Tương tự việc đổi tên đảng từ “Đảng Lao Động Việt Nam” thành “Đảng
Cộng Sản VN”, tên nước từ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” sang “Cộng Hòa
XHCN.VN” sau chiến thắng, giới cầm quyền Cộng Sản ở VN đã để lộ bộ mặt
thật Bolsevic độc tài sau một thời gian dài đánh lừa quốc tế và dân
chúng trong nước như thể là một đảng quốc gia tranh đấu cho độc lập và
dân chủ của dân tộc. Nay thì càng ngày, đảng này càng để lộ bản chất nô
lệ ngoại bang, kẻ thù truyền kiếp phương bắc Trung quốc qua việc bán
biển (từ 1958), bán đất (từ 1998) cho giặc để chỉ đổi lấy sự tồn tại của
đảng; chưa kể việc bán dân ra nước ngoài làm nô lệ tình dục và nô lệ
lao động. Đã rõ rệt là đảng CSVN từng bước đem nước nhà trở lại thời kỳ
Bắc Thuộc, lần thứ tư để làm chiếc bóng của con rồng Trung Cộng (TC).
Tài liệu được Tiến Sĩ Henry J. Kenny phổ biến sau đây đã khẳng định điều đó. Ts Kenny từng là cựu quân nhân chiến đấu tại VN, giảng sư tại West Point, American University, George Washington University; phục vụ tại Trung Tâm Phân Tích của BCH Hải Quân, Tòa Đại Sứ HK tại Tokyo và Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện HK. Qua phân tích về những sự kiện xảy ra tại VN sau 1975, ông giúp cố vấn về chính sách của chính phủ Mỹ trong quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Việt dựa vào quan hệ Việt-Trung sau 1975.
Sau khi bỏ rơi VNCH bằng HĐ Paris có lợi cho CSBV, Mỹ đã từng bước trở lại Á châu sau thập niên 1990s để bảo vệ các đồng minh Nhật, Nam Hàn, Taiwan và các đồng minh ở ĐNÁ; dĩ nhiên không có Việt Nam. Việc bang giao với CSVN năm 1995 và chuyến viếng thăm VN của TT Bill Clinton năm 2000 có thể là hai mốc đánh dấu chiến lược mới này. Tuy nhiên, cũng như cơ hội năm 1977 khi được TT Carter đề nghị bang giao, CSVN đã bỏ mất cơ hội năm 2000 khi được TT Clinton đề nghị cơ hội giao thương đem lại thịnh vượng cho đất nước. Đảng CSVN đã từ chối thẳng vì áp lực của TC và vì sợ ảnh hưởng dân chủ đồng hành với phát triển kinh tế nhập vào Việt Nam sẽ đe dọa sự sống còn của chế độ.
Phải mất hai năm sau khi lập lại bang giao, CSVN mới được quan thầy TC cho phép để Đại sứ Douglas Peterson đến nhiệm sở Hà Nội. Trong chuyến viếng thăm VN tháng 11/2000, TT Clinton đã vạch ra bí quyết của phồn vinh qua diễn văn đọc tại Hà Nội: “Chúng tôi hy vọng sự nới rộng giao thương sẽ cùng tiến với sự lớn mạnh và tôn trọng nhân quyền cùng các tiêu chuẩn lao động. Vì chúng ta sống trong một thời đại mà sự giàu có được sinh sôi bởi sự tự do trao đổi tư tưởng và sự ổn định tùy thuộc vào những chọn lực dân chủ”. Vì đã mất Liên-xô, CSVN vào thời điểm này chỉ còn trông cậy vào Trung Cộng nên họ đã tiếp nhận lời nói ấy theo kiểu “đàn gảy tai trâu” và chỉ biết chọn khuôn mẫu “phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” của TC một cách mù quáng như một tiểu đồng học Hán tự với lão đồ Nho.
Tại đại học bách khoa Hà Nội hôm 17/11/2000, TT Clinton đã đưa ra thí dụ cụ thể: “chúng ta từng thấy các nền kinh tế khá hơn ở những nơi báo chí được tự do để vạch trần tham nhũng, các tòa án độc lập để có thể bảo đảm rằng các hợp đồng được tôn trọng, sự cạnh tranh bùng phát và công bằng, viên chức công quyền tôn trọng pháp luật. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, quyền thờ cúng và quyền đối lập chính trị không đe dọa sự ổn định của một xã hội . . . Trong kinh nghiệm của chúng tôi, giới trẻ rất tự tin vào tương lai của họ nếu họ có tiếng nói trong việc uốn nắn xã hội ấy, trong việc chọn các lãnh tụ cầm quyền của họ và có một chính quyền có trách nhiệm đối với những gì mà nó phục vụ”. Thế mà đảng CSVN đã xem nhẹ chuyến viếng thăm; chỉ báo trước cho công chúng vỏn vẹn có hai ngày vì sợ TT Mỹ được dân chúng đón tiếp nồng nhiệt quá (điều mà chưa có lãnh tụ cộng sản trong và ngoài nước nào được nhận từ trước đến nay). CSVN còn xù cuộc họp báo của TT Mỹ với bộ trưởng ngoại giao của họ một ngày trước khi ông Clinton đến và trách nước Mỹ về lịch sử “xâm lược” của nước này ngay trong cuộc hội đàm với Clinton của Lê Khả Phiêu!
Hiệp định ngày 25/12/2000 về hải phận với TC chỉ là cái đuôi của HĐ về đất liền năm 1999 trước đó khiến VN chỉ còn lại 60% km2 trong suốt 797 dặm biên giới hai nước vì phải công nhận phần đất đã mất trong trận 17/2/1979 “dạy cho VN bài học” của Đặng Tiểu Bình! Chưa kể các cột mốc bê tông vững chắc bị di dời nhiều lần sau đó về hướng nam. Các cột mốc này nằm trong số 333 cột được dựng theo Hiệp Ước Pháp-Trung 1887. Đảng CSVN làm ngơ về việc di dời này; viện cớ “bận tái thiết hậu chiến” !?
Một viên chức ngoại giao cao cấp của Hà Nội đã thú nhận rằng sau 1975, chế độ đã quá kiêu hãnh trong chiến thắng và ngạo mạn đòi lại 15 miếng đất thuộc 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Đông mà HĐ 1887 đã không hề qui định! (bắt chước vua Quang Trung?). Đây là một trong các yếu tố khiến TC đánh CSVN ngày 17/2/1979 . Trận này thực ra đã dạy cho cả hai bên về quân sự hoặc chính trị.
Sau khi Liên-xô đổ, lãnh tụ hai bên bí mật gặp nhau ở Cheng-du hồi tháng 9/1990 để bàn việc tái lập bang giao rồi chính thức gặp nhau ở Bắc-kinh tháng 11/1991 lần nữa. Tháng 7/1997 Đỗ Mười gặp Đặng Tiểu Bình ở Bắc-kinh bàn chuyện biên giới và hứa giải quyết trước năm 2000. Sau đó, tháng 8/1999 TC giải tỏa hết mìn bẫy dọc biên giới hai nước và đưa ra dự thảo HĐ 1999 giải quyết trước 900km của 1,350km biên giới; còn lại 289 khu vực và 450km chưa ngã ngũ. Phần đã thỏa thuận dựa vào HĐ Pháp-Trung 1887 và 1895. Hôm 30/12/1999 hai bên tuyên bố đã thỏa thuận xong hoàn toàn để đi đến hai HĐ ký ngày 25/12/2000 có tên “Hiệp định phân ranh biển, vùng kinh tế riêng và thềm lục địa” và “Hiệp định hợp tác ngư nghiệp”; thực chất chỉ là hình thức nghi binh của TC để chiếm trọn khi đã hiện đại hóa Hải Quân sau này.
Sau 9 năm thương thuyết, TC đã bất chấp HĐ Pháp-Trung 1887 qui định biên giới lãnh hải Tonkin-TQ nằm ở 105.43 độ Paris (108.3 độ Greenwich); xâm chiếm hầu hết lãnh hải Bắc Việt (kể cả Bạch Long Vĩ nằm giữa Hải-nam và đất liền BV), lãnh hải quanh Hoàng Sa và Trường Sa; viện cớ có 1,500 đồ tạo tác ở các nơi ấy từ 1000 năm qua (!?). Trong hội nghị về luật biển của LHQ năm 1982, TC bác bỏ vùng Bạch Long Vĩ thuộc VN. Giữa thập niên 1990s, CSVN báo cáo có 5,371 trường hợp TC vi phạm lãnh hải và tấn công tàu tuần dương CSVN. Tháng 3/1997, TC đào tìm mỏ dầu chỉ cách bờ biển VN có 60 hải lý khiến CSVN (đóng kịch?) khiếu nại với ASEAN một cách vô vọng. Chưa hết, tàu TC có khi đánh cá chỉ cách bở biển Nghệ An có 10 hải lý; thậm chí chỉ có 3 hải lý ở Bạch Long Vĩ; khi kẹt về pháp lý thì mang bảng số giả và treo cờ CSVN để dễ trà trộn và khó nhận diện. Khi tàu tuần CSVN đuổi 57 tàu cá TC hồi tháng 7/1998, TC đã trả đũa tịch thu 7 tàu cá VN và hồi tháng 7/1999 đuổi 4 tàu cá khác của VN.
