Lễ hạ cờ tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 24/10/2012
REUTERS
Lê Phước RFI
Trước hàng loạt các vụ rùm beng từ gian lận thương mại, tai nạn tàu
hỏa, bất ổn xã hội đến vụ án Bạc Hy Lai, Trung Quốc cần phải tiến hành
cải cách, mà không chỉ cải cách kinh tế hay xã hội, mà còn phải tiến
hành cải cách chính trị. Tạp chí Tài Kinh tại Bắc Kinh có bài bàn về chủ
đề này, được Courrier International dẫn lại với dòng tựa bắt mắt : « Trung Quốc, cần cải cách toàn diện ».
Bắt đầu từ vụ án Bạc Hy Lai, tờ báo cho rằng, từ vụ việc rùm beng này
của cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, Trung Quốc có thể rút
ra nhiều bài học, mà bài học trước nhất đó là cần thiết phải tăng cường
cải cách toàn diện, nhất là hệ thống chính trị.
Theo tờ báo, khi nổ ra căng thẳng giữa bí thư Bạc Hy Lai và giám đốc công an Vương Lập Quân, thì 7 người trong cánh của họ Vương đã lập tức bị bắt điều tra, còn bản thân ông Vương cũng lập tức bị cách chức. Vụ việc cho thấy bí thư Bạc Hy Lai đã có một mạng lưới quan hệ hiệu quả trong hàng ngũ công an, nói cách khác là trên cương vị người đứng đầu Trùng Khánh, ông Bạc đã kiểm soát trực tiếp và lôi về phe mình cả lực lương an ninh. Tờ báo nhấn mạnh, đó hoàn toàn không chỉ là mối quan hệ cá nhân đơn thuần, mà là một sự kiểm soát tuyệt đối và có tổ chức, mang đến cho phe cánh của ông Bạc một kiểu cai trị độc tài và rất nguy hiểm.
Tờ báo nói thêm, vợ và người thân của ông Bạc Hy Lai đã lợi dụng chức vụ của ông để trục lợi từ hai chục năm nay. Thông cáo của Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Trung Quốc về vụ Bạc Hy Lai cũng đã nói rõ điều đó. Tờ báo nhận định, vụ việc Bạc Hy Lai càng làm sáng tỏ thêm một thực tế chính trị tại Trung Quốc, đó là chức vụ cũng là một dạng lợi tức, chức vụ càng cao thì lợi tức càng lớn.
Trường hợp Bạc Hy Lai còn cho thấy những khó khăn của quyền tự do báo chí tại Trung Quốc. Vì sao ? Bởi vì việc ông Bạc Hy Lai với vợ ông hoành hành không phải mới đây, mà đã từ 20 năm nay. Nếu quyền tự do báo chí được đảm bảo, tức nếu ông Bạc Hy Lai luôn bị dư luận giám sát, thì ắt hẳn không xảy ra vụ án Bạc Hy Lai-Cốc Khai Lai-Vương Lập Quân rùm beng như vừa qua.
Trong bối cảnh đó, Tài Kinh cho rằng, nên tiếp tục đào sâu các cải cách toàn diện, làm sao để những người nắm quyền « không muốn, không dám và không thể » sử dụng quyền lực của mình để trục lợi cho bản thân và phe cánh, làm sao để không còn trường hợp cán bộ lãnh đạo tự đặt mình trên pháp luật. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải có biện pháp căn cơ và đòi hỏi phải xem xét từ trong nền tảng cả hệ thống chính trị.
Thái Lan : Người trồng dừa điêu đứng vì nạn trung gian
Dừa Thái Lan thơm ngọt, nhưng cuộc sống của người trồng dừa tại Thái Lan thì lại vô cùng cay đắng bởi nạn trung gian. Tờ Bangkok Post có bài thông tin về thực tế này, được Courrier International trích dẫn với dòng tựa đầy chua xót : «Những nô lệ của nước cốt dừa ».
