ nó ở phố Hàng Đường, vậy thì nó phải nói dối. Và giữa cái
mạng sống và danh dự thì danh dự là cái khái niệm mờ nhạt, bé nhỏ hơn”. (Trích “Đi Tới – danlambao.blospot.com).
*
Khi được đài BBC Việt ngữ phỏng vấn về sách “Bên Thắng Cuộc” thì sử
gia DTQ đánh giá cao cuốn sách BTC của tác giả Huy Đức, nhưng nói:
“Không nên tuyệt đối hoá sự thật trong sách và cho rằng thông tin
trong tác phẩm có thể ‘mới với một số người’ nhưng không hẳn ‘mới’ với
giới sử học trong nước”.
Và ông ta nói thêm: “Mục tiêu muốn tìm ra sự thật thì điều đó tôi
cho là có thể có, có thể thấy được, thế nhưng bảo đây là sự thật thì
chưa hẳn. Nó có thể là một cuốn sách thôi, cuốn sách của một người viết
thôi, về những vấn đề nhiều người quan tâm”.
Khác hẳn với những lời xưng tụng – cực kỳ xưng tụng – như: “Cuốn
sách là một sự thích thú cho tất cả mọi người VN ưu tư với quê hương,
mong muốn nhìn lại chính cuộc đời mình, gia đình mình, trong 40 năm qua,
nhưng nó cũng là một kho tư liệu hết sức dồi dào, mớo mẽ, cực kỳ quý
báu cho những học giả, những sử gia nghiên cứu về VN”. (Tiến sĩ, GS Đại học Trần Hữu Dũng)…
“… Nếu tài liệu “The Pentagon Papers” đã giúp cho nhân dân Hoa Kỳ
vượt qua “Hội chứng VN” để nhanh chóng hóa giải căng thẳng và sự chia rẽ
trong xã hội do cuộc chiến gây ra thì bộ sách “BTC” của Huy Đức cũng có
thể là liều thuốc hoá giải sự chia rẽ dân tộc VN giữa người thắng kẻ
thua”. (Đọc BTC – Trần Bình Nam, Cố vấn của Tổ chức Phục Hưng)…
Bình luận gia Tuệ Vân trong bài “Điểm sách “Bên Thắng Cuộc” đã có nhận xét như sau:
“… Chỉ điểm sơ qua như vậy, người đọc có thể thấy cuốn sách là tập
hợp một một loạt bài báo về cuộc chiến VN, được sắp xếp với những chi
tiết khéo léo như đổ lỗi cho một số lãnh đạo cộng sản nhưng lại lồng vào
những sự đề cao chế độ. Những chi tiết này trên góc nhìn của “phe chiến
thắng” không nhất thiết phản ảnh sự thực, mà chỉ là một nửa sự thực
cùng với những sai lầm thiếu sót, như đã được lên tiếng bởi một số người
trong cuộc.
Kết luận, qua cách trình bày nội dung của cuốn sách cũng như qua
cách trả lời nhận lỗi và hứa hẹn sửa chữa trước những sai lầm, thiếu sót
trong sách, tác giả Huy Đức cho thấy
cậu bé 13 tuổi vùng Hà Tĩnh vào tháng 4 năm 1975 quả là khéo léo,
có bản lĩnh. Hay ít ra có thể nói rằng Huy Đức đã không phụ lòng những
người chọn ông ta để cho đi du học Mỹ về báo chí và truyền thông từ 2005
đến nay và hoàn thành được cuốn sách BTC. Tương lai tuyên giáo và chính
trị của tác giả Huy Đức trong chế độ hẳn sẽ còn lên cao”. (Điểm sách BTC – Tuệ Vân – Tâm ThứcViệt.com)
Kết luận của bình luận gia Tuệ Vân cũng là câu kết của bài viết này.
LÃO MÓC
tieng-dan-weekly.blogspot.com
0 comments:
Post a Comment