Ngay sau HĐ 2000, TC họp báo khẳng định chủ quyền “không thể tranh cãi” của mình ở khắp biển Đông (Nam Hải); hàm ý bao gồm hai quần đảo Hoàng-Sa (Paracel) và Trường-Sa (Spratly). Paracel rộng 7.6km2; cách bờ biển Đà Nẵng chỉ có 250 hải lý đã bị CSBV bán đứng năm 1958 qua văn bản có chữ ký của Thủ Tướng CSVN Phạm Văn Đồng ngày 4/9/1958 và bị TC chiếm từ tay VNCH năm 1974. Trong hội nghị 2000 do LHQ tổ chức, TC đã ngụy tạo lịch sử khi giải thích rằng có nhiều vật tạo tác người Tàu để lại trên đảo từ hàng thiên niên kỷ; và rằng họ đã có chủ quyền từ 1909 và được HĐ Pháp-Trung 1887 công nhận (?!). Phía CSVN bác bỏ; cho rằng những di vật này không khẳng định chủ quyền tựa như nhiều di vật Tàu trên lãnh thổ Nhật không có nghĩa là TC làm chủ nước Nhật! Thực tế cho thấy người Pháp đã làm chủ quần đảo này từ 1909 cho đến 1933 thì tự ý bỏ rơi. Khi không chứng minh được bằng tài liệu lịch sử, TC tuyên bố đã có chủ quyền từ 1946; chiếm đóng năm 1956 trước khi Phạm Văn Đồng ký giác thư công nhận! Hà Nội cãi rằng khi VNCH đóng quân ở Hoàng Sa, chế độ CSVN đã không ủng hộ TC (thực ra là im lặng đồng lõa khi nó bị TC đánh chiếm năm 1974!). Chỉ đến khi TC đánh chiếm Tây Sa (nhóm đảo lớn thứ nhì ở Hoàng Sa), CSVN mới chính thức than phiền và yêu cầu giải quyết bằng phương thức hòa bình! TC từ chối thương thuyết việc này; viện cớ sự đánh chiếm là để đặt trạm kiểm soát ngăn chận nạn buôn lậu (?!) và đã xây cột điện cùng các cơ sở truyền thông viễn liên để có phương tiện bành trước ra chung quanh. Tháng 10/1999, TC tuyên bố khám phá ra băng dầu thô ở thềm lục địa của Hoàng Sa.
Trường Sa (Spratly) rộng chưa được 3km2; gồm 200 mỏm đất đá phần lớn lởm chởm không thể trú ngụ được. TC cũng tuyên bố chủ quyền ở quần đảo này từ thời kỳ Tam Quốc 220AD-265AD (?!); được HĐ Pháp-Trung 1887 công nhận (?!) và dân Tàu đã đánh cá ở đó từ thời vương quốc Champa (Chiêm Thành). Thực ra HĐ Pháp Trung 1887 chỉ bàn về vịnh Bắc Bộ ( Tonkin Bay ) mà thôi! Không nêu được điều khoản chứng minh trong văn kiện này, TC viện lẽ Tướng Mỹ Mc Arthur đã ra lệnh cho quân Nhật đóng trên vĩ tuyến 16 phải đầu hàng với Tưởng Giới Thạch hồi 1945 và CQ Đài Loan đã in bản đồ Trung-hoa với vòng có 9 chấm đen ở đây hồi năm 1947. Thật ra Trung Cộng chưa hề đặt chân lên đảo trước thập niên 1980s ngoại trừ một thời gian ngắn ghé qua căn cứ tàu ngầm Itu Aba của Nhật sau thế chiến 2. Sau khi chiếm Saigon , CSVN đối giọng tuyên bố thừa hưởng chủ quyền từ tay người Pháp hồi 1930s (đóng kịch?).
Tài liệu lịch sử cận đại cho thấy HQ.VNCH đóng quân ở Trường Sa từ năm 1969 và hãng Mobil đã khám phá ra mỏ dầu ở đây năm 1973. HQ.CSVN đã ra đây thế chỗ sau 1975. Lúc đó TC đang bị xáo trộn với cuộc “Cánh Mạng Văn Hóa” thanh trừng nội bộ và HQTC còn yếu kém không thể kiểm soát quá 800 hải lý từ căn cứ Hải Nam nên chưa hống hách như hiện nay; vả lại CSVN lúc đó còn có Liên-xô đỡ đầu với HQ Liên-xô đóng ngay tại Cam Ranh. Đến 1987 khi viện trợ Nga cho CSVN bị cắt giảm, TC gởi toán thăm dò đầu tiên đến Trường Sa khiến CSVN phải đem tàu chiến và máy bay đến để theo dõi. Lúc này CSVN đã làm chủ tổng cộng 32 cứ điểm và lập chính quyền địa phương trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Nổi giận với hành động này, tháng 3/1988 TC đánh chìm hai tàu chiến của CSVN khiến 70 thủy thủ thiệt mạng. Năm 1992 khi CSVN bị cô lập hoàn toàn về quân sự, TC chiếm thêm một căn cứ HQ của CSVN rồi đóng cho đến nay. Luật chủ quyền toàn bộ Biển Đông (Nam Hải) cũng được TC ban hành từ năm ấy.
Trước thái độ ngang tàng của TC hiện nay và để bảo vệ quyền lợi kinh tế ở đây, CSVN đã phải mua thêm một tá chiến đấu cơ Su-27 và 4 tàu chiến trang bị hỏa tiễn của Nga; bổ sung cho 65 chiếc Su-22s cũ kỹ và khoảng 100 Mig-21 nhưng chỉ dám bắn dọa một chiến đấu cơ của Philippines vi phạm. Tàu tuần CSVN đã đuổi một tàu thăm dò của TC năm 1995 và bị trả đũa bằng tàu chiến TC chận đuổi một toán khoan dầu của Mobil ở VN. CSVN dẫn chứng điều khoản 76 của hội nghị LHQ về luật biển; qui định chủ quyền ít nhất 200 hải lý từ bờ biển quốc gia liên hệ và diện tích thềm lục địa rộng 350 hải lý. Ở thế yếu, CSVN phải đứng chung với ASEAN để thương thuyết với tư cách thành viên hầu tránh bị TC bắt nạt phần nào và bị đàn anh trừng phạt bằng quân sự.
Giếng Bạch Hổ khám phá bởi Mobil năm 1974 đã được mở lại hồi thập niên 1980s và sản xuất với số lượng 100,000 thùng mỗi ngày. Lợi tức bình quân USD$210 đầu người dân hồi thập niên 1990s quá thấp so với các lân bang ASEAN thế mà các lãnh tụ Cộng đảng vẫn lạc quan ảo theo báo cáo láo từ cấp thừa hành. Mọi khuyết nhược điểm nếu có đều được đổ thừa cho suy thoái toàn cầu, châu lục hoặc khu vực; không chịu nhận nguyên do bởi “định hướng XHCN” và khả năng thấp kém của đội chuyên viên kỹ thuật. Do đó, xuất cảng của VN chỉ tăng có 10% mỗi năm theo báo cáo láo trong khi TC thu nhập bình quân “đầu người” tăng gấp đôi mỗi thập niên là có thực! CSVN có lúc theo mô hình phát triển kinh tế của Đặng Tiểu Bình nhưng lại dại dột tin rằng đó là một hình thức quá độ lên CNXH (?) không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa trong khi TC thực sự tư bản hóa kinh tế để hiện đại quân dội sau thất bại quân sự hồi 1979 (không chiếm được Hà Nội).
Hậu quả của các tính toán bởi những “đỉnh cao trí tuệ” ở Bắc Bộ Phủ khiến kinh tế thập niên 1980s lụn bại sắp phá sản, ngoại giao bị cô lập và chế độ gần bờ vực sụp đổ. Với nạn lạm phát tăng gấp 3, thất nghiệp trên 20%, đảng CSVN phải đưa Võ Văn Kiệt lên để “đổi mới”; sang Singapore và Taiwan học kinh tế thị trường (tư bản) để cứu vãn chế độ. CSVN chỉ dám học từ hai quốc gia có dân Tàu 100% vì sợ ảnh hưởng dân chủ của người phương Tây. Tham nhũng cũng là một lý do: Về “đạo đức cách mạng XHCN”, trong 30 tháng cuối thập niên 1990s, UB thanh tra đã điều tra 18,000 đảng viên tham nhũng bị thưa kiện (số không bị thưa không thể kiểm chứng). Kết quả 70% bị kết tội và bị kỷ luật (thành phần tép riu mà thôi; đầu sỏ chỉ bị chuyển công tác). Về giáo dục, CSVN hạn chế tối đa về truyền thông. Năm 2000 chỉ cho 60,000 sinh viên dùng tiện nghi học cụ. Số còn lại pảhi xin giấy phép và đóng lệ phí nặng; cố ý để 95% không chịu nổi mà bỏ cuộc.