Đã từ lâu, dừa là một thực phẩm quan trọng ở Thái Lan, đâu đâu cũng nhìn thấy cây dừa. Mỗi bộ phận của cây dừa đều có lợi ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Mỗi ngày có biết bao nước cốt dừa được sử dụng làm bánh, biết bao người được thưởng thức hương vị thơm ngọt của nước dừa… Ấy thế mà đa phần người trồng dừa lại sống trong nghèo khổ !
Nguyên nhân đầu tiên, theo tờ báo, là đến từ cách điều hành của chính phủ. Tờ báo cho biết, chính phủ Thái Lan từ lâu đã không quan tâm đến số phận người trồng dừa, không xúc tiến các nghiên cứu cải thiện giống dừa…
Thế nhưng nguyên nhân chính khiến cho bà con trồng dừa làm nhiều mà được ít là đến từ các hoạt động mua bán trung gian. Trước khi đến tay người tiêu dùng, dừa phải qua không biết bao nhiêu khâu trung gian. Bởi thế, khi đến tay người tiêu dùng thì dừa có giá chứ, còn khi người nông dân bán cho trung gian thì lại có giá rẻ, « rẻ » như chính cuộc sống của người trồng dừa vậy.
Internet đang dần tạo ra một thế hệ riêng ?
Khoa học công nghệ phát triển quá nhanh, đến mức mà xã hội không đủ thời gian để thích nghi. Từ tấm bé, trẻ em đã được tiếp xúc nào là ipad, iphone…Kết quả là thế hệ trẻ em hiện tại đang hình thành dần một kiểu sống mới, một nhân cách mới. Tạp chí Le Nouvel Observateur đi sâu vào chủ đề xã hội này với bài viết chạy dòng tựa khá ấn tượng : « Kỹ thuật số đang biến đổi bộ não của con em chúng ta như thế nào ? ».
Những đứa trẻ ngày càng lệ thuộc vào thế giới ảo của internet và công nghệ kỹ thuật số. Có bé mới hai tuổi, mỗi buổi sáng thức dậy, điều đầu tiên xin bố mẹ là được sử dụng ipad và xem đó là người bạn thân nhất. Có bé mới học cấp một phổ thông đã ước được đem máy vi tính vào lớp để ghi chép bài giảng thay cho việc dùng bút ghi chép như xưa nay. Có bé còn thắc mắc với bố mẹ là đi học làm chi vì tất cả đã có trên wikipédia. Nhiều bé còn dỗ giấc ngủ bằng các trang twitter hay facebook. Còn ở Pháp, trẻ em thế hệ 2.0 cũng mất rất nhiều thời gian để lướt mạng mỗi ngày trước sự bất lực của bố mẹ.
Hậu quả thì vô cùng nhiều và vô cùng tai hại. Trẻ em ngày càng lệ thuộc vào thế giới ảo và xem đó là người bạn thân thiết, khiến cho chúng ngày càng xa rời cuộc sống thực tế, thiếu kỹ năng giao tiếp với xã hội thực và ngày càng trở nên thụ động. Khả năng tư duy của trẻ em ngày càng bị ảnh hưởng, ngày càng khó tập trung. Có chuyên gia còn cho rằng, Internet khiến cho chỉ số thông minh của con người ngày càng giảm.
Còn trong việc học ở trường nói riêng, trẻ em ngày càng ỷ lại vào Internet, công nghệ kỹ thuật số và ngày càng lười tư duy. Các em không cần phải đầu tư suy nghĩ nhiều, mà chỉ cần lên mạng tìm, rồi cắt – dán (cut and past). Dần dần, cắt -dán khiến cho khả năng tư duy, suy luận ngày càng giảm. Giới chuyên gia cho rằng, bên cạnh những tiện lợi mà internet mạng lại cho thế hệ trẻ, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo phải hành động để trang bị cho con em chúng ta biết tư duy « chậm hơn nhưng sâu sắc hơn ». Một chuyên gia còn kêu gọi phải nhanh chóng đưa các em trở lại với thế giới thực bằng những hành động thực như chơi thể thao thực, vẽ tranh thực, nấu ăn thực…
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ có liên quan đến châu Âu ?
« Bầu cử tổng thống Mỹ cũng là công việc của chúng ta », đó là tựa đề bài viết đăng trên trang thời luận của tạp chí L’Express bàn về ý nghĩa của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đối với châu Âu.
