Wednesday, October 3, 2012

Quyết định Bỏ Người Lính VNCH Trên Tượng Đài Texas Gây Tranh Cãi Sôi Nổi Cho Hai Cộng Đồng Mỹ-Việt


Tượng đài vinh danh chiến binh Texas tham chiến tại Việt Nam.
Tượng ngồi ngay hàng trước là tượng người lính VNCH đã bị quyết định thay thế bằng tượng người lính Mỹ gốc Á. (Ảnh Duke Sundt).

• Dân biểu Hubert Võ kết hợp các hội đoàn Việt Mỹ đòi hỏi ngưng việc thay đổi
• Những nỗ lực gây quỹ vẫn tiếp tục  trưng bày mẫu tượng nguyên thủy

Quyết định đơn phương đổi tượng người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) bằng người lính Mỹ gốc Á trên Tượng đài Vinh Danh Cuộc Chiến Tranh VN “Texas Capital Vietnam War Monument” và để hợp thức hóa sự thay đổi này, họ cũng đã cho đổi tên tượng đài thành “ Tượng Đài Vinh Danh Cựu Chiến Binh Việt Nam”  (Texas Capital Vietnam Veterans Monument) của Ủy Ban Xây dựng Tượng đài vào cuối tháng 7 vừa qua đã gây tranh cãi khá sôi nổi trong cả hai cộng đồng Mỹ Việt, đặc biệt là cộng đồng cựu chiến binh Việt Nam tại Texas.
Vài nét lịch sử

Được biết, tòa nhà Quốc Hội lưỡng viện và Chính phủ Texas là tòa nhà đồ xộ tọa lạc trên một khuôn viên rộng 22 mẫu tây, tại số 1100 Congress Ave, nằm giữa trung tâm thủ đô Austin. Chung quanh tòa nhà nổi tiếng là đẹp nhất nhì so với các tòa nhà chính phủ và quốc hội của 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, đã có 17 tượng đài từ khi tòa nhà được hoàn thành vào năm 1888, gần 125 năm trước đây, vừa với mục đích trang trí, vừa để vinh danh những người hoặc sự kiện đóng góp vào việc thành lập và xây dựng tiểu bang qua nhiều thời đại.

Tòa nhà Quốc hội và Chính quyền Texas.( Ảnh của website tiểu bang Texas).
Những bức tượng được dựng lên lâu đời nhất phải kể đến là tượng Alamo dựng năm 1891 để vinh danh những anh hùng đánh chiếm thành Alamo lập thành Cộng Hòa Texas, rồi đến Tượng Người lính cứu hỏa, Quân nhân thời Confederate, và Lính Tiểu bang (Texas Rangers). 13 tượng còn lại vinh danh những người lính của các trận chiến khác nhau như Thế Chiến Nhất, Thứ Hai, Chiến tranh Triều Tiên,…nhưng đặc biệt một tượng đài vinh danh các cựu chiến binh Texas từng tham chiến tại Việt Nam lại vắng bóng, mặc dầu Texascó khoảng 500,000 cựu chiến binh từng tham chiến tại VN trong đó có rất nhiều người đang giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền và quốc hội Hoa Kỳ, kể cả Thống đốc Rick Perry và Phó Thống Đốc David Dewhurst.   