Sau khi quan thầy Liên-xô tan rã, các lãnh tụ CSVN dẫn nhiều phái đoàn nườm nượp qua Bắc-kinh; tiếng là để học hỏi kinh nghiện phát triển kinh tế theo “định hướng XHCN” của TC; thực chất là để triều cống đất đai và biển hầu thiên triều nguôi ngoai sau hai thập niên bị đảng đàn em chọc giận! Lê Khả Phiêu trong chuyến đi Bắc-kinh hồi tháng 2/1999 đã ca tụng TC: “Tôi xin lấy cơ hội chuyến đi của mình để học tập kinh nghiệm quí báu của TQ trong việc xây dựng CNXH bằng kinh nghiệm Trung quốc”! Phiêu vẫn nhắm mắt tin rằng “. . . trong khi TQ tiếp tục đi theo con đường XHCN kiểu TQ thì VN cũng vững bước đi theo con đường XHCN kiểu VN”! Phan Văn Khải nhân kỷ niệm 50 năm thành lập CHNDTQ (Trung Cộng) còn ca tụng hơn nữa: “. . . người dân TQ đã đúng đắn đặt niềm tin hoàn toàn vào đảng CSTQ… những thành tựu của nhân dân TQ 50 năm qua chứng tỏ sự khôn ngoan của sự chọn lựa ấy”!
Trong lúc đó, thông tấn xã Xinhua của TC loan tin: “tăng trưởng kinh tế 1999 của VN sẽ chỉ ở mức 3% so với 9% hai năm trước đó . . . chủ tịch Trần Đức Lương đi cầu cứu Nga, phó TT Nguyễn Mạnh Cầm đi cầu cứu Mỹ đã trở về tay không!”. Phiêu lại phải thân chinh sang Bắc-kinh lần nữa từ 25/2 đến 2/3/1999 cầu cạnh để xin ký hiệp ước hợp tác kinh tế Trung-Việt. Ký thì ký để tuyên truyền lừa gạt đồng bào nhưng thực tế TC là nước đứng thứ 21 trong các quốc gia đầu tư ở VN; tức 1% (Một phần trăm!). Sau khi tái bang giao năm 1991, trong suốt 7 năm, TC chỉ đầu tư có 120 triệu trong khi riêng Nhật, Taiwan, Nam Hàn, và Singapore đã chiếm 2/3 tổng số đầu tư! Nhật viện trợ không hoàn lại cho VN chỉ trong một năm 1998 còn hơn TC viện trợ suốt 25 năm qua! Cơm bố ghẻ còn thua quà hàng xóm!
Trong giao thương, VN xuất cảng qua TC có 1% trong khi mua của TC 4.7%. Chưa kể số lượng buôn lậu chỉ trong năm 1998 đã lên đến 500 triệu USD! Sản phẩm đồ gốm Bát Tràng lép vế so với đồ gốm TQ cả về phẩm lẫn lượng! Để chận đứng nạn buôn lậu ở biên giới Việt-Trung, Nguyễn Tấn Dũng ra sắc luật 853/CP năm 1997 nhưng chỉ để làm cảnh. Ngoài hàng hóa, số lượng phụ nữ và trẻ em bị xuất cảng bán sang TC không thể kiểm chứng. Chính TC đã ngăn chận buôn lậu (nhập cảng) để phá kinh tế VN qua sự kiện một chiếc tàu hàng của CSVN bị bắn cháy ở Nam-kinh trong năm 1999. Phan Văn Khải đã ca tụng mức tăng trưởng theo “định hướng XHCN” của TC là gấp đôi mỗi 10 năm thay vì 58 năm ở Anh, 47 năm ở Mỹ, 34 năm ở Nhật (!?).Giao thương hai chiều chỉ có lợi cho TC hơn. Khi mìn bẫy hồi 1979 được tháo gỡ, kỹ nghệ du lịch đem cho TQ số du khách tăng vọt từ 19,000 năm 1995 lên 600,000 năm 2001; chưa kể việc hối đoái bằng USD giúp tăng trị giá đồng “nhân dân tệ”.
Thấy theo khuôn mẫu (ảo) của TC không ổn, CSVN xoay qua Nga (đang chập chững theo tư bản) và được Nga cho vay 110 triệu USD (1/4 tổng lượng vay năm 1998 của CSVN) trong khi chính Nga còn nợ phương Tây 166 tỷ! Ốc phải mang cọc cho rêu! Ngoài ra, Vietsovpetrol (liên doanh dầu Việt-Xô) còn giúp VN xuất cảng 430 tỷ dầu thô (230 triệu từ hai giếng Đại Gấu và Bạch Hổ) năm 1999. Về giao thương và viện trợ, Nhật đứng đầu, Nam Hàn hạng 2, Taiwan hạng 3 (với 180,000 thương gia sang VN hàng năm; tạo 300-400,000 việc làm và dựng 1,500 hãng xưởng). Ngoài ra, Taiwan còn cho VN xuất cảng công nhân qua Taiwan làm việc theo hợp đồng 3 năm. TC luôn cản trở CSVN và chính các lãnh tụ CSVN cũng sợ cả TC lẫn ảnh hưởng dân chủ phương Tây nên các hiệp ước thương mại với Mỹ tiến hành rất chậm; thậm chí còn bị đình hoãn hàng năm trời chưa được ký kết. Chẳng hạn HĐ Thương Mại song phương với Mỹ (BTA) đáng lẽ ký ngày 25/7/1999 đã bị đình hoãn đến tháng 9/1999 viện cớ nội chính nào đó. Thực ra, đảng CSVN sợ hãi khi nghe tình báo cho biết có vài đơn vị bộ binh Trung Cộng được bố trí và xâm nhập biên giới; và cũng là để chờ Tàu ký giao thương với Mỹ trước thì mới dám hó hé! Thế là mất toi dự thu 800 triệu USD do HĐ này mang lại; hiệu lực trong năm đầu; cần thiết cho 20% quân số (tức 100,000 bộ đội) phục vụ cho 335 dự án! Chọn theo khuôn mẫu kinh tế TC, đảng CSVN đã chứng tỏ họ xem trọng sự sống còn của Đảng hơn là cơm áo cho dân chúng trong nước.
Trong khi TC không xem CSVN là đối tác quan trọng thì CSVN lại xem TC là đối tác quan trọng nhất về mọi mặt (kinh tế, chính trị, quân sự) và ngày càng lệ thuộc vào TC đến độ “thành quả thống nhất và độc lập nước nhà” đem lại bởi cuộc chiến man rợ trả bằng giá máu xương dân chúng quá đắt đã trở thành hư không! Trận “dạy VN bài học” năm 1979 khiến TC thiệt 75,000 quân. TC đáp trả bằng bắn phá và xâm nhập suốt 10 năm để phá hoại kinh tế, cầm chân quân Việt Cộng ở biên giới và bắn chìm hai tàu chiến CSVN ở Trường Sa. TC cảm thấy bị VC phản bội đối với sự trợ giúp vô hạn của mình: 100,000 quân Tàu mặc quân phục giả bộ đội Bắc Việt, vô số quân trang quân dụng, thực phẩm, súng đạn chiến thuật ..vv.. để rồi VC ngả hẳn theo Liên-xô!
Jiang Zemin bảo Phiêu rằng hai nước được “nối bởi núi sông và trao đổi giữa hai nước đã có từ thời cổ đại” hàm ý VN không thể thoát khỏi sự lệ thuộc và ràng buộc về địa lý và lịch sử với TQ. Con số phái đoàn CSVN sang chầu thiên triều từ 52 năm 1998 lên đến 80 năm1999 và ngày càng tăng, nhất là ở cấp chuyên viên. Do bản chất dối trá, một viên chức quân sự của chế độ giải thích bang giao Việt-Trung sau 1979 bằng thành ngữ Tàu “Cái lạnh một ngày không biến cả con sông sâu ba thước đông đá”. Nhưng cả hai bên vẫn nghi ngờ lẫn nhau vì cả hai đều dối trá. Do đó, chính sách ngoại giao của CSVN bất nhất. Nông Đức Mạnh chủ trương quan hệ chặt với ASEAN để có lợi về giao thương, viện trợ và thương thuyết Biển Đông nhưng Đỗ Mười, Đào Duy Tùng lại cảnh cáo chớ quan hệ sâu đậm vì họ là các nước tư bản!! Còn TC thì thâm hiểm lèo lái ASEAN bằng ảnh hưởng của mình; ép tổ chức này nới rộng mời thêm TC, Phi, Nam Hàn và Miến tham gia nhưng lại gạt Taiwan và Mỹ ra ngoài; khuyến khích lập vùng phi hạt nhân; và quan trọng nhất là biến nó thành một tổ chức phi quân sự để VN không còn hậu thuẫn khi bị TC thôn tính!
Để giữ cán cân đối ngoại thăng bằng với TC, CSVN tăng cường giao dịch với Nga; gởi 13,000 chuyên viên sang Nga học kỹ thuật và mua vũ khí. Chuyến thăm Hà Nội năm 2001 của Putin đã đánh dấu chiều hướng này. Nhưng đảng CSVN không thành công vì họ xem cải tổ chính trị ở Nga là một thất bại. Thậm chí đài Mát-cơ-va có buổi phát thanh đã nói rằng “VN muốn mua chiến cụ của chúng tôi mà không có tiền chi trả!”. Áp lực TC về ngoại giao mạnh đến nỗi khiến CSVN phải dời lịch bang giao với Mỹ hai lần. Lần đầu tháng 1/1999 nại cớ “bận cuộc hội đàm Lê Khả Phiêu-Jiang Zemin”, lần sau nại cớ Mỹ tấn công tòa đại sứ TC ở Belgrade, Nam Tư hồi tháng 9/1999 gây tổn thương về bang giao quốc tế!