Chính sách của ông chủ Nhà Trắng sắp tới sẽ ảnh hưởng không chỉ về mặt kinh tế mà còn trong nhiều lĩnh vực khác đối với châu Âu. Tác giả giới thiệu hai quyển sách bàn về chủ đề này.
Quyển thứ nhất cơ tựa « Barack Obama và chính sách đối ngoại (2008-20012) » của tác tác giả Justin Vaisse một chuyên gia về quan hệ Âu-Mỹ. Theo chuyên gia Vaisse, thời đại « hậu Hoa Kỳ » đã bắt đầu, và tổng thống Obama đã hiểu được điều này. Từ đó, ông Obama đã tiến hành thay đổi định hướng chiến lược của nước Mỹ thời tổng thống Bush, đó là thoát ra khỏi tình trạng sa lầy ở một số nước để chuyển hướng đến vùng châu Á-Thái Bình Dương nhằm thích nghi với tình hình thế giới mới : Sự lớn mạnh của các nước mới trỗi dậy, đặc biệt là của Trung Quốc.
Chuyên gia Vaisse cũng nhìn lại mùa xuân Ả Rập. Ông cho rằng, chính mùa xuân Ả Rập vừa qua đã khiến cho châu Âu chứng tỏ được rằng các nước châu Âu vẫn luôn là những đồng minh đáng tin cậy. Châu Âu đã đi tiên phong trong mùa xuân này, trong khi tổng thống Obama lại theo đuổi lập trường « leadership from behind », tức lãnh đạo từ trong hậu trường, cụ thể là thay thế các biện pháp đổ bộ can thiệp quân sự bằng các loại phương tiện tối tân như máy bay không người lái, chiến tranh mạng… Trong khi đó, ứng viên Mitt Romney lại không chấp nhận đường lối này, và đề nghị nước Mỹ nên trở lại thái độ mạnh bạo như trước kia, tức là phải biết «tấn công», nhất là đối với Nga và Trung Quốc. Và dĩ nhiên, nếu chính sách của ông Romney được thực hiện thì sẽ có những tác động đáng kể trên toàn cõi châu Âu.
Quyển sách thứ hai mang tên « Trung Quốc đối đầu với Mỹ » của tác giả Alain Frachon và Daniel Vernet, hai cựu tổng biên tập của báo Le Monde. Hai người này cho rằng, thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ. Hai ông nhấn mạnh, chủ đề Trung Quốc đang phủ bóng lên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Romney thì chỉ trích đương kim tổng thống Obama nhẹ tay với Trung Quốc, trong khi tổng thống Obama thì lại đào sâu việc ông Romney là một « nhà tư bản không biên giới » đã làm lợi cho Trung Quốc, ý muốn nói đến chính sách kinh tế trước kia của ông Romney là chuyển nhà máy đến các nước có giá lao động rẻ, khiến cho người Mỹ trong nước bị thất nghiệp.
Hiện tại, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang ở giai đoạn nước rút. Dù ai giành chiến thắng đi chăng nữa, thì người tiếp quản Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tới sẽ phải tiếp tục đối mặt với « thời hậu Hoa Kỳ », phải đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Và dĩ nhiên chính sách mềm dẻo của ông Obama hay chính sách cứng rắn của ông Romney sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến châu Âu.
Liên Hiệp Châu Âu đang nhập nhằng về thể chế
Nhìn vào việc nội bộ của châu Âu, L’Express đăng bài « Hai châu Âu, hai nghị viện ». Tác giả cho rằng, các vấn đề đang làm chao đảo châu Âu một phần là do sự nhập nhằng về thể chế. Cụ thể đó là châu Âu vừa có tổ chức Liên Hiệp Châu Âu (EU) bao gồm 27 nước, với một nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu của 27 nước thành viên. Hai thể chế này đang điều hành quá trình giải quyết khủng hoảng nợ công tại châu Âu. Thế mà đến hiện tại, nợ công vẫn còn đó, kinh tế châu Âu vẫn chưa được phục hồi.
