Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Khi tôi viết bài này thì loạt 6 bài “Cuộc cách mạng của sợ hãi” của tác giả Vũ Đông Hà đã ra đời được khá lâu. Càng đọc và suy ngẫm nó tôi càng thấy thấm thía. Tựu chung lại của loạt 6 bài đó chính là con đường giúp người dân ta bước qua sự sợ hãi để đến với dân chủ tự do.
Muốn có dân chủ tự do thực sự chúng ta phải có quần chúng hay nói cách khác là tạo ra sức mạnh tập thể. Vậy để có thể nào tạo ra được đám đông có cùng chí hướng và hành động? Nếu giải quyết được câu hỏi đó thì chúng ta đã thành công được 70% trong việc tạo ra cuộc cách mạng dân chủ thực sự cho Việt Nam.
Tôi rất tâm đắc với những suy nghĩ trong chiều sâu của tác giả Vũ Đông Hà, nhưng trong khuôn khổ bài viết này xin nêu ra vài suy nghĩ của tôi để tạo ra số đông mà tác giả Vũ Đông Hà đang hướng tới cho một cuộc cách mạng dân chủ tự do.
Cộng sản Việt Nam hiện nay sợ điều gì?
Theo cá nhân tôi, cộng sản Việt Nam ở đây chỉ sợ 3 điều: Sự thật, Đám đông và Tiền. Tại sao tôi nói vậy?
Bởi vì cộng sản quen thói nói dối và bịa đặt dùng hình tượng của một kẻ bán nước, giết người như Hồ Chí Minh để lừa đảo dân tộc, dùng đó làm tấm bình phong cho mọi người hướng đến “Học tập và làm việc theo đạo đức Bác”. Sự việc này không mới vì nếu ai có cái đầu suy nghĩ đều biết thậm chí biết rõ hơn cả những bài viết của tôi “Những sự thật không thể chối bỏ”. Và bên cạnh đó là những điều dối trá về công lao “Đuổi Pháp, đánh Mỹ”, hay ém nhẹm đi sự thật và Cải cách ruộng đất, Thảm sát Mậu thân… rồi ra rả tuyên truyền yêu cầu phải “định hướng” dư luận yêu nước là yêu đảng cộng sản… Cho nên vì sợ sự thật nên đảng cộng sản phải ra sức bịt miệng báo dân. Chính vì sợ sự thật mà ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra công văn đòi “xử lý” và hệ thống truyền thông của đảng và nhà nước vẫn tiếp tục đấu tố trang blog Danlambao.
Đảng cộng sản sợ đám đông giống như việc Tần Thủy Hoàng ngày trước. Vì họ dối trá nên họ sợ đám đông sẽ tập hợp lại và tranh luận, sự tranh luận sẽ khiến cho sự thật hiện ra. Và cũng số đông ấy có thể tạo ra số đông hơn những người cùng chí hướng để lật đổ chế độ thối nát, độc tài. Chính vì thế mà họ đàn áp biểu tình, cấm lập hội, lập nhóm…
Và cuối cùng đảng cộng sản cũng sợ mất Tiền. Vì sao? Vì tiền là thứ mà ai cũng thích. Nhưng với bản chất tham lam vô độ thì đảng cộng sản càng coi tiền là một thứ tối thượng. Như rất nhiều bài viết đề cập và trong bài “Thêm một cú lừa!” tôi cũng đã phân tích. Thực chất đảng cộng sản hiện nay đã đưa đất nước đến một thảm trạng kinh tế. Nền kinh tế không tạo ra giá trị thặng dư mà phải sống phồn vinh giả tạo cho một lớp người thông qua vơ vét tiền của Việt Kiều và đặc biệt là tiền vay từ ODA, FDI… Chính vì thế đây cũng là tử huyệt của cộng sản.
Số đông được tạo ra từ sự tự tin và phẫn nộ:
Như trên đã nói, muốn có cách mạng phải có số đông và đánh vào đúng tử huyệt của cộng sản. Vậy chúng ta nên làm gì?
Nói về bản chất con người ai cũng sợ hãi dù đôi khi nỗi sợ hãi chỉ là mơ hồ huống chi là nỗi sợ từ chính cường quyền, súng đạn của kẻ độc tài. Người ta không còn sợ hãi khi thần kinh và tri giác của họ không còn bị hạn chế bởi suy nghĩ sợ sệt. Muốn thế chúng ta phải giúp đa phần dân chúng đang trong tình trạng mackeno do sợ hãi vượt qua nỗi sợ hãi đó để có đám đông cùng chí hướng.