Vinh danh chiến binh Texas từng tham chiến tại VN

Để cải thiện sự khiếm khuyết này, tháng 5, 2005, Quốc hội Lưỡng việnthứ 79 của Texas đã bỏ phiếu phê chuẩn Nghị quyết số 36 xây dựng tượng đài để vinh danh cuộc chiến tranh VN và các chiến binhTexas tham chiến tại VN. Kinh phí được đưa ra là 1 triệu đô , do tư nhân đóng góp, $500,000 còn lại, ngân sách của Tiểu bang sẽ có quỹ tiếp ứng (matching fund).Địa điểm được chọn là khu vườn phía đông bắc của khuôn viên tòa nhà.Một số đông đảo các hội Cựu Chiến Binh và Thương Phế binh (Purple Heart) Texas và một số người Mỹ gốc Việt đã tham gia trong việc giúp ý kiến cho điêu khắc gia Duke Sundt thiết kế mẫu tượng , và vận động gây quỹ . Hai vị dân cử là Thượng nghị sĩ Texas , Juan “Chuy” Hinojosa, đảng Dân chủ, Quận hạt số 20 thuộc vùng Corpus Christi, phía Nam Texas, là một cựu chiến binh VN và Dân biểu Texas Wayne Smith đảng Cộng Hòa, đại diện quận hạt 128, vùng Vịnh Texas, thuộc phía Nam thành phố Houston, là những người đã bảo trợ cho nghị quyết xây dựng tượng đài,giữ chức vụ đồng Chủ tịch cho công trình này. Dân biểu người Mỹ Gốc Việt Hubert Võ được mời làm cố vấn từ những ngày đầu.Một Ủy Ban xây dựng tượng đài đã được thành lập. Đương kim chủ tịch của Ủy ban là ông Robert Floyd, một luật sư hành nghề tại Austin, với sự tham gia của nhiều đại diện các hội đoàn Mỹ Việt. Xin xem link dưới đây để biết thêm chi tiết:

http://buildthemonument.org/2012/09

Đã được trình làng tại Thượng và Hạ viện cũng như nhiều thành phố tại Texas.

Ngay từ những năm tháng đầu được thành lập, Ủy ban đã có rất nhiều những ý kiến khác biệt. Phải mất đến 3 năm, việc thiết kế tượng đài với hình biểu tượng của 5 chiến sĩ, và việc tranh đấu cho hình người lính VNCH cũng đã rất gay go. Tựu trung nhóm cựu chiến binh Texas ủng hộ là nhóm hiểu biết về chiến tranh VN và sự có mặt đông đảo của người Mỹ gốc Việt tại Texas.Nhóm đối lập là những người có quan niệm khuyng tả, chống chiến tranh VN. Cuối cùng mô hình tượng đài có hình người lính VNCH cũng được hoàn thành và chính thức ra mắt vào ngày 31 tháng 1, 2008, nhân dịp kỷ niệm 40 năm trận chiến Mậu Thân 1968, tại thư viện của cố TT. Lyndon Johnson với vị khách danh dự là bà Lyndon Baines Johnson, ái nữ của cố TT. Johnson. Buổi tiệc dướisự chủ tọa của Phó Thống đốc David Dewhurst và chủ tịch Hạ viện Texas lúc bất giờ là ông Tom Craddick, Dân biểu Hubert Võ, cùng nhiều quan khách quan trọng trong giới chính khách và doanh gia và đại diện các hội đoàn Mỹ Việt.

Sau đó, mô hình tượng đài có người lính VNCH đã được giới thiệu tại Thượng viện vào tháng 3, năm 2011 và tại Hạ viện vào tháng 5, năm 2011. Mô hình này còn được luân lưu khắp các phần đất của tiểu bang Texas để gây quỹ.

Bài báo gây phẫn nộ

Công việc gây quỹ dù có khó khăn nhưng cuối cùng vào khoảng tháng 7, 2012 vừa qua, số tiền quỹ gây được lên tới khoảng $400,000 đô la, chưa kể lời hứa tặng 1 triệu đô của một triệu phú từng là cựu chiến binh VN. Ủy Ban Xây dựng Tượng đài ra quyết định bắt đầu cho xây để kịp hoàn tất vào mùa thu năm 2013 như dự trù. Và Ủy Ban đã đơn phương thay đổi tên và mẫu tượng đài như đã trình bày ở trên. Để chính thức tuyên bố sự thay đổi này, Ủy Ban đã liên lạc với ông Ken Herman của nhật báo Austin American Stateman, tờ báo lớn nhất của thủ phủ Texas để loan báo việc thay đổi này. Độc giả có thể xem nguyên văn của bài báo qua link dưới đây:

http://www.statesman.com/news/news/opinion/vietnam-monument-at-capitol-moves forward/nRNHD/