Nguyên nhân là do đâu ? Theo tác giả, đó là cuộc khủng hoảng nợ công hiện tại chỉ nằm gọn trong khu vực đồng euro với 17 nước thành viên sử dụng chung một đồng tiền, trong khi các thể chế nêu trên lại là của toàn Liên Hiệp Châu Âu. Trên cơ sở đó, tác giả đề nghị nên thành lập những thể chế riêng của vùng đồng euro (eurozone) để giải quyết những vấn đề thuộc 17 nước sử dụng đồng euro.
Theo tờ báo, khi nổ ra căng thẳng giữa bí thư Bạc Hy Lai và giám đốc công an Vương Lập Quân, thì 7 người trong cánh của họ Vương đã lập tức bị bắt điều tra, còn bản thân ông Vương cũng lập tức bị cách chức. Vụ việc cho thấy bí thư Bạc Hy Lai đã có một mạng lưới quan hệ hiệu quả trong hàng ngũ công an, nói cách khác là trên cương vị người đứng đầu Trùng Khánh, ông Bạc đã kiểm soát trực tiếp và lôi về phe mình cả lực lương an ninh. Tờ báo nhấn mạnh, đó hoàn toàn không chỉ là mối quan hệ cá nhân đơn thuần, mà là một sự kiểm soát tuyệt đối và có tổ chức, mang đến cho phe cánh của ông Bạc một kiểu cai trị độc tài và rất nguy hiểm.
Tờ báo nói thêm, vợ và người thân của ông Bạc Hy Lai đã lợi dụng chức vụ của ông để trục lợi từ hai chục năm nay. Thông cáo của Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Trung Quốc về vụ Bạc Hy Lai cũng đã nói rõ điều đó. Tờ báo nhận định, vụ việc Bạc Hy Lai càng làm sáng tỏ thêm một thực tế chính trị tại Trung Quốc, đó là chức vụ cũng là một dạng lợi tức, chức vụ càng cao thì lợi tức càng lớn.
Trường hợp Bạc Hy Lai còn cho thấy những khó khăn của quyền tự do báo chí tại Trung Quốc. Vì sao ? Bởi vì việc ông Bạc Hy Lai với vợ ông hoành hành không phải mới đây, mà đã từ 20 năm nay. Nếu quyền tự do báo chí được đảm bảo, tức nếu ông Bạc Hy Lai luôn bị dư luận giám sát, thì ắt hẳn không xảy ra vụ án Bạc Hy Lai-Cốc Khai Lai-Vương Lập Quân rùm beng như vừa qua.
Trong bối cảnh đó, Tài Kinh cho rằng, nên tiếp tục đào sâu các cải cách toàn diện, làm sao để những người nắm quyền « không muốn, không dám và không thể » sử dụng quyền lực của mình để trục lợi cho bản thân và phe cánh, làm sao để không còn trường hợp cán bộ lãnh đạo tự đặt mình trên pháp luật. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải có biện pháp căn cơ và đòi hỏi phải xem xét từ trong nền tảng cả hệ thống chính trị.
Thái Lan : Người trồng dừa điêu đứng vì nạn trung gian
Dừa Thái Lan thơm ngọt, nhưng cuộc sống của người trồng dừa tại Thái Lan thì lại vô cùng cay đắng bởi nạn trung gian. Tờ Bangkok Post có bài thông tin về thực tế này, được Courrier International trích dẫn với dòng tựa đầy chua xót : «Những nô lệ của nước cốt dừa ».
Đã từ lâu, dừa là một thực phẩm quan trọng ở Thái Lan, đâu đâu cũng nhìn thấy cây dừa. Mỗi bộ phận của cây dừa đều có lợi ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Mỗi ngày có biết bao nước cốt dừa được sử dụng làm bánh, biết bao người được thưởng thức hương vị thơm ngọt của nước dừa… Ấy thế mà đa phần người trồng dừa lại sống trong nghèo khổ !
