Từ
khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa Cộng Sản ác ôn thâm nhập vào Việt Nam,
đất nước đã trải qua những đại nạn chưa từng có trong lịch sử, và có lẽ
cũng chưa từng có trong lịch sử loài người trước khi hai chữ Cộng Sản
xuất hiện. Một tên Việt gian mà xưng mình là “cha già dân tộc”, một tên
bán nước có văn tự mà được gọi là kẻ đem lại độc lập tự do hạnh phúc cho
dân tộc. Một kẻ ăn cắp thơ của người khác mà thuộc hạ lại phong “hàm”
Nhà Văn Hóa Quốc Tế. Nhưng, 2 dấu ấn đau thương nhứt mà Cộng Sản để lại
cho dân tộc Việt Nam là chiến dịch
Cải Cách Ruộng Đất và Dân Oan.
Người ta ước lượng khoảng trên dưới nửa triệu người dân Việt Nam vô
tội, sống trong thời bình bị giết chết một cách dã man. Hệ lụy của Cải
Cách Ruộng Đất là hàng trăm ngàn gia đình tan nát, trẻ thơ bị giết chết
dần dần với chính sách cô lập mà bà vợ ông Hữu Loan là một ví dụ cụ thể.
Lúc đó, bà Hữu Loan mới 16, 17 tuổi, cha mẹ và gia đình thuộc hàng địa
chủ nên bị giết, bị tịch thu tài sản và bị đuổi ra đường, không nhà nào
được chứa chấp, thuê mướn… nghĩa là cô gái chỉ chờ chết khi đã mót hết
khoai sắn (củ mì) còn sót lại sau khi nông dân thu hoạch, may nhờ có Hữu
Loan, cảm cái ơn gia đình cô ta đã giúp đỡ “bộ đội cụ Hồ” rất nhiều và
rất nhiệt tình, nên Hữu Loan bất chấp cường quyền đã cưu mang cô ta và
lấy làm vợ. Đó là chuyện đầu hạ án thế kỷ 20.
Cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, thuộc hạ của Hồ Chí Minh đóng một
dấu ấn khủng khiếp lên toàn dân Việt Nam . Chính những kẻ cầm quyền đã
thống kê và đưa ra một con số kinh khủng: một triệu 300 ngàn gia đình bị
tịch thu nhà đất, ruộng vườn. Thống kê này được lập cách nay đã hơn 10
năm. Con số này hiện tại chí ít cũng gấp 2 lần một triệu ba! Với luật lệ
mới, đất đai thuộc về “nhân dân”, tức thuộc về sở hữu của ĐẢNG VIÊN
CỘNG SẢN. Với luật lệ này, đảng viên Cộng Sản muốn chiếm khu đất nào, dù
trên đó có nhà cửa, ruộng vườn của người dân đang sinh sống. Cái dấu ấn
muôn đời không thể xóa bỏ được, đóng vào mặt những tên cán bộ Việt Cộng
và cả mặt Hồ Chí Minh là sự trần truồng của 2 mẹ con nông dân, quyết
phơi bày tất cả để “Nhà Nước” xét lại, cho giữ mãnh đất mà họ đã chắt
chiu từng đồng, tiết kiệm từng giạ lúa để mua làm phương tiện sinh sống
cho gia đình. Hai chữ DÂN OAN theo nghĩa này đã xuất hiện.
Tuy ở Hoa Kỳ, một quốc gia tự do dân chủ, tất cả người Việt tị nạn
Cộng Sản đều luôn hướng về quê nhà, cảm thông tất cả nỗi đau khỗ mà đồng
bào đang phải trải qua dưới ách thống trị của Cộng Sản. Cụ Vũ Đình Hậu,
năm nay đã 84 tuổi (Mậu Thìn) vẫn luôn hướng về Quê Nhà cảm thông với
đồng bào những nỗi khổ mà chỉ có một cách duy nhứt để đồng bào có thể
thoát ách nô lệ này, đó là “Dẹp tan đảng cướp” tức đảng Cộng Sản. Bài
thơ như sau:
LỤY DÂN OAN
(Giọt nước mắt thông cảm cùng đồng bào)
Dân oan ai LỤY tiếng Dân oan,
O ép nhà nông tước đoạt càn! (1)
Vơ vét của dân, Ông lớn đấy,
Cào vô đầy túi, Chức quyền quan,
Chiếu đất lạnh căm, cơm chẳng đủ!