Sự kém cỏi về mọi mặt của chế độ độc tài, sự e dè “đồng chí” người Tàu cộng thêm sức ép lớn lao liên tục không ngừng nghỉ của đảng CS Tàu đã khiến kinh tế VN chưa bao giờ theo kịp TC; chưa kể yếu tố lãnh thổ TQ lớn gấp 28 lần và dân số lớn gấp 15 lần VN. Đó là hậu quả của việc trì trệ mất hai năm sau mới có đại sứ Mỹ, HĐ song phương BTA sơ thự năm 1999 mà mãi tới 2001 mới được ký kết viện cớ “tìm hiểu chưa xong và đang bận dự hội nghị APEC” ở New Zealand hồi tháng 9/1999. Thựa ra,đảng CSVN phải nhường cho đồng chí TC bang giao với Mỹ sớm hơn 16 năm, nhận tối huệ quốc từ Mỹ sớm hơn 20 năm và để Mỹ trao đổi mậu dịch 80 lần lớn hơn với TC. Chỉ ba yếu tố này đã khiến con rồng cổ lỗ sĩ TC vươn lên thành một đại cường kinh tế và quân sự trong hai thập niên 1990s và 2000s; trong khi CSVN được Mỹ, các cường quốc phương Tây và các nước tư bản Á châu mời bang giao và hợp tác phát triển kinh tế sớm hơn TC. Ngược lại, CSVN lại giao thương nhiều nhất với TC vì bị hạn chế bởi thiếu BTA. Để vớt vát thiệt hại này, đảng CSVN phải dùng những thủ đoạn vặt để thương lượng với Mỹ; chẳng hạn tạm tăng định thuế tariffs trên hàng Mỹ nhập cảng, hủy vào phút chót các kỳ hạn ký kết hiệp ước; viện cớ không chính đáng. . . Thậm chí kể cả trường hợp phía Mỹ đã tuyên bố không tái mở hồ sơ thương lượng thế mà đảng CSVN vẫn cố gây áp lực vặt vãnh để kỳ vọng một HĐ có lợi hơn chút đỉnh nếu đối tác một ngày nào đó đổi ý trở lại bàn thương thuyết (một kỷ xảo thương thuyết thời chiến tranh)!. Trong chuyến viếng thăm VN tháng 9/1999, bà BTNG Madelaine Albright đã nêu vấn đề nhân quyền và dân chủ; thế là đảng CSVN lấy đề tài này để làm cớ trì hoãn việc ký kết HĐ song phương BTA vì cho rằng có “móc câu” trong món quà!
TC luôn canh chừng mọi động thái của quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt để cản trở ảnh hưởng của Mỹ và lợi lộc cho VN đến từ Mỹ. Chẳng hạn hồi tháng 10/2000, TC công bố Bạch Thư đả kích sự hiện diện “không cần thiết” gây “bất ổn định” trong vùng (ĐNÁ) của Mỹ khi Mỹ cung cấp hai chuyến bay quân sự từ Okinawa chở phẩm vật cứu trợ nạn lụt năm 1999 cho VN; gọi sự có mặt của hai chiếc phi cơ này và sự có mặt của bà Albright là “không thích đáng!” (?!). Hà Nội cũng trì hoãn chuyến thăm của BTQP William Cohen hai lần. Lần đầu hồi tháng 1/1999 viện cớ bận nội bộ; thực ra sợ nó ảnh hưởng đến chuyến công du của Lê Khả Phiêu ở Bắc-kinh vào tháng 2/1999 sau đó. Lần thứ nhì, đảng CSVN nói dối (tật bẩm sinh từ ngày lập đảng đến nay) bận cải tổ nội bộ; thật ra bị áp lực TC vì TC giận Mỹ đã ném bom “lầm” (sic) vào tòa đại sứ TC ở Belgrade, Nam Tư. Mãi đến lần thứ ba, tháng 3/2000 tức hơn một năm sau, ông Cohen mới “được” đến Hà Nội thì lại bị chủ nhà; vâng theo lệnh quan thầy, giới hạn nghị trình ở hai chủ đề là MIA và y tế cho lũ lụt! Đảng CSVN cũng (vâng lệnh quan thầy TC) xù hẹn vào phút chót chuyến thăm vịnh Cam Ranh của Đô Đốc Dennis Blair, viện cớ xáo trộn an ninh do người Thượng FULRO ở (mãi tận) cao nguyên! Thực ra đảng phải chờ BTQP Tàu ghé đó trước. Không phải chỉ đảng CSVN sợ Mỹ đem lý tưởng dân chủ vào VN mà đảng CSTQ cũng thế. Vì lý tưởng dân chủ sẽ khiến lý tưởng độc tài cộng sản của hai nước dần dần biến mất. Bởi thế khi TT Clinton tuyên bố nguyên nhân chuyến thăm VN của ông là để đề cao dân chủ, truyền thong TC đã phổ biến diễn văn chống Mỹ của Lê Khả Phiêu ngay trong chuyến đi đó để phản ứng.
Tóm lại, tương lai quan hệ Việt-Trung có 4 viễn ảnh chính: Đụng độ, liên minh, triều cống và độc lập. Viễn ảnh đụng độ điển hình là giai đoạn 1975-1979 với nghi kỵ và đối đầu sẽ còn xảy ra không bao giờ chấm dứt. Viễn ảnh liên minh đã có từ thiên niên kỷ thứ nhất khi Triều Nguyễn nhờ Tàu giúp đánh vương quốc Champa, và thập niên 1960-1970 VC nhờ TC giúp đánh Mỹ và thanh toán nội bộ sau 1975. Viễn ảnh triều cống có từ các thời kỳ Bắc thuộc 1, 2, 3 và thiên niên kỷ III hiện nay. Viễn ảnh độc lập có thể ở một mức độ giới hạn nhất định như CSVN gia nhập ASEAN, OPEC, WTO, HĐBA.LHQ, các hợp đồng giao thương trực tiếp với đối tác nước ngoài của các cấp tỉnh, huyện ..vv..
Văn hóa Khổng giáo tạo điều kiện thuận lợi cho viễn ảnh 2 và 3. Vì CSVN luôn cảnh giác phản ứng của TC nên khó có một liên minh thực thụ và toàn diện với Mỹ; do đó Mỹ chỉ là một trong các đối tác về kinh tế và chính trị; không có quân sự. TC hiện là ưu tư hàng đầu cho chính sách toàn cầu nói chung, châu Á nói riêng của Mỹ. Do đó, VN không phải là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở thế kỷ 21 này. Chính sách Mỹ trong thế kỷ 21 này chỉ đạo các nhà ngoại giao Mỹ tránh trực tiếp điều khiển hay hưởng tín dụng từ “diễn biến hòa bình” để khỏi gây sợ sệt cho giới lãnh đạo đảng CSVN; mà tập chú vào các mục tiêu ở địa phương bên trong VN; chẳng hạn như xây dựng nền tảng hạ tầng để trực tiếp giúp dân Việt cải tổ đời sống hàng ngày theo chiều hướng dân chủ, phát tiết từ luân lý truyền thống như đã nêu trong luật Hồng Đức hồi thế kỷ thứ XV. Khi tiến trình cải tổ từ địa phương đã có hiệu quả giáo dục và kinh tế của nó thì lúc đó các nhà ngoại giao Mỹ mới có thể cổ động Hà Nội bắt tay vào thực thi dân chủ theo ý dân; chẳng hạn ghi lại từ “Dân Chủ” vào tên nước sau này.
Chế độ CSVN tiếp tục ưu tiên cho những doanh nghiệp quốc doanh tham ô hoặc hỗn hợp tư doanh kém điều hành theo “định hướng XHCN” mà kết cuộc là Đảng không thể nhận chân được sức mạnh tiềm tàng của đất nước để trở thành một “con cọp kinh tế” ở châu Á. Thay vì tùy thuộc vào năng khiếu thầu khoán và đức tính lao động cần cù đáng ca ngợi của dân chúng, CSVN lại chỉ bám víu vào viện trợ nước ngoài và lợi tức từ dầu thô, hơi ga bòn nhặt được ở Biển Đông. Vì vậy, chính sách Mỹ chỉ nên hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ để giúp CSVN về kinh tế, chính trị nhưng tránh trở thành một phần tử viện trợ to tát mà chế độ này vẫn có thói quen ỷ lại từ hồi cướp được chính quyền. Chính sách Mỹ hỗ trợ nền độc lập cho VN giới hạn bởi hai cách:
1/ Mỹ không thể liên lụy trong việc hỗ trợ kế hoạch từ bên ngoài và bằng bạo động chống lại chế độ hiện hữu.
2/ Mỹ không thể và không nên nhập cuộc hỗ trợ CSVN chống lại TC, vì TC là nước duy nhất có đủ phương tiện và cớ sự để đánh VN. Làm như vậy sẽ khiến CSVN yêu cầu Mỹ viện trợ quân sự, điều mà nhân dân Mỹ chắc chắn sẽ không tán thành.