Nguyên nhân đầu tiên, theo tờ báo, là đến từ cách điều hành của chính phủ. Tờ báo cho biết, chính phủ Thái Lan từ lâu đã không quan tâm đến số phận người trồng dừa, không xúc tiến các nghiên cứu cải thiện giống dừa…
Thế nhưng nguyên nhân chính khiến cho bà con trồng dừa làm nhiều mà được ít là đến từ các hoạt động mua bán trung gian. Trước khi đến tay người tiêu dùng, dừa phải qua không biết bao nhiêu khâu trung gian. Bởi thế, khi đến tay người tiêu dùng thì dừa có giá chứ, còn khi người nông dân bán cho trung gian thì lại có giá rẻ, « rẻ » như chính cuộc sống của người trồng dừa vậy.
Internet đang dần tạo ra một thế hệ riêng ?
Khoa học công nghệ phát triển quá nhanh, đến mức mà xã hội không đủ thời gian để thích nghi. Từ tấm bé, trẻ em đã được tiếp xúc nào là ipad, iphone…Kết quả là thế hệ trẻ em hiện tại đang hình thành dần một kiểu sống mới, một nhân cách mới. Tạp chí Le Nouvel Observateur đi sâu vào chủ đề xã hội này với bài viết chạy dòng tựa khá ấn tượng : « Kỹ thuật số đang biến đổi bộ não của con em chúng ta như thế nào ? ».
Những đứa trẻ ngày càng lệ thuộc vào thế giới ảo của internet và công nghệ kỹ thuật số. Có bé mới hai tuổi, mỗi buổi sáng thức dậy, điều đầu tiên xin bố mẹ là được sử dụng ipad và xem đó là người bạn thân nhất. Có bé mới học cấp một phổ thông đã ước được đem máy vi tính vào lớp để ghi chép bài giảng thay cho việc dùng bút ghi chép như xưa nay. Có bé còn thắc mắc với bố mẹ là đi học làm chi vì tất cả đã có trên wikipédia. Nhiều bé còn dỗ giấc ngủ bằng các trang twitter hay facebook. Còn ở Pháp, trẻ em thế hệ 2.0 cũng mất rất nhiều thời gian để lướt mạng mỗi ngày trước sự bất lực của bố mẹ.
Hậu quả thì vô cùng nhiều và vô cùng tai hại. Trẻ em ngày càng lệ thuộc vào thế giới ảo và xem đó là người bạn thân thiết, khiến cho chúng ngày càng xa rời cuộc sống thực tế, thiếu kỹ năng giao tiếp với xã hội thực và ngày càng trở nên thụ động. Khả năng tư duy của trẻ em ngày càng bị ảnh hưởng, ngày càng khó tập trung. Có chuyên gia còn cho rằng, Internet khiến cho chỉ số thông minh của con người ngày càng giảm.
Còn trong việc học ở trường nói riêng, trẻ em ngày càng ỷ lại vào Internet, công nghệ kỹ thuật số và ngày càng lười tư duy. Các em không cần phải đầu tư suy nghĩ nhiều, mà chỉ cần lên mạng tìm, rồi cắt – dán (cut and past). Dần dần, cắt -dán khiến cho khả năng tư duy, suy luận ngày càng giảm. Giới chuyên gia cho rằng, bên cạnh những tiện lợi mà internet mạng lại cho thế hệ trẻ, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo phải hành động để trang bị cho con em chúng ta biết tư duy « chậm hơn nhưng sâu sắc hơn ». Một chuyên gia còn kêu gọi phải nhanh chóng đưa các em trở lại với thế giới thực bằng những hành động thực như chơi thể thao thực, vẽ tranh thực, nấu ăn thực…
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ có liên quan đến châu Âu ?
« Bầu cử tổng thống Mỹ cũng là công việc của chúng ta », đó là tựa đề bài viết đăng trên trang thời luận của tạp chí L’Express bàn về ý nghĩa của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đối với châu Âu.
Chính sách của ông chủ Nhà Trắng sắp tới sẽ ảnh hưởng không chỉ về mặt kinh tế mà còn trong nhiều lĩnh vực khác đối với châu Âu. Tác giả giới thiệu hai quyển sách bàn về chủ đề này.
