Thứ trưởng Ngoại giao Kenji Hiramatsu dẫn đầu phái đoàn Nhật tham gia cuộc họp ba bên (Reuters)
Như thông lệ, Bắc Kinh đã có ngay phản ứng bất đồng tình : Về mặt
chính thức, lời lẽ của bộ Ngoại giao Trung Quốc tương đối ôn hòa, nhưng
báo chí Trung Quốc đã được dịp tỏ thái độ bực tức, với những lời lẽ đay
nghiến đặc biệt nhắm vào Nhật Bản.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, đối thoại với nhau về vấn đề an ninh trên biển. Cơ chế đối thoại ba bên này đã họp phiên đầu tiên tại Washington vào năm 2011, và phiên thứ hai tại Tokyo. Trong cuộc họp lần thứ ba tại New Delhi hôm thứ Hai, các phái đoàn đã tập trung vào các vấn đề an ninh hàng hải, quyết định tăng cường các chiến lược chống nạn hải tặc, và bàn luận thêm về kiến trúc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phía Mỹ đã nhân cơ hội này giải thích rõ hơn về chủ trương “chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á” của Mỹ. vấn đề Biển Đông cũng được mang ra thảo luận trên tinh thần cần phải bảo đảm quyền tự do hàng hải ở vùng này. Riêng Nhật Bản thì đã nêu bật vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo nhật báo Ấn Độ The Hindu số ra hôm nay, dù vấn đề quan hệ giữa ba nước với Trung Quốc không được nêu ra một cách chính thức rõ ràng, nhưng Bắc Kinh đã bày tỏ ngay thái độ quan ngại.
Theo Tân Hoa Xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc –vào hôm qua đã tỏ ý hy vọng rằng « các nước liên can sẽ nỗ lực hơn nữa để phát huy hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực ». Theo ông Hồng Lỗi : « Đó là vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực ».
Trái với tuyên bố rất ngoại giao kể trên, báo chí Trung Quốc đã trích lời một số chuyên gia Trung Quốc, để cực lực đả kích cuộc họp này, và đặc biệt chĩa mũi dùi vào Nhật Bản.
Hoàn cầu Thời báo – Global Times – trong bài xã luận hôm qua, đã coi Nhật Bản là kẻ “đầu têu” trong việc thúc đẩy cơ chế đối thoại ba bên Mỹ Ấn Nhật. Theo tờ báo này, Nhật Bản – nước đang vướng vào tranh chấp biển đảo với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông – là quốc gia lo lắng nhất về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trung thành với sách lược chia để trị, tờ báo theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa nhẹ đòn hơn với Ấn Độ khi so sánh rằng quan hệ Bắc Kinh – New Delhi có vẻ thuận thảo hơn bang giao Trung Nhật : « Nhật Bản đang gây ra vấn đề cho Trung Quốc, nhưng điều đó không đáng lo. Trung Quốc có một số hy vọng là sẽ có hợp tác chiến lược với Ấn Độ ».
Tờ báo cũng phê phán Hoa Kỳ, cho rằng Mỹ đang « âm mưu gài bẫy Trung Quốc trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương », bất chấp việc cộng đồng doanh nghiệp tại Washington ngày càng « hội nhập » chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Đối với Hoàn cầu Thời báo thì rõ ràng Hoa Kỳ đang lúng túng trước Trung Quốc : « Mỹ thường xuyên có một chiến lược mập mờ về Trung Quốc. Có vẻ như là Washington không biết rõ là phải làm gì để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc ».
Nhìn chung, Global Times khẳng định rằng giá trị thực tế của cuộc đối thoại ba bên Mỹ Nhật Ấn « rất thấp ». Lý do là sự trỗi dậy của Trung Quốc là một tiến trình phức tạp mà chính Mỹ không thể đối phó, tự mình hay trong sự liên kết với các nước khác. Để ngăn chặn Trung Quốc, cần phải có tài chánh dồi dào. Thế nhưng, theo tờ báo, Hoa Kỳ hiện không thể đủ khả năng này, Nhật Bản hay Ấn Độ cũng vậy.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, đối thoại với nhau về vấn đề an ninh trên biển. Cơ chế đối thoại ba bên này đã họp phiên đầu tiên tại Washington vào năm 2011, và phiên thứ hai tại Tokyo. Trong cuộc họp lần thứ ba tại New Delhi hôm thứ Hai, các phái đoàn đã tập trung vào các vấn đề an ninh hàng hải, quyết định tăng cường các chiến lược chống nạn hải tặc, và bàn luận thêm về kiến trúc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phía Mỹ đã nhân cơ hội này giải thích rõ hơn về chủ trương “chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á” của Mỹ. vấn đề Biển Đông cũng được mang ra thảo luận trên tinh thần cần phải bảo đảm quyền tự do hàng hải ở vùng này. Riêng Nhật Bản thì đã nêu bật vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo nhật báo Ấn Độ The Hindu số ra hôm nay, dù vấn đề quan hệ giữa ba nước với Trung Quốc không được nêu ra một cách chính thức rõ ràng, nhưng Bắc Kinh đã bày tỏ ngay thái độ quan ngại.
Theo Tân Hoa Xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc –vào hôm qua đã tỏ ý hy vọng rằng « các nước liên can sẽ nỗ lực hơn nữa để phát huy hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực ». Theo ông Hồng Lỗi : « Đó là vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực ».
Trái với tuyên bố rất ngoại giao kể trên, báo chí Trung Quốc đã trích lời một số chuyên gia Trung Quốc, để cực lực đả kích cuộc họp này, và đặc biệt chĩa mũi dùi vào Nhật Bản.
Hoàn cầu Thời báo – Global Times – trong bài xã luận hôm qua, đã coi Nhật Bản là kẻ “đầu têu” trong việc thúc đẩy cơ chế đối thoại ba bên Mỹ Ấn Nhật. Theo tờ báo này, Nhật Bản – nước đang vướng vào tranh chấp biển đảo với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông – là quốc gia lo lắng nhất về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trung thành với sách lược chia để trị, tờ báo theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa nhẹ đòn hơn với Ấn Độ khi so sánh rằng quan hệ Bắc Kinh – New Delhi có vẻ thuận thảo hơn bang giao Trung Nhật : « Nhật Bản đang gây ra vấn đề cho Trung Quốc, nhưng điều đó không đáng lo. Trung Quốc có một số hy vọng là sẽ có hợp tác chiến lược với Ấn Độ ».
Tờ báo cũng phê phán Hoa Kỳ, cho rằng Mỹ đang « âm mưu gài bẫy Trung Quốc trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương », bất chấp việc cộng đồng doanh nghiệp tại Washington ngày càng « hội nhập » chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Đối với Hoàn cầu Thời báo thì rõ ràng Hoa Kỳ đang lúng túng trước Trung Quốc : « Mỹ thường xuyên có một chiến lược mập mờ về Trung Quốc. Có vẻ như là Washington không biết rõ là phải làm gì để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc ».
Nhìn chung, Global Times khẳng định rằng giá trị thực tế của cuộc đối thoại ba bên Mỹ Nhật Ấn « rất thấp ». Lý do là sự trỗi dậy của Trung Quốc là một tiến trình phức tạp mà chính Mỹ không thể đối phó, tự mình hay trong sự liên kết với các nước khác. Để ngăn chặn Trung Quốc, cần phải có tài chánh dồi dào. Thế nhưng, theo tờ báo, Hoa Kỳ hiện không thể đủ khả năng này, Nhật Bản hay Ấn Độ cũng vậy.
0 comments:
Post a Comment