Cứ theo chính sách này của Mỹ, chế độ CSVN về lâu về dài vẫn chỉ là cái bóng mờ của con rồng Trung Cộng. Cái giá đắt đỏ, chua chát và đau đớn ấy chỉ có nhân dân Việt Nam mọi tầng lớp phải gánh chịu trong nhiều thế hệ nữa!
Hà Bắc
(tham khảo tài liệu của Ts Henry J. Kenny)
Tài liệu được Tiến Sĩ Henry J. Kenny phổ biến sau đây đã khẳng định điều đó. Ts Kenny từng là cựu quân nhân chiến đấu tại VN, giảng sư tại West Point, American University, George Washington University; phục vụ tại Trung Tâm Phân Tích của BCH Hải Quân, Tòa Đại Sứ HK tại Tokyo và Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện HK. Qua phân tích về những sự kiện xảy ra tại VN sau 1975, ông giúp cố vấn về chính sách của chính phủ Mỹ trong quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Việt dựa vào quan hệ Việt-Trung sau 1975.
Sau khi bỏ rơi VNCH bằng HĐ Paris có lợi cho CSBV, Mỹ đã từng bước trở lại Á châu sau thập niên 1990s để bảo vệ các đồng minh Nhật, Nam Hàn, Taiwan và các đồng minh ở ĐNÁ; dĩ nhiên không có Việt Nam. Việc bang giao với CSVN năm 1995 và chuyến viếng thăm VN của TT Bill Clinton năm 2000 có thể là hai mốc đánh dấu chiến lược mới này. Tuy nhiên, cũng như cơ hội năm 1977 khi được TT Carter đề nghị bang giao, CSVN đã bỏ mất cơ hội năm 2000 khi được TT Clinton đề nghị cơ hội giao thương đem lại thịnh vượng cho đất nước. Đảng CSVN đã từ chối thẳng vì áp lực của TC và vì sợ ảnh hưởng dân chủ đồng hành với phát triển kinh tế nhập vào Việt Nam sẽ đe dọa sự sống còn của chế độ.
Phải mất hai năm sau khi lập lại bang giao, CSVN mới được quan thầy TC cho phép để Đại sứ Douglas Peterson đến nhiệm sở Hà Nội. Trong chuyến viếng thăm VN tháng 11/2000, TT Clinton đã vạch ra bí quyết của phồn vinh qua diễn văn đọc tại Hà Nội: “Chúng tôi hy vọng sự nới rộng giao thương sẽ cùng tiến với sự lớn mạnh và tôn trọng nhân quyền cùng các tiêu chuẩn lao động. Vì chúng ta sống trong một thời đại mà sự giàu có được sinh sôi bởi sự tự do trao đổi tư tưởng và sự ổn định tùy thuộc vào những chọn lực dân chủ”. Vì đã mất Liên-xô, CSVN vào thời điểm này chỉ còn trông cậy vào Trung Cộng nên họ đã tiếp nhận lời nói ấy theo kiểu “đàn gảy tai trâu” và chỉ biết chọn khuôn mẫu “phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” của TC một cách mù quáng như một tiểu đồng học Hán tự với lão đồ Nho.
Tại đại học bách khoa Hà Nội hôm 17/11/2000, TT Clinton đã đưa ra thí dụ cụ thể: “chúng ta từng thấy các nền kinh tế khá hơn ở những nơi báo chí được tự do để vạch trần tham nhũng, các tòa án độc lập để có thể bảo đảm rằng các hợp đồng được tôn trọng, sự cạnh tranh bùng phát và công bằng, viên chức công quyền tôn trọng pháp luật. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, quyền thờ cúng và quyền đối lập chính trị không đe dọa sự ổn định của một xã hội . . . Trong kinh nghiệm của chúng tôi, giới trẻ rất tự tin vào tương lai của họ nếu họ có tiếng nói trong việc uốn nắn xã hội ấy, trong việc chọn các lãnh tụ cầm quyền của họ và có một chính quyền có trách nhiệm đối với những gì mà nó phục vụ”. Thế mà đảng CSVN đã xem nhẹ chuyến viếng thăm; chỉ báo trước cho công chúng vỏn vẹn có hai ngày vì sợ TT Mỹ được dân chúng đón tiếp nồng nhiệt quá (điều mà chưa có lãnh tụ cộng sản trong và ngoài nước nào được nhận từ trước đến nay). CSVN còn xù cuộc họp báo của TT Mỹ với bộ trưởng ngoại giao của họ một ngày trước khi ông Clinton đến và trách nước Mỹ về lịch sử “xâm lược” của nước này ngay trong cuộc hội đàm với Clinton của Lê Khả Phiêu!
Hiệp định ngày 25/12/2000 về hải phận với TC chỉ là cái đuôi của HĐ về đất liền năm 1999 trước đó khiến VN chỉ còn lại 60% km2 trong suốt 797 dặm biên giới hai nước vì phải công nhận phần đất đã mất trong trận 17/2/1979 “dạy cho VN bài học” của Đặng Tiểu Bình! Chưa kể các cột mốc bê tông vững chắc bị di dời nhiều lần sau đó về hướng nam. Các cột mốc này nằm trong số 333 cột được dựng theo Hiệp Ước Pháp-Trung 1887. Đảng CSVN làm ngơ về việc di dời này; viện cớ “bận tái thiết hậu chiến” !?
Một viên chức ngoại giao cao cấp của Hà Nội đã thú nhận rằng sau 1975, chế độ đã quá kiêu hãnh trong chiến thắng và ngạo mạn đòi lại 15 miếng đất thuộc 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Đông mà HĐ 1887 đã không hề qui định! (bắt chước vua Quang Trung?). Đây là một trong các yếu tố khiến TC đánh CSVN ngày 17/2/1979 . Trận này thực ra đã dạy cho cả hai bên về quân sự hoặc chính trị.
Sau khi Liên-xô đổ, lãnh tụ hai bên bí mật gặp nhau ở Cheng-du hồi tháng 9/1990 để bàn việc tái lập bang giao rồi chính thức gặp nhau ở Bắc-kinh tháng 11/1991 lần nữa. Tháng 7/1997 Đỗ Mười gặp Đặng Tiểu Bình ở Bắc-kinh bàn chuyện biên giới và hứa giải quyết trước năm 2000. Sau đó, tháng 8/1999 TC giải tỏa hết mìn bẫy dọc biên giới hai nước và đưa ra dự thảo HĐ 1999 giải quyết trước 900km của 1,350km biên giới; còn lại 289 khu vực và 450km chưa ngã ngũ. Phần đã thỏa thuận dựa vào HĐ Pháp-Trung 1887 và 1895. Hôm 30/12/1999 hai bên tuyên bố đã thỏa thuận xong hoàn toàn để đi đến hai HĐ ký ngày 25/12/2000 có tên “Hiệp định phân ranh biển, vùng kinh tế riêng và thềm lục địa” và “Hiệp định hợp tác ngư nghiệp”; thực chất chỉ là hình thức nghi binh của TC để chiếm trọn khi đã hiện đại hóa Hải Quân sau này.
Sau 9 năm thương thuyết, TC đã bất chấp HĐ Pháp-Trung 1887 qui định biên giới lãnh hải Tonkin-TQ nằm ở 105.43 độ Paris (108.3 độ Greenwich); xâm chiếm hầu hết lãnh hải Bắc Việt (kể cả Bạch Long Vĩ nằm giữa Hải-nam và đất liền BV), lãnh hải quanh Hoàng Sa và Trường Sa; viện cớ có 1,500 đồ tạo tác ở các nơi ấy từ 1000 năm qua (!?). Trong hội nghị về luật biển của LHQ năm 1982, TC bác bỏ vùng Bạch Long Vĩ thuộc VN. Giữa thập niên 1990s, CSVN báo cáo có 5,371 trường hợp TC vi phạm lãnh hải và tấn công tàu tuần dương CSVN. Tháng 3/1997, TC đào tìm mỏ dầu chỉ cách bờ biển VN có 60 hải lý khiến CSVN (đóng kịch?) khiếu nại với ASEAN một cách vô vọng. Chưa hết, tàu TC có khi đánh cá chỉ cách bở biển Nghệ An có 10 hải lý; thậm chí chỉ có 3 hải lý ở Bạch Long Vĩ; khi kẹt về pháp lý thì mang bảng số giả và treo cờ CSVN để dễ trà trộn và khó nhận diện. Khi tàu tuần CSVN đuổi 57 tàu cá TC hồi tháng 7/1998, TC đã trả đũa tịch thu 7 tàu cá VN và hồi tháng 7/1999 đuổi 4 tàu cá khác của VN.