Quyển thứ nhất cơ tựa « Barack Obama và chính sách đối ngoại (2008-20012) » của tác tác giả Justin Vaisse một chuyên gia về quan hệ Âu-Mỹ. Theo chuyên gia Vaisse, thời đại « hậu Hoa Kỳ » đã bắt đầu, và tổng thống Obama đã hiểu được điều này. Từ đó, ông Obama đã tiến hành thay đổi định hướng chiến lược của nước Mỹ thời tổng thống Bush, đó là thoát ra khỏi tình trạng sa lầy ở một số nước để chuyển hướng đến vùng châu Á-Thái Bình Dương nhằm thích nghi với tình hình thế giới mới : Sự lớn mạnh của các nước mới trỗi dậy, đặc biệt là của Trung Quốc.
Chuyên gia Vaisse cũng nhìn lại mùa xuân Ả Rập. Ông cho rằng, chính mùa xuân Ả Rập vừa qua đã khiến cho châu Âu chứng tỏ được rằng các nước châu Âu vẫn luôn là những đồng minh đáng tin cậy. Châu Âu đã đi tiên phong trong mùa xuân này, trong khi tổng thống Obama lại theo đuổi lập trường « leadership from behind », tức lãnh đạo từ trong hậu trường, cụ thể là thay thế các biện pháp đổ bộ can thiệp quân sự bằng các loại phương tiện tối tân như máy bay không người lái, chiến tranh mạng… Trong khi đó, ứng viên Mitt Romney lại không chấp nhận đường lối này, và đề nghị nước Mỹ nên trở lại thái độ mạnh bạo như trước kia, tức là phải biết «tấn công», nhất là đối với Nga và Trung Quốc. Và dĩ nhiên, nếu chính sách của ông Romney được thực hiện thì sẽ có những tác động đáng kể trên toàn cõi châu Âu.
Quyển sách thứ hai mang tên « Trung Quốc đối đầu với Mỹ » của tác giả Alain Frachon và Daniel Vernet, hai cựu tổng biên tập của báo Le Monde. Hai người này cho rằng, thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ. Hai ông nhấn mạnh, chủ đề Trung Quốc đang phủ bóng lên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Romney thì chỉ trích đương kim tổng thống Obama nhẹ tay với Trung Quốc, trong khi tổng thống Obama thì lại đào sâu việc ông Romney là một « nhà tư bản không biên giới » đã làm lợi cho Trung Quốc, ý muốn nói đến chính sách kinh tế trước kia của ông Romney là chuyển nhà máy đến các nước có giá lao động rẻ, khiến cho người Mỹ trong nước bị thất nghiệp.
Hiện tại, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang ở giai đoạn nước rút. Dù ai giành chiến thắng đi chăng nữa, thì người tiếp quản Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tới sẽ phải tiếp tục đối mặt với « thời hậu Hoa Kỳ », phải đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Và dĩ nhiên chính sách mềm dẻo của ông Obama hay chính sách cứng rắn của ông Romney sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến châu Âu.
Liên Hiệp Châu Âu đang nhập nhằng về thể chế
Nhìn vào việc nội bộ của châu Âu, L’Express đăng bài « Hai châu Âu, hai nghị viện ». Tác giả cho rằng, các vấn đề đang làm chao đảo châu Âu một phần là do sự nhập nhằng về thể chế. Cụ thể đó là châu Âu vừa có tổ chức Liên Hiệp Châu Âu (EU) bao gồm 27 nước, với một nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu của 27 nước thành viên. Hai thể chế này đang điều hành quá trình giải quyết khủng hoảng nợ công tại châu Âu. Thế mà đến hiện tại, nợ công vẫn còn đó, kinh tế châu Âu vẫn chưa được phục hồi.
Nguyên nhân là do đâu ? Theo tác giả, đó là cuộc khủng hoảng nợ công hiện tại chỉ nằm gọn trong khu vực đồng euro với 17 nước thành viên sử dụng chung một đồng tiền, trong khi các thể chế nêu trên lại là của toàn Liên Hiệp Châu Âu. Trên cơ sở đó, tác giả đề nghị nên thành lập những thể chế riêng của vùng đồng euro (eurozone) để giải quyết những vấn đề thuộc 17 nước sử dụng đồng euro.
0 comments:
Post a Comment