Bài báo đã gây phẫn nộ cho rất nhiều người trong cả hai cộng đồng Mỹ Việt.Một nhóm cựu chiến binh Hoa Kỳ đã liên lạc với bàNancy Bùi, hội trưởng hội VAHF để báo tin. Bà Nancy Bùi đã liên lạc thẳng với ông Ken Herman để nói lên tiếng nói phản đối quyết định đơn phương và sai trái này Theo bà thì tượng người lính VNCH nói lên chính nghĩa của sự có mặt của người lính Hoa Kỳ tại Việt Nam là để giúp miền Nam VN chống CS và bảo vệ tự do. Có tượng người lính VNCH thì set đánh đổ luận điệu cho rằng sự có mặt của người Mỹ trong chiến tranh VN là một sự xâm lăng.

Ông Ken Herman sau đó đã liên lạc với Dân biểu Hubert Võ, Bác sĩ Alvin Diệu Nguyễn một nha sĩ đang làm việc và sinh sống tại Houston, Texas và một số cựu quân nhân Mỹ Việt để tìm hiểu thêm. Nha sĩ Alvin Diệu Nguyễn bày tỏ với người viết: “ Tôi đã góp $1,000 bởi vì tượng đài có hình chiến sĩ VNCH. Tôi không đồng ý với sự thay đổi này.Nó chẳng khác gì hơn một sự sỉ nhục, một cái tát cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, những người đã đến đây và đóng góp đáng kể vào đất nước này”.

Ông Ken Herman đã viết bài báo thứ hai để gíong lên tiếng nói phản đối. Độc giả có thể vào link dưới đây để xem nguyên văn bài báo:

http://www.statesman.com/news/news/opinion/the-vietnam-controversy-again-1/nRNQz/

Cuộc vận động để đòi lại mẫu tượng nguyên thủy

Dân biểu Hubert Võ ngay sau đó đã liên lạc với ông Robert Floyd qua điện thư để đòi hỏi một lời giải thích và yêu cầu ông lập tức đưa tượng người lính VNCH trở về như cũ. Ông Robert Flyod đã không trả lời bức điện thư của Dân biểu Hubert Võ. Văn phòng Dân biểu Võ đã liên lạc thẳng với ông Robert Floyd và yêu cầu một cuộc họp tại văn phòng của ông. Một cuộc họp đã diễn ra tại văn phòng Dân biểu Hubert Võ vào ngày 29 tháng 8 gồm 9 người. Ngoài Dân biểu Hubert Võ,những người đến để chống quyết định của Ủy Ban còn có 5 người, 2 trong số 5 người này là do sự vận động của hội VAHF: Sử gia Quân đội Sipley C., Đại tá Frederick G., Ông Jay K., phụ tá đặc biệt của Thống đốc Perry, người được báo chí Hoa Kỳ gọi là một trong 10 người có thế lực nhất trong chính trường Texas hiện nay, ông John B. Liên lạc viên và là nguyên Chủ tịch Hội Thương Phế binh Texas, Thiếu tá Mỹ gốc Việt Trần Quốc Anh, và ông Đinh Quang Tiến, phụ tá đặc biệt của Dân biểu Võ tại văn phòng Houston.Phía ông Robert Floyd có ông Pat.Nugent, cựu con rể của gia đình cố TT.Lyndon Johnson, ông John M. nguyên chủ tịch Ủy Ban Xây dựng Tượng đài.Ngoài ra, Dân biểu Hubert Võ cũng đã nhận được hai lá thư của một Thiếu tướng và một Trung tướng Mỹ từng tham chiến tại VN, bày tỏ sự ủng hộ cuộc tranh đấu của Dân biểu Võ và cộng đồng Mỹ gốc Việt.

Có phải là lường gạt?