Màn trời oi bức, thấm tâm can!
Chung nỗi oan khiên thảm trạng ấy, (2)
Dẹp tan đảng cướp, hết lầm than.(3)
Lão ông
Vũ Đình Hậu
1) Cộng Sản lấy nhà cửa, ruộng vườn của dân
2) Lời tác giả.
3) Toàn dân cứu Nước.
Ông cụ ngày trước có theo đèn sách Thánh Hiền” một thời gian, thường
hay đọc thơ Đường luật nên lúc về già vẫn nhớ thể thơ cổ. Do đó, với một
bài thơ đóng khung trong 56 chữ, lại phải theo vần, theo âm luật v.v…
những người đã từng học “Việt Văn” bậc Trung học ngày trước rất dễ thông
cảm với ý thơ, lời thơ và cả những “ý tại ngôn ngoại” của những bài thơ
thể loại này, nhưng với những người sinh trưởng ở Hoa Kỳ hoặc vì một lý
do gì mà không có dịp đọc qua thơ Đường luật thì khó hiểu bài thơ nói
trên.
Kiêm Ái cảm mến tấm lòng yêu nước thương đồng bào của lão ông Vũ Đình
Hâụ, mạo muội diễn ý bài thơ này để cho ai cũng thông cảm được nỗi lòng
của một kẻ sức tàn lực kiệt nhưng lòng yêu nước thương nòi vẫn canh
cánh bên lòng của cụ Hậu. Tôi cũng tự biết diễn tả một bài thơ Thất ngôn
bát cú, dù là thơ thời nay cũng có nhiều sơ sót. Xin quý vị thông cảm
và góp ý kiến nếu có gì sơ sót.
“Dân oan ai LỤY, tiếng Dân oan.”
“Lụy có nghĩa là dính líu, có hại, như liên lụy, lâm lụy”(Theo Tự
Điển Việt Nam của Lê Văn Đức) Hai tiếng Dân Oan “nảy sinh” từ khi Việt
Cộng ăn cướp nhà đất của đồng bào để qui hoạch bán cho đầu tư ngoại quốc
hoặc xây dựng các công trình bán cho ngoại quốc hoặc cho thuê mướn,
khiến cho dân chúng liên lụy đau thương. “Sinh vô gia cư, tử vô địa
táng” thực không có câu nào chính xác hơn để nói lên cái hệ lụy của đồng
bào ta hiện nay tại quê nhà.
“O ép nhà nông, tước đoạt càn!”
Ăn cướp một cách công khai, sẵn sàng dùng bạo lực đó là ý nghĩa 3 chữ
tước đoạt càn. Càn là làm ẩu, làm không nương tay. Cướp đoạt càn cho
đến nỗi người đàn bà Việt Nam mà bất kể xấu hổ, khỏa thân cũng không
dừng được bàn tay kẻ cướp ngày. Cổ kim chưa có.
Nhiều người ở Việt Nam cho rằng chỉ có cái nghề “Cộng Sản” là mau
giàu nhứt, đã giàu lại có quyền thế. Vơ vét của dân không ai ngoài mấy
ông lớn Cộng Sản:
“Vơ vét của dân, Ông lớn đấy
Cào vô đầy túi, chức quyền quan”
Hai câu thơ này ứng với câu ca dao:
“Con ơi nhớ lấy câu này.
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.
Ông bà xưa nói để con cháu hiểu ý thôi, không ngờ ngày nay Việt Cộng
áp dụng nghĩa đen. Chúng không mắc cở, không nháy mắt khi ngang nhiên
cướp ruộng đất, nhà cửa đồng bào.
Và cái hệ lụy đương nhiên phải tới cho dân oan là:
“Chiếu đất lạnh căm, cơm chẳng đủ,
Màn trời oi bức, thấu tâm can!”
Nói thực, hai câu thơ này chưa diễn tả hết nỗi cơ cực của “Dân Oan”.