Ngay sau HĐ 2000, TC họp báo khẳng định chủ quyền “không thể tranh cãi” của mình ở khắp biển Đông (Nam Hải); hàm ý bao gồm hai quần đảo Hoàng-Sa (Paracel) và Trường-Sa (Spratly). Paracel rộng 7.6km2; cách bờ biển Đà Nẵng chỉ có 250 hải lý đã bị CSBV bán đứng năm 1958 qua văn bản có chữ ký của Thủ Tướng CSVN Phạm Văn Đồng ngày 4/9/1958 và bị TC chiếm từ tay VNCH năm 1974. Trong hội nghị 2000 do LHQ tổ chức, TC đã ngụy tạo lịch sử khi giải thích rằng có nhiều vật tạo tác người Tàu để lại trên đảo từ hàng thiên niên kỷ; và rằng họ đã có chủ quyền từ 1909 và được HĐ Pháp-Trung 1887 công nhận (?!). Phía CSVN bác bỏ; cho rằng những di vật này không khẳng định chủ quyền tựa như nhiều di vật Tàu trên lãnh thổ Nhật không có nghĩa là TC làm chủ nước Nhật! Thực tế cho thấy người Pháp đã làm chủ quần đảo này từ 1909 cho đến 1933 thì tự ý bỏ rơi. Khi không chứng minh được bằng tài liệu lịch sử, TC tuyên bố đã có chủ quyền từ 1946; chiếm đóng năm 1956 trước khi Phạm Văn Đồng ký giác thư công nhận! Hà Nội cãi rằng khi VNCH đóng quân ở Hoàng Sa, chế độ CSVN đã không ủng hộ TC (thực ra là im lặng đồng lõa khi nó bị TC đánh chiếm năm 1974!). Chỉ đến khi TC đánh chiếm Tây Sa (nhóm đảo lớn thứ nhì ở Hoàng Sa), CSVN mới chính thức than phiền và yêu cầu giải quyết bằng phương thức hòa bình! TC từ chối thương thuyết việc này; viện cớ sự đánh chiếm là để đặt trạm kiểm soát ngăn chận nạn buôn lậu (?!) và đã xây cột điện cùng các cơ sở truyền thông viễn liên để có phương tiện bành trước ra chung quanh. Tháng 10/1999, TC tuyên bố khám phá ra băng dầu thô ở thềm lục địa của Hoàng Sa.
Trường Sa (Spratly) rộng chưa được 3km2; gồm 200 mỏm đất đá phần lớn lởm chởm không thể trú ngụ được. TC cũng tuyên bố chủ quyền ở quần đảo này từ thời kỳ Tam Quốc 220AD-265AD (?!); được HĐ Pháp-Trung 1887 công nhận (?!) và dân Tàu đã đánh cá ở đó từ thời vương quốc Champa (Chiêm Thành). Thực ra HĐ Pháp Trung 1887 chỉ bàn về vịnh Bắc Bộ ( Tonkin Bay ) mà thôi! Không nêu được điều khoản chứng minh trong văn kiện này, TC viện lẽ Tướng Mỹ Mc Arthur đã ra lệnh cho quân Nhật đóng trên vĩ tuyến 16 phải đầu hàng với Tưởng Giới Thạch hồi 1945 và CQ Đài Loan đã in bản đồ Trung-hoa với vòng có 9 chấm đen ở đây hồi năm 1947. Thật ra Trung Cộng chưa hề đặt chân lên đảo trước thập niên 1980s ngoại trừ một thời gian ngắn ghé qua căn cứ tàu ngầm Itu Aba của Nhật sau thế chiến 2. Sau khi chiếm Saigon , CSVN đối giọng tuyên bố thừa hưởng chủ quyền từ tay người Pháp hồi 1930s (đóng kịch?).
Tài liệu lịch sử cận đại cho thấy HQ.VNCH đóng quân ở Trường Sa từ năm 1969 và hãng Mobil đã khám phá ra mỏ dầu ở đây năm 1973. HQ.CSVN đã ra đây thế chỗ sau 1975. Lúc đó TC đang bị xáo trộn với cuộc “Cánh Mạng Văn Hóa” thanh trừng nội bộ và HQTC còn yếu kém không thể kiểm soát quá 800 hải lý từ căn cứ Hải Nam nên chưa hống hách như hiện nay; vả lại CSVN lúc đó còn có Liên-xô đỡ đầu với HQ Liên-xô đóng ngay tại Cam Ranh. Đến 1987 khi viện trợ Nga cho CSVN bị cắt giảm, TC gởi toán thăm dò đầu tiên đến Trường Sa khiến CSVN phải đem tàu chiến và máy bay đến để theo dõi. Lúc này CSVN đã làm chủ tổng cộng 32 cứ điểm và lập chính quyền địa phương trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Nổi giận với hành động này, tháng 3/1988 TC đánh chìm hai tàu chiến của CSVN khiến 70 thủy thủ thiệt mạng. Năm 1992 khi CSVN bị cô lập hoàn toàn về quân sự, TC chiếm thêm một căn cứ HQ của CSVN rồi đóng cho đến nay. Luật chủ quyền toàn bộ Biển Đông (Nam Hải) cũng được TC ban hành từ năm ấy.
Trước thái độ ngang tàng của TC hiện nay và để bảo vệ quyền lợi kinh tế ở đây, CSVN đã phải mua thêm một tá chiến đấu cơ Su-27 và 4 tàu chiến trang bị hỏa tiễn của Nga; bổ sung cho 65 chiếc Su-22s cũ kỹ và khoảng 100 Mig-21 nhưng chỉ dám bắn dọa một chiến đấu cơ của Philippines vi phạm. Tàu tuần CSVN đã đuổi một tàu thăm dò của TC năm 1995 và bị trả đũa bằng tàu chiến TC chận đuổi một toán khoan dầu của Mobil ở VN. CSVN dẫn chứng điều khoản 76 của hội nghị LHQ về luật biển; qui định chủ quyền ít nhất 200 hải lý từ bờ biển quốc gia liên hệ và diện tích thềm lục địa rộng 350 hải lý. Ở thế yếu, CSVN phải đứng chung với ASEAN để thương thuyết với tư cách thành viên hầu tránh bị TC bắt nạt phần nào và bị đàn anh trừng phạt bằng quân sự.
Giếng Bạch Hổ khám phá bởi Mobil năm 1974 đã được mở lại hồi thập niên 1980s và sản xuất với số lượng 100,000 thùng mỗi ngày. Lợi tức bình quân USD$210 đầu người dân hồi thập niên 1990s quá thấp so với các lân bang ASEAN thế mà các lãnh tụ Cộng đảng vẫn lạc quan ảo theo báo cáo láo từ cấp thừa hành. Mọi khuyết nhược điểm nếu có đều được đổ thừa cho suy thoái toàn cầu, châu lục hoặc khu vực; không chịu nhận nguyên do bởi “định hướng XHCN” và khả năng thấp kém của đội chuyên viên kỹ thuật. Do đó, xuất cảng của VN chỉ tăng có 10% mỗi năm theo báo cáo láo trong khi TC thu nhập bình quân “đầu người” tăng gấp đôi mỗi thập niên là có thực! CSVN có lúc theo mô hình phát triển kinh tế của Đặng Tiểu Bình nhưng lại dại dột tin rằng đó là một hình thức quá độ lên CNXH (?) không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa trong khi TC thực sự tư bản hóa kinh tế để hiện đại quân dội sau thất bại quân sự hồi 1979 (không chiếm được Hà Nội).
Hậu quả của các tính toán bởi những “đỉnh cao trí tuệ” ở Bắc Bộ Phủ khiến kinh tế thập niên 1980s lụn bại sắp phá sản, ngoại giao bị cô lập và chế độ gần bờ vực sụp đổ. Với nạn lạm phát tăng gấp 3, thất nghiệp trên 20%, đảng CSVN phải đưa Võ Văn Kiệt lên để “đổi mới”; sang Singapore và Taiwan học kinh tế thị trường (tư bản) để cứu vãn chế độ. CSVN chỉ dám học từ hai quốc gia có dân Tàu 100% vì sợ ảnh hưởng dân chủ của người phương Tây. Tham nhũng cũng là một lý do: Về “đạo đức cách mạng XHCN”, trong 30 tháng cuối thập niên 1990s, UB thanh tra đã điều tra 18,000 đảng viên tham nhũng bị thưa kiện (số không bị thưa không thể kiểm chứng). Kết quả 70% bị kết tội và bị kỷ luật (thành phần tép riu mà thôi; đầu sỏ chỉ bị chuyển công tác). Về giáo dục, CSVN hạn chế tối đa về truyền thông. Năm 2000 chỉ cho 60,000 sinh viên dùng tiện nghi học cụ. Số còn lại pảhi xin giấy phép và đóng lệ phí nặng; cố ý để 95% không chịu nổi mà bỏ cuộc.
Sau khi quan thầy Liên-xô tan rã, các lãnh tụ CSVN dẫn nhiều phái đoàn nườm nượp qua Bắc-kinh; tiếng là để học hỏi kinh nghiện phát triển kinh tế theo “định hướng XHCN” của TC; thực chất là để triều cống đất đai và biển hầu thiên triều nguôi ngoai sau hai thập niên bị đảng đàn em chọc giận! Lê Khả Phiêu trong chuyến đi Bắc-kinh hồi tháng 2/1999 đã ca tụng TC: “Tôi xin lấy cơ hội chuyến đi của mình để học tập kinh nghiệm quí báu của TQ trong việc xây dựng CNXH bằng kinh nghiệm Trung quốc”! Phiêu vẫn nhắm mắt tin rằng “. . . trong khi TQ tiếp tục đi theo con đường XHCN kiểu TQ thì VN cũng vững bước đi theo con đường XHCN kiểu VN”! Phan Văn Khải nhân kỷ niệm 50 năm thành lập CHNDTQ (Trung Cộng) còn ca tụng hơn nữa: “. . . người dân TQ đã đúng đắn đặt niềm tin hoàn toàn vào đảng CSTQ… những thành tựu của nhân dân TQ 50 năm qua chứng tỏ sự khôn ngoan của sự chọn lựa ấy”!