Buổi họp đã diễn ra trong căng thẳng vào phút đầu, ông Robert Floyd đã bị lênán là lường gạt (fraud) khi đưa ra mẫu tượng đài có hình người Lính VNCH để quyên tiền trên 4 năm qua, nhưng khi xây lại đổi tượng khác. Ông Robert Floyd đã khóc vì tức giận và đòi hỏi một lời xin lỗi.Mọi người đã tìm cách làm không khí bớt căng thẳng bằng những lời trình bày nhẹ nhàng hơn nhưng đã không có lời xin lỗi.Ông Robert Floyd sau đó đã hứa sẽ xem xét lại vấn đề và sẽ có câu trả lời sau.

Nhưng sau đó, ông Robert Floyd lại tiếp tục kêu gọi với hy vọng có nhiều người bênh vực lập trường của ông. Ông vận động một cuộc họp thứ hai vào ngày thứ sáu 14 tháng 9 tại văn phòng của ông trên đường Congress, Austin, với sự có mặt của Dân biểu Wayne Smith và một số đông đảo người tham dự trong đó có một số người từ cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Hơn thế nữa, trước cuộc họp này, thành viên của Ủy Ban Xây dựng Tượng đài đã gửi ra một số điện thư giải thích về lý do thay đổi và cho rằng:”…để vinh danh các chiến sĩ Texas tham chiến tại VN, thì việc thay tượng của người lính VNCH thành tượng của ngườilính Mỹ gốc Á không có gì là sai. Và phía chống đối chỉ là một vài thành phần thiểu số, không quan trọng…”

Mặt khác, một số khách mời đến tham dự không được cho biết rõ ràng về mục đích của cuộc họp. Họ được báo cho biết rằngbuổi họp sẽ có mặt của Thượng Nghị Sĩ Hinojosa và Dân biểu Hubert Võ để giải quyết vấn đề. Nhưng khi đến địa điểm họp, hai vị này đã không có mặt và người viết đã kiểm chứng với văn phòng của Dân biểu Hubert Võ thì được cho biết Dân biểu đã không hay biết gì về chuyện này.

Buổi họp tại văn phòng ông Robert Floyd cũng sôi nổi không kém, theo một số người tham dự thì ý kiến của hai phe còn nhiều khác biệt. Phần phát biểu của một số người Mỹ gốc Việt khá sôi nổi. Sau buổi họp, tin hành lang cho biết Ủy Ban vẫn tiếp tục cho tiến hành việc thay đổi tượng đài với hy vọng đặt mọi người vào thế đã rồi, khó có thể thay đổi ngược lại.

Quyết định thay đổi đã tạm ngưng nhưng cuộc vận động còn tiếp diễn

Dân biểu Hubert Võ và đại diện đông đảo các hội Cựu chến binh và Thương Phế Binh Purple Heart Texas cùngmột số hội đoàn Việt Mỹ đã và đang mở một cuộc vận động thứ hai mạnh mẽ hơn mà theo nguyên văn lời của Dân biểu Võ trong cuộc hội thoại trên đài phát thanh Saigon Network, Houston hôm thứ hai 24 tháng 9 vừa qua thì:” Vì đang trong vòng vân động, chúng tôi không thể tiết lộ chi tiết nào hơn là cuộc vận động mạnh mẽ này sẽ đánh từ trên xuống và ngoài cộng đồng Mỹ Việt, các nhà hành pháp và lập pháp sẽ được vận động để can thiệp cho đến khi nào Ủy Ban Xây dựng Tượng đài quay trở lại với mô hình nguyên thủy thì cuộc vận động mới ngưng”. Sau đó Dân biểu Võ đã lên Vietface TV, Saigon Network TV, và một số cơ quan truyền thông khác để vận động và giải thích về sự việc cho đồng hương.