Có nhiều cách tạo ra bước ngoặt để bước qua sợ hãi. Có người thì dùng rượu, có người dùng ma túy để đánh lừa thần kinh của mình. Khi thần kinh bị kích động không còn lý trí sợ hãi bình thường họ sẽ làm liều… Nhưng chúng ta không làm thế. Có một điều mà chúng ta nên suy nghĩ đó là khi người ta phát hiện ra mình bị lừa dối, phản bội và bị sức ép về kinh tế cá nhân, họ sẽ bước qua được sự sợ hãi và đồng thuận với nhau để làm cách mạng.
Xin lấy một ví dụ: Bình thường bạn có thể bị mất tiền oan khi đi mua bán, bạn cũng tức giận nhưng những tức giận ngoài đường dễ bị cho qua vì 1001 lý do. Nhưng nếu một ngày bạn phát hiện ra người bạn rất thân mà bạn bị người bạn đó lừa dối mấy chục năm qua để vơ vét, chà đạp bạn thì chính bạn là người phản kháng mạnh mẽ nhất với người bạn đó.
Chính vì vậy để nêu lên suy nghĩ của mình về cuộc cách mạng “bước qua sự sợ hãi” chúng ta cần phải cho nhân dân Việt Nam và thế giới biết họ bị đảng cộng sản lừa bịp gần 70 năm trời đăng đẳng. Muốn làm thế bản thân chúng ta phải trình bày những sự thật bị bưng bít như khẩu hiệu của Danlambao “Mỗi người là một chiến sỹ thông tin”. Giúp nhân dân bước qua sợ hãi chính là ra hiệu ứng đám đông và đánh vào tử huyệt của cộng sản.
Và còn một việc nên làm đó là dù bất cứ sự thật hay hành động đàn áp biểu tình, khủng bố người yêu nước nào cũng nên tố cáo với đông đảo nhân dân và cộng đồng quốc tế. Vì sao phải vậy? Chúng ta hãy để bà con nước ngoài và người ngoại quốc biết rõ thêm bộ mặt thật của chế độ độc tài đang đàn áp nhân dân yêu nước để họ không gửi tiền đầu tư cho chế độ cộng sản xà xẻo, tự nuôi sống chính bộ máy hèn với giặc nhưng ác với dân này. Ngoài ra nếu đánh động được dư luận quốc tế thì việc quan tâm đến nhân quyền sẽ khiến cho ODA, FDI phải giảm mạnh. Việc này nhằm hai mục tiêu: Cắt nguồn nuôi sống chính quyền cộng sản độc tài và đẩy nền kinh tế đi vay của đảng và nhà nước Việt Nam đến phá sản, giúp nhân dân bị đẩy vào chính thế đường cùng để vùng lên – mà trước sau gì cũng phải đến trước sự lãnh đạo ngu dốt của đảng cộng sản.
Còn gì để mất khi nhân dân biết mình bị lừa gần 70 năm trời? Còn gì để mất khi nhân dân biết kinh tế Việt Nam đang sống thoi thóp nhờ vay mượn mà không có giá trị thặng dư? Còn gì sợ hãi khi chính miếng cơm của mình bị mất do chính sách cai trị dốt nát, độc tài và tham lam của cộng sản? Còn gì để đắn đo khi con cháu của chính mình phải còng lưng suốt đời để trả nợ cho một tập đoàn quan tham đang làm giàu trên mồ hôi, xương máu của nhân dân. Đó là động lực bước qua sợ hãi.
Bạn đọc hãy luôn để trong mình tâm niệm câu slogan của Danlambao. Chỉ có như vậy với sự cố gắng thực hiện nó bởi mỗi chúng ta sẽ có hiệu ứng đám đông và vượt qua sợ hãi của nhân dân. Chỉ có vậy mới có cuộc cách mạng dân chủ thực sự.
01/10/2012
Đặng Chí Hùng
danlambaovn.blogspot.com
___________________________
Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 1)
Tội ác lớn nhất của một triều đại không hẳn là đốt sách,
giết người hay làm cho đất nước trở nên nghèo khó,
mà là làm cho cả một dân tộc trở nên hèn nhát, ích kỷ và mê muội.