Dân Oan còn có nhiều nỗi cực khác, nhất là về tinh thần. Tại sao những
kẻ đã có bạc tỉ, bạc triệu, mỹ kim mà còn “chiếu cố” đến một mảnh đất
chỉ đủ để vài cái giường, cái bếp? Một mảnh vườn có nơi không đầy một
công ruộng? Ngay cả mấy thước đất dành cho người chết cũng không giữ
được. Dân Oan nhìn đám cán bộ này mà ruột đau như cắt: chúng cũng đầu
đen máu đỏ, cũng da vàng mũi tẹt. cũng nói tiếng Việt Nam , có khi cùng
xóm, cùng làng với dân oan, thế mà bỗng chốc như điên cuồng, như cầm
thú, chỉ biết cướp và cướp.
Chung cuộc thì chỉ có một con đường và chỉ con đường dư nhất đó là:
“Dẹp tan Đảng cướp, hết lầm than”.
Cộng sản rất sợ mấy chữ này, do đó, bất cứ
hành động nào của người dân, dù là nói lên tấm lòng yêu nước, lo ngại bị
mất nước về tay Tàu Cộng, hay muốn giúp Việt Cộng trong sạch hóa bộ máy
cầm quyền của chúng, đều bị chúng qui kết vào một tội: âm mưu lật đổ
chế độ. Cộng Sản lại càng lo sợ hơn nữa, khi chúng thấy lớp trẻ Việt Nam
ở trong nước ngày càng đứng lên đấu tranh để “dẹp tan Đảng cướp”. Thế,
chúng triệt để đàn áp tuổi trẻ Việt Nam . Ngày 30.10.2012 tới, Việt Cộng
sẽ đưa nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình ra “xử tội tuyên truyền chống nhà
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam “. Điều trớ trêu là nhạc sĩ
Việt Khang cũng như hầu hết tuổi trẻ khi đứng lên đấu tranh chỉ vì lo
ngại Trung Cộng sẽ chiếm Việt Nam . Thế mà VC gán cho họ cái tội danh
lật đổ chính quyền”. Chứng tỏ “chính quyền” này là chính quyền của Trung
Cộng.Phải dẹp tan Đảng cướp này. Việt Cộng đã sai lầm khi cố tình gán
cho những thanh niên Việt Nam đứng lên chống ngoại xâm và đưa ra những
hình phạt quá nặng, mong rằng TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC VIỆT NAM sẽ chồn chân,
nhưng không. Càng đàn áp càng nổi dậy. Họ sẽ dẹp tan đảng cướp Cộng Sản.
Việt Khang và Anh Bình hãy vững tâm, sẽ có nhiều người nối gót 2 anh
“đập tan đảng Cộng Sản”.
Đó là điều toàn dân đang mong muốn, đó là lòng dân đang sôi sục. Đó
là cuộc cách mạng cần phải có để hết lầm than. Cụ Vũ Đình Hậu cũng như
rất nhiều người “thất thập cổ lai hy” đã từng than thở, thế nước ngặt
nghèo như vậy, dân tộc lầm than như chưa bao giờ lầm than, mà sức khỏe,
năng lực đã đến hồi kiệt quệ, chỉ còn một tấm lòng, do đó, các cụ thường
nói lên tiếng nói của mình, dù là tiếng nói già nua, yếu ớt. Hy vọng
thanh niên, tuổi trẻ đứng lên đáp lời sông núi như bao thế hệ cha ông.
Một ngàn năm đô hội giặc Tàu, dân ta vẫn đứng vững, ngôn ngữ ta vẫn phát
triển, văn hóa ta vẫn phong phú. Chỉ có thời Việt Cộng tất cả mới ở bên
bờ vực thẳm. Đọc bài thơ này, tuy cụ Vũ Đình Hậu viết rất đơn sơ, nhưng
càng đọc chừng nào càng buồn chừng đó. Nhưng. Nói đi rồi nói lại, trước
cảnh quốc phá gia vong người già còn gắng sức hô hào mọi người đứng
lên, huống hồ thanh niên nam nữ? Hãy đứng lên dẹp tan đảng cướp, chấm
dứt lầm than cho đồng bào.
Kiêm Ái
0 comments:
Post a Comment