Vẫn theoDân biểu Hubert Võ, ông đã gửi thêm một bức điện thư tới ông Robert Floyd yêu cầu ông cho biết những diễn tiến của công việc. Ông Robert Floyd vừa trả lời điện thưcho Dân biểu và cho biết: Ủy Ban đã tạm ngưng việc xây tượng đài cho đến khi có quyết định mới. Cũng theo nguồn tin hành lang mà người viết thu thập được thì lần này câu trả lời của ông Floyd là đúng.

Không có con đường nào khác

Mặt khác trong buổi họp báo của Thống đốc Rick Perry để nói chuyện về vấn đề kinh tế, thuế má và tình trạng thất nghiệp tại khu công nghiệp phía Nam thành phố Houston vào lúc 3 giờ chiều ngày thứ sáu 21 tháng 9 vừa qua, trước sự có mặt của đông đảo báo chí ngoại quốc. Nha sĩ Alvin Diệu Nguyễn cùng đi với phóng viên Michael Hòa của đài Saigon Network TV, đã hỏi hai câu hỏi: Thứ nhất là ông có biết gì về quyết định bỏ hình người lính VNCH của Ủy Ban Tượng đài hay không ? vàvới cương vị của một vị Thống đốc, ông có cách nào can thiệp, vì hiện cộng đồng người Mỹ gốc Việt đang rất bất bình về vấn đề này? Câu hỏi thứ hai là người Mỹ luôn nói đến việc bảo vệ tự do, dân chủ, người Việt Nam đã chiến đấu sát cánh với quân đội Mỹ để bảo vệ tự do, theo ông thì họ có xứng đáng để được vinh danh hay không?

Thống đốc Perry ban đầu có vẻ hơi bất ngờ, nhưng sau đó ông trả lời rằng ông có nghe chuyện này nhưng chưa có giờ xem xét kỷ càng. Ông đồng ý là quân đội Nam Việt Nam cần phải được vinh danh.Ông hứa sẽ xem xét vấn đề và giải quyết thỏa đáng.

Phóng viên Michael Hòa cũng đã phỏng vấn Phó Thống đốc David Dewhurst, và nữ Dân biểu Texas Debbie Riddle thuộc quận hạt 150, cà hai viên chức này đều ủng hộ việc tranh đầu của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Họ đều hứa sẽ xem lại vấn đề và sẽ có giải quyết tới nơi, tới chốn.

Trong buổi điện đàm ngắn với người viết, Bác sĩ Alvin Diệu Nguyễn đã bày tỏ:” Ủy Ban Xây Dựng Tượng đài không có con đường nào khác là phải trở lại mô hình và danh xưng nguyên thủy. Cả tình, lẫn lý họ đều không đúng và không mấy ai ủng hộ việc làm quá vô lý và thiếu tế nhị này. Chúng ta cần phải tiếp tục tranh đấu cho tới cùng”

Trong khi đó, những nỗ lực gây quỹ cho tượng đài của cộng đồng cựu chiến binh và Thương Phế Binh Texas vẫn còn đang tiếp diễn.Mẫu thiết kế có người lính VNCH vẫn được trưng bày thật trang trọng trước công chúng trong những buổi lễ long trọng này. Thứ bảy 22 tháng 9 vừa qua, một cuộc gây quỹ và vinh danh các chiến sĩ Texas vùng Baumont từng tham chiến tại Việt Nam đã được tổ chức tưng bừng với sự chủ tọa của nữ Thị trưởng Becky Ames.Buổi lễ diễn ra thật cảm động. Thị trưởng Ames chấm dứt bài diễn văn chào mừng với giọng nghẹn ngào:

” Cuối cùng những người anhem của chúng ta đã về nhà”.

Buổi lễ thu được gần $70,000. Với quỹ tiếp ứng của Tiểu bang, số tiền đưa vào quỹ xây dựng tượng đài qua nỗ lực của thành phố Baumont là gần $140,000.

Hiện công việc vận động của Dân biểu Hubert Võ với sự hỗ trợ đông đảo của các hội Cựu chiến binh, thương phế binh Texas, một số hội đoàn, cá nhân MỹViệt và giới truyền thông còn đang tiếp diễn.