Vũ Đông Hà (Danlambao)
– Nhìn lại mấy mươi năm, lột da, rướm máu chính mình để thấy bóng ma sợ
hãi chế ngự cả một dân tộc như thế nào. Để không trách nhau là hèn. Để
đừng mắng nhau là nhát. Để biết sẽ khó mà có một cuộc cách mạng dân chủ
nếu sự sợ hãi vẫn tiếp tục là bóng ma lởn vởn trên đầu. Để biết tại sao
mọi lời kêu gọi chỉ có được vài trăm người hưởng ứng, không đủ để tạo
thành cơn sóng đổi đời. Để biết mọi kế hoạch đều bất khả thi nếu bước
chân con người vẫn rụt rè và chôn cứng trong bốn bức tường hãi sợ…
*
Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 2) – Những viên gạch nền tảng
Cây đại thụ cũng phải lớn lên từ một hạt mầm yếu đuối
Vũ Đông Hà (Danlambao)
– Hình ảnh sau cùng của một cuộc cách mạng là hàng trăm ngàn người, cả
triệu người trên một quãng trường. Warsaw, Moscow, Prague, Manila,
Belgrade, Tunis, Cairo… Chỉ thấy hình ảnh của những người can đảm. Không
tìm ra được những khuôn mặt sợ hãi. Ôi! những dân tộc anh hùng và can đảm. Ôi! Dân tộc ta, sao mà hèn nhát!
Có thật như vậy không?…
*
Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 3) – Sức mạnh của đám đông
Vũ Đông Hà (Danlambao)
– Ở nơi đó và trong một khoảnh khắc kỳ diệu, một người có thể cảm nhận
rằng có điều gì đó ý nghĩa hơn, to lớn hơn cá nhân đơn lẽ của mình. Mỗi
tiếng hô rõ ràng dạn dĩ hơn, vang lớn hơn. Mỗi cánh tay vung lên rõ ràng
mạnh mẽ hơn. Mỗi bước chân đi tới rõ ràng dứt khoát hơn. Con người có
lúc cảm thấy mình dường như được chấp cánh. Nỗi sợ hãi hôm qua nhường
bước cho lòng can đảm. Sức mạnh quần chúng. Cá thể đã chan hòa, đã TRỞ
THÀNH đám đông. People Power. Hàng ngàn con người nhỏ bé, yếu đuối kết hợp lại đã trở thành một sức mạnh vô biên, đẩy lùi sợ hãi…
*
Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 4) – Kẻ gieo rắc sợ hãi cũng biết sợ hãi
Vũ Đông Hà (Danlambao)
– Ngày 4 tháng 6 năm 1989, quảng trường Thiên An Môn nhuộm máu. Quân
đội và xe tăng được lệnh của lãnh đạo đảng CSTQ xả súng vào quần chúng.
Trong suốt gần 7 tuần lễ trước đó, bắt đầu từ 15 tháng 4, nửa triệu
người dân Trung Hoa, phần lớn là sinh viên, đã vượt qua sợ hãi để làm
người tự do đúng nghĩa tại quảng trường có hình chân dung vĩ đại của
Mao. Cả ngàn thanh niên thiếu nữ đã chết. Họ đã thắng nỗi sợ hãi nhưng
bị dẹp tan trong máu và nước mắt vì một điều đơn giản: họ đã đẩy một
guồng máy cai trị tàn ác vào vị trí đường cùng khi thiểu số lãnh đạo và
tập đoàn thừa hành của guồng máy ấy chưa biết sợ; vẫn còn những cái đầu
điên cuồng tuân lệnh và những ngón tay chưa biết run bấm vào cò súng…
*
Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 5) – Đám đông và những trò chơi tinh nghịch
Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 5) – Đám đông và những trò chơi tinh nghịch
Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang…
(Nguyễn Đức Quang)
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang…
(Nguyễn Đức Quang)
Vũ Đông Hà (Danlambao) – Biểu tượng của Phong trào phản kháng Thay đổi Dân chủ của Zimbabwe là bàn tay mở. Trong một chiến dịch phát huy biểu tượng này mà mục đích là để tạo cơ hội cho nhiều người tham gia, nhất là giới trẻ, phong trào đã đẩy mạnh một công việc đơn giản: nhúng bàn tay vào sơn và đóng dấu bàn tay lên mông những con bò khắp nơi trên đất nước họ. (Ở Zimbabwe, trên phố, mọi ngả đường, đâu đâu cũng thấy bò).
Chiến dịch này dựa trên khái niệm huy động đám đông bằng những trò chơi tinh nghịch:…
*
Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 6) – Dilemma Action
Vũ Đông Hà (Danlambao) – Thời gian: Ngày 8 tháng 6, 2005. Địa điểm: Sân bóng đá Azadi, thủ đô Tehran, Iran. Bối cảnh: Trận đấu vòng loại World Cup 2006 giữa Iran và Bahrain. Đạo luật: Cấm phụ nữ Iran tham gia những chương trình tổ chức công cộng (trong đó có bóng đá)…
0 comments:
Post a Comment