Trong lúc đó, thông tấn xã Xinhua của TC loan tin: “tăng trưởng kinh tế 1999 của VN sẽ chỉ ở mức 3% so với 9% hai năm trước đó . . . chủ tịch Trần Đức Lương đi cầu cứu Nga, phó TT Nguyễn Mạnh Cầm đi cầu cứu Mỹ đã trở về tay không!”. Phiêu lại phải thân chinh sang Bắc-kinh lần nữa từ 25/2 đến 2/3/1999 cầu cạnh để xin ký hiệp ước hợp tác kinh tế Trung-Việt. Ký thì ký để tuyên truyền lừa gạt đồng bào nhưng thực tế TC là nước đứng thứ 21 trong các quốc gia đầu tư ở VN; tức 1% (Một phần trăm!). Sau khi tái bang giao năm 1991, trong suốt 7 năm, TC chỉ đầu tư có 120 triệu trong khi riêng Nhật, Taiwan, Nam Hàn, và Singapore đã chiếm 2/3 tổng số đầu tư! Nhật viện trợ không hoàn lại cho VN chỉ trong một năm 1998 còn hơn TC viện trợ suốt 25 năm qua! Cơm bố ghẻ còn thua quà hàng xóm!
Trong giao thương, VN xuất cảng qua TC có 1% trong khi mua của TC 4.7%. Chưa kể số lượng buôn lậu chỉ trong năm 1998 đã lên đến 500 triệu USD! Sản phẩm đồ gốm Bát Tràng lép vế so với đồ gốm TQ cả về phẩm lẫn lượng! Để chận đứng nạn buôn lậu ở biên giới Việt-Trung, Nguyễn Tấn Dũng ra sắc luật 853/CP năm 1997 nhưng chỉ để làm cảnh. Ngoài hàng hóa, số lượng phụ nữ và trẻ em bị xuất cảng bán sang TC không thể kiểm chứng. Chính TC đã ngăn chận buôn lậu (nhập cảng) để phá kinh tế VN qua sự kiện một chiếc tàu hàng của CSVN bị bắn cháy ở Nam-kinh trong năm 1999. Phan Văn Khải đã ca tụng mức tăng trưởng theo “định hướng XHCN” của TC là gấp đôi mỗi 10 năm thay vì 58 năm ở Anh, 47 năm ở Mỹ, 34 năm ở Nhật (!?).Giao thương hai chiều chỉ có lợi cho TC hơn. Khi mìn bẫy hồi 1979 được tháo gỡ, kỹ nghệ du lịch đem cho TQ số du khách tăng vọt từ 19,000 năm 1995 lên 600,000 năm 2001; chưa kể việc hối đoái bằng USD giúp tăng trị giá đồng “nhân dân tệ”.
Thấy theo khuôn mẫu (ảo) của TC không ổn, CSVN xoay qua Nga (đang chập chững theo tư bản) và được Nga cho vay 110 triệu USD (1/4 tổng lượng vay năm 1998 của CSVN) trong khi chính Nga còn nợ phương Tây 166 tỷ! Ốc phải mang cọc cho rêu! Ngoài ra, Vietsovpetrol (liên doanh dầu Việt-Xô) còn giúp VN xuất cảng 430 tỷ dầu thô (230 triệu từ hai giếng Đại Gấu và Bạch Hổ) năm 1999. Về giao thương và viện trợ, Nhật đứng đầu, Nam Hàn hạng 2, Taiwan hạng 3 (với 180,000 thương gia sang VN hàng năm; tạo 300-400,000 việc làm và dựng 1,500 hãng xưởng). Ngoài ra, Taiwan còn cho VN xuất cảng công nhân qua Taiwan làm việc theo hợp đồng 3 năm. TC luôn cản trở CSVN và chính các lãnh tụ CSVN cũng sợ cả TC lẫn ảnh hưởng dân chủ phương Tây nên các hiệp ước thương mại với Mỹ tiến hành rất chậm; thậm chí còn bị đình hoãn hàng năm trời chưa được ký kết. Chẳng hạn HĐ Thương Mại song phương với Mỹ (BTA) đáng lẽ ký ngày 25/7/1999 đã bị đình hoãn đến tháng 9/1999 viện cớ nội chính nào đó. Thực ra, đảng CSVN sợ hãi khi nghe tình báo cho biết có vài đơn vị bộ binh Trung Cộng được bố trí và xâm nhập biên giới; và cũng là để chờ Tàu ký giao thương với Mỹ trước thì mới dám hó hé! Thế là mất toi dự thu 800 triệu USD do HĐ này mang lại; hiệu lực trong năm đầu; cần thiết cho 20% quân số (tức 100,000 bộ đội) phục vụ cho 335 dự án! Chọn theo khuôn mẫu kinh tế TC, đảng CSVN đã chứng tỏ họ xem trọng sự sống còn của Đảng hơn là cơm áo cho dân chúng trong nước.
Trong khi TC không xem CSVN là đối tác quan trọng thì CSVN lại xem TC là đối tác quan trọng nhất về mọi mặt (kinh tế, chính trị, quân sự) và ngày càng lệ thuộc vào TC đến độ “thành quả thống nhất và độc lập nước nhà” đem lại bởi cuộc chiến man rợ trả bằng giá máu xương dân chúng quá đắt đã trở thành hư không! Trận “dạy VN bài học” năm 1979 khiến TC thiệt 75,000 quân. TC đáp trả bằng bắn phá và xâm nhập suốt 10 năm để phá hoại kinh tế, cầm chân quân Việt Cộng ở biên giới và bắn chìm hai tàu chiến CSVN ở Trường Sa. TC cảm thấy bị VC phản bội đối với sự trợ giúp vô hạn của mình: 100,000 quân Tàu mặc quân phục giả bộ đội Bắc Việt, vô số quân trang quân dụng, thực phẩm, súng đạn chiến thuật ..vv.. để rồi VC ngả hẳn theo Liên-xô!
Jiang Zemin bảo Phiêu rằng hai nước được “nối bởi núi sông và trao đổi giữa hai nước đã có từ thời cổ đại” hàm ý VN không thể thoát khỏi sự lệ thuộc và ràng buộc về địa lý và lịch sử với TQ. Con số phái đoàn CSVN sang chầu thiên triều từ 52 năm 1998 lên đến 80 năm1999 và ngày càng tăng, nhất là ở cấp chuyên viên. Do bản chất dối trá, một viên chức quân sự của chế độ giải thích bang giao Việt-Trung sau 1979 bằng thành ngữ Tàu “Cái lạnh một ngày không biến cả con sông sâu ba thước đông đá”. Nhưng cả hai bên vẫn nghi ngờ lẫn nhau vì cả hai đều dối trá. Do đó, chính sách ngoại giao của CSVN bất nhất. Nông Đức Mạnh chủ trương quan hệ chặt với ASEAN để có lợi về giao thương, viện trợ và thương thuyết Biển Đông nhưng Đỗ Mười, Đào Duy Tùng lại cảnh cáo chớ quan hệ sâu đậm vì họ là các nước tư bản!! Còn TC thì thâm hiểm lèo lái ASEAN bằng ảnh hưởng của mình; ép tổ chức này nới rộng mời thêm TC, Phi, Nam Hàn và Miến tham gia nhưng lại gạt Taiwan và Mỹ ra ngoài; khuyến khích lập vùng phi hạt nhân; và quan trọng nhất là biến nó thành một tổ chức phi quân sự để VN không còn hậu thuẫn khi bị TC thôn tính!
Để giữ cán cân đối ngoại thăng bằng với TC, CSVN tăng cường giao dịch với Nga; gởi 13,000 chuyên viên sang Nga học kỹ thuật và mua vũ khí. Chuyến thăm Hà Nội năm 2001 của Putin đã đánh dấu chiều hướng này. Nhưng đảng CSVN không thành công vì họ xem cải tổ chính trị ở Nga là một thất bại. Thậm chí đài Mát-cơ-va có buổi phát thanh đã nói rằng “VN muốn mua chiến cụ của chúng tôi mà không có tiền chi trả!”. Áp lực TC về ngoại giao mạnh đến nỗi khiến CSVN phải dời lịch bang giao với Mỹ hai lần. Lần đầu tháng 1/1999 nại cớ “bận cuộc hội đàm Lê Khả Phiêu-Jiang Zemin”, lần sau nại cớ Mỹ tấn công tòa đại sứ TC ở Belgrade, Nam Tư hồi tháng 9/1999 gây tổn thương về bang giao quốc tế!