Một số vấn đề cần chú ý

Nhiều người cũng đã đặt vấn đề đâu là lý do đích thực đã khiến Ủy Ban Tượng đài có quyết định gây ra những bất bình và tranh cãi như trên? Nhiều giả thuyết cũng đã được đưa ra như vấn đề kỳ thị chủng tộc?Sự mâu thuẫn giữa những cá nhân trong Ủy Ban Tượng đài, giới chống chiến tranh VN thua keo đầu phải chấp nhận sự có mặt của người lính VNCH. Bây giờ họ thắng thế, nên muốn đơn phương quyết định vào giờ chót để quật ngược thế cờ? Hoặc xa hơn nữa là có bàn tay của CSVN?,…Nhưng tất cả chỉ là những giả thuyết, chưa có chứng cớ rõ ràng.Trong khi đó, tin từ văn phòng các viên chức hành pháp và lập pháp tiểu bang Texas và cả nữ thị trưởng Becky Ames tại Baumont cho biết, họ liên tiếp nhận được những cú điện thoại và email của một số người xưng danh là đại diện cộng đồng người Mỹ gốc Việtvới những vu cáo thiếu bằng chứng nhắm vào Dân biểu Wayne Smith nói riêng và Ủy Ban Tượng đài và chính quyền tiểu bang Texas nói chung.Chúng tôi được biết hiện đang có một cuộc điều tra để tìm hiểu về vấn đề này. Một video clip cũng đã được phóng lên internet và gửi đến nhiều viên chức chính phủ Texas cáo buộc Dân biểu Wayne Smith nhận tiền của CSVN nên đã đứng đàng sau việc thay đổi này. Hãng phim Arrowhead đang điều tra để đòi bản quyềncủa video, vì người làm video này đã dùng video của họ để thay đổi và làm công việc phạm pháp trên.

Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi diễn tiến của sự việcvà sẽ có bài tường thuật chi tiết trong những ngày sắp tới.

Phóng sự điều tra của Triều Giang (9/12)

Hàng trước từ trái: Sử gia  Sipley C., Đại tá Frederick G., Dân biểu Hubert Võ, Thiếu tá Mỹ gốc Việt Trần Tuấn Anh, Ông Đinh Quang Tiến, phụ tá đặc biệt của Dân biểu Võ tại Văn phòng Houston. Hàng sau từ phía trái: Ông Pat N.,ông Jay K., ông John B., ông Robert Floyd, và ông John M. tại văn phòng Dân biểuVõ trong tòa nhà Quốc hội Texas để dự buổi họp ngày 29 tháng 8, 2012. (Ảnh của văn phòng Dân biểu Hubert Võ).
Quang cảnh buổi họp.(Ảnh của văn phòng Dân biểu Hubert Võ).
Điêu khắc gia Duke Sundt giới thiệu mẫu tượng đài có hình người lính VNCH tại buổi kỷ niệm 40 năm trận chiến Mậu Thân tại thư viện của cố Tổng Thống Lyndon Johnson ngày 31 tháng 1, 2008.(Ảnh VAHF)
Tại Baumont ngày 22 tháng 9, 2012.Người mặc áo đỏ đứng trên cùng là nữ Thị Trưởng Baumont. Người đứng sau mẫu tượng đài, áo vét trắng là ông Patrick Reilly, thương phế binh đã mất 2 chân trong trận chiến Mậu thân 1968 trong buổi gây quỹ và được thị trưởng Becky Ames vinh danh như một anh hùng. Ông Patrick là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ sự có mặt của tượng người lính VNCH trên tượng đài (Ảnh của phòng thông tin thành phố Baumont)
Nữ Thị trưởng Becky Ames của thành phố Baumont chụp hình chung với thương phế binh Patrack Reilly, một cựu chiến binh Việt Nam hết lòng ủng hộ sự tranh đấu của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. (Ảnh của phòng thông tin thành phố Beaumont)

0 comments:

Powered By Blogger