Sự kém cỏi về mọi mặt của chế độ độc tài, sự e dè “đồng chí” người Tàu cộng thêm sức ép lớn lao liên tục không ngừng nghỉ của đảng CS Tàu đã khiến kinh tế VN chưa bao giờ theo kịp TC; chưa kể yếu tố lãnh thổ TQ lớn gấp 28 lần và dân số lớn gấp 15 lần VN. Đó là hậu quả của việc trì trệ mất hai năm sau mới có đại sứ Mỹ, HĐ song phương BTA sơ thự năm 1999 mà mãi tới 2001 mới được ký kết viện cớ “tìm hiểu chưa xong và đang bận dự hội nghị APEC” ở New Zealand hồi tháng 9/1999. Thựa ra,đảng CSVN phải nhường cho đồng chí TC bang giao với Mỹ sớm hơn 16 năm, nhận tối huệ quốc từ Mỹ sớm hơn 20 năm và để Mỹ trao đổi mậu dịch 80 lần lớn hơn với TC. Chỉ ba yếu tố này đã khiến con rồng cổ lỗ sĩ TC vươn lên thành một đại cường kinh tế và quân sự trong hai thập niên 1990s và 2000s; trong khi CSVN được Mỹ, các cường quốc phương Tây và các nước tư bản Á châu mời bang giao và hợp tác phát triển kinh tế sớm hơn TC. Ngược lại, CSVN lại giao thương nhiều nhất với TC vì bị hạn chế bởi thiếu BTA. Để vớt vát thiệt hại này, đảng CSVN phải dùng những thủ đoạn vặt để thương lượng với Mỹ; chẳng hạn tạm tăng định thuế tariffs trên hàng Mỹ nhập cảng, hủy vào phút chót các kỳ hạn ký kết hiệp ước; viện cớ không chính đáng. . . Thậm chí kể cả trường hợp phía Mỹ đã tuyên bố không tái mở hồ sơ thương lượng thế mà đảng CSVN vẫn cố gây áp lực vặt vãnh để kỳ vọng một HĐ có lợi hơn chút đỉnh nếu đối tác một ngày nào đó đổi ý trở lại bàn thương thuyết (một kỷ xảo thương thuyết thời chiến tranh)!. Trong chuyến viếng thăm VN tháng 9/1999, bà BTNG Madelaine Albright đã nêu vấn đề nhân quyền và dân chủ; thế là đảng CSVN lấy đề tài này để làm cớ trì hoãn việc ký kết HĐ song phương BTA vì cho rằng có “móc câu” trong món quà!
TC luôn canh chừng mọi động thái của quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt để cản trở ảnh hưởng của Mỹ và lợi lộc cho VN đến từ Mỹ. Chẳng hạn hồi tháng 10/2000, TC công bố Bạch Thư đả kích sự hiện diện “không cần thiết” gây “bất ổn định” trong vùng (ĐNÁ) của Mỹ khi Mỹ cung cấp hai chuyến bay quân sự từ Okinawa chở phẩm vật cứu trợ nạn lụt năm 1999 cho VN; gọi sự có mặt của hai chiếc phi cơ này và sự có mặt của bà Albright là “không thích đáng!” (?!). Hà Nội cũng trì hoãn chuyến thăm của BTQP William Cohen hai lần. Lần đầu hồi tháng 1/1999 viện cớ bận nội bộ; thực ra sợ nó ảnh hưởng đến chuyến công du của Lê Khả Phiêu ở Bắc-kinh vào tháng 2/1999 sau đó. Lần thứ nhì, đảng CSVN nói dối (tật bẩm sinh từ ngày lập đảng đến nay) bận cải tổ nội bộ; thật ra bị áp lực TC vì TC giận Mỹ đã ném bom “lầm” (sic) vào tòa đại sứ TC ở Belgrade, Nam Tư. Mãi đến lần thứ ba, tháng 3/2000 tức hơn một năm sau, ông Cohen mới “được” đến Hà Nội thì lại bị chủ nhà; vâng theo lệnh quan thầy, giới hạn nghị trình ở hai chủ đề là MIA và y tế cho lũ lụt! Đảng CSVN cũng (vâng lệnh quan thầy TC) xù hẹn vào phút chót chuyến thăm vịnh Cam Ranh của Đô Đốc Dennis Blair, viện cớ xáo trộn an ninh do người Thượng FULRO ở (mãi tận) cao nguyên! Thực ra đảng phải chờ BTQP Tàu ghé đó trước. Không phải chỉ đảng CSVN sợ Mỹ đem lý tưởng dân chủ vào VN mà đảng CSTQ cũng thế. Vì lý tưởng dân chủ sẽ khiến lý tưởng độc tài cộng sản của hai nước dần dần biến mất. Bởi thế khi TT Clinton tuyên bố nguyên nhân chuyến thăm VN của ông là để đề cao dân chủ, truyền thong TC đã phổ biến diễn văn chống Mỹ của Lê Khả Phiêu ngay trong chuyến đi đó để phản ứng.
Tóm lại, tương lai quan hệ Việt-Trung có 4 viễn ảnh chính: Đụng độ, liên minh, triều cống và độc lập. Viễn ảnh đụng độ điển hình là giai đoạn 1975-1979 với nghi kỵ và đối đầu sẽ còn xảy ra không bao giờ chấm dứt. Viễn ảnh liên minh đã có từ thiên niên kỷ thứ nhất khi Triều Nguyễn nhờ Tàu giúp đánh vương quốc Champa, và thập niên 1960-1970 VC nhờ TC giúp đánh Mỹ và thanh toán nội bộ sau 1975. Viễn ảnh triều cống có từ các thời kỳ Bắc thuộc 1, 2, 3 và thiên niên kỷ III hiện nay. Viễn ảnh độc lập có thể ở một mức độ giới hạn nhất định như CSVN gia nhập ASEAN, OPEC, WTO, HĐBA.LHQ, các hợp đồng giao thương trực tiếp với đối tác nước ngoài của các cấp tỉnh, huyện ..vv..
Văn hóa Khổng giáo tạo điều kiện thuận lợi cho viễn ảnh 2 và 3. Vì CSVN luôn cảnh giác phản ứng của TC nên khó có một liên minh thực thụ và toàn diện với Mỹ; do đó Mỹ chỉ là một trong các đối tác về kinh tế và chính trị; không có quân sự. TC hiện là ưu tư hàng đầu cho chính sách toàn cầu nói chung, châu Á nói riêng của Mỹ. Do đó, VN không phải là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở thế kỷ 21 này. Chính sách Mỹ trong thế kỷ 21 này chỉ đạo các nhà ngoại giao Mỹ tránh trực tiếp điều khiển hay hưởng tín dụng từ “diễn biến hòa bình” để khỏi gây sợ sệt cho giới lãnh đạo đảng CSVN; mà tập chú vào các mục tiêu ở địa phương bên trong VN; chẳng hạn như xây dựng nền tảng hạ tầng để trực tiếp giúp dân Việt cải tổ đời sống hàng ngày theo chiều hướng dân chủ, phát tiết từ luân lý truyền thống như đã nêu trong luật Hồng Đức hồi thế kỷ thứ XV. Khi tiến trình cải tổ từ địa phương đã có hiệu quả giáo dục và kinh tế của nó thì lúc đó các nhà ngoại giao Mỹ mới có thể cổ động Hà Nội bắt tay vào thực thi dân chủ theo ý dân; chẳng hạn ghi lại từ “Dân Chủ” vào tên nước sau này.
Chế độ CSVN tiếp tục ưu tiên cho những doanh nghiệp quốc doanh tham ô hoặc hỗn hợp tư doanh kém điều hành theo “định hướng XHCN” mà kết cuộc là Đảng không thể nhận chân được sức mạnh tiềm tàng của đất nước để trở thành một “con cọp kinh tế” ở châu Á. Thay vì tùy thuộc vào năng khiếu thầu khoán và đức tính lao động cần cù đáng ca ngợi của dân chúng, CSVN lại chỉ bám víu vào viện trợ nước ngoài và lợi tức từ dầu thô, hơi ga bòn nhặt được ở Biển Đông. Vì vậy, chính sách Mỹ chỉ nên hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ để giúp CSVN về kinh tế, chính trị nhưng tránh trở thành một phần tử viện trợ to tát mà chế độ này vẫn có thói quen ỷ lại từ hồi cướp được chính quyền. Chính sách Mỹ hỗ trợ nền độc lập cho VN giới hạn bởi hai cách:
1/ Mỹ không thể liên lụy trong việc hỗ trợ kế hoạch từ bên ngoài và bằng bạo động chống lại chế độ hiện hữu.
2/ Mỹ không thể và không nên nhập cuộc hỗ trợ CSVN chống lại TC, vì TC là nước duy nhất có đủ phương tiện và cớ sự để đánh VN. Làm như vậy sẽ khiến CSVN yêu cầu Mỹ viện trợ quân sự, điều mà nhân dân Mỹ chắc chắn sẽ không tán thành.
Cứ theo chính sách này của Mỹ, chế độ CSVN về lâu về dài vẫn chỉ là cái bóng mờ của con rồng Trung Cộng. Cái giá đắt đỏ, chua chát và đau đớn ấy chỉ có nhân dân Việt Nam mọi tầng lớp phải gánh chịu trong nhiều thế hệ nữa!
Hà Bắc
(tham khảo tài liệu của Ts Henry J. Kenny)
0 comments:
Post a Comment